Theo đạo là quyền của ai?

15 Tháng Chín 20166:30 CH(Xem: 4973)

TỰ DO TÍN NGƯỠNG
Theo đạo là quyền của ai?

ygt



Phạm Trần (Danlambao)
 - Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.
Điều 24 trong Hiến pháp viết:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Trong điều 24, không có câu quen thuộc: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" như vẫn thấy ghi trong nhiều điều của Hiến pháp 2013. Mấy chữ "do pháp luật quy định" chỉ có tác dụng nhằm vô hiệu hóa ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp.
Chẳng hạn như Điều 25 của Hiến pháp quy định rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." 
Nhưng trong thực tế người dân Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí vì nhà nước tự cho phép mình cấm tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin và kiểm soát dư luận. 
Luật báo chí chỉ dành riêng cho các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị và xã hội của đảng. Các tổ chức này là chủ nhân (cơ quan chủ quản) của số 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. 
Số gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ đều phải làm việc phục vụ và tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.
Công dân Việt Nam cũng không có quyền được tự do hội họp, chưa được phép lập hội và biểu tình vì chưa có luật theo quy định của điều 25.
Như vậy họ có vi phạm Hiến pháp không?
Vậy tại sao nhà nước lại cần có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để kiểm soát người theo đạo trong khi Hiến pháp không đòi hỏi phải có luật quy định? 
Có nhiều nguyên nhân nhưng điểm cốt lõi là đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) là một đảng vô thần. Trên 3 triệu đảng viên cũng vô thần. Tiêu biểu như trong Quốc hội, khóa XIV có 494 Đại biểu (thay vì 500 như kề hoạch ban đầu) thì đã có tới 473 đảng viên. Ngoài đảng chỉ có 21 người, nhưng số người có tôn giáo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều khai lý lịch "không có tôn giáo" thì họ biết gì về ý nghĩa của Tôn giáo mà bầy biện ra luật để kiểm soát và làm khó dễ người có đạo?
Như vậy đem chuyện Tôn giáo nói với đảng cầm quyền vô thần và những người vô thần thì có hơn gì nói chuyện với đầu gối?
Vẫn biết là phí thời giờ và vô ích, nhưng vì nhà nước vô thần này vẫn muốn húc đầu vào đá để viết ra dự thảo “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” nên người dân phải lên tiếng.
Cho đến tháng 9/2016 đã có tiếng nói góp ý của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đại biểu của các Tổ chức chính trị và xã hội, hầu hết của đảng và nhà nước lập ra để yểm trợ việc thi hành các chính sách của đảng và nhà nước; của một số Đại biểu Quốc hội và của Giáo hội Công giáo. 
Nhận xét chung của các giới này là bản Dự thảo mới, dường như lần thứ 6 thì phải, đã thông thoáng hơn trước nhưng còn nhiều điểm cần làm rõ hơn trước khi đem ra thảo luận tại kỳ họp 2 của Khóa XIV vào tháng 10/2016. Nhiều giới hạn, kiểm soát tôn giáo và gây khó khăn cho người theo đạo vẫn tồn tại.
Một số điểm chính
Căn cứ vào bản Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Chuyên trách ngày 8/8/2016 thì Luật này xác nhận:
1. "Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
 
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân."
Nhưng tại sao lại “bảo hộ” rồi còn “quản lý” nữa?
Dự luật viết thế này: "1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
 
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. 
 
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
 
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định."
Như thế thì không phải là kiểm soát các tổ chức tôn giáo và tín đồ của họ là gì?
Dự luật còn quy định việc gọi là "Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo".
Dự luật viết: "Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo."
 
"Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
 
Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo:
 
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của ủy ban nhân dân các cấp;
 
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo."
Về những điều mở mới của Dự luật thì nhà nước cho phép các tôn giáo và người dân được quyền "khiếu nại và khởi kiện".
Dự thảo viết: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo…"
Nhà nước còn cho phép: "Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tài Tòa án có thẩm quyền đối với hành vi của tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác…"
Và: "Mọi cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo."
Lần đầu tiên nhà nước đã nhìn nhận "Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại".
Dự thảo cũng cho phép: "Người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của mình."
Và: "Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc theo học tại trường đào tạo tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu hoặc theo học tại các trường đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý."
Cho đến nay việc tu hành của công dân vẫn gặp nhiều khó khăn về lý lịch.
Khó khăn tồn tại
Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi lễ thờ phượng vẫn gặp trở ngại tại nơi mà chính quyền “không công nhận là hợp pháp” như Dự thảo minh thị rằng: "Chức sắc, chức việc, người lãnh đạo tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo có quyền tự do thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách; giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác."
Chế độ “đăng ký” và xin phép tổ chức lễ và các hoạt động của tôn giáo không thay đổi. Tỷ dụ như họ viết: "Cơ sở tín ngưỡng phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng diễn ra trong năm. Việc đăng ký này chỉ thực hiện một lần.
 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận nội dung đăng ký thì phải nêu rõ lý do."
Hay: "Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày trước khi tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau:
 
a) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) gửi thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội;
 
b) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là huyện), gửi thông báo đến ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi tổ chức lễ hội;
 
c) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) hoặc trong nhiều tỉnh, gửi thông báo đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi tổ chức lễ hội.
 
2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự trong lễ hội. 
 
3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
 
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo."
Nhưng bắt buộc này tuy không mới nhưng tiếp tục gây khó khăn cho các Tôn giáo vì trong quá khứ đã xảy ra nhiều trường hợp chậm giải quyết, hay không đồng ý mà không hề cho biết lý do khiến các tôn giáo chới với hay phải hủy bỏ sau khi đã tốn phí tổ chức. 
Ngoài ra, Dự thảo cũng vẫn duy trì những ngăn cấm mơ hồ và nguy hiểm như: 
"1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 
 
2. Ép buộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
 
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. 
 
4. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến: 
 
a) Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; 
 
b) Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; 
 
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
 
d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; 
 
đ) Chia rẽ người theo tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân. 
 
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi."
Nhưng Dự thảo không giải thích thế nào là "Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân."?
Như vậy, nhà nước vẫn có thể, như trong quá khứ, lạm dụng quyền hành để hạn chế hay chống phá các hoạt động tôn giáo.
Khi nói đến “nghĩa vụ công dân” thì chuyện này, vẫn thường xảy ra cho tín đồ Công giáo vào những ngày Chúa Nhật hay lễ hội đặc biệt của Giáo hội Công giáo. 
Nếu không muốn giáo dân đi lễ hay tìm cách gây khó khăn cho người theo đạo có thể giữ đạo thì các cấp chính quyền chỉ việc bày ra các công tác lao động có tính bắt buộc vào đúng ngày giờ giáo dân phải đến nhà Thờ. Bởi vì giữa giữ đạo và phải lao động theo đòi hỏi của nhà nước để giữ miếng cơm manh áo thì người dân không còn cách nào khác là phải tuân theo lệnh nhà nước!
Thay đổi khích lệ
Ngoài những khó khăn và ràng buộc, Dự thảo mới cũng đã có những điều thay đổi mới quan trọng đáng khích lệ trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc và việc các Tôn giáo tham gia vào công tác giáo dục và xã hội.
Thay đổi lớn gồm: "Tổ chức tôn giáo sau khi thực hiện việc phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả: Hoà thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành, phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài và những phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.
 
2. Đối với các trường hợp phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả."
Trước đây, đặc biệt đối với Giáo hội Công giáo thì việc “phong phẩm” trong Giáo hội phải có phép và phải được nhà nước đồng ý theo cách “xin-cho” từng gây rất nhiều khó khăn cho việc thay thế hay bổ nhiệm.
Bằng chứng như trong quá khứ nhà nước CSVN đã nhúng tay vào nhiều vụ bổ nhiệm các Giám mục mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam của Tòa thánh Vatican.
Từ việc phong phẩm, việc thuyên chuyển cũng dễ dàng hơn theo đề nghị của Dự thảo mới. Họ viết: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến trước khi thuyên chuyển chậm nhất là 20 ngày. 
 
Văn bản thông báo nêu rõ họ tên, phẩm trật, chức vụ trong tổ chức tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến."
3. Trường hợp chức sắc, chức việc, nhà tu hành vi phạm một trong các quy định tại Điều 5 Luật này, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc dừng việc thuyên chuyển.
(Điều 5 quy định những ngăn cấm như đã nêu trên)
Ngoài ra, Dự thảo mới cũng cho phép lần đầu tiên các Tôn giáo được hoạt động giáo dục và y tế.
Chẳng hạn như họ viết: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục."
Hay cũng có thể là giải pháp thứ 2: "Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục."
Các Tôn giáo cũng được phép "Hoạt động y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo."
Dự Luật đề xướng: "1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và thực hiện các hoạt động y tế, bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo trợ xã hội.
 
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật."
Đây là kết quả của đề nghị trong nhiều năm của các tổ chức Tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo.
Tuy nhiên, tất cả những điều ghi trong Dự thảo còn phải được Quốc hội chấp thuận thông qua tại kỳ họp vào tháng 10. Quốc hội có thể sẽ thay đổi nhiều hay ít, nhưng bên cạnh những cởi mở, nhà nước CSVN vẫn không từ bỏ kiểm soát các Tôn giáo.
Đó là hậu quả của một đảng cầm quyền vô thần và một nhà nước không hề biết đến giá trị của Tín ngưỡng - Tôn giáo. -/-
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 20247:39 CH(Xem: 395)
Ông Y Quynh Bdap, một trong số sáu người bị xét xử vắng mặt dưới cáo buộc phạm tội “khủng bố”, và bị tuyên án 10 năm tù giam, cho đài RFA biết sau khi phiên toà kết thúc: “Đây là cáo buộc phi lý, họ không đưa ra bằng chứng nào mà lại cáo buộc tôi như vậy. Cái mức án mà họ đưa cho tôi là không đúng. Tôi đâu có tham gia vào vụ này mà họ lại xử tôi với mức án 10 năm.” Áp dụng Điều 331 và Điều 117 Bộ luật Hình sự Hai Điều 331 và 117 của Bộ luật Hình sự tiếp tục được áp dụng chủ yếu trong các vụ bắt giam và kết án tù những người cất tiếng nói chỉ trích ôn hoà ở trong nước. Số người bị bắt vì hai điều này trong năm 2023 chiếm hơn một nửa tổng số tù nhân lương tâm bị bắt giữ trong năm.
03 Tháng Năm 20249:38 CH(Xem: 865)
Theo một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam gửi Liên Hiệp quốc, quốc gia này có 6 cơ quan đa truyền thông, 127 cơ quan báo, 670 tạp chí, 72 đài truyền hình và truyền thanh, 72 kênh truyền thanh. Tuy nhiên, RSF cho rằng báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ và hiện có 35 nhà báo bị cầm tù "biến Việt Nam thành nhà tù lớn thứ ba trên thế giới đối với nhà báo." Hai quốc gia còn lại là Myanmar - 69 nhà báo và Trung Quốc với 109 nhà báo bị bỏ tù.
02 Tháng Năm 20248:58 CH(Xem: 399)
USCIRF, cơ quan độc lập giám sát các hoạt động tự do tôn giáo quốc tế do Quốc hội Hoa Kỳ thành lập, nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2023 “không có gì thay đổi” so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận. “Nhà chức trách tiếp tục bách hại những cộng đồng tôn giáo độc lập không tuân thủ sự kiểm soát của nhà nước”, báo cáo viết. “Nhà chức trách tiếp tục bách hại các nhóm tôn giáo sắc tộc như người Thượng và người Hmong theo đạo Tin Lành, các Phật tử Khmer Krom, và ...
02 Tháng Năm 20248:58 CH(Xem: 351)
“Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba trong Chỉ số, với 19 nhà văn bị cầm tù, khi Chính phủ ngày càng siết chặt quyền tự do ngôn luận vào năm 2023. Việt Nam đã sử dụng nhiều luật bao gồm Bộ luật hình sự năm 2015, Luật An ninh mạng và các nghị định khác để bỏ tù các nhà văn và nhà bất đồng chính kiến cũng như trấn áp quyền tự do ngôn luận trên mạng,” báo cáo viết. Báo cáo cũng chỉ trích việc Chính phủ Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự như Điều 117- tuyên truyền chống nhà nước, Điều 109- hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, hay Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ, để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
02 Tháng Năm 20248:56 CH(Xem: 186)
Tuyên giáo, Công an thật đại tài Phản biện bây giờ có mấy ai? Đám già bị quấy, đành buông bỏ Bọn trẻ vào tù, bất đúng sai! Công tội trăm năm nhìn mới rõ Lập công cho Đảng tội với ai? Bóp nghẹt tư duy bao thế hệ Liệt kháng toàn dân liệu có sai?!
01 Tháng Năm 20247:29 CH(Xem: 722)
USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được Chính phủ thừa nhận. Báo cáo có đoạn viết: “Các giới chức tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo như những người Thượng theo Tin Lành, những người Khmer Krom theo Phật giáo, những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình. Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do của người Thượng theo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
25 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 1237)
Ân xá Quốc tế cho biết một nghiên cứu của tổ chức này phát hiện: từ tháng hai đến tháng sáu năm 2023, một chiến dịch có liên quan đến cơ sở hạ tầng của phần mềm gián điệp tấn công có tên Predator do nhà cung cấp Intellexa phát triển đưa ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội vào tầm ngắm. Những tài khoản mạng xã hội này thuộc 27 cá nhân và 23 tổ chức; một vài trong số đó là người Việt Nam. Bên cạnh đó, các công cụ của Intellexa còn được bán cho những công ty Việt Nam có liên quan đến Bộ Công an.
24 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 1262)
Bà Thu được chồng cho biết thức ăn mà trại giam cung cấp không hợp vệ sinh khiến ông Phương vài lần ăn vào bị đau bụng và tiêu chảy, do vậy, ông chỉ ăn cơm trắng của trại cung cấp. Nước sinh hoạt dường như được bơm trực tiếp từ sông lên và không qua lọc nên rất đục và nhiều khi có cả cá con và nòng nọc chết, khiến đa số người tù ở đây bị viêm da triền miên, ông Phương kể lại với vợ. “Hiện nay thì phía Trại giam An Điềm đang đối xử một cách vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm, rất mong cộng đồng và quốc tế có thể lên tiếng để phía Trại giam An Điềm ngừng ngược đãi các tù nhân lương tâm,” bà Thu chia sẻ.
23 Tháng Tư 20247:57 CH(Xem: 851)
Việt Nam được báo cáo đáng tin cậy như tình trạng chính phủ cho giết hại người dân một cách phi pháp, tùy tiện; tình trạng giới chức chính phủ tra tấn, đối xử vô nhân đạo, độc ác; hoạt động cưỡng bức điều trị tâm lý, y tế; bắt giữ, giam cầm tùy tiện; hệ thống tư pháp không độc lập; đàn áp xuyên biên giới đối với những cá nhân tại nước khác; hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, quyền tự do Internet; quyền tự do hội họp ôn hòa, tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo - tín ngưỡng, quyền tự do đi lại; người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, quyền tự do tham gia các đảng phái chính trị...
22 Tháng Tư 20248:21 CH(Xem: 627)
Vào tháng 2 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đệ trình bản tự kiểm lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Bản tự kiểm này bị HRW cho là đầy rẫy thông tin sai lạc về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. Thống kê của HRW cho thấy từ tháng 1/2019 đến tháng 8/2023, Việt Nam đã truy tố và kết tội ít nhất 139 người chỉ vì lên tiếng phê phán chính phủ hoặc tham gia các tổ chức ủng hộ dân chủ. Và từ tháng 8/2023 đến nay, có thêm 23 người bị kết án tù do thực hành các quyền dân sự và chính trị một cách ôn hòa.
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...