Theo đạo là quyền của ai?

15 Tháng Chín 20166:30 CH(Xem: 6205)

TỰ DO TÍN NGƯỠNG
Theo đạo là quyền của ai?

ygt



Phạm Trần (Danlambao)
 - Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.
Điều 24 trong Hiến pháp viết:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Trong điều 24, không có câu quen thuộc: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" như vẫn thấy ghi trong nhiều điều của Hiến pháp 2013. Mấy chữ "do pháp luật quy định" chỉ có tác dụng nhằm vô hiệu hóa ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp.
Chẳng hạn như Điều 25 của Hiến pháp quy định rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." 
Nhưng trong thực tế người dân Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí vì nhà nước tự cho phép mình cấm tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin và kiểm soát dư luận. 
Luật báo chí chỉ dành riêng cho các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị và xã hội của đảng. Các tổ chức này là chủ nhân (cơ quan chủ quản) của số 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. 
Số gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ đều phải làm việc phục vụ và tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.
Công dân Việt Nam cũng không có quyền được tự do hội họp, chưa được phép lập hội và biểu tình vì chưa có luật theo quy định của điều 25.
Như vậy họ có vi phạm Hiến pháp không?
Vậy tại sao nhà nước lại cần có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để kiểm soát người theo đạo trong khi Hiến pháp không đòi hỏi phải có luật quy định? 
Có nhiều nguyên nhân nhưng điểm cốt lõi là đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) là một đảng vô thần. Trên 3 triệu đảng viên cũng vô thần. Tiêu biểu như trong Quốc hội, khóa XIV có 494 Đại biểu (thay vì 500 như kề hoạch ban đầu) thì đã có tới 473 đảng viên. Ngoài đảng chỉ có 21 người, nhưng số người có tôn giáo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều khai lý lịch "không có tôn giáo" thì họ biết gì về ý nghĩa của Tôn giáo mà bầy biện ra luật để kiểm soát và làm khó dễ người có đạo?
Như vậy đem chuyện Tôn giáo nói với đảng cầm quyền vô thần và những người vô thần thì có hơn gì nói chuyện với đầu gối?
Vẫn biết là phí thời giờ và vô ích, nhưng vì nhà nước vô thần này vẫn muốn húc đầu vào đá để viết ra dự thảo “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” nên người dân phải lên tiếng.
Cho đến tháng 9/2016 đã có tiếng nói góp ý của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đại biểu của các Tổ chức chính trị và xã hội, hầu hết của đảng và nhà nước lập ra để yểm trợ việc thi hành các chính sách của đảng và nhà nước; của một số Đại biểu Quốc hội và của Giáo hội Công giáo. 
Nhận xét chung của các giới này là bản Dự thảo mới, dường như lần thứ 6 thì phải, đã thông thoáng hơn trước nhưng còn nhiều điểm cần làm rõ hơn trước khi đem ra thảo luận tại kỳ họp 2 của Khóa XIV vào tháng 10/2016. Nhiều giới hạn, kiểm soát tôn giáo và gây khó khăn cho người theo đạo vẫn tồn tại.
Một số điểm chính
Căn cứ vào bản Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Chuyên trách ngày 8/8/2016 thì Luật này xác nhận:
1. "Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
 
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân."
Nhưng tại sao lại “bảo hộ” rồi còn “quản lý” nữa?
Dự luật viết thế này: "1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
 
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. 
 
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
 
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định."
Như thế thì không phải là kiểm soát các tổ chức tôn giáo và tín đồ của họ là gì?
Dự luật còn quy định việc gọi là "Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo".
Dự luật viết: "Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo."
 
"Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
 
Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo:
 
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của ủy ban nhân dân các cấp;
 
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo."
Về những điều mở mới của Dự luật thì nhà nước cho phép các tôn giáo và người dân được quyền "khiếu nại và khởi kiện".
Dự thảo viết: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo…"
Nhà nước còn cho phép: "Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tài Tòa án có thẩm quyền đối với hành vi của tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác…"
Và: "Mọi cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo."
Lần đầu tiên nhà nước đã nhìn nhận "Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại".
Dự thảo cũng cho phép: "Người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của mình."
Và: "Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc theo học tại trường đào tạo tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu hoặc theo học tại các trường đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý."
Cho đến nay việc tu hành của công dân vẫn gặp nhiều khó khăn về lý lịch.
Khó khăn tồn tại
Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi lễ thờ phượng vẫn gặp trở ngại tại nơi mà chính quyền “không công nhận là hợp pháp” như Dự thảo minh thị rằng: "Chức sắc, chức việc, người lãnh đạo tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo có quyền tự do thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách; giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác."
Chế độ “đăng ký” và xin phép tổ chức lễ và các hoạt động của tôn giáo không thay đổi. Tỷ dụ như họ viết: "Cơ sở tín ngưỡng phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng diễn ra trong năm. Việc đăng ký này chỉ thực hiện một lần.
 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận nội dung đăng ký thì phải nêu rõ lý do."
Hay: "Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày trước khi tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau:
 
a) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) gửi thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội;
 
b) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là huyện), gửi thông báo đến ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi tổ chức lễ hội;
 
c) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) hoặc trong nhiều tỉnh, gửi thông báo đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi tổ chức lễ hội.
 
2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự trong lễ hội. 
 
3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
 
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo."
Nhưng bắt buộc này tuy không mới nhưng tiếp tục gây khó khăn cho các Tôn giáo vì trong quá khứ đã xảy ra nhiều trường hợp chậm giải quyết, hay không đồng ý mà không hề cho biết lý do khiến các tôn giáo chới với hay phải hủy bỏ sau khi đã tốn phí tổ chức. 
Ngoài ra, Dự thảo cũng vẫn duy trì những ngăn cấm mơ hồ và nguy hiểm như: 
"1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 
 
2. Ép buộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
 
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. 
 
4. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến: 
 
a) Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; 
 
b) Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; 
 
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
 
d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; 
 
đ) Chia rẽ người theo tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân. 
 
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi."
Nhưng Dự thảo không giải thích thế nào là "Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân."?
Như vậy, nhà nước vẫn có thể, như trong quá khứ, lạm dụng quyền hành để hạn chế hay chống phá các hoạt động tôn giáo.
Khi nói đến “nghĩa vụ công dân” thì chuyện này, vẫn thường xảy ra cho tín đồ Công giáo vào những ngày Chúa Nhật hay lễ hội đặc biệt của Giáo hội Công giáo. 
Nếu không muốn giáo dân đi lễ hay tìm cách gây khó khăn cho người theo đạo có thể giữ đạo thì các cấp chính quyền chỉ việc bày ra các công tác lao động có tính bắt buộc vào đúng ngày giờ giáo dân phải đến nhà Thờ. Bởi vì giữa giữ đạo và phải lao động theo đòi hỏi của nhà nước để giữ miếng cơm manh áo thì người dân không còn cách nào khác là phải tuân theo lệnh nhà nước!
Thay đổi khích lệ
Ngoài những khó khăn và ràng buộc, Dự thảo mới cũng đã có những điều thay đổi mới quan trọng đáng khích lệ trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc và việc các Tôn giáo tham gia vào công tác giáo dục và xã hội.
Thay đổi lớn gồm: "Tổ chức tôn giáo sau khi thực hiện việc phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả: Hoà thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành, phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài và những phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.
 
2. Đối với các trường hợp phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả."
Trước đây, đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo thì việc “phong phẩm” trong Giáo hội phải có phép và phải được nhà nước đồng ý theo cách “xin-cho” từng gây rất nhiều khó khăn cho việc thay thế hay bổ nhiệm.
Bằng chứng như trong quá khứ nhà nước CSVN đã nhúng tay vào nhiều vụ bổ nhiệm các Giám mục mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam của Tòa thánh Vatican.
Từ việc phong phẩm, việc thuyên chuyển cũng dễ dàng hơn theo đề nghị của Dự thảo mới. Họ viết: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến trước khi thuyên chuyển chậm nhất là 20 ngày. 
 
Văn bản thông báo nêu rõ họ tên, phẩm trật, chức vụ trong tổ chức tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến."
3. Trường hợp chức sắc, chức việc, nhà tu hành vi phạm một trong các quy định tại Điều 5 Luật này, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc dừng việc thuyên chuyển.
(Điều 5 quy định những ngăn cấm như đã nêu trên)
Ngoài ra, Dự thảo mới cũng cho phép lần đầu tiên các Tôn giáo được hoạt động giáo dục và y tế.
Chẳng hạn như họ viết: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục."
Hay cũng có thể là giải pháp thứ 2: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục."
Các Tôn giáo cũng được phép "Hoạt động y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo."
Dự Luật đề xướng: "1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và thực hiện các hoạt động y tế, bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo trợ xã hội.
 
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật."
Đây là kết quả của đề nghị trong nhiều năm của các tổ chức Tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo.
Tuy nhiên, tất cả những điều ghi trong Dự thảo còn phải được Quốc hội chấp thuận thông qua tại kỳ họp vào tháng 10. Quốc hội có thể sẽ thay đổi nhiều hay ít, nhưng bên cạnh những cởi mở, nhà nước CSVN vẫn không từ bỏ kiểm soát các Tôn giáo.
Đó là hậu quả của một đảng cầm quyền vô thần và một nhà nước không hề biết đến giá trị của Tín ngưỡng - Tôn giáo. -/-
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười 20247:18 CH(Xem: 86)
Hoa Kỳ khuyến nghị “Sửa đổi Điều 117 và 331 để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp ôn hòa, và tự do tôn giáo hay niềm tin.” Việt Nam không chấp nhận. Hoa Kỳ khuyến nghị “ngay lập tức chấm dứt cưỡng ép thành viên các nhóm tôn giáo không đăng ký phải bỏ đạo, và sửa đổi Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo để tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.” Cũng không chấp nhận. Điều 117 (“Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN”) và Điều 331 (“Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”)...
02 Tháng Mười 20246:43 CH(Xem: 194)
Sau mấy chục năm độc quyền cai trị đất nước, đảng cộng sản khoe khoang có một xã hội ổn định nhưng vẫn duy trì đội quân công an, mật vụ lên đến 1 triệu người, bắt nhân dân đóng nhiều thuế, nhiều phí để nuôi đội quân đó. Thay vì giảm xuống một nửa để bớt gánh nặng cho nhân dân thì Tô Lâm vẽ ra hình ảnh công an bậnậ rộn , đi lùng bắt những người không còn hoạt động và bày tỏ ý kiến chính trị mấy năm qua. Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, thêm một số người bị bắt vào tù như ông Nguyễn Lân Thắng, ông Phan Tất Thành, thêm một số gia đình bị phân ly. Công an không liên quan gì tới biến đổi khí hậu...
02 Tháng Mười 20246:42 CH(Xem: 179)
Nghiên cứu tập trung vào 6 tổ chức trên: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Chi phái Cao Đài 1997, Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Bắc, Hội thánh Tin lành Việt Nam – miền Nam, và Ủy ban Đoàn kết Công giáo. Các tổ chức thành lập khi nào? Trở thành công cụ của nhà nước ra sao? Tiếp tay, hoặc bỏ mặc và phản bội tín đồ, khi nhà nước đàn áp tôn giáo như thế nào? Tấn công, phỉ báng các nhóm tôn giáo và tu sĩ độc lập, chiếm đoạt các cơ sở tôn giáo ra sao? Làm biến chất tôn giáo qua các hình thức tuyên truyền tư tưởng cộng sản và các hoạt động mê tín dị đoan gì?
01 Tháng Mười 202410:17 CH(Xem: 196)
6 tổ chức tôn giáo bị nhà nước điều khiển được nghiên cứu gồm có: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chi Phái Cao Đài 1997, Ban Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc, và Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo. Bản tường trình kết quả nghiên cứu cho thấy, một mặt Ban Tôn Giáo Chính Phủ điều khiển các tổ chức tôn giáo được phép hoạt động để làm công cụ cho họ, mặt khác Bộ Công An đe doạ, áp lực để lùa các tín đồ độc lập tham gia các tổ chức bị điều khiển này; những ai cưỡng lại thì bị đàn áp nặng nề, kể cả bị tù đày và có khi bị giết...
30 Tháng Chín 20247:19 CH(Xem: 466)
Tuy nhiên, tòa án cho biết thêm ông Y Quynh có 30 ngày để kháng cáo bản án, nhưng nếu chính phủ Thái Lan không có động thái nào được thực hiện trong vòng 90 ngày thì ông Y Quynh phải được trả tự do. Nhà hoạt động người Thượng mặc đồng phục tù màu nâu, tỏ ra bình tĩnh và được chuyển đến Trại tạm giam Bangkok. Luật sư Nadthasiri Bergman, người bào chữa cho nhà hoạt động vì quyền của người Thượng, cho hay ông Y Quynh đã thề sẽ chống án. "Chúng tôi thất vọng với phán quyết. Chúng tôi đang làm việc để kháng cáo", bà nói.
30 Tháng Chín 20247:18 CH(Xem: 303)
Trong bài phát biểu của mình trước Liên Hiệp Quốc, bà Penelope Faulkner đã nhắc đến cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2024. Tại kỳ kiểm điểm này, 133 quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 320 khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình nhân quyền. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 271 khuyến nghị (85%), trong số này 253 khuyến nghị được chấp nhận hoàn toàn và 18 khuyến nghị được chấp nhận một phần.
30 Tháng Chín 20247:12 CH(Xem: 293)
Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam sử dụng Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng 2016 thực chất là để đàn áp tự do tôn giáo khi các điều trong luật này bắt các tổ chức tôn giáo phải đăng ký các hoạt động với chính quyền, cung cấp cho chính quyền danh sách của các chức sắc và bổ nhiệm chức sắc. Luật cũng cho phép Ban Tôn giáo Chính phủ được quyền bãi miễn chức vụ của các chức sắc tôn giáo trong các nhóm tôn giáo được Chính phủ thừa nhận.
26 Tháng Chín 20248:38 CH(Xem: 427)
Theo lời vị mục sư kể trên, lãnh đạo ECVN-South chỉ miễn cưỡng thoả hiệp làm trợ cụ đàn áp tôn giáo vì phải tuân lệnh của nhà nước. Chúng ta phải hiểu lý do nhà nước dùng họ làm trợ cụ: để tránh bị lên án và bị trừng phạt bởi quốc tế. Đó là chiêu ném đá giấu tay. Đối lại, mỗi khi chính quyền ép người Thượng từ bỏ hội thánh độc lập của họ để tham gia ECVN-South thì chúng tôi vận động quốc tế lên án luôn cả ECVN-South vì là đồng thủ phạm vi phạm quyền tự do tôn giáo. Khi hòn đá bị rọi đèn pha, bàn tay ném nó sẽ bị lộ. Chiêu ném đá giấu tay mất tác dụng, có khi còn phản tác dụng.
25 Tháng Chín 20249:50 CH(Xem: 646)
Tờ mờ sáng hôm 5 tháng 9, công an đến nhà bắt hai vợ chồng Ông Y Thinh Nie lên đồn công an, giam mỗi người một nơi để khảo tra. Người vợ, bà H’Le Mlo, bị 4 công an viên khảo tra và ép phải từ bỏ Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên và tham gia Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam do nhà nước điều khiển. Công an đe doạ sẽ vu cho bà và chồng liên quan khủng bố để bỏ tù nếu tiếp tục sinh hoạt tôn giáo độc lập. Đến 9 giờ tối thì bà H’Le Mlo được cho về nhà.
24 Tháng Chín 20247:46 CH(Xem: 1290)
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!
19 Tháng Chín 2024
Tôi có viết một bài về hiện tượng này, từ góc nhìn chung với các nhóm đảng viên Cộng hòa không-chấp-nhận-Trump vốn bấy lâu đặt hy vọng vào việc TT Biden sẽ giúp, thêm một lần nữa, chấm dứt tham vọng trở lại vị trí tổng thống quyền lực nhất thế giới này của ông Trump. Sự việc ngã ngũ ra sao, ai cũng đã biết. Cũng như ai cũng đã biết ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump bị suy thoái tri thức và quên lãng, lẫn lộn các sự kiện, nhân vật thực với hư do bởi tuổi già cộng với cá tính tự kỷ tự cao tự đại ra sao, nhưng báo chí dòng chính vốn mệnh danh trung lập không hề khai thác thành tin hoặc mở một cuộc điều tra về đề tài tâm thần này.