DÂN CHỦ LÀ GÌ ?

18 Tháng Tư 20154:19 CH(Xem: 14581)

DÂN CHỦ LÀ GÌ ?

1s
Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 9/1998
LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ đang vang lên trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa loại bỏ các chính phủ chuyên chế tồn tại gần nửa thế kỷ và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng đang tranh đấu để thay thế chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng một trật tự dân chủ mới- trật tự mà trước đây có thể họ chưa bao giờ biết đến. Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra xung quanh các biến động chính trị lớn tại châu Âu đang phủ một bóng đen lên viễn cảnh tươi sáng mà dân chủ hứa sẽ đem lại - chính sự hứa hẹn này đang liên kết và huy động sức mạnh của mọi người trên khắp thế giới. Nam Mỹ và Bắc Mỹ hiện nay thực sự đang là một bán cầu của dân chủ; châu Phi đang trải qua một thời kỳ cải cách dân chủ chưa từng có; và các thể chế dân chủ mới và năng động hiện đang bén rễ tại châu Á.

Hiện tượng toàn cầu này đang làm cho những người hoài nghi phải suy nghĩ lại, những người hoài nghi cho rằng dân chủ tự do hiện đại là một sản phẩm nhân tạo chỉ có ở phương Tây và không thể nhân bản thành công được ở các nền văn hóa không phải phương Tây. Trong một thế giới mà dân chủ đã được thực thi ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Italia và Vênezuêla, các định chế dân chủ có thể lên tiếng một cách chính thức cho các khát vọng mang tính nhân loại toàn cầu về tự do và tự quản.

Tuy nhiên làn sóng đòi tự do mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua rõ ràng đã đảm bảo cho sự thành công tối hậu của nó. Chester E. Finn, Jr.- Giáo sư về giáo dục và chính sách công tại trường Đại học Vanderbilt kiêm Giám đốc Tổ chức Giáo dục Xuất sắc (Educational Excellence Network), đã phát biểu trước một nhóm các nhà giáo dục và các thành viên chính phủ tại Managua, Nicaragua: “Con người ta sinh ra đã ưa thích tự do hơn áp bức, đó là điều tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể kỳ vọng rằng các hệ thống chính trị dân chủ có thể đương nhiên được tạo ra và duy trì mãi mãi. Ngược lại, các ý tưởng dân chủ luôn tồn tại nhưng việc thực hiện dân chủ thì không phải lúc nào cũng làm được”.

Ngày nay, các giá trị dân chủ có thể đang được xem lại, nhưng được xem lại theo suốt quá trình lịch sử lâu dài của loài người, từ cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 cho tới sự xuất hiện của các chế độ một đảng vào giữa thế kỷ 20, phần lớn các thể chế dân chủ còn ít và tồn tại không lâu. Thực tế này không làm cho chúng ta bi quan hay thất vọng, mà ngược lại, đó là thách thức chúng ta phải vượt qua. Trong khi khát vọng tự do là điều tự nhiên bẩm sinh của con người thì việc thực hiện dân chủ lại đòi hỏi phải được giáo dục. Việc lịch sử có còn tiếp tục mở các cánh cửa của tự do và cơ hội nữa hay không phụ thuộc vào sự quyết tâm cống hiến và trí tuệ tập thể của chính bản thân người dân chứ không dựa trên bất kỳ quy luật nào của lịch sử và đương nhiên cũng không dựa trên lòng nhân từ của các nhà lãnh đạo tự bầu.

Khác với một số quan điểm, một xã hội dân chủ lành mạnh không chỉ đơn giản là một đấu trường cho các cá nhân theo đuổi các mục đích của cá nhân họ. Dân chủ sẽ chỉ được thực hiện khi dân chủ là mong muốn của các công dân có quyết tâm sử dụng quyền tự do mà họ vất vả mới giành được để tham gia vào đời sống của xã hội - góp tiếng nói của họ vào các tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với các hành động của họ và chấp nhận yêu cầu dung hòa và thỏa hiệp trong đời sống công cộng. Các công dân của nền dân chủ được tận hưởng quyền tự do cá nhân, nhưng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm cùng những người khác xây dựng một tương lai trong đó các giá trị cơ bản của tự do và tự quản vẫn tiếp tục được theo đuổi.

ĐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ
Chính phủ của nhân dân

Dân chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người, nhưng nó là một khái niệm vẫn bị hiểu sai và sử dụng sai khi các chế độ chuyên chính và các chính thể quân sự độc tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng bằng cách tự gắn cho mình cái mác dân chủ. Tuy thế, sức mạnh của tư tưởng dân chủ cũng đã tạo nên những biểu hiện sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử của ý chí và trí tuệ con người: từ Pericles thời Aten cổ đại tới Vaclav Havel ở Cộng hòa Séc hiện đại, từ Tuyên ngôn Độc lập của Thomas Jefferson năm 1776 tới các bài diễn văn cuối cùng của Andrei Sakharov năm 1989.

Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.

Tự do và dân chủ thường hay được sử dụng thay lẫn nhau nhưng hai từ này không đồng nghĩa với nhau. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc về tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng, của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian đối với một chính phủ lập hiến, vấn đề nhân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.

Các thể chế dân chủ được phân ra hai loại cơ bản: trực tiếp và đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, mọi công dân, không cần thông qua trung gian là các đại diện được bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định cho các vấn đề xã hội. Một hệ thống như thế rõ ràng chỉ có thể thực hiện được với một số tương đối ít người, ví dụ như trong một tổ chức cộng đồng hay một hội đồng bộ lạc nào đó hay một đơn vị cấp cơ sở của một liên đoàn lao động, khi mà các thành viên có thể gặp gỡ nhau trong một phòng họp để bàn bạc, thảo luận các vấn đề và đi tới quyết định bằng sự đồng thuận hoặc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Những người Aten cổ đại, những người lập ra thể chế dân chủ đầu tiên, đã thực hiện kiểu dân chủ trực tiếp với một hội đồng bao gồm số lượng thành viên từ 5.000 đến 6.000 người- có thể đây là số lượng tối đa để có thể tập hợp được ở một địa điểm và thực hiện sự dân chủ trực tiếp.

Xã hội hiện đại, với quy mô và tính phức tạp của nó, ít có cơ hội cho dân chủ trực tiếp. Ngay như ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, nơi mà cuộc họp thị trấn New England đã thành một truyền thống thiêng liêng, thì hiện nay hầu hết các cộng đồng đã phát triển lớn tới mức không thể tập hợp được tất cả cư dân ở một nơi để tiến hành biểu quyết trực tiếp cho các vấn đề có tác động tới cuộc sống của chính họ.

Ngày nay, dù là đối với một thị trấn 50.000 người hay một đất nước trên 50 triệu người, hình thức dân chủ phổ biến nhất là hình thức dân chủ đại diện trong đó công dân bầu ra các công chức là những người đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng pháp luật và quản lý các chương trình vì lợi ích công cộng. Nhân danh nhân dân, các công chức đó phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề công cộng phức tạp theo một quá trình có tính hệ thống và chu đáo, quá trình này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và sức lực mà thường không thể thực hiện được đối với một số đông các công dân đơn lẻ.

Có nhiều cách rất khác nhau để bầu ra các vị công chức. Ví dụ, ở cấp quốc gia, các nhà lập pháp có thể được chọn lựa từ các khu vực bầu cử mà mỗi khu vực bầu cử bầu một đại diện ứng cử duy nhất. Theo một cách khác gọi là hệ thống đại diện theo tỷ lệ, mỗi đảng chính trị được đại diện trong cơ quan lập pháp theo tỷ lệ đạt được trong tổng bầu cử quốc gia. Bầu cử tại tỉnh hay địa phương cũng có thể theo cách bầu cử quốc gia hoặc bằng cách nhẹ nhàng hơn thông qua sự đồng thuận của các nhóm thay cho bầu cử. Dù được bầu theo cách nào thì các vị công chức trong nền dân chủ đại diện cũng phải hoạt động và làm việc nhân danh nhân dân và luôn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ trước nhân dân.

Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số

Các nền dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công dân được tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số cũng chưa phải là dân chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống là công bằng hoặc bình đẳng nếu hệ thống đó chấp nhận cho 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại với nhân danh đa số cả. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải được ràng buộc với sự đảm bảo cho các quyền con người của cá nhân, các quyền này, đến lượt nó, lại đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho các nhóm thiểu số dù đó là dân tộc ít người, nhóm tôn giáo hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là những người thua cuộc trong tranh luận về một vấn đề lập pháp nào đó. Các quyền của thiểu số không phụ thuộc vào ý nguyện của bên đa số và cũng không thể bị loại bỏ bởi biểu quyết đa số. Các quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi vì các luật và định chế dân chủ bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân.

Diane Ravitch, một học giả, tác giả và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ đã viết trong một bản tham luận cho hội thảo giáo dục tại Ba Lan: “khi một thể chế dân chủ kiểu đại diện hoạt động đúng theo hiến pháp mà hiến pháp đó có quy định giới hạn cho quyền lực của chính phủ đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho mọi công dân, thì chính phủ đó được gọi là nền dân chủ lập hiến. Trong một xã hội như thế, các nguyên tắc đa số và các quyền thiểu số được bảo vệ bởi luật và thông qua sự thể chế hóa các điều luật”.

Đây chính là các thành phần cơ bản cho mọi thể chế dân chủ hiện đại cho dù nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa hay kinh tế. Mặc dù có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa các dân tộc và xã hội, các yếu tố cơ bản như chính phủ lập hiến, nguyên tắc đa số kết hợp với quyền thiểu số, quyền cá nhân và nguyên tắc pháp quyền đều có thể tìm thấy ở Canađa và Costa Rica, Pháp và Bốtsoana, Nhật Bản và Ấn Độ.

Xã hội dân chủ

Dân chủ không chỉ là một tập hợp các quy định của hiến pháp và các thủ tục để xác định cách thức hoạt động cho chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, chính phủ chỉ là một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu xã hội bao gồm rất nhiều các định chế khác nhau, các đảng chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Tính chất đa dạng này được gọi là đa nguyên và thể chế dân chủ đó quy định sự tồn tại, tính pháp lý hay quyền lực của các tổ chức và các định chế khác trong một xã hội dân chủ không phụ thuộc vào chính phủ.

Trong một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn các tổ chức tư nhân hoạt động ở cấp địa phương hay quốc gia. Rất nhiều trong số các tổ chức đó đóng vai trò trung gian giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ hay các tổ chức xã hội phức tạp khác mà họ cũng là một thành phần, hoặc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà chính phủ không được giao và tạo cơ hội cho các cá nhân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của một thể chế dân chủ.

Các nhóm này thể hiện quyền lợi của thành viên của họ theo rất nhiều cách: ủng hộ các ứng cử viên vào các vị trí trong các cơ quan công quyền, tranh luận các vấn đề và cố gắng tạo ảnh hưởng lên các quyết định chính trị. Chỉ thông qua các nhóm như thế, các cá nhân mới có được con đường để tham gia một cách có ý nghĩa vào cả chính phủ và các cộng đồng của chính họ. Có rất nhiều ví dụ cho các nhóm như thế: các tổ chức nhân đạo và nhà thờ, các nhóm môi trường và thân hữu, các hiệp hội kinh doanh và các liên đoàn lao động.

Trong một xã hội chuyên quyền, các tổ chức như thế bị kiểm soát, phải có giấy phép hoạt động và bị theo dõi hoặc phải báo cáo với chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, quyền lực của chính phủ được xác định rõ ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi luật. Kết quả là các tổ chức tư nhân như thế được tự do, không bị chính phủ kiểm soát; mà ngược lại, rất nhiều các tổ chức đó vận động chính phủ và tìm cách nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với các hành động của chính phủ. Một số tổ chức khác quan tâm tới các vấn đề nghệ thuật, thực hiện đức tin tôn giáo, nghiên cứu học thuật hoặc các vấn đề khác có thể tiếp xúc ít hay hoàn toàn không tiếp xúc với chính phủ.

Trong một xã hội dân chủ có nhiều nhóm khác nhau, các công dân đều có thể khai thác mọi khả năng tự do và trách nhiệm đối với vấn đề tự quản lý mà không bị sức ép của bất kỳ bàn tay quyền lực nào của nhà nước.

CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ
  • Quyền tối cao của nhân dân.
  • Chính phủ được thành lập dựa trên sự nhất trí của người dân.
  • Nguyên tắc đa số.
  • Các quyền thiểu số.
  • Đảm bảo các quyền cơ bản của con người.
  • Bầu cử tự do và công bằng.
  • Bình đẳng trước pháp luật.
  • Thực hiện đúng luật.
  • Hiến pháp đặt ra các giới hạn quyền lực của chính phủ.
  • Đa nguyên về chính trị, kinh tế và xã hội.
  • Thúc đẩy các giá trị của dung hòa, thực dụng, hợp tác và thỏa hiệp.

nguồn : http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_whatisdemocracy.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Hai 202312:29 SA(Xem: 4515)
Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới. Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.
15 Tháng Mười Hai 20239:43 CH(Xem: 2013)
“Bộ Ngoại giao Đài Loan nhắc lại rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đều không phụ thuộc vào nhau. Đây là sự thật được quốc tế công nhận và là hiện trạng. Những câu chuyện xuyên tạc về tình trạng chủ quyền của Đài Loan không thể thay đổi sự thật hay làm thay đổi hiện trạng này”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói.
07 Tháng Mười Hai 20238:12 CH(Xem: 2722)
Ông Thể, 60 tuổi, bị bắt vào ngày 22/2 năm nay bị toà án tuyên có tội trong khi ông từ chối quyền có luật sư bào chữa vì cho rằng bản thân hoàn toàn vô tội. Cô Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết gia đình được thông báo về phiên toà vài ngày trước phiên xử. Cô nói trong tin nhắn gửi RFA về phiên toà mở xử cha mình: “Mẹ tôi được phép đến dự phiên toà, tuy nhiên, mẹ tôi chỉ được quan sát phiên toà qua màn hình ở một phòng khác gần phòng xử án.”
21 Tháng Mười Một 20237:58 CH(Xem: 3633)
Tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối quyết định tạm dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Mạng Vietnam Finance loan tin ngày 21/11 dẫn nguồn từ Orsted Việt Nam về kế hoạch không nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các công tác khảo sát đánh giá tài nguyên biển cho Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam; cũng như sẽ không tiến hành bất cứ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của hai bên. Orsted sẽ không gia hạn biên bản ghi nhớ với đối tác Việt Nam.
17 Tháng Mười Một 20239:37 CH(Xem: 4077)
“Chúng tôi tổ chức biểu tình để phản đối sự hiện diện của ông Võ Văn Thưởng với tư cách là Chủ tịch nước và phái đoàn của họ bởi vì chính họ là những kẻ cầm quyền đã đưa dân tộc đến chỗ n ghèo nàn, lạc hậu và nền đạo đức bị suy đồi. Họ đã nhốt khoảng 243 nhà bất đồng chính kiến và đấu tranh cho dân chủ, đã đẩy những nhà đấu tranh kiên cường này đến chỗ suy sụp tinh thần, dân oan tìm kiếm câu trả lời của bên chính phủ cộng sản đã cướp đoạt đất đai, cũng như các hình thức tra tấn và bắt bớ người dân với những tội rất bất công.”
14 Tháng Mười Một 20239:21 CH(Xem: 4229)
Là người tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền, tất nhiên tôi rất mong muốn những bài viết của mình đến với bạn đọc trong nước. Nhưng: Tôi hoàn toàn không đồng ý cách sử dụng những bài viết của tôi hoặc các tác giả tranh đấu khác để đánh bóng tên tuổi (trường hợp các Youtuber) hoặc kiếm tiền, hoặc xin tài trợ. Bởi một lẽ bất hợp lý là chúng tôi tranh đấu, viết bài, trả phí trang tin nhưng hoạt động vô vụ lợi thì những ai sử dụng bài viết của tôi để kiếm tiền là một việc làm không lương thiện.
10 Tháng Mười Một 20238:55 CH(Xem: 6101)
Riêng Đài ĐLSN thì khi sử dụng trái phép bài viết của tôi đều không hề đăng nguồn từ đâu, do đó họ đã đánh lận con đen để khác giả của họ cứ ngỡ rằng những bài viết của tôi là viết cho họ. Đó là hành vi không lương thiện. Không phải cứ khoác cái danh xưng tranh đấu là có quyền tự tiện đánh cắp sản phẩm của người khác để kêu gọi quảng cáo, tài trợ, bởi vì chưa thành công mà đã như thế thì khi có chính quyền trong tay thì có lẽ họ sẽ xây dựng nên một đất nước vô pháp không thua kém gì cộng sản.
13 Tháng Mười 20238:40 CH(Xem: 9948)
FIDH và VCHR từ Pháp đưa ra trong văn bản đệ trình mọi chi tiết về việc Việt Nam không thực hiện những khuyến nghị chính yếu mà Hà Nội chấp nhận tại kỳ UPR hồi năm 2019. Đó là những vi phạm thuộc các lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, xã hội dân sự; phê chuẩn một số thỏa ước quốc tế nhân quyền; xử án công bằng và tư pháp; án tử hình; bảo vệ quyền tự do biểu đạt (gồm cả trên mạng); quyền tự do hội họp ôn hòa, quyền lập hội, và quyền tự do tín ngưỡng- tôn giáo. Tài liệu của PEN cũng nêu ra những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền văn hóa, quyền riêng tư, quy trình tố tụng, và tình trạng bắt giữ tùy tiện.
10 Tháng Mười 20239:00 CH(Xem: 7312)
Những người bị phía Việt Nam hack bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ - Dân biểu Michael McCaul, Thượng nghị sĩ Chris Murphy – thành viên của Ủy ban Đối ngoại và chủ tịch tiểu ban về Trung Đông. Ngoài ra còn có các chuyên gia về Châu Á tại các trung tâm tư vấn ở Washington bao gồm CSIS và các nhà báo của CNN bao gồm Jim Scuitoo cùng hai phóng viên thường trú ở Châu Á. Cuộc tấn công được thực hiện vào khi Mỹ và Việt Nam đang đàm phán nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước vừa ký kết thỏa thuận nâng cấp này nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam...
10 Tháng Mười 20238:59 CH(Xem: 5610)
Điều tra của Meta, công ty mẹ của Facebook, cho thấy tài khoản có tên Anh Tram nhắm vào cộng đồng nói tiếng Việt cũng đưa các link có cài đặt phần mềm gián điệp Predator. Tin cho biết ngoài phần mềm Predator, Tập đoàn của Pháp còn cung cấp nhiều phương tiện gián điệp gồm những hệ thống theo dõi rộng khắp trên Internet cho nhiều chế độ độc tài như Qatar, Congo, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất UAE), Pakistan. Các tác giả của điều tra vừa nêu lên án các cơ quan tình báo của Pháp và cho rằng họ không thể không biết thực tế những chế độ phi tự do mua trang thiết bị hiện đại như thế để theo dõi, đàn án và đôi khi bỏ tù ha...
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!