Ai xuôi Vạn Lý

14 Tháng Năm 201810:02 CH(Xem: 4051)

                                         Ai xuôi Vạn Lý   
152



Tư Bến Nghé


Sách Đại Nam Thực lục Tiền biên, quyển 10 ghi chép như sau: Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 100 cồn cát... Chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Đến đầu thế kỷ 17 Chúa Nguyễn thành lập các đội Hoàng Sa khoảng bảy mươi người, lấy từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ba đêm thì tới nơi, và ở lại cho đến tháng Tám.

Trong sử liệu của Học giả Lê Quí Đôn (1726-1784), thì Vạn Lý Trường Sa là tên chữ để gọi chung cho cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng cái tên Bải Cát Vàng (Hoàng Sa) thì được quen gọi hơn. Ngay cả các bản đồ trong Thiên Nam Tứ Lộ Chí và tài liệu của Trung Quốc, như Toản Tập An Nam Lộ của Đỗ Bá Công 1686,  năm Chính Hòa Thứ 7 khi nói tới hai quần đảo này của Việt Nam, cũng đã dùng cái tên Bải Cát Vàng để gọi.

Và những gì Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Dôn (1726-1784), Và Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1782-1840) ghi chép, thì đội Hoàng Sa đã có hoạt động giữ đảo từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), cho đến thời vua Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi 1802, thì nhiệm vụ này mới được giao cho thủy quân triều đình đảm trách. Như vậy Huyện đảo Lý Sơn, hàng năm xuất phát dân binh đi giữ đảo, kéo dài có hơn hai thế kỷ!

Người bạn lính cũ Võ Mà của Tư tui, anh gọi quê cha mình bằng mấy tiếng thân thương Cù lao Ré, cái tên bình dị như những người dân làng chài ven biển này, nơi dừng chân của ông cha họ năm xưa lúc theo Chúa Nguyễn mở cõi phương Nam, và cũng từ những ngày rất sớm đó đến nay biết bao đời, họ vẫn nối tiếp nhau ra khơi xuôi Vạn Lý… Nhớ năm mươi năm trước theo bạn về An Vĩnh, thắp nhang nơi nhà thờ họ Võ, để thấy người dân làng chài nhỏ bé này, lòng họ đầy tự hào về cha ông, những dân binh xưa đi trấn đảo giữ vẹn biển bờ nước Nam.

-Có ai xuôi Vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng,

Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng

Trời chuyển mưa trong tiết tháng Ba…

Theo lệnh Vua, tháng Ba dân binh Lý Sơn giong thuyền ra Vạn Lý Hoàng Sa Châu làm lính đảo, và có phải câu chuyện những người ra đi hổng trở lại, mà người nhạc sĩ tài hoa (Lê Thương) như từng thú nhận, đã xúc động bởi tượng đá Vọng Phu ở Phú Yên (Tuy Hòa) trên đường vô Nam, thương cảm người trông chồng hóa đá, mà viết Ai Xuôi Vạn Lý:

 -Nên núi non thương tình, kéo nhau đi thăm nàng

Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, Vạn lý xuôi nước Nam…

Tháng Ba ra đi tháng Tám quay về, những kẻ hổng về để có người đứng trông đến hóa đá, đó là chuyện tích! Còn chuyện người dân binh đội Hoàng Sa, những người lính đảo đầu tiên của nước Việt ra khơi Vạn Lý, ngoài lương thực được cấp sáu tháng, họ mang theo thẻ bài ghi tên tuổi, đôi chiếu, 7 nẹp tre cùng dây mây, những vật cần để thủy táng, xác bó chiếu nẹp tre cột mây. Nhưng mấy khi trôi được về đất liền, để tưởng nhớ họ vẫn là những ngôi ‘mộ gió’, ngày nay xây mộ gió hương khói cho người thân bỏ xác ngoài biển, đã thành tục của người dân Lý Sơn.

Lịch sử giữ nước của dân Việt, đầy rẫy cái đẹp hào hùng, nhưng hình ảnh người dân binh bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, khi ra đi đã chuẩn bị sẵn cho mình cả cái chết, lại mang đậm nét bi tráng. Giữ gìn bờ cõi ông cha là nhiệm vụ cao quý danh dự, nhưng ngươi cộng sản cho là thế giới đại đồng mới vĩ đại, còn quan niệm biên giới, chủ nghĩa dân tộc là lỗi thời (?!), nên với HCM: Mấy cái đảo hoang ở ngoài khơi đó là của ai bác không rõ lắm, nhưng đó chỉ là mấy hòn đá hoang, toàn phân chim… Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi!

Cùng cái tâm như Hồ, mà những con người cộng sản đời đầu đã có những hành động, phải nói thẳng là bán nước để mưu cầu quyền lực! Ngày 15/06/1956, tức là chỉ mới hai năm sau ngày tái lập chính phủ tại Hà Nội, thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt: Theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc (?). Vậy những gì xảy ra hôm nay, chỉ là những hệ quả mua bán mờ ám, của hai thầy trò Hán phỉ từ trong quá khứ!

Chuyện bán buôn có giấy trắng mực đen hẳn hoi: Ngày 04/09/1958, Chính phủ TQ tuyên bố bề rộng của lãnh hải TQ là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm: Quần Đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa… Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ký công hàm gởi cho Chu Ân Lai rằng: Chính phủ nước VN Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 04/09/1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải.

Công hàm (14/09/1958) bán nước này, Nguyễn Mạnh Cầm thứ trưởng ngoại giao của nhà nước xã nghĩa ngụy biện: Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi (ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc (Thông Tấn Xã VN 03/12/1992).

Nói là vì độc lập đất nước, sao lại bỏ đi sự toàn vẹn lãnh thổ, hai quần đảo đó hổng là máu thịt nước Việt sao (?), trong khi theo tài liệu ‘Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/02/1980), thì vấn đề này chính Hà Nội đã ‘dàn xếp’ trong quá khứ. Riêng Phạm Văn Đồng trong một ấn bản của Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ngày 16/03/1979 trang 11, cho biết công hàm được ký chỉ vì: Lúc đó là thời kỳ chiến tranh, nên phải nói như vậy (sic).

Biển đảo của ông cha, Vạn Lý Trường Sa trên giấy tờ đã đổi chủ từ ngày đó, nay đúng sáu mươi năm, còn trên thực tế vì nó là sở hữu của VNCH, cho đến tháng 02/1972, Hoa Kỳ bắt tay đi đêm với Tầu cộng, và tháng 06/1972 qua ngầm thỏa thuận, thể chế tự do VNCH bị lên án tử, và rồi Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973 lập lại hòa bình. Nhưng chiến tranh chưa chấm dứt, và trong hiệp đồng tác chiến, thày trò Hán phỉ căng miền Nam ra đánh, trò nổ súng đều khắp trên đất liền, ngoài khơi ngày 19/01/1974 thầy chiếm lấy Hoàng Sa.

Từ ngày cắt mạng thành công, biển đảo đảng đã bán cho Tầu cộng nên hổng còn là biển nhà, nhưng với ngư dân Lý Sơn thì Hoàng Trường Sa vẫn là ngư trường truyền thống, họ cố bám mặc dù từ những năm cuối thập niên 2000 đến nay, luôn bị hải giám Tầu cộng truy sát khốc liệt. Trong khó khăn họ đã giong thuyền đi xa hơn, rồi để thoát khỏi tay Tầu cộng truy sát, mà người dân Lý Sơn lại vướng cảnh vi phạm lãnh hải, dẫn đầu về số lượng ngư dân Việt bị các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tống giam, tịch thu ghe, ngư cụ.

Nhà nước hổng chút giúp đỡ, ngoài việc hướng dẫn ngư dân cách tự cứu mình và cứu lẫn nhau, nghe câu nói của Lê Đức Anh là rõ: Nhà nước giáo dục ngư dân, cho họ biết giới hạn, và nơi được đánh bắt (?!). Người dân và nhà nước hai hình ảnh đối chọi, nên hổng lạ nhà nước đã hai lần ngoan ngoãn đóng cửa mỏ dầu Cá rồng đỏ khi quan thầy hổng vui, còn dân Lý Sơn mới đây thôi, ngày 22/04/2018, hai tàu cá QNg 90332TS, QNg 90559TS, một chìm một hư hại nặng, do bị hải giám 45103 và 46001 của Tầu cộng đâm húc.

Như mọi bận, dù ngư dân đã nói rõ là ghe của họ bị hải giám Tầu cộng húc chìm, nhưng truyền thông (báo Dân Trí) nhà nước chỉ đăng số hiệu tàu mà né tránh gọi tên, mần vậy chửi hèn là còn nhẹ. Tin thế giới, Thượng viện Canada ngày 24/04/2018, đã thông qua kiến nghị về biển Đông của một thượng nghị sĩ (Ngô Thanh Hải), thúc giục chính phủ Canada phải có các bước đi cần thiết, nhằm giảm căng thẳng, khôi phục hòa bình, ổn định biển Đông.

Khách quan đứng ngoài, thiên hạ cũng đã thấy được cái ẩn tình trong chuyện biển đảo nước Việt giữa hai thầy trò Hán phỉ, từ vụ thảm sát Gạc Ma 14/03/1988, đến những bản án thật nặng, cho anh chị em đấu tranh (Hoàng Đức Bình, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cùng ngư dân sáu tỉnh miền Trung đòi một biển sạch. Và rõ nét nhứt là hàng chục năm qua, đã bỏ mặc tài sản tánh mạng ngư dân Việt, trên biển Đông cho Tầu cộng mặc tình sinh sát.

Biết rằng dù bị truy sát, bị húc chìm ghe, bị bắt đòi tiền chuộc, ngư dân Lý Sơn vẫn gắn bó với ngư trường truyền thống Hoàng Trường Sa. Nay nhà nước xã nghĩa đã có cách giải quyết đó là san bằng ‘đất linh Lý Sơn’, và dự án ‘Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu-Lý Sơn’ đã ra đời, bao gồm hai đảo Lý Sơn, An Bình với hàng ngàn héc ta đất thuộc các xã Bình Châu, Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú của huyện Bình Sơn với tổng diện tích 4018ha.

Ngày 17-18/04/2018 quan đỏ Quảng Ngãi ra ‘thông báo hỏa tốc’ số 144/TB-UBND, về phương án quy hoạch giai đoạn 1 giao 1.243 ha cho tập đoàn FLC, để kịp khởi công ngày 19/05/2018. Đồng thời ban hành tiếp văn bản 2077/UBND-CNXD, yêu cầu các ban ngành nghiên cứu theo hướng cho phép FLC triển khai giai đoạn 2… Hèn gì đóng dấu hỏa tốc đỏ chói, chưa khởi công giai đoạn 1, mà đã lo chuyển giao đất cho giai đoạn 2, mần dư luận đặt nhiều câu hỏi!

Ai sẽ là chủ dự án sau này? Cái đó thì dễ trả lời, vốn hổ trợ cho FLC, ngoài năm ngân hàng tại VN, chủ yếu còn có Ngân hàng Công thương của Trung Quốc (ICBC), vậy là có bóng ma Tầu cộng đàng sau lưng dự án. Biến vốn cho vay thành vốn góp, dễ dàng ra tay thu tóm, chuyện đã xảy ra y chang ở Nha Trang Đà Nẵng.

Còn hỏi khu nghỉ dưỡng này, hổng biết là khu thứ mấy trên xứ mình, đừng hỏi chi câu đó mà phải thấy câu bác nói ‘thắng giặc Mỹ ta xây dựng bằng mười hôm nay’ đã linh ứng, nên mới mọc rộ những sân golf, resort, casino, hotel… Rồi đây nông dân bỏ cày bừa ly hương, ngư dân bỏ lưới bỏ thuyền đi xứ người, sẽ quay về xin việc.

Cảnh đó vui biết mấy… Và lúc đó chắc cũng hổng ai còn quởn, để mà kể chuyện đời xưa dân binh Lý Sơn, hàng năm mỗi độ tháng Ba lại xuôi Vạn Lý!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Tám 20168:47 SA(Xem: 11718)
Đất nước xơ xác tiêu điều vì tập đoàn lãnh đạo đảng tham nhũng từ trên xuống dưới. Dân chúng từ nông thôn tới thành thị đói khổ lâm than bởi nạn cướp bóc của công an cán bộ và thiên tai bảo lụt nhưng trên hết là nạn hải tặc Trung Cộng đang hoành hành tác quái cướp của giết hại ngư dân khắp biển Đông. Tất cả im re lặng ngắt, coi đó là chuyện nhỏ...
31 Tháng Tám 20168:21 SA(Xem: 4624)
Chủ trương kéo dài chiến tranh của Mao phát xuất từ ba lý do: (1) Mao muốn tiếp tục làm tiêu hao khả năng của Mỹ, (2) chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Mao trong thế giới thứ ba, (3) dùng chiêu bài chống đế quốc xâm lược để củng cố vai trò cai trị của Mao tại lục địa Trung Quốc.
29 Tháng Tám 201610:11 CH(Xem: 20767)
Đảng cử tội phạm Formosa Võ Kim Cự ra ứng cử và lùa dân đi bầu đưa tội phạm Formosa Võ Kim Cự vào Quốc hội! Ngang ngược hơn nữa, theo lệnh đảng, Quốc hội lại đưa tội phạm Formosa Võ Kim Cự vào thành viên ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nơi giám sát những hoạt động kinh tế đất nước trong đó có hoạt động kinh tế gian dối của Formosa!
08 Tháng Năm 20157:22 SA(Xem: 4826)
Hậu quả nhỡn tiền là sau ký kết thì TQ càng thêm trắng trợn hơn tỏng xâm lấn. Giàn khoan Hưng Vượng nói trên là một „cú tát trời giáng“ cho VN ngay trong dịp lễ VN đang hỉ hả ăn mừng 40 năm 30/4. Thông điệp ấy có thể phiên dịch ra ý nghĩa nào khác hơn: „Không có độc lập cho mi đâu, VN! „?!
31 Tháng Ba 201511:41 CH(Xem: 5410)
Các người đã giết hại hàng triệu sinh mạng, phá tan hàng triệu gia đình, chia cắt hàng triệu cuộc hôn nhân, gây nên cảnh cha xa con, vợ chồng chia cách, người già sống bất an, trẻ nhỏ không có tương lai, người dân lành phải sống cuộc sống đói khổ, nhục nhằn, uất ức! Hàng trăm ngàn người phải lao tù vì yêu nước, vì tranh đấu cho tự do dân chủ! Hàng triệu cô gái phải bán thân nhục nhã, hàng triệu thanh niên nam nữ phải đi “xuất khẩu lao động” có khi bỏ cha mẹ già, vợ dại con thơ, và cả bỏ mạng sống nơi xứ người! Ngay cả người CS đồng chí đồng đảng với nhau, cũng tiêu diệt, thanh toán nhau rất dã man tàn bạo, không còn nhân tính, như trường hợp Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh!
23 Tháng Ba 201510:53 CH(Xem: 5917)
"Cái vụ đặt bom khủng bố, tàn sát già cả lớn bé .... khủng bố Hồi giáo - phải gọi khủng bố Việt cộng là sư phụ, ngay từ đầu thập niên 60', Saigon và cả miền Nam VN đã nếm mùi máu của khủng bố Việt cộng rồi !!! "
16 Tháng Ba 201510:13 CH(Xem: 5227)
Tết Mậu Thân 1968,VC tên gọi tắt của Lực lượng Dân Tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cùng quân đội nhân dân miền Bắc đã tiến hành tổng công kích toàn bộ lãnh thổ nước VNCH tấn công các thành phố lớn sau khi nghe ám hiệu của cha già dân tộc HCM đọc trên làn sóng phát thanh Hà Nội,chỉ riêng tại thành phố Huế mức độ thương vong cao nhất với con số hơn 5.000 người đã được kiểm chứng đa số là thường dân,quân nhân,cán chính VNCH đang ăn Tết.
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...