Hổm rày mặt trận miền Phây ở xứ Vệ, nhà Sản sóng gió chợt nổi lên đùng đùng, mưa bão ì xèo. Một “sự cố” vừa xẩy ra khiến thiên hạ bàn tán, cãi nhau, chửi nhau, cười cợt rộn ràng như chợ cá Trần Quốc Toản, quân 10 hồi nẫm.
Nguyên nhân gây ra “sự cố” là một cuốn phinh có tên Đất Sình Phương Nam. Cuốn phinh (nghe nói) từ đạo diễn, kịch bản (scrift), đến diễn viên, người quay (cameraman), vẽ kiểu trang phục, quần áo cho diễn viên,...đều toàn dân xứ Vệ 100% lô cồ, không có yếu tố ngoại nhập hay “lạ”. Dùng chữ (nghe nói) bởi vì văn hóa xứ Vệ (cũng nghe nói) từ lâu đã được (âm thầm) chỉ đạo bởi một quyền lực nào đó ở phương Băc.
Họ Thạch tui có 2 lý do để không coi phinh này, thứ nhất là nó chưa được công chiếu cũng như tư chiếu ở hải ngoại, hai là (bản tính) không thích phinh do xứ Vệ sản xuất, bởi hầu hết – nói theo văn chương nhà Sản – không có chất lượng, kịch bản kém, đạo diễn dở, thiếu kiến thức, thiếu chuyên môn, diễn viên đa số không có khả năng diễn xuất.
Tuy nhiên, chưa và (sẽ) không coi là một chuyện, cũng chẳng ai cấm mình có lời Mao Thánh Phán, bàn về những lời bàn chung quanh cuốn phinh.
“Sự cố” đúng ra chẳng có chi ồn ào, náo nhiệt nếu không có sự tham gia, góp lời bàn của một vài cây đa, cây đề trong làng văn chương xứ Vệ như anh Ô-sin Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc. Ô-sin Huy Đức gọi những khán giả phê phán, chỉ trích phinh Đất Sình Phương Nam là mang tâm thức nô lệ, sợ hãi những chuyện không đáng.
Anh Ô-sin cho rằng những khán giả phê phán, bài xích cuốn phinh vì nội dung cũng như lời đối thoại trong phinh nhằm đề cao Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn – hai tổ chức kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc xuất xứ từ Trung Hoa - không nhắc đến công lao của nhà Sản là mang tâm thức nộ lệ, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù (phương bắc).
Anh bênh vực nhóm làm phinh, cho rằng một khi cục Điện Ảnh đã duyệt là mọi chuyện, từ hình thức đến nội dung đều ô kê – con gà đen.
Khán giả, tất nhiên không thấy thoải mái, dễ chịu với lời phê bình, nhận định của anh Ô-sin. Nhiều người “bức xúc” kịch liệt phản đối nhưng thôi. đó là chuyện chẳng ăn nhập gì với họ Thạch tui, Ô-sin nói bậy thì để thiên hạ nạo Ô-sin.
Ngoài lề một chút. Đất Sình Phương Nam được dựng thành phinh từ tác phẩm Đất Rừng Phương Nam của ông Đoàn Giỏi, một nhà văn của miền Nam, tập kết ra Bắc năm 1954, từng bị ĐCS kỷ luật vì viết bài phê bình cụ Phan Khôi trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Theo nhận định của ĐCS, ông Đoàn Giỏi phê bình cụ Phan Khôi nhưng mục đích chính lại là giới thiệu những tác phẩm của cụ như Ông Năm Chuột, Cây Cộng Sản (còn gọi là Cây Chó Đẻ hay Cỏ Cụ Hồ)...
Trở lại chuyện chính. Diễn viên chính của phinh Đất Sình Phương Nam là Trấn Thành, đóng vai bác Ba Phi, bị dân xú Vệ, cộng đồng mạng gọi là Bác Ba Philosophy – có thê do những phát ngôn lộn lèo trước đây – không lên tiếng, ngậm miệng lãnh tiền.
Không đi sâu vào những chỉ trích, đánh giá của khán giả về nội dung, hình thức cuốn phinh Đất Sình Phương Nam, chỉ nói việc khán giả phê bình, chỉ trích quá sức lẽ minh nên cục điện ảnh sau khi (thành khẩn) tiếp nhận phê bình của khán giả đã “nhanh chóng” sửa đổi lời đối thoại trong phim – những đoạn dễ gây hiểu lầm (5).
Thiệt (là) tình. Có lẽ xứ Vệ, thời nhà Sản là xứ duy nhất trên thế giới khi quay một cuốn phinh phải thay đổi lời đối thoại của diễn viên trong phinh cho phù hợp với ý muốn của khán giả – cũng tốt thôi – nhưng nếu mọi chuyện khác cực kỳ quan trọng, khẩn thiết hơn như chuyện giáo dục, y tế, chuyện biển, đảo, đất đai, phá rừng xây hồ thủy lợi..., những kẻ cầm quyền, lãnh đạo nhà Sản chịu khó nghe dân phản biện lên tiếng, nhanh chóng sửa sai theo ước nguyện của dân thì hay biết mấy.
Một chuyện bên lề khác nẩy sinh khi phinh Đất Sình Phương Nam được đem “công chiếu”, đó là chuyện bà Hồ Thị Ngọc Sương, hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đồng Khởi quận 1, thành phố HCM gửi thư ngỏ “kêu gọi” phụ huynh học sinh cho con em đi coi phinh Đất Sình Phương Nam với chi phí là 80.000VNĐ. Lá thư kêu gọi nhưng có ghi rõ bên dưới phần trả lời của phụ huynh là có cho con em tham dự không?
Lý do được nói tới trong thư ngỏ là giúp các học sinh tiếp cận việc đọc sách với tác phẩm được dựng thành phim, trải nghiệm giao lưu văn hóa, nghệ thuật... Lý do đằng sau, không được nói ra là gì thì...chỉ có bà Hồ Thị Ngọc Sương, ban giám hiệu trường Đồng Khởi biết rõ, biết chắc.
Cũng may, sau khi bị nhiều phụ huynh phản đối, phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận 1, TP HCM đã “vào cuộc”, điều tra, xem xét, thư ngỏ do đó đã bị thu hồi. May cho ai? Cho phụ huynh trường Đồng Khởi không bị bắt buộc chi một số tiền vào những chuyện tào lao hay may cho bà hiệu trưởng chưa bị dính thêm một “phốt” có thể trở thành củi của lò bác Tổng?
Từ những lời bàn, nhận định của khán giả, thái độ, phản ứng của Ô-sin, của cục Điện ảnh, họ Thạch tui thấy phinh Đất Rừng Phương Nam lầy lội quá nên “mạn phép” sửa tên phinh thành Đất Sình Phương Nam.
*********
Tất cả cảm xúc:
Bạn, Đinh Bảo Châu, Nam Nguyen và 21 người khác
Gửi ý kiến của bạn