Nạn nhân chuyến bay giải cứu: ‘bị bỏ mặc, hút máu và đối xử tệ’

06 Tháng Tám 20235:22 CH(Xem: 5386)
  • Tác giả :

     Nạn nhân chuyến bay giải cứu: ‘bị bỏ mặc, hút máu và đối xử tệ’
download (9)
                                                 Hình QĐB




VOA




Các nạn nhân đi trên chuyến bay giải cứu đều nói với VOA rằng họ bị đại sứ quán của Việt Nam bỏ mặc, bị vắt kiệt tiền bạc, bị đối xử tàn tệ ở các trại cách ly và lên án những quan chức ‘ăn trên xương máu đồng bào’ nhân phiên tòa sơ thẩm vụ chuyến bay giải cứu vừa kết thúc.


‘Chuyến bay giải cứu’ là chính sách được cho là ‘nhân đạo’, ‘nghĩa tình đồng bào’ của chính quyền Việt Nam hồi cao điểm đại dịch COVID-19 để cứu những người Việt bị kẹt lại nơi xứ người, lâm vào cảnh khốn đốn.

Tuy nhiên, hành động ‘nhân đạo’ này hóa ra là cơ hội để các quan chức Việt Nam kiếm chác hàng trăm tỷ đồng từ các chuyến bay giải cứu bị tố cáo là ‘ăn tiền cắt cổ’. Tổng cộng đã có 54 quan chức và các chủ doanh nghiệp phải ra tòa về các tội ‘Hối lộ’, ‘Đưa hối lộ’, ‘Môi giới hối lộ’ và ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn’, trong đó có bốn án chung thân được tòa tuyên hôm 28/7.

‘Đại sứ quán dửng dưng’

“Hành động đó được xếp vào diện đỉa hút máu người. Trong khi các nước khác hỗ trợ công dân người ta thì nước mình lợi dụng việc đó để trục lợi, đẩy người dân vào tình huống dở khóc dở cười,” bà Nguyễn Minh Huệ, một nạn nhân chuyến bay giải cứu, bức xúc nói với VOA từ Hà Nội.

Lúc dịch bệnh bùng phát, bà Huệ ở Pháp cùng chồng và con nhỏ. Chồng bà là công dân Thụy Sỹ sống ở Pháp. Bà đi trên chuyến bay giải cứu từ Paris về thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 11 năm 2021.

Bà nói vợ chồng bà đã mua vé máy bay về Việt Nam vào cuối tháng 7 năm đó nhưng khi ra đến sân bay thì được thông báo là ‘thời điểm đó Việt Nam không cho bất cứ người nào về’. Khi đó, bà đã phát hoảng và cùng chồng đến tòa đại sứ Việt Nam ở Paris nhờ giúp đỡ.

“Lên đấy bọn mình không được bất cứ sự trợ giúp gì của Đại sứ quán cả. Họ hầu như dửng dưng trước sự việc. Họ coi như họ không có trách nhiệm, mặc dù chồng mình cầu xin.”

Bà nói lúc đó bà xem tin tức thì được biết chính quyền trong nước có chủ trương mở ‘chuyến bay giải cứu’. Khi bà hỏi Đại sứ quán thì được trả lời rằng ‘trên tivi nói thì lên tivi mà hỏi’.

Chồng bà do có công việc đầu tư ở Việt Nam nên đã xin được giấy phép lao động để được vào Việt Nam. Nhưng họ chỉ cho mỗi chồng bà về chứ ‘nhất định không cho vợ con về cùng’ dù bà có hộ chiếu Việt Nam, bà cho biết.

Vợ chồng bà đã bốn lần lái xe hơn 100 km từ nhà đến đến tòa đại sứ ở Paris để nhờ giúp đỡ, bà kể, và dù bà đã trình bày hoàn cảnh là visa sắp hết hạn, không biết lái xe, không biết tiếng, không có người thân ở Pháp và có con nhỏ nhưng họ vẫn nói ‘không’.

“Đại sứ quán bảo việc đó là việc của mình. Mình muốn được giải cứu thì phải nhờ người ở Việt Nam. Bao giờ họ nhận được công văn gửi sang Đại sứ quán nói đồng ý cho Đại sứ quán cấp cho giấy thông hành thì mình mới được phép bay trên chuyến bay giải cứu,” bà Huệ kể.

Theo lời bà miêu tả thì ở tòa đại sứ Việt Nam ở Paris khi đó ‘có rất đông người đến xin cứu giúp’ và tất cả đều đứng ở sảnh hỏi vào. “Người ta còn không thèm tiếp mình, chỉ có một người thò đầu qua cửa kính, ai hỏi gì thì đưa văn bản vào cho họ đọc xong rồi trả lời, chứ hỏi miệng họ không thèm trả lời, gửi email không hồi âm, gọi điện không ai nhấc máy.”

‘Lo lót ở Việt Nam’

Không được giúp đỡ, chồng bà khi đó đã quyết định về Việt Nam trước một mình, để hai mẹ con bà ở lại Pháp. Về đến Việt Nam, chồng bà đã nhờ người thư ký ‘chạy chọt lo lót thế nào đó’ để đưa vợ con về.

Bà nói mặc dù Đại sứ quán ở Pháp cho biết ‘nhiều người đăng ký quá nên chuyến bay giải cứu không còn chỗ’ nhưng khi ‘lo ở Việt Nam xong thì có suất về ngay’.

Đến đầu tháng 11 thì người thư ký của chồng bà mới báo là ‘đã lo xong’ và bà Huệ đã được cho về. Lúc đó bà mới nhận được email của Đại sứ quán ở Pháp thông báo giờ giấc chuyến bay và yêu cầu phải thanh toán tiền ở Việt Nam ngay lập tức thì mới được xuất vé. Ngoài tiền vé máy bay và chi phí cách ly mà người quen của bà thanh toán ở Việt Nam, bà nói còn phải chi thêm ‘tiền bồi dưỡng’. Tổng cộng hai mẹ con bà về hết gần 200 triệu đồng.

Cùng hoàn cảnh với bà Huệ, một nạn nhân chuyến bay giải cứu khác là bà Quỳnh nói với VOA rằng khi dịch bùng phát bà đang đi công tác ở Vilnius, Lítva, và bị kẹt ở đó. Bà Quỳnh nói với VOA từ Hà Nội nhưng không chịu tiết lộ đầy đủ họ tên vì ‘sợ bị chính quyền trừng phạt’.

Khi đó, visa của bà đã hết hạn và chính quyền nước sở tại do thông cảm với hoàn cảnh của bà đã gia hạn thêm cho ba tháng nữa. Bà nói bà đã cố gắng liên lạc các đại sứ quán Việt Nam trên khắp châu Âu để xin về vì ở các nước Baltic, Việt Nam không đặt tòa đại sứ.

“Các tòa đại sứ đều trả lời rằng vì tôi chưa tiêm vaccine nên không được bay giải cứu,” bà kể. Do đó, bà đã đến trung tâm tiêm chủng ở Vilnius để xin chích ngừa thì được họ yêu cầu là cần có xác nhận từ Đại sứ quán Việt Nam nhờ giúp đỡ công dân thì họ sẽ chích.

“Người ta kêu là người ta không có trách nhiệm hỗ trợ công dân trong việc tiêm vaccine như thế này,” bà Quỳnh thuật lại câu trả lời của Đại sứ quán Việt Nam ở Thuỵ Điển.

Sau đó, bên trung tâm tiêm chủng nói rằng họ không cần giấy tờ, chỉ cần người của Đại sứ quán Việt Nam gọi sang xác nhận thôi thì họ sẽ cho tiêm nhưng đại sứ quán vẫn nói là ‘chúng tôi không biết’, bà nói thêm.

Đối đế, bà Quỳnh phải ra trung tâm y tế địa phương khai là dân vô gia cư để được chích ngừa. Nhưng vì chích chui nên bà cũng không được cấp mã QR, điều kiện để được tự do đi lại cũng như lên máy bay, bà cho biết.

“Họ gây khó khăn để mình không đăng ký được chuyến bay giải cứu do Đại sứ quán tổ chức,” bà lên án Đại sứ quán Việt Nam.

Lúc đó, bà đọc được quảng cáo về dịch vụ chuyến bay giải cứu trên các hội nhóm trên Facebook. Họ bán vé về từ Đức hơn 80 triệu, bà nói, nhưng do bà không có mã QR nên sợ không được cho vào Đức. Họ khuyên bà mua vé bay từ Litva về Malaysia, vì lúc đó Malaysia cho vào tự do, sau đó đăng ký lên chuyến bay giải cứu ở Malaysia về Việt Nam.

Tiền vé bay từ Litva về Malaysia thì bà phải tự mua. Số tiền bà trả để được bay giải cứu về Việt Nam từ Malaysia là 69 triệu đồng, cộng thêm ‘tiền bồi dưỡng’ mười mấy triệu nữa tổng cộng gần 90 triệu đồng, bà kể, so với giá trọn gói bao gồm cách ly do Đại sứ quán ở Thụy Điển đưa ra là hơn 2.000 euro mà không có chỗ. Tuy nhiên, khác với đại sứ quán, dịch vụ bên ngoài không đòi hỏi gì về chích ngừa hay xét nghiệm. “Chỉ cần đóng tiền xong là xuất vé đi luôn,” bà nói.

“Họ nói nếu chích ngừa rồi thì họ thu xếp cho cách ly chỉ một tuần thôi, thay vì hai tuần, nhưng phải trả đủ tiền cho hai tuần.”

Chuyến bay giải cứu từ Malaysia về Cam Ranh, Khánh Hòa, mà bà Quỳnh đi hồi cuối tháng 12 năm 2021 ‘không còn một chỗ trống’, bà nói.

Khi được hỏi cảm giác khi về đến Việt Nam, bà Quỳnh bày tỏ: “Ối giời ơi, kiểu như xúc động ấy. Rất cảm ơn Đảng, Chính phủ đã cho mình về nước.”

“Ở lại Lítva sẽ chết, visa thì không được gia hạn nữa, không có tiền bạc để sống, không kiếm được tiền, công việc ở nhà không bỏ được, con nhỏ ở Việt Nam thì mới vài tháng tuổi nên bắt buộc phải về,” bà giãi bày. “Trong tình thế đó, có phải bỏ ra bao nhiêu tiền để được về cũng phải chịu.”

“Lúc đó cứ tưởng Nhà nước mở chuyến bay đó phải bỏ ra rất nhiều tiền, phải trợ giá nên mới được giá như vậy,” bà nói về cảm giác biết ơn lúc đó và cho biết bình thường đi từ Liva về Việt Nam ‘chỉ mười mấy, hai mươi triệu thôi’.

‘Cách ly tồi tệ’

Bà Quỳnh được đưa về cách ly ở Cam Ranh trong một tuần. Cách ly xong, bà mua vé bay về Hà Nội. Bà mô tả khu cách ly ‘mang tiếng là khách sạn mà như nhà trọ, rất tồi tàn’.

“Nó xuống cấp nhìn rất gớm, nhà vệ sinh rất tệ,” bà nói. “Hai người vào một phòng. Cơm hộp ngày ba suất. Ngày nào cũng bị chọt mũi test nhanh.”

Về phần mình, bà Nguyễn Minh Huệ đặt vấn đề trên chuyến bay của bà toàn bộ là người từ châu Âu, trong đó có Đức, Ba Lan, Hungary…, về Hà Nội nhưng ‘tại sao lại đưa chúng tôi về thành phố Hồ Chí Minh?’

Những hành khách trên chuyến bay của bà sau đó được đưa đến trung tâm cách ly vốn là ký túc xá dành cho sinh viên ở Bà Rịa. Bà cùng 5 người khác vào cùng một phòng trên tầng 5 mà bà mô tả là ‘giống như trại tập trung’.

Giường ngủ là giường có thanh sắt chỉ trải một tấm chiếu lên trên. “Họ lợi dụng cái đấy để bán cho mình đệm bông. Giá thị trường giỏi lắm chỉ 40-50 ngàn một chiếc mà họ bán đến 340 ngàn nhưng cuối cùng ai cũng phải mua,” bà kể.

Do có con nhỏ mà không được cấp nước nóng nên bà phải bỏ ra 380 ngàn đồng mua một chiếc bình đun siêu tốc. Khi ra khỏi trại, bà nói bà phải bỏ lại bình nước đó để họ lấy lại ‘bán tiếp cho người đến sau’.

Về khẩu phần ăn uống ở trại cách ly, bà mô tả là ‘cực kỳ khủng khiếp’, đến nỗi bà phải đi hái thêm rau, đu đủ ở xung quanh trại và phải trả thêm 450 ngàn mua một con gà cho con ăn mà ‘dai nhai không nổi’.

“Đói quá ai cũng phải mua thêm đồ ăn. Mà đâu có ai đem theo tiền Việt thì trong đó họ có dịch vụ đổi euro, đổi đô la, bao nhiêu cũng đổi hết.”

Trải nghiệm kinh hoàng nhất, theo lời bà, là khi kết quả xét nghiệm cho thấy ai đó bị dương tính mà bà mô tả là ‘bị đối xử như tội phạm’.

“Chỉ cần có một người bị nghi nhiễm thì thôi rồi. Họ phóng loa, gõ kẻng inh ỏi, sau đó họ dùng hết tất cả chất khử trùng phi vào phòng có người nhiễm xịt thẳng vào người, đem hết chăn chiếu ném ra ngoài sân, lùa hết mọi người trong phòng đó đi đến một khu khác,” bà kể.

Bà Huệ tố cáo ‘trại cách ly cố tình giữ kết quả xét nghiệm lần cuối’ để đến ngày cuối cùng mới thông báo khiến cho mọi người phải cập rập đặt vé bay về Hà Nội vào phút chót và phải chịu mức giá gấp hai, gấp ba lần.

‘Muốn được bồi thường’

Theo dõi phiên tòa chuyến bay giải cứu, bà Huệ nói bà thấy rất ‘uất ức’. “Cái dã man là chính những người đang trong tình cảnh khốn khổ nhất thì bị lợi dụng nhất,” bà bức xúc nói.

“Người Việt mình bị chính người Việt lột xương lột da. Nhà tôi chỉ có hai mẹ con, nhưng có gia đình có đến ba con nhỏ khốn khổ vô cùng.”

Bà nói bà ‘rất mong được bồi thường’ nhưng thừa nhận ‘khác nào hái trăng trên trời’ nên bà cũng đành ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’.

Bà Quỳnh bày tỏ bà ‘không hài lòng với các bản án được tuyên’. “Vụ này lớn, người ta quan tâm nên xử rình rang như vậy thôi,” bà nói và cho rằng án chung thân thì chỉ sau vài năm nếu cải tạo tốt hay chạy chọt thì sẽ được ra tù.

Các bị cáo bị đưa ra xử có cả đại sứ và nhân viên sứ quán Việt Nam ở Nhật, Malaysia, nhưng nhiều nạn nhân, trong đó có bà Quỳnh, bà Huệ, khẳng định còn rất nhiều tòa đại sứ Việt Nam ở các nước khác, nhất là ở châu Âu và Mỹ, ‘chưa bị lôi ra ánh sáng’.

Bà Quỳnh nói bà ‘không quan tâm lắm đến án chung thân hay tử hình’ mà ‘chỉ mong họ trả tiền lại cho các nạn nhân’.

“Nói không phải chứ đi ăn cướp của người đi ăn cướp thì cũng là ăn cướp thôi,” bà nói, ý nhắc đến việc các bị cáo nộp tiền vào công quỹ để được giảm án.

VOA đã liên lạc các đại sứ quán của Việt Nam ở Pháp và Thụy Điển cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỏi về những cáo buộc này cũng như công tác bảo hộ công dân nói chung trong thời kỳ cao điểm của dịch COVID-19. VOA cũng đã gửi câu hỏi đến lãnh đạo các tỉnh Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu về điều kiện cách ly người Việt hồi hương trong giai đoạn cuối năm 2021. VOA sẽ cập nhật bài báo khi nhận được phản hồi từ những cơ quan này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 20247:29 CH(Xem: 468)
USCIRF nhận định tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2022 trong khi chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được Chính phủ thừa nhận. Báo cáo có đoạn viết: “Các giới chức tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo như những người Thượng theo Tin Lành, những người Khmer Krom theo Phật giáo, những người Hmong theo đạo Dương Văn Mình. Giới chức chính quyền hạn chế các hoạt động tự do của người Thượng theo Tin Lành, bắt họ phải từ bỏ đạo, bắt giam và kết án họ với cáo buộc phá hoại đoàn kết dân tộc và lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
30 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 412)
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 20249:05 CH(Xem: 691)
Nhiệm vụ thứ hai là giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà thì CS làm hỏng sự việc do vượt quá chỉ tiêu dự tính. Ngày 30/4/1975 miền Nam bị chiếm cứ, thôn tính, sáp nhập thay vì giải phóng và cán bộ miền Bắc đông đảo kéo tràn vào quản lý (cai trị) thuộc địa mới (??) thay vì thống nhất. CS miền Bắc dù muốn dù không cũng gánh chịu, không rửa sạch tai tiếng cướp nước, cướp nhà, hôi của. Hoài bão “giải phóng miền Nam” còn là để miền Nam “tâm phục khẩu phục”, nhớ ơn, phục tòng. Cơ hội lại đến, mùa thu năm 2021 virus SARS-CoV-2 tác nhân đại dịch Covid-19 tràn ngập tàn phá miền Nam chưa được vắc-xin bảo vệ, đặc biệt TP HCM có số nhiễm và tử vong cao ngất. Nắm thời cơ Đảng điều động quân đội khí giới tối tân, tức tốc vào đánh đuổi con virus Covid ác ôn, giải phóng được miền Nam, tương tự Đảng đuổi sạch Mỹ, Ngụy ngày 30/4/1975 năm xưa.
26 Tháng Tư 20248:05 CH(Xem: 638)
Ngày 30/4 năm nay, má đang nằm ép bụng vào tấm vạt giường cho đỡ đói, thì đứa con gái, lúc này mắt nó gần mù rồi, lần mò lại giường má kiếm chuyện: -Bữa nay mừng ngày giải phóng nè, sao bà không dậy sửa soạn đi coi bắn pháo bông cho no bụng rồi về kể tui nghe. -Giải phóng cái thằng cha mày. Hồi trào ông Thiệu, tao nghèo chứ chưa đói bữa nào. Còn dư cơm gạo nuôi mấy thằng chó đẻ ăn, ai dè gặp toàn thứ vắt chanh bỏ vỏ. -Thì bà cũng vậy thôi. Tui thấy bà mỗi lần làm nước mắm, vắt chanh xong bà cũng liệng vô thùng rác, chớ có giữ lại đâu…
25 Tháng Tư 20249:33 CH(Xem: 550)
Ngày 30-4-1975, QĐND làm chủ Sài Gòn. Hai ngày sau, các cán binh QĐND xua đuổi tất cả thương binh VNCH ra khỏi Tổng y viện Cộng Hòa để giành chổ cho thương binh QĐND. Các quân y viện do quân đội VNCH xây dựng thuộc về chủ mới, từ giải phóng biến thành cướp đoạt. Khi ta thấy một người bị thương, ta đem người ấy vào bệnh viện cứu chữa. Ở đây, người bị thương đang nằm trên giường bệnh lại bị đuổi ra khỏi bệnh viện, đó là một hành động tàn ác. Đảng cộng sản kêu gọi người Việt ở nước ngoài khép lại quá khứ hướng tới tương lai, nhưng đảng cộng sản có khép lại quá khứ hướng tới tương lai với thương binh VNCH đang...
25 Tháng Tư 20249:30 CH(Xem: 480)
Bại trận oan khiên khổ nhục nấm mộ hoang Chí cả bốn phương vẫy vùng cơn sóng lớn Trùng dương chìm đắm trôi lạc triệu linh hồn Đất nước hòa bình sao còn nhiều nghiệt ngã Con người sống rệu rã bất mãn vô hồn Bốn mươi sáu năm chiến công khoe hổ lốn Gây nợ công đùn dân cõng khổ tơi bời Tiền trao nơi xứ "giãy hoài sao không chết" Bán nước đợ dân đem Cả Nước Xuống Hang Tư bản xe ôm xây lâu đài khôn hết biết Xếp Hàng Chó Ngựa chật kín cổng thiên đàng
25 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 831)
Ân xá Quốc tế cho biết một nghiên cứu của tổ chức này phát hiện: từ tháng hai đến tháng sáu năm 2023, một chiến dịch có liên quan đến cơ sở hạ tầng của phần mềm gián điệp tấn công có tên Predator do nhà cung cấp Intellexa phát triển đưa ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội vào tầm ngắm. Những tài khoản mạng xã hội này thuộc 27 cá nhân và 23 tổ chức; một vài trong số đó là người Việt Nam. Bên cạnh đó, các công cụ của Intellexa còn được bán cho những công ty Việt Nam có liên quan đến Bộ Công an.
24 Tháng Tư 20248:36 CH(Xem: 910)
Bà Thu được chồng cho biết thức ăn mà trại giam cung cấp không hợp vệ sinh khiến ông Phương vài lần ăn vào bị đau bụng và tiêu chảy, do vậy, ông chỉ ăn cơm trắng của trại cung cấp. Nước sinh hoạt dường như được bơm trực tiếp từ sông lên và không qua lọc nên rất đục và nhiều khi có cả cá con và nòng nọc chết, khiến đa số người tù ở đây bị viêm da triền miên, ông Phương kể lại với vợ. “Hiện nay thì phía Trại giam An Điềm đang đối xử một cách vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm, rất mong cộng đồng và quốc tế có thể lên tiếng để phía Trại giam An Điềm ngừng ngược đãi các tù nhân lương tâm,” bà Thu chia sẻ.
23 Tháng Tư 20247:57 CH(Xem: 639)
Việt Nam được báo cáo đáng tin cậy như tình trạng chính phủ cho giết hại người dân một cách phi pháp, tùy tiện; tình trạng giới chức chính phủ tra tấn, đối xử vô nhân đạo, độc ác; hoạt động cưỡng bức điều trị tâm lý, y tế; bắt giữ, giam cầm tùy tiện; hệ thống tư pháp không độc lập; đàn áp xuyên biên giới đối với những cá nhân tại nước khác; hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, quyền tự do Internet; quyền tự do hội họp ôn hòa, tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo - tín ngưỡng, quyền tự do đi lại; người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, quyền tự do tham gia các đảng phái chính trị...
23 Tháng Tư 20247:57 CH(Xem: 420)
Thế là tên Đại bịp ra toà! Đáng kiếp thay đời lão Ác ma! Hiểm kế chôn sâu đành hiện rõ! Mưu thâm giấu kỹ phải thòi ra! Hài lòng mấy bác đau tan đất! Thoả dạ bao anh xót nát nhà! Mới biết trời cao luôn có mắt! Đừng mơ nấp kỹ, mộng bay xa!!! Đồ lô
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...