Thái Bình Dương báo động làn sóng tàu Việt trộm hải sâm

19 Tháng Sáu 20174:59 CH(Xem: 5110)
  • Tác giả :

Thái Bình Dương báo động làn sóng tàu Việt trộm hải sâm


20CA2CB3-CE66-4317-9F9A-698B98CB366C_w1023_r1_sĐây là tội ác của tập đoàn csVN khi không bảo vệ được chủ quyền vùng biển nước nhà dẫn đến ngư dân VN phải đến những vùng biển khác đánh bắt trộm, trong hình là tàu cá VN bị bắt giữ tại san hô Saumarez thuộc Khu bảo tồn Hải dương Khối Thịnh vượng Chung ở Biển San hô, Úc, ngày 10 tháng 4, 2017.


VOA



Trong phòng xử án chật cứng những bị cáo vào một ngày đầu tháng Ba, 50 ngư dân Việt Nam lần lượt bước lên đối diện chánh án Tòa án Quốc gia Waigani của Papua New Guinea để nghe cáo trạng. Họ không có luật sư biện hộ và chỉ hiểu được chuyện gì đang diễn ra nhờ một nữ tu Công giáo người Việt thông dịch. Rồi từng người họ nhận tội.


Nhà chức trách Papua New Guinea bắt giữ những người đàn ông này vào cuối tháng 12 năm ngoái khi họ đang đánh bắt hải sâm trong vùng biển phía đông nam của nước này mà không có giấy phép hợp lệ. Cả 48 thuyền viên và 2 thuyền trưởng bị tuyên án bốn năm tù giam cùng lao động khổ sai nếu họ không nộp khoản tiền phạt hơn 6.000 đôla mỗi thuyền viên và gần 50.000 đôla mỗi thuyền trưởng.

Dù tới nay 43 thuyền viên đã nộp tiền phạt và được hồi hương, án tù và mức tiền phạt là lời cảnh cáo không khoan nhượng của Papua New Guinea đối với những tàu cá Việt đã liên tục xuất hiện trong vùng biển nước này khoảng ba năm gần đây để đánh bắt trộm hải sâm, loài sinh vật biển được tiêu thụ phần lớn ở các thị trường Châu Á để làm thuốc và chế biến những món cao lương mỹ vị.

Nhưng Papua New Guinea không phải là điểm đến duy nhất.

Với màu sơn xanh da trời đặc thù, những chiếc tàu gỗ nhỏ phần lớn xuất phát từ Quảng Ngãi giờ đang tỏa rộng khắp khu vực tây nam Thái Bình Dương và tiến sâu vào vùng duyên hải của những nước như Palau, Liên bang Micronesia, Úc, New Caledonia, Quần đảo Solomon và Vanuatu, vượt qua những chặng đường có khi hơn 10.000 km.

Và khi tin tức về những vụ phát hiện và bắt giữ những tàu cá này được loan tải thường xuyên hơn, giới chức ngư nghiệp của các nước trong khu vực trong những cuộc phỏng vấn với VOA bày tỏ mối lo ngại nghiêm trọng về một vấn đề đang lớn dần mà họ nói cần biện pháp ứng phó cấp bách.

Làn sóng 'tàu xanh'

“Đó là vấn đề rất nghiêm trọng cho chính phủ các đảo này trên một số phương diện,” ông James Movick, Tổng giám đốc Cơ quan Ngư nghiệp Diễn đàn Đảo quốc Thái Bình Dương (FFA), nói. “Một phương diện dĩ nhiên là chuyện vi phạm biên giới quốc gia. Những tàu này đang tiến vào bên trên những rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế 12 hải lý và bên trong lãnh hải, và đây là sự vi phạm về nhập cảnh, quyền chủ quyền và kiểm soát biên giới.”

Ông Movick đầu tháng 5 đã chủ trì một hội thảo tập trung bàn về những tàu cá trái phép của Việt Nam ở khu vực tây nam Thái Bình Dương, được gọi bằng cái tên “Vietnamese blue boats” (những chiếc tàu xanh dương Việt Nam). Tại đây, các nước thành viên bị ảnh hưởng của FFA chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm của mình về những chiếc tàu này trong hai ngày nhóm họp ở thành phố Brisbane, Úc.

Tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài không phải là hiện tượng mới. Bộ Nông nghiệp và Bộ đội Biên phòng Việt Nam cho biết hàng trăm ngư dân, phần lớn từ các tỉnh trung và nam bộ, mỗi năm đều bị các nước láng giềng của Việt Nam như Philippines, Malaysia và Indonesia bắt giữ trong vùng biển của họ vì hoạt động đánh bắt trái phép.

Quảng Ngãi nổi bật trong số những tỉnh có nhiều ngư dân đi đánh bắt trái phép ở nước ngoài. Dữ liệu những vụ bắt giữ tàu Việt Nam thời gian gần đây trong khu vực tây nam Thái Bình Dương cho thấy đa phần lớn những con tàu này mang ký hiệu "QNg" với đại đa số ngư dân đến từ xã Bình Châu, ven biển phía đông Quảng Ngãi. Họ nhắm mục tiêu vào những loài hải sâm có giá trị kinh tế lớn mà trữ lượng còn khá dồi dào ở những đảo quốc xa xôi.

40B0D6F7-5549-4CC7-BB7D-5A113A8E5486_w650_r1_s
Bức hình chụp ngày 10 tháng 6 năm 2015 được Chính phủ Palau công bố cho thấy ngư dân Việt Nam ngồi trên tàu cá của mình neo đậu ở thành phố Koror, Palau sau khi bị bắt giữ vì đánh bắt hải sâm trái phép trong vùng biển của đảo quốc nhỏ bé này.

Lợi nhuận béo bở

“Đặc thù của Quảng Ngãi là nghề lặn, các tỉnh khác không có nghề lặn nên không có qua chi bên đó,” ông Phùng Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, cho biết. Ông giải thích thêm rằng vì ở các rạn đá, rạn san hô mới có hải sâm có giá trị kinh tế lớn nên ngư dân Quảng Ngãi mới đi xa như vậy xâm phạm vùng biển các nước.

Vụ bắt giữ những ngư dân Quảng Ngãi ở Papua New Guinea hồi tháng 12 năm ngoái cho thấy quyết tâm theo đuổi lợi nhuận béo bở của họ từ những chuyến đi biển kéo dài hàng tháng liền.

Chánh án John Kaumi của Papua New Guinea, trong phán quyết tuyên phạt 50 ngư dân Quảng Ngãi vào đầu tháng 3, nói rằng tổng cộng quãng đường mà một trong hai chiếc tàu đã đi từ cảng Sa Kỳ của Việt Nam tới nước ông là hơn 12.600 km, với những điểm dừng ở Philippines, Malaysia và New Caledonia, nơi mà các ngư dân cũng bị nghi đánh bắt hải sâm trái phép trước khi vòng lên Papua New Guinea tiếp tục hoạt động.

Với phương thức thu hoạch “thô sơ nhưng hữu hiệu một cách tàn nhẫn,” tổng sản lượng hải sâm mà ngư dân trên hai chiếc tàu này đánh bắt được là hơn 3 tấn, trong đó có hơn 2,6 tấn hải sâm vú trắng (white teatfish), một trong những loài hải sâm có giá cao nhất trên thị trường Châu Á. Papua New Guinea ước tính lượng hải sâm vú trắng này trị giá hơn 411.000 đôla.

Họ cứ tới lấy như thể là của mình và chẳng màng gì tới sinh kế của người dân địa phương họ bỏ lại đằng sau.
Eugene Pangelinan, Giám đốc Điều hành Cơ quan Quản lý Tài nguyên Đại dương Quốc gia Liên bang Micronesia

Ngành khai thác hải sâm của Papua New Guinea từng cung ứng 10 phần trăm lượng hải sâm buôn bán toàn cầu vào giữa những năm 2000. Tuy nhiên, giá tăng và thương nhân ồ ạt đổ vào ngành kinh doanh này đã dẫn tới việc khai thác quá mức, khiến Cơ quan Ngư nghiệp Quốc gia của Papua New Guinea ban hành lệnh cấm khai thác tạm thời vào năm 2009. Lệnh cấm này được dỡ bỏ vào năm ngoái.

Papua New Guinea cho biết từ năm 2014 tới nay đã bắt giữ chín tàu đánh bắt hải sâm trái phép của ngư dân Việt Nam, tất cả đều tới đây trong khoảng thời gian lệnh cấm vẫn còn hiệu lực.

“Chúng tôi xem đây rõ ràng là sự xem thường luật pháp của chúng tôi,” ông Gisa Komangin, viên chức quản lý của Cơ quan Ngư nghiệp Quốc gia Papua New Guinea nói với VOA bên lề hội thảo ở Brisbane. “Người dân bản địa nước chúng tôi lệ thuộc rất nhiều vào hải sâm và công dân Papua New Guinea tôn trọng lệnh cấm tạm thời. Sao chúng tôi lại cho phép hành vi của những người rõ ràng không tôn trọng luật pháp của chúng tôi?”

Trong lúc nói chuyện với VOA, ông Komangin cho biết có thêm ba chiếc tàu xanh vừa được phát hiện trong vùng biển của Papua New Guinea.

Tổn thất và chi phí

“Họ cứ tới lấy như thể là của mình và chẳng màng gì tới sinh kế của người dân địa phương bỏ lại đằng sau,” ông Eugene Pangelinan, Giám đốc Điều hành Cơ quan Quản lý Tài nguyên Đại dương Quốc gia của Liên bang Micronesia, nói trong một chuyến thăm hồi gần đây của VOA.

Liên bang Micronesia, một quốc đảo nhỏ bé và hẻo lánh nằm ở trung Thái Bình Dương, đã bắt giữ chín tàu đánh cá và xấp xỉ 169 ngư dân từ Việt Nam kể từ tháng 12 năm 2014, theo một bản báo cáo tóm tắt mà Bộ Tư pháp nước này cung cấp cho VOA.

Ông Pangelinan cho biết hoạt động đánh bắt của ngư dân Việt Nam không chỉ gây nên tổn thất về sinh kế cho người dân nước ông vốn lệ thuộc gần như hoàn toàn vào ngành ngư nghiệp mà còn tạo thêm gánh nặng tài chính hết sức to lớn cho đảo quốc này, nơi có nền kinh tế nhỏ với nhiều thách thức về phát triển.

Trong những vụ việc gần đây, mỗi một tàu tuần tra tiêu tốn 30.000 tới 40.000 đôla chỉ để đi ra những đảo xa xôi thực hiện công tác giám sát, ông nói. Nếu phát hiện có tàu đánh bắt trái phép thì việc đưa những tàu này về xử lý có thể tốn thêm 15.000 đôla, tùy theo quãng đường và thời gian các tàu ở ngoài khơi. Nhưng ông Pangelinan nói chi phí lớn hơn cả là một khi ngư dân được đưa vào cảng thì nhà chức trách phải lo về an ninh và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ trong lúc chờ tòa án xét xử.

392E2131-E482-44C2-9230-AA697956D094_w650_r1_s
Một ngư dân Việt Nam được khám sức khỏe trước khi được hồi hương, Pohnpei, Liên bang Micronesia. (IOM Micronesia)


“Chuyện này kéo dài đã hai, ba năm nay rồi và chúng tôi tin chắc là chi phí đã vượt mức 200.000 đôla,” giám đốc cơ quan ngư nghiệp của Liên bang Micronesia nói. “Số tiền 200.000 đôla đó lẽ ra có thể đã được dùng để chi trả cho thuốc men bệnh viện, trả lương cho giáo viên, thanh toán những dịch vụ chính phủ cơ bản.”

Điểm nóng mới

Dù tầm hoạt động vẫn quanh khu vực tây Thái Bình Dương, nhưng dường như trọng tâm hoạt động của những tàu đánh bắt hải sản trái phép từ Việt Nam gần đây đã dịch chuyển xuống phía nam với những vụ bắt giữ mới nhất trong năm nay tập trung ở Úc, New Caledonia và Quần đảo Solomon. Số liệu mà VOA thu thập và kiểm đếm cho thấy từ đầu năm 2017 tới nay có ít nhất 18 tàu với khoảng 207 ngư dân bị bắt giữ trong khu vực này, nhiều nhất ở New Caledonia, với 11 tàu và khoảng 105 ngư dân.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp này trở thành điểm nóng mới nhất của làn sóng tàu xanh đến từ Việt Nam. Cách Úc 1210 km về hướng đông, New Caledonia có khu bảo tồn hải dương lớn thứ ba trên thế giới trải rộng trên diện tích 1,3 triệu kilômét vuông và nổi tiếng về sự đa dạng sinh học phong phú và độc đáo.

Những rạn san hô và đảo biệt lập như Chesterfield, Bellona, Astrolabe, Pétrie, và Entrecasteaux - vốn được xem là những địa điểm nguyên sơ cuối cùng của hành tinh - chính là mục tiêu nhắm tới của những tàu đánh bắt hải sâm trái phép từ Việt Nam.

Sự xuất hiện liên tục của những chiếc tàu xanh này gần một năm qua khiến nhà chức trách New Caledonia lo ngại rằng có thể còn nhiều tàu như vậy nữa đang hoạt động mà chưa bị phát hiện trong khi người dân thì bất an và phẫn nộ. Truyền thông địa phương cho hay căng thẳng đã gia tăng ở xã Bélep ở phía bắc hòn đảo này, nơi những chiếc tàu xanh thường bị phát hiện, vì ngư dân Việt Nam ẩu đả với ngư dân địa phương.

Trong thông cáo gửi tới VOA qua email, Bộ Ngoại giao Pháp nói họ “cực kỳ lo ngại” về tình trạng các tàu Việt Nam xâm phạm vùng biển của New Caledonia để đánh bắt trái phép, điều mà Pháp gọi là “vấn đề đang lớn dần.”

“Trong bối cảnh này, ưu tiên của chúng tôi là bảo vệ những khu vực hải dương và sự đa dạng sinh học hải dương,” thông cáo viết.

“Vì thế chúng tôi đang tích cực tập trung nỗ lực của mình vào vấn đề này, trong khi tôn trọng những quy định quốc tế và tham gia đối thoại thẳng thắn với Việt Nam, một đối tác trọng yếu của Pháp ở Châu Á.”

Bộ Ngoại giao Pháp cho biết thêm rằng đại sứ quán Pháp ở Hà Nội đã chính thức lên tiếng với giới hữu trách Việt Nam để bày tỏ lo ngại, yêu cầu tăng cường giám sát và tìm kiếm giải pháp, cũng như xác định những mạng lưới địa phương tổ chức đưa ngư dân đi đánh bắt trái phép.

Bộ Ngoại giao Việt Nam không hồi đáp email của VOA hỏi về sự tiếp xúc này.

'Tội ác đối với đa dạng sinh học'

Manuel Ducrocq, Phó giám đốc Cơ quan Ngư nghiệp và Môi trường Hải dương Caledonia, là thành viên duy nhất của phái đoàn New Caledonia đến dự hội thảo “Tàu xanh” ở Brisbane.

Cũng như những đại diện khác thuyết trình tại hội thảo, anh bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về hoạt động đánh bắt trái phép của những chiếc tàu này. Nhưng với anh vấn đề không chỉ dừng lại ở chuyện xâm phạm biên giới quốc gia và đánh bắt tài nguyên trái phép.

“Đó là tội ác đối với đa dạng sinh học,” anh nói với VOA trong những phút giải lao bên lề hội nghị.

Cố gắng diễn đạt bằng tiếng Anh, anh Ducrocq giải thích rằng chính phủ New Caledonia đã quyết định hợp lực với toàn thể người dân bảo vệ vùng biển của họ và duy trì sự đa dạng sinh học cũng như việc khai thác bền vững các nguồn tài nguyên biển, “để con cái của chúng tôi có thể có cơ hội nhìn thấy san hô, nhìn thấy hải sâm và ăn chúng.”

Chính vì vậy anh xem việc những tàu Việt Nam xâm phạm không gian bảo tồn này và lấy đi hải sâm là điều “không thể chấp nhận được.”

“Vào lúc này những chiếc tàu đó vẫn tiếp tục đi vào vùng bảo tồn đa dạng sinh học, và có lẽ trong vài tháng hay một năm nữa sự đa dạng sinh học mà chúng tôi đã ra sức bảo tồn sẽ bị hủy hoại và có thể biến mất,” anh lo lắng nói về viễn cảnh sắp tới.

“Chúng tôi nghĩ giải pháp duy nhất là ở Việt Nam.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Bảy 20174:49 CH(Xem: 4116)
“Hồi đó giáo dục thì yêu thương gia đình, tổ quốc, tôn sư trọng đạo, nhưng họ làm thật. Rồi chào cờ thì phải nghiêm túc, đi gặp đám tang thì dở mũ đưa tiễn, đó là nhưng thứ liên quan đến đạo đức mà gần như ai cũng được dạy và làm. Hồi đó học sinh tôn trọng thầy lắm, sợ thầy lắm. Còn thầy thì gương mẫu lắm, nghiêm túc. Cái kiểu mặc quần đùi lên giảng dạy là không có rồi...
07 Tháng Bảy 20175:48 CH(Xem: 12138)
Để đánh giá bộ mặt của một quốc gia, hãy nhìn cách mà chính quyền nước đó đối xử với người dân của mình. Nhìn vào Việt Nam hiện giờ, dân với chính quyền hành xử với nhau cứ như là Tấm với Cám, khốn nỗi chính quyền lại cho mình là Tấm, mà độ độc ác của Tấm, thật ra, nó còn hơn Cám đến cả nghìn lần...
07 Tháng Bảy 20174:56 SA(Xem: 13088)
"14 hộ dân xã Đồng Tâm sử dụng đất khu Miếu Môn, theo cơ quan chức năng, là sai phạm". Từ đó, tại buổi công bố kết luận cướp đất này các cường hào ác bá của đảng được chính thức bật đèn xanh để "có biện pháp cương quyết buộc những công dân đang chiếm giữ trái phép đất quốc phòng di chuyển tài sản, hoa màu, trả mặt bằng cho doanh nghiệp quân đội để xây dựng các công trình quốc phòng."
06 Tháng Bảy 201712:31 CH(Xem: 17833)
Viết ra như thế, nhưng thay vì nhìn vào sự thật rằng mình đã thoái trào và đang bị nhân dân ruồng bỏ thì lãnh đạo lại chối quanh và tập trung đổ tội gây ra khủng hoảng cho “các thế lực thù địch” mà chính đảng cũng không biết chúng là ai và đền từ đâu. Tuy nhiên lập luận này không mới mà chỉ nhắc lại những điều mọi người đã biết từ Khóa đảng VIII, thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu...
05 Tháng Bảy 201710:56 SA(Xem: 9874)
Vụ việc khủng bố IS chặt đầu hai công dân Việt Nam cho thấy trách nhiệm và bổn phận của chính phủ Việt Nam đối với Công dân của mình rất tồi tệ. Với các kẻ thù bắn giết công dân Việt Nam của mình trên biển đảo, và trên thế giới thì nhà cầm quyền sợ hãi, không quyết liệt bảo vệ công dân của mình. Tuy nhiên, với người dân trong nước thì họ sử dụng hết chiêu thức man rợ nhất để đàn áp...
03 Tháng Bảy 20171:13 CH(Xem: 13228)
Đơn giản Đồng Tâm là một vụ cướp đất, còn dư luận thì lại quá nhiều thầy bàn (loạn) tỏ ra mình hiểu biết, mà hổng thấy một ai đưa kế gì để đập bọn vịt cộng cho chúng chết theo các đồng chí vĩ đại như ở bên Nga, Đông Âu. Sao cứ phải chịu bị bịp miết… Lạ!
02 Tháng Bảy 20174:32 CH(Xem: 27231)
Một con người như thế mà csVN tự phong là danh nhân thế giới, tự đưa lên ngang hàng với Phật ngồi chễm chệ trên bàn thờ thì thế hệ này không mạt vận, không sa đọa, không xuống cấp trầm trọng vì học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM mới là lạ. Thời của "Phật Hồ", của Sư Quốc Doanh hiện nay đang thịnh, nhưng thời mạt pháp thì càng ngày càng thấy rõ, và chế độ này đã đến lúc phải tự đào thải vì những gì chúng đã làm...
28 Tháng Sáu 201711:31 CH(Xem: 23500)
Đáng buồn thay các Ác vẫn ngự trị, bởi vì thế lực chính: đảng csVN với những thằng CON vẫn nhung nhúc tồn tại tại Việt Nam, bọn chính khách hoạt đầu, bọn đu theo ăn bám, bọn gian thương cơ hội, bọn ma mãnh chờ thời, bọn côn đồ hành pháp, bọn dân phòng du đãng, bọn đá cá lăn dưa tổ trưởng, tổ phó vẫn ngày ngày ra rả những luận điệu mà bọn chúng đã bội thực vào đầu người dân...
26 Tháng Sáu 201711:32 SA(Xem: 5248)
Không theo một điều luật bào, chỉ biết dùng cụm từ:"An ninh quốc gia" để cấm cản người dân, đó có phải là sự vi phạm Nhân Quyền không?
26 Tháng Sáu 20174:40 SA(Xem: 17732)
Chiều ngày 06/06/2017, tại cái gọi là cơ quan lập pháp xã nghĩa chúng họp nhau cho ý kiến, để tán thành dự thảo ‘luật cảnh vệ’ cho bốn tên chóp bu bí thư đảng, chủ tịt nước, cuốc hội, tưởng thú. Được bảo vệ tuyệt đối an ninh thân xác, có cả kiểm nghiệm thức ăn, nước uống, phương tiện di chuyển xử dụng phải là thứ đặc biệt dành riêng hổng chung đụng cùng thứ dân....
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!