Trung Quốc lại chặn dòng Mekong

28 Tháng Hai 20219:45 CH(Xem: 3504)

                              Trung Quốc lại chặn dòng Mekong

9ae5dd6d-186a-4ca8-b386-6b1538342881Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 8/3/2016: một cô gái đi bộ trên một kênh khô cạn ở huyện Long Phú, Sóc Trăng thuộc đồng bằng sông Cửu Long - AFP.



Nguyễn Thiện



Quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á lại tiếp tục trở nên căng thẳng sau khi Bắc Kinh chặn dòng chảy của sông Mekong tại một trong những con đập lớn ở thượng nguồn, dẫn đến sự sụt giảm đột ngột về lượng nước chảy tới các nước ở hạ nguồn con sông dài nhất của khu vực Đông Nam Á này.

Sông Mekong bắt đầu hành trình dài 4.600 km từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy về phía Nam qua tỉnh Vân Nam, qua Myanmar vào lưu vực sông Mekong và qua đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Lưu vực con sông này chính là vựa lúa của khu vực.

Sinh kế của khoảng 60 triệu người sống dọc theo hạ lưu sông Mekong phụ thuộc vào dòng chảy của con sông này. Các cộng đồng ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam bị bất ngờ trước động thái của Bắc Kinh, khiến tình cảnh của họ trở nên tồi tệ hơn vào giữa mùa khô hàng năm.

Dưới sức ép của Hoa Kỳ cùng các nước Đông Nam Á, hồi tháng 8/2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã hứa hẹn kế hoạch chia sẻ dữ liệu của Trung Quốc trong mùa khô tại hội nghị thượng đỉnh các nước ven sông Mekong là thành viên của sáng kiến Hợp tác Lan Thương-Mekong - một cơ quan do Bắc Kinh thành lập bao gồm các thành viên MRC, Myanmar và Trung Quốc. 

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm thiểu thiệt hại đó được đo lường bằng việc nước này sẵn sàng chia sẻ dữ liệu dòng chảy trên sông với các nước hạ nguồn sông Mekong. Cho đến năm ngoái, Trung Quốc chỉ chia sẻ thông tin về lưu lượng nước trong mùa mưa hàng năm (từ tháng 6 đến tháng 10) - thời điểm sông Mekong và các nhánh của nó phình ra và gây ra lũ lụt hàng năm. Sau đợt hạn hán năm 2019, Trung Quốc đã chia sẻ thêm dữ liệu về lưu lượng nước trong mùa khô với các nước láng giềng phía Nam.

Đến giữa tháng 2/2021, hầu như chưa có sự cải thiện nào đối với các cộng đồng ở lưu vực sông Mekong bị ảnh hưởng với quyết định của Trung Quốc giảm lưu lượng xả nước từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam. Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã thông báo cho các nước hạ nguồn sông Mekong về các cuộc thử nghiệm của họ tại siêu đập này vào đầu tháng 1/2021, gần một tuần sau khi nước này bắt đầu giảm dòng chảy từ 1.900 m3/giây xuống còn 1.000 m3/giây. Các thử nghiệm của Trung Quốc đã hoàn thành vào ngày 24/1.

Pianporn Deetes, Giám đốc nhóm bảo vệ môi trường toàn cầu International Rivers tại Thái Lan, cho biết: “Là một quốc gia ở thượng nguồn, Trung Quốc coi dòng sông này như một con kênh, hay nguồn nước, và có quyền quyết định việc sử dụng dòng sông theo ý của họ”.

Một số người dân phía Bắc Thái Lan có sông Mekong chảy qua, cho hay: “Mực nước (ở hạ nguồn sông Mekong) vẫn còn rất thấp. Nhiều đoạn trơ cả cát ra, rất đột ngột, bởi vì Trung Quốc đã giữ nước ở phía trên”. (1)

Trong một báo cáo công bố vào tháng này, Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết dòng chảy (trên sông Mekong) đã giảm xuống mức "đáng lo ngại" (2). Cơ quan liên chính phủ này - đại diện cho Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - quản lý hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Trong báo cáo trên, một quan chức MRC nhận định: "Đã có những đợt tăng và giảm đột ngột mực nước ở hạ lưu đập Cảnh Hồng và xa hơn xuống Viêng Chăn (Lào), điều này đã đặt ra thách thức cho giới chức và cộng đồng trong việc chuẩn bị và ứng phó với những tác động có thể xảy ra".

Cảnh báo của MRC bộc lộ một bất cập về mặt ngoại giao đang gây khó khăn cho Trung Quốc và các nước nằm dọc sông Mekong ở phía Nam của nước này là: sự thiếu hợp tác về nguồn tài nguyên thiên nhiên chung.

Carl Middleton, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói: “Hiện vẫn cần tăng cường hợp tác về quản trị nước xuyên biên giới. Mục tiêu là [để] vận hành có trách nhiệm các dự án thủy điện tránh các tác động xã hội và môi trường ở mức độ có thể, trong khi thừa nhận và đền bù cho những tác hại đã tạo ra”.

Trung Quốc, quốc gia gọi sông Mekong là sông Lan Thương, đã nằm trong tầm ngắm của các nhà môi trường khu vực và quốc tế vì quyền năng mà nước này sử dụng để tăng giảm lưu lượng nước. Những người chỉ trích cho rằng Bắc Kinh sử dụng con sông này như chiếc vòi nước được bật hoặc tắt để đáp ứng các yêu cầu về nước sinh hoạt trong nước.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các cộng đồng ở lưu vực sông Mekong, bùng phát do Trung Quốc xây 11 đập lớn ở thượng nguồn con sông này, đang thử thách mối quan hệ mà cường quốc châu Á này đang tìm cách xây dựng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Khi còn giữ ghế Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm ngoái, Việt Nam đã nêu ra các quan ngại về sông Mekong để khối này xem xét.

Một đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra vào năm 2019 đã cho thấy tác động của các con đập ở Trung Quốc và ở các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong khác như Lào đối với các cộng đồng sống dọc theo con sông này. Những khu vực bị ảnh hưởng là những cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và Tonle Sap của Campuchia, một hồ nước khổng lồ cần nguồn nước của sông Mekong để có thể cung cấp nguồn cá dồi dào - thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương.

David Brown, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, đã phát biểu với báo giới: “Người Việt Nam và [người Campuchia] ở hạ lưu sông Mekong đã phát triển các hệ thống nông nghiệp [và hệ thống ngư nghiệp ven sông] phù hợp chặt chẽ với sự lên xuống của mực nước sông. Hiện nay, năng suất nông nghiệp và thủy sản đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề biến đổi khí hậu, các đập trên sông Mekong của Trung Quốc và việc ngăn đập trên các nhánh sông Mekong ở Lào và ở một mức độ thấp hơn là ở vùng cao nguyên miền Trung của Việt Nam”.

Một số nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương như ông Niwat Roikaew, ở Thái Lan, cảm thấy rất lo ngại. Ông ta nói: “Với tư cách là một cộng đồng Mekong, chúng ta cần phải thảo luận và đi đến một thỏa thuận về lượng nước cần được xả ra [từ các đập của Trung Quốc] để giữ chu kỳ tự nhiên cho nhiều người sống dọc theo con sông này. Trung Quốc không thể đưa ra quyết định này một mình”.

Trung Quốc đã thực hiện cái gọi là “chính trị nguồn nước” (water politics) khi tìm cách kiểm soát vùng cao nguyên Tây Tạng, vốn là khởi nguồn của hầu hết các con sông lớn nhất ở châu Á. Trung Quốc cũng là một trong 3 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại việc thông qua Công ước của Liên Hợp Quốc về sử dụng các nguồn nước quốc tế 1997. Trung Quốc cũng là quốc gia không tham gia vào Hiệp định Mekông 1995. Hiệp định này chỉ có 4 quốc gia vùng hạ nguồn Mekong: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam tham gia.

Việt Nam là thành viên duy nhất có lợi ích sống còn ở cả hai điểm nóng - với tư cách là bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và có Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, đã có ý kiến kêu gọi Việt Nam nên đảm nhận vai trò lãnh đạo và vận động hành lang ủng hộ “Thỏa thuận ASEAN về tương hỗ Biển Đông-Mekong”.

Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam cũng đã có quỹ đạo phát triển đáng chú ý nhất trong số tất cả các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và đóng vai trò là bên trung gian hòa giải không chính thức giữa 5 nước thành viên sáng lập ASEAN và các nước CLMV.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là Trung Quốc phải có trách nhiệm với cộng đồng dân cư sống dọc con sông, và cho đến nay, ASEAN vẫn chưa tỏ ra quyết liệt với vấn đề này.

Gần đây, Hoa Kỳ đã tích cực thúc đẩy trở lại LMI (Sáng kiến Hạ nguồn Mekông). Việc nâng cấp LMI gần đây cho thấy Washington thừa nhận rằng sông Mekong có liên quan đến Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP) có quy mô rộng lớn hơn - nhìn chung, đây là phản ứng trước thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. FOIP của Mỹ nhằm mục đích “cạnh tranh mạnh mẽ chống lại các nỗ lực hạn chế quyền tự chủ và tự do lựa chọn của các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, bao gồm cả các nước nhỏ hơn ở khu vực sông Mekong.


* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nguồn từ RFA Tiếng Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Một 20237:58 CH(Xem: 3612)
Tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối quyết định tạm dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Mạng Vietnam Finance loan tin ngày 21/11 dẫn nguồn từ Orsted Việt Nam về kế hoạch không nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các công tác khảo sát đánh giá tài nguyên biển cho Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam; cũng như sẽ không tiến hành bất cứ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của hai bên. Orsted sẽ không gia hạn biên bản ghi nhớ với đối tác Việt Nam.
17 Tháng Mười Một 20239:37 CH(Xem: 4016)
“Chúng tôi tổ chức biểu tình để phản đối sự hiện diện của ông Võ Văn Thưởng với tư cách là Chủ tịch nước và phái đoàn của họ bởi vì chính họ là những kẻ cầm quyền đã đưa dân tộc đến chỗ n ghèo nàn, lạc hậu và nền đạo đức bị suy đồi. Họ đã nhốt khoảng 243 nhà bất đồng chính kiến và đấu tranh cho dân chủ, đã đẩy những nhà đấu tranh kiên cường này đến chỗ suy sụp tinh thần, dân oan tìm kiếm câu trả lời của bên chính phủ cộng sản đã cướp đoạt đất đai, cũng như các hình thức tra tấn và bắt bớ người dân với những tội rất bất công.”
14 Tháng Mười Một 20239:21 CH(Xem: 4204)
Là người tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền, tất nhiên tôi rất mong muốn những bài viết của mình đến với bạn đọc trong nước. Nhưng: Tôi hoàn toàn không đồng ý cách sử dụng những bài viết của tôi hoặc các tác giả tranh đấu khác để đánh bóng tên tuổi (trường hợp các Youtuber) hoặc kiếm tiền, hoặc xin tài trợ. Bởi một lẽ bất hợp lý là chúng tôi tranh đấu, viết bài, trả phí trang tin nhưng hoạt động vô vụ lợi thì những ai sử dụng bài viết của tôi để kiếm tiền là một việc làm không lương thiện.
10 Tháng Mười Một 20238:55 CH(Xem: 6079)
Riêng Đài ĐLSN thì khi sử dụng trái phép bài viết của tôi đều không hề đăng nguồn từ đâu, do đó họ đã đánh lận con đen để khác giả của họ cứ ngỡ rằng những bài viết của tôi là viết cho họ. Đó là hành vi không lương thiện. Không phải cứ khoác cái danh xưng tranh đấu là có quyền tự tiện đánh cắp sản phẩm của người khác để kêu gọi quảng cáo, tài trợ, bởi vì chưa thành công mà đã như thế thì khi có chính quyền trong tay thì có lẽ họ sẽ xây dựng nên một đất nước vô pháp không thua kém gì cộng sản.
13 Tháng Mười 20238:40 CH(Xem: 9892)
FIDH và VCHR từ Pháp đưa ra trong văn bản đệ trình mọi chi tiết về việc Việt Nam không thực hiện những khuyến nghị chính yếu mà Hà Nội chấp nhận tại kỳ UPR hồi năm 2019. Đó là những vi phạm thuộc các lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, xã hội dân sự; phê chuẩn một số thỏa ước quốc tế nhân quyền; xử án công bằng và tư pháp; án tử hình; bảo vệ quyền tự do biểu đạt (gồm cả trên mạng); quyền tự do hội họp ôn hòa, quyền lập hội, và quyền tự do tín ngưỡng- tôn giáo. Tài liệu của PEN cũng nêu ra những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền văn hóa, quyền riêng tư, quy trình tố tụng, và tình trạng bắt giữ tùy tiện.
10 Tháng Mười 20239:00 CH(Xem: 7295)
Những người bị phía Việt Nam hack bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ - Dân biểu Michael McCaul, Thượng nghị sĩ Chris Murphy – thành viên của Ủy ban Đối ngoại và chủ tịch tiểu ban về Trung Đông. Ngoài ra còn có các chuyên gia về Châu Á tại các trung tâm tư vấn ở Washington bao gồm CSIS và các nhà báo của CNN bao gồm Jim Scuitoo cùng hai phóng viên thường trú ở Châu Á. Cuộc tấn công được thực hiện vào khi Mỹ và Việt Nam đang đàm phán nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước vừa ký kết thỏa thuận nâng cấp này nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam...
10 Tháng Mười 20238:59 CH(Xem: 5602)
Điều tra của Meta, công ty mẹ của Facebook, cho thấy tài khoản có tên Anh Tram nhắm vào cộng đồng nói tiếng Việt cũng đưa các link có cài đặt phần mềm gián điệp Predator. Tin cho biết ngoài phần mềm Predator, Tập đoàn của Pháp còn cung cấp nhiều phương tiện gián điệp gồm những hệ thống theo dõi rộng khắp trên Internet cho nhiều chế độ độc tài như Qatar, Congo, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất UAE), Pakistan. Các tác giả của điều tra vừa nêu lên án các cơ quan tình báo của Pháp và cho rằng họ không thể không biết thực tế những chế độ phi tự do mua trang thiết bị hiện đại như thế để theo dõi, đàn án và đôi khi bỏ tù ha...
29 Tháng Chín 20237:56 CH(Xem: 8732)
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ. Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.
21 Tháng Chín 20238:20 CH(Xem: 6157)
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Đây cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là có động cơ chính trị.
06 Tháng Chín 20237:23 CH(Xem: 8720)
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Vedant Patel, nói với báo giới tại cuộc họp thường kỳ rằng những tuyên bố chủ quyền mờ rộng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ là nước công khai bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc công bố hôm 28/8; sau các nước gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ. Nepal cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng bản đồ ấn bản năm 2020. Ngay cả đại diện Nga ở Ấn Độ, ông Denis Alipov, cũng cho rằng cái gọi là “bản đồ chuẩn” của Trung Quốc không làm thay đổi gì trên thực tế.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!