DÂN CHỦ LÀ GÌ ?

18 Tháng Tư 20154:19 CH(Xem: 14566)

DÂN CHỦ LÀ GÌ ?

1s
Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 9/1998
LỜI GIỚI THIỆU

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ đang vang lên trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa loại bỏ các chính phủ chuyên chế tồn tại gần nửa thế kỷ và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng đang tranh đấu để thay thế chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng một trật tự dân chủ mới- trật tự mà trước đây có thể họ chưa bao giờ biết đến. Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra xung quanh các biến động chính trị lớn tại châu Âu đang phủ một bóng đen lên viễn cảnh tươi sáng mà dân chủ hứa sẽ đem lại - chính sự hứa hẹn này đang liên kết và huy động sức mạnh của mọi người trên khắp thế giới. Nam Mỹ và Bắc Mỹ hiện nay thực sự đang là một bán cầu của dân chủ; châu Phi đang trải qua một thời kỳ cải cách dân chủ chưa từng có; và các thể chế dân chủ mới và năng động hiện đang bén rễ tại châu Á.

Hiện tượng toàn cầu này đang làm cho những người hoài nghi phải suy nghĩ lại, những người hoài nghi cho rằng dân chủ tự do hiện đại là một sản phẩm nhân tạo chỉ có ở phương Tây và không thể nhân bản thành công được ở các nền văn hóa không phải phương Tây. Trong một thế giới mà dân chủ đã được thực thi ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Italia và Vênezuêla, các định chế dân chủ có thể lên tiếng một cách chính thức cho các khát vọng mang tính nhân loại toàn cầu về tự do và tự quản.

Tuy nhiên làn sóng đòi tự do mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua rõ ràng đã đảm bảo cho sự thành công tối hậu của nó. Chester E. Finn, Jr.- Giáo sư về giáo dục và chính sách công tại trường Đại học Vanderbilt kiêm Giám đốc Tổ chức Giáo dục Xuất sắc (Educational Excellence Network), đã phát biểu trước một nhóm các nhà giáo dục và các thành viên chính phủ tại Managua, Nicaragua: “Con người ta sinh ra đã ưa thích tự do hơn áp bức, đó là điều tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể kỳ vọng rằng các hệ thống chính trị dân chủ có thể đương nhiên được tạo ra và duy trì mãi mãi. Ngược lại, các ý tưởng dân chủ luôn tồn tại nhưng việc thực hiện dân chủ thì không phải lúc nào cũng làm được”.

Ngày nay, các giá trị dân chủ có thể đang được xem lại, nhưng được xem lại theo suốt quá trình lịch sử lâu dài của loài người, từ cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 cho tới sự xuất hiện của các chế độ một đảng vào giữa thế kỷ 20, phần lớn các thể chế dân chủ còn ít và tồn tại không lâu. Thực tế này không làm cho chúng ta bi quan hay thất vọng, mà ngược lại, đó là thách thức chúng ta phải vượt qua. Trong khi khát vọng tự do là điều tự nhiên bẩm sinh của con người thì việc thực hiện dân chủ lại đòi hỏi phải được giáo dục. Việc lịch sử có còn tiếp tục mở các cánh cửa của tự do và cơ hội nữa hay không phụ thuộc vào sự quyết tâm cống hiến và trí tuệ tập thể của chính bản thân người dân chứ không dựa trên bất kỳ quy luật nào của lịch sử và đương nhiên cũng không dựa trên lòng nhân từ của các nhà lãnh đạo tự bầu.

Khác với một số quan điểm, một xã hội dân chủ lành mạnh không chỉ đơn giản là một đấu trường cho các cá nhân theo đuổi các mục đích của cá nhân họ. Dân chủ sẽ chỉ được thực hiện khi dân chủ là mong muốn của các công dân có quyết tâm sử dụng quyền tự do mà họ vất vả mới giành được để tham gia vào đời sống của xã hội - góp tiếng nói của họ vào các tranh luận tập thể, bầu ra các vị đại diện có trách nhiệm đối với các hành động của họ và chấp nhận yêu cầu dung hòa và thỏa hiệp trong đời sống công cộng. Các công dân của nền dân chủ được tận hưởng quyền tự do cá nhân, nhưng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm cùng những người khác xây dựng một tương lai trong đó các giá trị cơ bản của tự do và tự quản vẫn tiếp tục được theo đuổi.

ĐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ
Chính phủ của nhân dân

Dân chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người, nhưng nó là một khái niệm vẫn bị hiểu sai và sử dụng sai khi các chế độ chuyên chính và các chính thể quân sự độc tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng bằng cách tự gắn cho mình cái mác dân chủ. Tuy thế, sức mạnh của tư tưởng dân chủ cũng đã tạo nên những biểu hiện sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử của ý chí và trí tuệ con người: từ Pericles thời Aten cổ đại tới Vaclav Havel ở Cộng hòa Séc hiện đại, từ Tuyên ngôn Độc lập của Thomas Jefferson năm 1776 tới các bài diễn văn cuối cùng của Andrei Sakharov năm 1989.

Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.

Tự do và dân chủ thường hay được sử dụng thay lẫn nhau nhưng hai từ này không đồng nghĩa với nhau. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc về tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng, của lịch sử. Một cách ngắn gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian đối với một chính phủ lập hiến, vấn đề nhân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.

Các thể chế dân chủ được phân ra hai loại cơ bản: trực tiếp và đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, mọi công dân, không cần thông qua trung gian là các đại diện được bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định cho các vấn đề xã hội. Một hệ thống như thế rõ ràng chỉ có thể thực hiện được với một số tương đối ít người, ví dụ như trong một tổ chức cộng đồng hay một hội đồng bộ lạc nào đó hay một đơn vị cấp cơ sở của một liên đoàn lao động, khi mà các thành viên có thể gặp gỡ nhau trong một phòng họp để bàn bạc, thảo luận các vấn đề và đi tới quyết định bằng sự đồng thuận hoặc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Những người Aten cổ đại, những người lập ra thể chế dân chủ đầu tiên, đã thực hiện kiểu dân chủ trực tiếp với một hội đồng bao gồm số lượng thành viên từ 5.000 đến 6.000 người- có thể đây là số lượng tối đa để có thể tập hợp được ở một địa điểm và thực hiện sự dân chủ trực tiếp.

Xã hội hiện đại, với quy mô và tính phức tạp của nó, ít có cơ hội cho dân chủ trực tiếp. Ngay như ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, nơi mà cuộc họp thị trấn New England đã thành một truyền thống thiêng liêng, thì hiện nay hầu hết các cộng đồng đã phát triển lớn tới mức không thể tập hợp được tất cả cư dân ở một nơi để tiến hành biểu quyết trực tiếp cho các vấn đề có tác động tới cuộc sống của chính họ.

Ngày nay, dù là đối với một thị trấn 50.000 người hay một đất nước trên 50 triệu người, hình thức dân chủ phổ biến nhất là hình thức dân chủ đại diện trong đó công dân bầu ra các công chức là những người đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng pháp luật và quản lý các chương trình vì lợi ích công cộng. Nhân danh nhân dân, các công chức đó phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề công cộng phức tạp theo một quá trình có tính hệ thống và chu đáo, quá trình này đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và sức lực mà thường không thể thực hiện được đối với một số đông các công dân đơn lẻ.

Có nhiều cách rất khác nhau để bầu ra các vị công chức. Ví dụ, ở cấp quốc gia, các nhà lập pháp có thể được chọn lựa từ các khu vực bầu cử mà mỗi khu vực bầu cử bầu một đại diện ứng cử duy nhất. Theo một cách khác gọi là hệ thống đại diện theo tỷ lệ, mỗi đảng chính trị được đại diện trong cơ quan lập pháp theo tỷ lệ đạt được trong tổng bầu cử quốc gia. Bầu cử tại tỉnh hay địa phương cũng có thể theo cách bầu cử quốc gia hoặc bằng cách nhẹ nhàng hơn thông qua sự đồng thuận của các nhóm thay cho bầu cử. Dù được bầu theo cách nào thì các vị công chức trong nền dân chủ đại diện cũng phải hoạt động và làm việc nhân danh nhân dân và luôn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ trước nhân dân.

Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số

Các nền dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công dân được tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số cũng chưa phải là dân chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống là công bằng hoặc bình đẳng nếu hệ thống đó chấp nhận cho 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại với nhân danh đa số cả. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải được ràng buộc với sự đảm bảo cho các quyền con người của cá nhân, các quyền này, đến lượt nó, lại đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho các nhóm thiểu số dù đó là dân tộc ít người, nhóm tôn giáo hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là những người thua cuộc trong tranh luận về một vấn đề lập pháp nào đó. Các quyền của thiểu số không phụ thuộc vào ý nguyện của bên đa số và cũng không thể bị loại bỏ bởi biểu quyết đa số. Các quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi vì các luật và định chế dân chủ bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân.

Diane Ravitch, một học giả, tác giả và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ đã viết trong một bản tham luận cho hội thảo giáo dục tại Ba Lan: “khi một thể chế dân chủ kiểu đại diện hoạt động đúng theo hiến pháp mà hiến pháp đó có quy định giới hạn cho quyền lực của chính phủ đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho mọi công dân, thì chính phủ đó được gọi là nền dân chủ lập hiến. Trong một xã hội như thế, các nguyên tắc đa số và các quyền thiểu số được bảo vệ bởi luật và thông qua sự thể chế hóa các điều luật”.

Đây chính là các thành phần cơ bản cho mọi thể chế dân chủ hiện đại cho dù nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa hay kinh tế. Mặc dù có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa các dân tộc và xã hội, các yếu tố cơ bản như chính phủ lập hiến, nguyên tắc đa số kết hợp với quyền thiểu số, quyền cá nhân và nguyên tắc pháp quyền đều có thể tìm thấy ở Canađa và Costa Rica, Pháp và Bốtsoana, Nhật Bản và Ấn Độ.

Xã hội dân chủ

Dân chủ không chỉ là một tập hợp các quy định của hiến pháp và các thủ tục để xác định cách thức hoạt động cho chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, chính phủ chỉ là một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu xã hội bao gồm rất nhiều các định chế khác nhau, các đảng chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Tính chất đa dạng này được gọi là đa nguyên và thể chế dân chủ đó quy định sự tồn tại, tính pháp lý hay quyền lực của các tổ chức và các định chế khác trong một xã hội dân chủ không phụ thuộc vào chính phủ.

Trong một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn các tổ chức tư nhân hoạt động ở cấp địa phương hay quốc gia. Rất nhiều trong số các tổ chức đó đóng vai trò trung gian giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ hay các tổ chức xã hội phức tạp khác mà họ cũng là một thành phần, hoặc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà chính phủ không được giao và tạo cơ hội cho các cá nhân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của một thể chế dân chủ.

Các nhóm này thể hiện quyền lợi của thành viên của họ theo rất nhiều cách: ủng hộ các ứng cử viên vào các vị trí trong các cơ quan công quyền, tranh luận các vấn đề và cố gắng tạo ảnh hưởng lên các quyết định chính trị. Chỉ thông qua các nhóm như thế, các cá nhân mới có được con đường để tham gia một cách có ý nghĩa vào cả chính phủ và các cộng đồng của chính họ. Có rất nhiều ví dụ cho các nhóm như thế: các tổ chức nhân đạo và nhà thờ, các nhóm môi trường và thân hữu, các hiệp hội kinh doanh và các liên đoàn lao động.

Trong một xã hội chuyên quyền, các tổ chức như thế bị kiểm soát, phải có giấy phép hoạt động và bị theo dõi hoặc phải báo cáo với chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, quyền lực của chính phủ được xác định rõ ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi luật. Kết quả là các tổ chức tư nhân như thế được tự do, không bị chính phủ kiểm soát; mà ngược lại, rất nhiều các tổ chức đó vận động chính phủ và tìm cách nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với các hành động của chính phủ. Một số tổ chức khác quan tâm tới các vấn đề nghệ thuật, thực hiện đức tin tôn giáo, nghiên cứu học thuật hoặc các vấn đề khác có thể tiếp xúc ít hay hoàn toàn không tiếp xúc với chính phủ.

Trong một xã hội dân chủ có nhiều nhóm khác nhau, các công dân đều có thể khai thác mọi khả năng tự do và trách nhiệm đối với vấn đề tự quản lý mà không bị sức ép của bất kỳ bàn tay quyền lực nào của nhà nước.

CÁC CỘT TRỤ CỦA NỀN DÂN CHỦ
  • Quyền tối cao của nhân dân.
  • Chính phủ được thành lập dựa trên sự nhất trí của người dân.
  • Nguyên tắc đa số.
  • Các quyền thiểu số.
  • Đảm bảo các quyền cơ bản của con người.
  • Bầu cử tự do và công bằng.
  • Bình đẳng trước pháp luật.
  • Thực hiện đúng luật.
  • Hiến pháp đặt ra các giới hạn quyền lực của chính phủ.
  • Đa nguyên về chính trị, kinh tế và xã hội.
  • Thúc đẩy các giá trị của dung hòa, thực dụng, hợp tác và thỏa hiệp.

nguồn : http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_whatisdemocracy.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 20249:09 CH(Xem: 404)
Phóng viên RFA tra thông tin về vụ kiện này trên trang web Justia Dockets & Filings - chuyên cung cấp hồ sơ kiện tụng công khai từ tòa phúc thẩm liên bang và tòa án quận, cho biết bị đơn của vụ kiện này là công ty xe điện VinFast ở Mỹ cùng với hàng loạt các lãnh đạo như Phạm Nhật Vượng, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Vân Trinh... và tòa cũng đã ban hành lệnh triệu tập. Trong khi đó, nguyên đơn là Jeremie Comeau và thẩm phán chủ tọa là Robert M Levy. Hãng luật Robbins Geller cho biết, cáo buộc của vụ kiện này là VinFast tự mô tả mình là “một nền tảng di chuyển toàn diện, sáng tạo, tập trung...
23 Tháng Ba 20245:59 CH(Xem: 1859)
“Trong Chu kỳ Kiểm định Phổ quát (UPR) lần thứ 3 của Việt Nam tại Geneva, Đảng Cộng sản Việt Nam cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Việt Nam, đồng thời bảo vệ tôn giáo và các dân tộc thiểu số cũng như không áp đặt các hạn chế pháp lý đối với họ. Không có gì đáng ngạc nhiên, kể từ năm 2019, thành tích nhân quyền của Việt Nam trở nên xấu đi đáng kể. Trên thực tế, Việt Nam đã áp dụng mô hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) về chính sách tôn giáo, yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải ghi danh tổ chức và nơi thờ cúng của họ với chính phủ như một điều kiện tiên quyết cho hoạt động tôn giáo.
23 Tháng Ba 20245:08 CH(Xem: 1472)
Nói về việc suy tôn này, Hoà thượng Thích Nguyên Lý - thành viên trong Hội đồng Giáo phẩm Trung ương kiêm Trưởng phòng Hành sự Văn phòng Chánh Thư ký Viện Tăng thống nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 21/3: “Theo đúng Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đúng 100 ngày sau khi Chánh Thư ký Viện Tăng thống viên tịch thì Hội đồng Giáo phẩm Trung ương mới tấn phong ngài Tuệ Sỹ lên Đại lục Tăng thống.” Cũng trong dịp này, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước An đăng lâm Pháp tịch Tăng trưởng còn Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Thắng đăng lâm Pháp tịch Chánh Thư ký Xử lý...
14 Tháng Ba 20247:34 CH(Xem: 2389)
Bước sang phần giới thiệu tác phẩm tâm huyết bằng Anh Ngữ “I must live”, linh mục chia xẻ tâm tình với đồng hương về thân phận bi thương thống khổ cùng cực của mình và bạn bè trong suốt nhiều năm dài trong ngục tù CS. Những kinh nghiệm cùng khổ của bản thân trong những giờ phút thập tử nhất sinh, những ước muốn đấu tranh cho chính nghĩa, cho quê hương dân tộc đã hun đúc nghị lực sức mạnh để LM vùng dậy dành lây cuộc sống để tiếp tục kiên trì thực hiện hoài bảo ước vọng của minh, và kết quả là sự ra đời của của tác phẩm tâm huyết của LM “Tôi phải sống” bằng Việt Ngữ. “Tôi phải sống” được người Việt trên thê giới yêu thương...
16 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2682)
Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn. Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai. Ông Hưng bị công an phường 2 đang tuần tra, phát hiện và bị đưa về đồn công an. Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
14 Tháng Hai 20244:59 CH(Xem: 3139)
“Power Machines chấm dứt hợp đồng trước vì cho rằng PVN vi phạm nghĩa vụ, như vậy Power Machines cho rằng PVN có lỗi. Tuy nhiên, theo nguồn tin đáng tin cậy, Power Machines khởi đầu vụ kiện với vị thế yếu, nhưng dường như PVN không tận dụng lợi thế để đưa ra những lập luận mạnh chống lại, nên không thành công. Trong thời gian xét xử, PVN bổ sung một luật sư rất giỏi, nhưng đã quá muộn để thay đổi tình thế.” Về nghĩa vụ đền bù cho công ty của Nga, theo luật sư này, nếu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam không tự nguyện thi hành án và thanh toán tiền, thì "khả năng bị kê biên tài sản ở nước ngoài sẽ rất cao."
08 Tháng Hai 20249:31 CH(Xem: 2842)
Là một trang tin tranh đấu bất vụ lợi, ngoài việc được một số đông bạn đọc hưởng ứng, đón xem, chúng tôi còn có một số tác giả nhiệt tình gửi bài đến để lan tỏa thông tin cùng bạn đọc, trong đó có một số tác giả trong nước đã không nề hà hiểm nguy gửi bài khi nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ và nguy cơ có thể bị bắt giữ nếu chúng tìm ra!. Chúng tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến các tác giả, các trang mạng liên thông trên Website, Facebook, Youtube và bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã quan tâm, cổ vũ và chia sẻ bài viết trên trang nhà.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 3609)
“Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
25 Tháng Giêng 20248:04 CH(Xem: 3533)
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đó cho biết lượng kiều hối về địa phương này trong năm 2023 ước đạt gần chín tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kiều hối cao nhất của TP HCM từ trước đến nay. Mức này được cho biết cao gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố này. Lượng kiều hối tại TP HCM suốt các năm qua chiếm khoảng 55-60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
11 Tháng Giêng 20247:00 CH(Xem: 3650)
Cảnh sát quốc gia Ireland, tức Gardaí, bắt đầu tiến hành điều tra về buôn người sau khi 14 di dân không giấy tờ bị phát hiện ra trong một xe container đông lạnh trên chiếc phà vừa cập cảng Rosslare vào sáng ngày 8/1, theo Irish Times. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Anh cho biết họ được cảnh sát sở tại thông báo có 3 người nghi là công dân Việt trong số những người này và đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh danh tính, theo ghi nhận của Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam hôm 11/1. Đại sứ quán đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ireland cũng như Cảnh sát Dublin đề nghị cung cấp thông tin cũng như để đảm bảo các di dân lậu này được đối xử nhân đạo và đúng pháp luật, vẫn theo Vietnam Plus.
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
08 Tháng Tư 2024
Để trả lời vấn nạn này, trước hết chúng ta nhận xét ngay rằng, tuy hiện giờ CSVN tôn CSTQ là quan thầy, tuy nhiên trong tương quan giữa quân đội và công an thì quân đội CSTQ giữ vai trò vượt trội hệ thống công an. Các cấp bậc chính thức trong công an TQ không rập khuông quân đội, như công an Việt nam. Tuy công an TQ cũng giữ vai trò kiểm soát nhân dân, nhưng uy tín thấp hơn quân đội rất nhiều. Tình trạng tại Việt Nam thì ngược lại. Bộ trưởng công an Tô Lâm và guồng máy công an hầu như làm lu mờ quân đội và mọi khía cạnh khác của bộ máy công quyền. Chỉ cần nhìn vào con số 2 triệu công an bán chuyên trách mà Tô Lâm....
04 Tháng Tư 2024
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
02 Tháng Tư 2024
Lý do QĐND viết như thế vì ai cũng biết Chủ nghĩa Cộng sản đã “tiêu diệt con người và xã hội Việt Nam” kể từ khi ông Hồ du nhập vào Việt Nam năm 1930. Trong 94 năm có mặt trên đất nước, đảng CSVN đã gây ra hai cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”, ròng rã 30 năm 1945-1975 làm mất đi khối nhân lực trên 4 triệu con người, đất nước bị tàn phá không lời nào tả xiết. Vì vậy, khi có khuynh hướng chống lại để bảo vệ đất nước thì các cơ quan thông tin chủ chốt của đảng đã kiên quyết - bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh đế được tiếp tục lãnh đạo. Hơn ai hết, họ cũng biết rằng nếu tách riêng “tư tưởng Hồ Chí Minh ra...
02 Tháng Tư 2024
Hai tháng kể từ khi nhân vật số hai của Công an Trung Quốc xuất hiện ở Hà Nội, ngày 11/3/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã không còn úp mở, thẳng thừng cảnh cáo Hà Nội: ‘Việc tham gia các khối có mục đích ‘đối đầu’ và ‘bè phái’ là không phù hợp’ (4), ngay sau khi Việt Nam và Australia vừa thiết lập quan hệ CSP. Giới quan sát nhận định rằng lời cảnh báo như vậy cho thấy sự lo ngại của Bắc Kinh giữa các nỗ lực của Hà Nội muốn mở rộng các quan hệ đa phương. Bắc Kinh tiếp tục dạy khôn Hà Nội: ‘Không bao giờ được trở thành bên ủy nhiệm cho bất kỳ phe phái nào và không bao giờ được lao vào vòng xoáy cạnh tranh...
30 Tháng Ba 2024
Còn chuyện có gắng làm ra vẻ trung lập của mình qua vụ tổ chức Hội Nghị Hoa Kỳ và Bắc Hàn dưới thời TT. D. Trump hay đề xuất làm trung gian hòa giải TQ- Mỹ của ông Sơn mới đây chỉ là trò tào lao, bởi vì không riêng gì nước Mỹ mà cả thế giới đều thấy được đảng csVN đã chọn phe theo trục ác khi chỉ đạo cho Đại Sứ Đặng Hoàng Giang tại LHQ 3 lần bỏ phiếu trắng không lên án nước Nga xâm lăng Ukraine. Vì thế Ngoại Trưởng Bùi Thanh Sơn có cố gắng dùng ba tấc lưỡi để thuyết khách như Tô Tần năm xưa cũng khó mà lừa được ai, bởi vì sau chuyến công du Mỹ ông ta lại có buổi hội đàm cùng tên Ngoại Trưởng cáo già Vương Nghị tại Bắc Kinh!.