Trung Quốc lại chặn dòng Mekong

28 Tháng Hai 20219:45 CH(Xem: 4678)

                              Trung Quốc lại chặn dòng Mekong

9ae5dd6d-186a-4ca8-b386-6b1538342881Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 8/3/2016: một cô gái đi bộ trên một kênh khô cạn ở huyện Long Phú, Sóc Trăng thuộc đồng bằng sông Cửu Long - AFP.



Nguyễn Thiện



Quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á lại tiếp tục trở nên căng thẳng sau khi Bắc Kinh chặn dòng chảy của sông Mekong tại một trong những con đập lớn ở thượng nguồn, dẫn đến sự sụt giảm đột ngột về lượng nước chảy tới các nước ở hạ nguồn con sông dài nhất của khu vực Đông Nam Á này.

Sông Mekong bắt đầu hành trình dài 4.600 km từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, chảy về phía Nam qua tỉnh Vân Nam, qua Myanmar vào lưu vực sông Mekong và qua đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Lưu vực con sông này chính là vựa lúa của khu vực.

Sinh kế của khoảng 60 triệu người sống dọc theo hạ lưu sông Mekong phụ thuộc vào dòng chảy của con sông này. Các cộng đồng ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam bị bất ngờ trước động thái của Bắc Kinh, khiến tình cảnh của họ trở nên tồi tệ hơn vào giữa mùa khô hàng năm.

Dưới sức ép của Hoa Kỳ cùng các nước Đông Nam Á, hồi tháng 8/2020, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã hứa hẹn kế hoạch chia sẻ dữ liệu của Trung Quốc trong mùa khô tại hội nghị thượng đỉnh các nước ven sông Mekong là thành viên của sáng kiến Hợp tác Lan Thương-Mekong - một cơ quan do Bắc Kinh thành lập bao gồm các thành viên MRC, Myanmar và Trung Quốc. 

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm thiểu thiệt hại đó được đo lường bằng việc nước này sẵn sàng chia sẻ dữ liệu dòng chảy trên sông với các nước hạ nguồn sông Mekong. Cho đến năm ngoái, Trung Quốc chỉ chia sẻ thông tin về lưu lượng nước trong mùa mưa hàng năm (từ tháng 6 đến tháng 10) - thời điểm sông Mekong và các nhánh của nó phình ra và gây ra lũ lụt hàng năm. Sau đợt hạn hán năm 2019, Trung Quốc đã chia sẻ thêm dữ liệu về lưu lượng nước trong mùa khô với các nước láng giềng phía Nam.

Đến giữa tháng 2/2021, hầu như chưa có sự cải thiện nào đối với các cộng đồng ở lưu vực sông Mekong bị ảnh hưởng với quyết định của Trung Quốc giảm lưu lượng xả nước từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam. Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã thông báo cho các nước hạ nguồn sông Mekong về các cuộc thử nghiệm của họ tại siêu đập này vào đầu tháng 1/2021, gần một tuần sau khi nước này bắt đầu giảm dòng chảy từ 1.900 m3/giây xuống còn 1.000 m3/giây. Các thử nghiệm của Trung Quốc đã hoàn thành vào ngày 24/1.

Pianporn Deetes, Giám đốc nhóm bảo vệ môi trường toàn cầu International Rivers tại Thái Lan, cho biết: “Là một quốc gia ở thượng nguồn, Trung Quốc coi dòng sông này như một con kênh, hay nguồn nước, và có quyền quyết định việc sử dụng dòng sông theo ý của họ”.

Một số người dân phía Bắc Thái Lan có sông Mekong chảy qua, cho hay: “Mực nước (ở hạ nguồn sông Mekong) vẫn còn rất thấp. Nhiều đoạn trơ cả cát ra, rất đột ngột, bởi vì Trung Quốc đã giữ nước ở phía trên”. (1)

Trong một báo cáo công bố vào tháng này, Ủy hội sông Mekong (MRC) cho biết dòng chảy (trên sông Mekong) đã giảm xuống mức "đáng lo ngại" (2). Cơ quan liên chính phủ này - đại diện cho Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - quản lý hệ sinh thái lưu vực sông Mekong. Trong báo cáo trên, một quan chức MRC nhận định: "Đã có những đợt tăng và giảm đột ngột mực nước ở hạ lưu đập Cảnh Hồng và xa hơn xuống Viêng Chăn (Lào), điều này đã đặt ra thách thức cho giới chức và cộng đồng trong việc chuẩn bị và ứng phó với những tác động có thể xảy ra".

Cảnh báo của MRC bộc lộ một bất cập về mặt ngoại giao đang gây khó khăn cho Trung Quốc và các nước nằm dọc sông Mekong ở phía Nam của nước này là: sự thiếu hợp tác về nguồn tài nguyên thiên nhiên chung.

Carl Middleton, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói: “Hiện vẫn cần tăng cường hợp tác về quản trị nước xuyên biên giới. Mục tiêu là [để] vận hành có trách nhiệm các dự án thủy điện tránh các tác động xã hội và môi trường ở mức độ có thể, trong khi thừa nhận và đền bù cho những tác hại đã tạo ra”.

Trung Quốc, quốc gia gọi sông Mekong là sông Lan Thương, đã nằm trong tầm ngắm của các nhà môi trường khu vực và quốc tế vì quyền năng mà nước này sử dụng để tăng giảm lưu lượng nước. Những người chỉ trích cho rằng Bắc Kinh sử dụng con sông này như chiếc vòi nước được bật hoặc tắt để đáp ứng các yêu cầu về nước sinh hoạt trong nước.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các cộng đồng ở lưu vực sông Mekong, bùng phát do Trung Quốc xây 11 đập lớn ở thượng nguồn con sông này, đang thử thách mối quan hệ mà cường quốc châu Á này đang tìm cách xây dựng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Khi còn giữ ghế Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm ngoái, Việt Nam đã nêu ra các quan ngại về sông Mekong để khối này xem xét.

Một đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra vào năm 2019 đã cho thấy tác động của các con đập ở Trung Quốc và ở các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong khác như Lào đối với các cộng đồng sống dọc theo con sông này. Những khu vực bị ảnh hưởng là những cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và Tonle Sap của Campuchia, một hồ nước khổng lồ cần nguồn nước của sông Mekong để có thể cung cấp nguồn cá dồi dào - thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương.

David Brown, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, đã phát biểu với báo giới: “Người Việt Nam và [người Campuchia] ở hạ lưu sông Mekong đã phát triển các hệ thống nông nghiệp [và hệ thống ngư nghiệp ven sông] phù hợp chặt chẽ với sự lên xuống của mực nước sông. Hiện nay, năng suất nông nghiệp và thủy sản đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề biến đổi khí hậu, các đập trên sông Mekong của Trung Quốc và việc ngăn đập trên các nhánh sông Mekong ở Lào và ở một mức độ thấp hơn là ở vùng cao nguyên miền Trung của Việt Nam”.

Một số nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương như ông Niwat Roikaew, ở Thái Lan, cảm thấy rất lo ngại. Ông ta nói: “Với tư cách là một cộng đồng Mekong, chúng ta cần phải thảo luận và đi đến một thỏa thuận về lượng nước cần được xả ra [từ các đập của Trung Quốc] để giữ chu kỳ tự nhiên cho nhiều người sống dọc theo con sông này. Trung Quốc không thể đưa ra quyết định này một mình”.

Trung Quốc đã thực hiện cái gọi là “chính trị nguồn nước” (water politics) khi tìm cách kiểm soát vùng cao nguyên Tây Tạng, vốn là khởi nguồn của hầu hết các con sông lớn nhất ở châu Á. Trung Quốc cũng là một trong 3 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại việc thông qua Công ước của Liên Hợp Quốc về sử dụng các nguồn nước quốc tế 1997. Trung Quốc cũng là quốc gia không tham gia vào Hiệp định Mekông 1995. Hiệp định này chỉ có 4 quốc gia vùng hạ nguồn Mekong: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam tham gia.

Việt Nam là thành viên duy nhất có lợi ích sống còn ở cả hai điểm nóng - với tư cách là bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và có Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, đã có ý kiến kêu gọi Việt Nam nên đảm nhận vai trò lãnh đạo và vận động hành lang ủng hộ “Thỏa thuận ASEAN về tương hỗ Biển Đông-Mekong”.

Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam cũng đã có quỹ đạo phát triển đáng chú ý nhất trong số tất cả các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và đóng vai trò là bên trung gian hòa giải không chính thức giữa 5 nước thành viên sáng lập ASEAN và các nước CLMV.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là Trung Quốc phải có trách nhiệm với cộng đồng dân cư sống dọc con sông, và cho đến nay, ASEAN vẫn chưa tỏ ra quyết liệt với vấn đề này.

Gần đây, Hoa Kỳ đã tích cực thúc đẩy trở lại LMI (Sáng kiến Hạ nguồn Mekông). Việc nâng cấp LMI gần đây cho thấy Washington thừa nhận rằng sông Mekong có liên quan đến Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP) có quy mô rộng lớn hơn - nhìn chung, đây là phản ứng trước thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. FOIP của Mỹ nhằm mục đích “cạnh tranh mạnh mẽ chống lại các nỗ lực hạn chế quyền tự chủ và tự do lựa chọn của các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, bao gồm cả các nước nhỏ hơn ở khu vực sông Mekong.


* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nguồn từ RFA Tiếng Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Chín 20247:20 CH(Xem: 377)
Số tiền này cũng sẽ cung cấp các gói thực phẩm, hỗ trợ tìm kiếm và đoàn tụ gia đình, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và việc làm, và vận chuyển đến các điểm đến tiếp theo ở quốc gia quê hương của một cá nhân. Các quốc gia bao gồm Việt Nam, Albania, Bangladesh, Ethiopia, Ghana, Ấn Độ, Iraq, Jamaica, Nigeria, Pakistan, và Zimbabwe. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 19.000 người di cư đến Anh bằng cách vượt eo biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ, số liệu của Bộ Nội vụ đưa ra đến tháng 6 cho thấy có hơn 3.000 người Việt Nam đã đi theo con đường này, đứng thứ ba trong số các sắc dân.
31 Tháng Tám 20245:21 CH(Xem: 858)
Trong đơn, báo cáo viên độc lập của Liên hiệp quốc không đề cập đến các dữ kiện liên quan đến ông Y Quynh Bdap do ông Saul đã trao đổi riêng với các nhà chức trách của Việt Nam và Thái Lan vào tháng 4 và tháng 6 năm nay. Nhà hoạt động nhân quyền người Thượng Y Quynh B Dap, người sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ của Việt Nam và đang bị tòa án xét xử. Tổ chức phi chính phủ chuyên báo cáo tình hình nhân quyền của người sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên của ông bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố sau sự kiện ngày 11/6/2023 ở Đắk Lắk, riêng ông bị tòa án...
31 Tháng Tám 20245:20 CH(Xem: 590)
Điều tra của công an được báo Nhà nước trích đăng cáo buộc ông Hoàng đã liên hệ với tổ chức của ông Đào Minh Quân vào năm 2019 qua mạng xã hội Facebook. Ông Hoàng đã viết đơn xin gia nhập tổ chức này và được chấp nhận. Điều tra của công an xác định ông Hoàng đã sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung cổ súy chủ trương, đường lối của tổ chức và bác bỏ chế độ cộng sản. Theo báo của Bộ Công an, ông Hoàng đã nhiều lần bị các giới chức mời làm việc để răn đe bỏ tổ chức của ông Quân nhưng ông Hoàng không nghe.
29 Tháng Tám 20248:54 CH(Xem: 989)
Sư Minh Đạo và cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi của mình nổi tiếng trong thời gian vừa qua sau khi ông bị kỷ luật và phải quỳ sám hối vì có bài giảng bày tỏ ngưỡng mộ với con đường tu tập theo 13 hạnh đầu đà của sư Thích Minh Tuệ. Ông sau đó gửi văn bản cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin hoàn tục nhưng vẫn đắp y phấn tảo giống hành giả Minh Tuệ và tiếp tục nuôi dạy các trẻ em mồ côi. Báo Công Thương hôm 28/8 cho hay, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân thị xã Phú Mỹ; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh yêu cầu thẩm tra tính pháp lý nuôi trẻ tại Tu viện Minh Đạo.
29 Tháng Tám 20248:52 CH(Xem: 1133)
“Một số người bị bắt giữ đã bị tra tấn, bị đối xử tàn tệ hoặc bị trừng phạt bằng hình thức tạm giam, bao gồm cả việc ép cung. Một người bị tạm giữ là ông Y Bum Bya đã chết khi đang bị tạm giữ vào ngày 8/3/2024 sau khi bị tra tấn” – các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết trong thông cáo báo chí. Theo các chuyên gia LHQ, khoảng 100 người bị kết án trong phiên tòa với các cáo buộc khủng bố rộng khắp trong một phiên tòa xét xử nhiều người cùng lúc và là phiên tòa di động không đảm bảo các tiêu chuẩn về phiên tòa công bằng của quốc tế.
20 Tháng Tám 20249:20 CH(Xem: 1010)
Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của ông Y Quynh cho phóng viên của RFA biết rằng, viên cảnh sát Thái Lan trực tiếp bắt giữ bị cáo nói trong phiên điều trần hôm 19/8 khẳng định "không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt Y Quynh vì có lệnh bắt giữ ông." Bà Bergman cũng cho hay, do nhà hoạt động người Thượng không có giấy tờ tùy thân khiến ông phải chịu thêm cáo buộc “lưu trú quá hạn” và phiên toà xử về việc này diễn ra vào ngày 20/8. Đại diện của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) trực thuộc Bộ Công an Việt Nam có mặt với tư cách là nhân chứng của công tố viên đã nói với tòa rằng...
19 Tháng Tám 20249:29 CH(Xem: 1491)
Trong 7 năm hoạt động, tổ chức MSFJ đã nộp cho LHQ gần 200 bản báo cáo đàn áp tôn giáo diễn ra ở Tây Nguyên, và đã góp thông tin cho tất cả các cuộc rà soát định kỳ của LHQ đối với Việt Nam, kể cả 2 cuộc Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) năm 2019 và 2024. “Giới chức LHQ biết rõ Ông Y Quynh Bdap và MSFJ chủ trương hoạt động ôn hoà và lý do duy nhất để bị Bộ Công An chỉ định khủng bố là do đã giúp LHQ và quốc tế nhìn thấu tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên mà nhà nước Viêt Nam muốn che giấu,” Ts. Thắng giải thích. “Đó là hành vi đe doạ, trả thù nhằm bưng bít thông tin về vi phạm nhân quyền.”
19 Tháng Tám 20249:27 CH(Xem: 1052)
Bộ Ngoại giao Anh vừa cập nhật khuyến cáo du hành đối với công dân của mình tới Việt Nam sau khi có thông tin về việc du khách bị ngăn không được rời khỏi quốc gia Đông Nam Á và bị tịch thu hộ chiếu, theo truyền thông Anh. Báo Mirror và Wocester News cho biết rằng Bộ Ngoại giao Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lệnh ‘cấm xuất cảnh’ ảnh hưởng đến công dân Anh ở nước ngoài đồng thời cập nhật lời khuyên về du hành cho những người hay đến Việt Nam. Theo tờ báo này, một xu hướng đáng lo ngại là du khách không thể rời khỏi đất nước và bị tịch thu hộ chiếu đã thúc đẩy chính phủ ban hàng các hướng dẫn mới.
15 Tháng Tám 20247:55 CH(Xem: 770)
Cả ba nguồn đều không muốn nêu danh vì lúc đó chuyến đi chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên cả ba cho biết cụ thể ông Tô Lâm có kế hoạch đến Trung Quốc vào ngày 18/8. Trong hai ngày sau đó ông Tô Lâm sẽ hội kiến TBT, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, rồi có những cuộc gặp với những quan chức Trung Quốc khác. Cả Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đều không trả lời yêu cầu bình luận về tin vừa nêu mà Reuters gửi đến.
14 Tháng Tám 20249:00 CH(Xem: 1417)
Một đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam, trong đó có giám đốc công an tỉnh Gia Lai, vào ngày 14/3/2024, đã đến những khu dân cư tập trung đông người Thượng tị nạn ở phía bắc Bangkok và được cảnh sát Thái Lan cũng như nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tháp tùng, bức thư mô tả. Thư dẫn lời những người tị nạn cho biết thêm rằng phái đoàn này đã “thẩm vấn và gây áp lực buộc họ trở về Việt Nam”. Phái đoàn Việt Nam tố cáo nhóm người tị nạn đã rời khỏi Việt Nam bất hợp pháp, nhưng hứa sẽ khoan hồng và hỗ trợ cho việc hồi hương, đồng thời đe dọa sẽ bắt giữ và sẽ áp dụng các hành vi xử lý khác nếu họ từ chối...
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 2024
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...
04 Tháng Chín 2024
Bằng chứng “độc quyền báo chí”, theo thống kê chính thức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), “tính đến năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.”
03 Tháng Chín 2024
Sự việc cộng sản nhảy dựng lên với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho thấy về mặt lãnh đạo đất nước, họ chưa xứng tầm. Những chiêu trò xây dựng lực lượng dư luận viên chống phá những người đối lập quan điểm, chống lại sự độc tài của cộng sản, dùng bạo quyền để đàn áp người đấu tranh chỉ thể hiện sự yếu kém về phương diện thu phục lòng người. Đảng cộng sản duy trì độc đảng, đàn áp mọi tiếng nói đối lập chỉ nhằm mục đích duy trì sự cai trị của họ, cộng sản tồn tại chỉ vì lợi ích đảng phái chứ không vì mục đích gì khác. Họ vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhưng thực tế, những chính sách của họ chỉ nhằm mục đích...
31 Tháng Tám 2024
Trong thời gian chạy đua nước rút này hắn nhận được nhiều tin nhắn, thư từ của Uỷ ban vận động tranh cử đảng Cộng Hoà, nhân danh Trump, gửi đến để mong lá phiếu của từng cử tri như hắn. Đồng thời cũng kêu gọi hắn đóng góp tiền cho quỹ vận động như bốn năm trước hắn đã từng. Thôi đi Trump ơi. Lịch sử bầu cử nước Mỹ từ ba trăm năm nay luôn nghiêm túc, thắm đẫm tinh thần dân chủ, tự do. Mọi cuộc chuyển giao quyền lực từ tổng thống này qua tổng thống khác đều suông sẻ, tuân thủ theo Hiến Pháp. Chỉ đến khi có ông nó mới loạn cào cào lên. Ông vu vạ điều xấu xa cho nước Mỹ, đến nỗi một bà bán vé số ở Việt Nam cũng ngơ ngác...
30 Tháng Tám 2024
Câu: ”ĐCSVN… chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm…” là nói sai sự thực khiến Điều 4 của Hiến pháp vô giá trị. Nhân dân nào dám giám sát Đảng? Giá Đảng là do dân bầu hoặc bổ nhiệm?! Đảng đề ra những chủ trương, chính sách mà Chính phủ, do Quốc hội bổ nhiệm thi hành dưới sự giám sát của Đảng. Nếu có sai lầm thì Đảng nghiêm khắc khiển trách chính phủ. Vì Đảng lãnh đạo tối thượng, tự giám sát sửa sai nên Đảng tuyệt đối đứng ngoài Hiến pháp là hợp lý! Bài viết vô ích, lạc đề. Chuyện Đảng chịu giám sát, chịu trách nhiệm trước dân… chỉ là những sản phẩm tưởng tượng. Bài viết dài 4750 chữ, gấp ba bình thường, ‘cà kê dê ngỗng’, viện dẫn lui tới văn kiện mọi Đại hội Đảng, Bộ Chính trị làm cơ sở lý luận.
27 Tháng Tám 2024
Còn những người đang làm đơm ‘sám hối’ cùng với đảng làm gì mà hèn nhát đến thế?. Nên nhớ rằng mình là ‘Con Người’ đúng nghĩa, mình đang sống trong thế giới tự do mà lại đi sợ hãi những lời đấu tố của bọn ma bùn cộng sản hay sao?!. Những cai sĩ, diễn viên bị bọn an ninh mạng đem ra đấu tối không có gì phải sợ cả, bởi mình chỉ là người làm thuê, người ta muốn mình đến hát trả tiền thì sân khấu là của họ, họ có treo cờ gì cũng là chuyện của họ, làm gì phải đính chính này nọ là mình không có ‘phản động, chống phá…’. Chỉ khi nào cầm cờ Vàng, phát ngôn chống đối đảng thì mối có thể ghép tội được, còn nếu chỉ có hình ảnh cờ Vàng mà chụp mũ có tội thì đó chỉ là tư duy ấu trĩ, tiện nhân.