Ai khủng bố ai?

21 Tháng Giêng 20209:50 CH(Xem: 7721)

Ai khủng bố ai?

50766622_412457682835387_70533666626863104_n

  Cánh Cò
RFA Blog



Ngày 2 tháng 5 năm 2011, lúc 1 sáng giờ địa phương Pakistan, Osama bin Laden, người sáng lập tổ chức al-Qaeda và chủ mưu các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ, đã bị lực lượng biệt kích của Hoa Kỳ giết chết bằng các phát súng bắn vào đầu và ngực. Lực lượng Navy Seal của Mỹ đã ghi hình toàn bộ cuộc đột kích này trong khi Tổng thống Barack Obama được chứng kiến trực tiếp toàn bộ chiến dịch cùng các quan chức hàng đầu như Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates truyền từ Pakistan về Nhà Trắng. Giám đốc sắp mãn nhiệm của Cục Tình báo Trung ương khi đó là Leon Panetta thuyết minh chiến dịch thông qua một màn hình video từ một nơi khác ở Washington.

Vào lúc gần nửa đêm 1/5, Tổng thống Obama tuyên bố với toàn thể người dân Mỹ rằng trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt và "công lý đã được thực thi".

Tám năm sau, rạng sáng ngày 3 tháng 1 năm 2019, tướng Qasem Soleimani - chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bị tên lửa Hellfire từ Drone của Mỹ hạ sát khi đang đi trên đoàn xe tại sân bay Baghdad. Đích thân Tổng thống Donald Trump phê chuẩn vụ tấn công với lý do "nhằm ngăn chặn một mối nguy tức thời đối với nước Mỹ".

Theo CNN, ông Donald Trump đã kể lại sự việc tại một sự kiện gây quỹ của phe Cộng hòa cuối tuần qua, và cho biết ông theo dõi vụ tấn công từ Phòng Tình huống ở Nhà Trắng. Cái chết của Qasem Soleimani được quay phim và xác chết của ông ta được xác định qua việc thử DNA.

Osama bin Laden và Qasem Soleimani đều là những tay tổ khủng bố của thế giới. Tiêu diệt hai tay tổ này là bổn phận và trách nhiệm của những người đứng đầu Nhà Trắng, tuy nhiên cả hai cuộc tấn công đều được quay phim để lấy chứng cứ và không có bất cứ báo cáo láo nào có thể để cho dư luận phanh phui và đặt câu hỏi. Chỉ một chiếc máy quay phim đơn giản người Mỹ đã cho thế giới biết thế nào là sự công chính trong khi thực thi công lý.

Trong khi đó tại Việt Nam, ông Lê Đình Kình trước khi chết chưa bao giờ bị nhà nước hay tòa án nào của Việt Nam khẳng định là khủng bố. Cũng không ai trong chính quyền Hà Nôi tuyên bố ông và gia đình có tên trong danh sách phản động và cần phải truy quét. Trước khi xảy ra biến cố Đồng Tâm cả gia đình họ vẫn tiếp xúc với người bên ngoài và nhiều người đấu tranh vẫn thường xuyên về nhà của ông để quay phim, trò chuyện với ông khi muốn tìm hiểu thêm về tình hình đất đai tại Đồng Tâm. Trước khi ông chết không ai tin ông là người chủ trương khủng bố, sau khi ông chết người ta lại càng không tin vào những gì mà nhà nước chụp mũ ông và gia đình bởi cách hành xử mà lực lượng công an trực tiếp tấn công vào Đồng Tâm không giống như Mỹ giết Osama bin Laden và Qasem Soleimani.

Nếu công an tấn công vào Đồng Tâm có trang bị những thiết bị quay phim thì sẽ không lúng túng khi có tới ba lần tường trình vụ Đồng Tâm nhưng không lần nào giống lần nào. Sự bất nhất ấy chứng tỏ Bộ Công an đã xem thường nhân dân lẫn cấp trên của họ khi báo cáo vụ việc mà họ đã lãnh lệnh thi hành. Không ai nghĩ rằng Công an tự ý bắn chết ông Kình vì phía sau những viên đạn đó là chỉ thị nghiêm khắc của một nhân vật nào đó có đủ thẩm quyền ra lệnh. Nhưng người ta cũng không tin người ra lệnh chỉ yêu cầu tiêu diệt ông Kình bất kể ông có chống cự hay không.

Thiếu bằng chứng của những thước phim quay lại hình ảnh thật tại hiện trường công an trở thành kẻ sát nhân máu lạnh trước một thi hài gầy gò với thương tích đầy mình. Nếu có bằng chứng ông Kình chống lại bằng những hung khí thì những vũ khí thô sơ được công an trưng ra sau khi vụ việc chấm dứt sẽ biện minh được gia đình ông Kình là những kẻ chống người thi hành công vụ, giống như vụ án anh em nhà Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng, tuy nhiên cũng không thể chứng minh ông và gia đình là những kẻ khủng bố.

Bởi vì ông Kình và gia đình chưa có hành vi nào gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng, xã hội hay chính phủ Việt Nam khi bị một tòa án nào đó của Việt Nam hay quốc tế ra lệnh truy nã hay vào danh sách khủng bố.

a (71)Khi công an tấn công vào gia đình ông Kình cùng những người khác trong làng Hoành xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 1 tháng 9 nếu những người này chống lại sự trấn áp “bất hợp pháp” ấy không thể gọi họ là khủng bố mà chỉ có thể áp đặt họ vào tội “chống người thi hành công vụ”.

Vì không thể chứng minh rằng ông Kình đã có hành vi chống lại người thi hành công vụ khi đưa ra câu chuyện 3 công an rơi xuống giếng trời trong nhà ông và bị phóng hỏa giết chết, Bộ công an không thể thuyết phục dư luận trước những lý do hớ hênh và ấu trĩ chỉ có thể lừa được người nhẹ dạ cả tin huống chi là cả một hệ thống luật pháp đầy những chuyên gia về tội phạm học. Sự ấu trĩ của công an đã khiến cả guống máy bị lên án. Khi ông Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ quyết định tặng huân chương cho ba người công an tử thương thì người dân cảm thấy hai ông này đang bị Bộ Công an lừa. Có lẽ bị lừa nên Thủ tướng “biểu dương sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an, là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia và nêu rõ, cần xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, vi phạm pháp luật.”

Chả có ai làm hại đất nước, an ninh quốc gia trong vụ Đồng Tâm cả. Nếu có một video quay lại toàn cảnh tấn công gia đình ông Kình chắc là Thủ tướng không nói như thế.

Và chắc rằng Vietcombank sẽ không bị nguyền rủa, tẩy chay khi ngăn cản không cho người dân gửi tiền phúng điếu cho đám tang của ông Kình sau khi ông mất. Mặc dù lệnh là do Bộ công an đưa ra nhưng tác hại thì Vietcombank lãnh đủ khi tuân theo cái lệnh mù quáng này.

Mù quáng và áp đặt vì ông Lê Đình Kình chưa bao giờ là một kẻ khủng bố nhưng bị lệnh phong tỏa tài khoản vì chủ tài khoản cung cấp tiền cho gia đình ông tức là cung cấp cho khủng bố.

Mỹ là đất nước ngăn chận dòng tiền nuôi dưỡng khủng bố mạnh nhất hành tinh nhưng chưa bao giờ một tài khoản nào bị cảnh sát phong tỏa mà không có lệnh của của án. Mọi định danh khủng bố chỉ có từ tòa án và vì vậy không ai bị chụp mũ, vu khoát hay tạo chứng cứ giả đề áp đặt người khác vào tội khủng bố. Ngay cả cơ quan quyền lực nhất như FBI hay CIA đều không qua mặt được tòa án để gán ghép công dân vào tội danh này.

Việt Nam không muốn học theo Mỹ vì chính quyền rất thông minh. Họ biết nếu mọi việc minh bạch và công khai thì chế độ có nguy cơ sụp đổ bởi những kẻ “khủng bố” chỉ vì bảo vệ đất đai như gia đình cụ Lê Đình Kình. Vì vậy một cái máy quay video tuy rẻ như bèo nhưng cơ quan công an không bao giờ mang theo trong mọi cuộc cưỡng chế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 20245:06 CH(Xem: 1756)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn “khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng gồm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.” Bởi vì: quyền con người ở đất nước chúng tôi chỉ là một giá trị ảo, đất nước chúng tôi dùng công an để đàn áp người dân, chúng tôi không có tam quyền độc lập mà chỉ có tam quyền độc đảng, do đó quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân là do công an đảm nhiệm. Trước là quản lý bằng hộ khẩu, CCCD gắn chip, sau là rình mò, bắt bớ...
06 Tháng Tư 20245:04 CH(Xem: 1585)
Tổ thức The 88 Project phát hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 đóng dấu “mật”, được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong chỉ thị này, Bộ Chính trị ra lệnh quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh đối với cả cán bộ và công dân, ngăn cấm hình thành tổ chức chính trị đối lập; một mặt hướng dẫn việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động, nhưng cấm thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.
06 Tháng Tư 20245:02 CH(Xem: 567)
Thời đại tôi đang sống Chiếc điện thoại là bạn Ra đường lắm kẻ gian Mẹ cha rồi con cháu Vơ chồng mất lòng tin Luật Pháp chẳng nghiêm minh Lừa đảo từ thương tầng Kẻ dưới chuyện bât lương Quan tham cứ bạt ngàn Sư thầy đi ngủ hoá Bạn bè tới anh em Chẳng còn gì luyến tiếc Chém giết vì tranh giành Mảnh đất của ông cha Phân lô rồi bán nền Đất của công nhà nước. Thời đại tôi đang sống Mọi thứ quá bất công Nơ công thì chồng chất Thuê phí cứ tăng cao Nguồn nước sạch cạn kiệt Người còn thiếu nước dùng Cây cối héo khô cằn.
05 Tháng Tư 20249:05 CH(Xem: 1319)
Gần đây nhất, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do, là trường hợp anh Vũ Minh Đức 31 tuổi lại bị tử vong sau khi làm việc với công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, không lâu sau đó với nhiều vết bầm trên cơ thể và có dấu hiệu bị tra tấn. Được biết anh Đức bị công an triệu tập để làm việc về một vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại xã An Phước vào đầu tháng 10 năm 2023. Vấn đề các nhân viên công lực bạo hành người dân vẫn xảy ra tại các quốc gia dân chủ trên thế giới, không chỉ riêng tại một quốc gia độc tài công an trị như tại Việt Nam. Sự khác biệt quan trọng nằm tại 3 trọng điểm như sau:...
05 Tháng Tư 20249:04 CH(Xem: 774)
Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á Châu. Cựu Bộ Trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc Hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó.
04 Tháng Tư 20247:53 CH(Xem: 2461)
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 888)
Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố hôm 1/4: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, người đã lên tiếng một cách ôn hòa về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. “Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương chỉ vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam", vẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. Bộ cũng kêu gọi Việt Nam “hãy trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công”.
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 827)
Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này. Bản thân ông Duy Hồ cũng bị giam lỏng tại gia từ ngày 18/3 tới nay. Ông nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA): “Ngày 25/2 (âm lịch) là ngày lễ của tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi làm lễ kỷ niệm Đức thầy vắng mặt. Tất cả cán bộ lãnh đạo không cho chúng tôi tổ chức ngày lễ này, nói là trong Hiến chương của Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quốc doanh không có ngày lễ này, và Nhà nước cũng không cho làm lễ ngày này.”
01 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 1112)
Một tín đồ của chùa Đại Thọ không chứng kiến vụ việc nhưng được những người thân xung quanh đó thuật lại vụ việc. Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong buổi chiều ngày 01/4: “Sáng nay có khoảng 100 công an mặc cảnh phục và thường phục cùng nhiều chó nghiệp vụ được điều động đến khu vực giảng đường để ngăn cấm mọi người tiếp cận khu vực này. Chính quyền cũng điều động khoảng sáu xe múc có gầu đến để phá huỷ giảng đường.”
30 Tháng Ba 20245:41 CH(Xem: 2367)
Đảng ngày nay mê say. Đô la vơ đầy túi. Mác-Lê không cần thiết. Chỉ vỏ bọc bên ngoài. Bên trong là tham nhũng. Chúng bán sạch quê hương. Qua mô hình phát triển. Đất nước chẳng tiến lên. Thấy giật lùi tụt hậu. Quê hương của chúng ta. Từ biển đảo đất liền Nay sắp thành Trung cộng. Lại bắc thuộc ngàn năm. Nhìn về đất nước tôi. Đứng bên đây tôi khóc. Cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau này đau quá. Chẳng biết bao giờ nguôi.
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...