Về Phiên rà soát nhà nước Việt Nam tại LHQ về vấn đề kỳ thị chủng tộc

17 Tháng Mười Hai 202312:29 SA(Xem: 4467)
  • Tác giả :

Về Phiên rà soát nhà nước Việt Nam tại LHQ về vấn đề kỳ thị chủng tộc

393838834_630797635889536_9168642015755358296_n                                                    Nguồn tư liệu của Mạch Sống Media






VOA




Ngày 29-30/11/2023 vừa qua, phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination) đã diễn ra tại Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Là một trong những người đến Geneva tham dự phiên rà soát này, trong phái đoàn của tổ chức Boat People SOS và nhóm kết nghĩa, tôi sẽ chia sẻ lại một số suy nghĩ, nhận định cá nhân về sự kiện này.

Vấn đề kỳ thị chủng tộc/sắc tộc ở Việt Nam: Các tổ chức nhân quyền nói gì?

Trước phiên rà soát, các tổ chức phi chính phủ có thể gửi cho CERD (Committee on the Elimination of Racial Discrimination - Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc, thuộc LHQ) báo cáo về vấn đề kỳ thị sắc tộc ở Việt Nam.

Hai tổ chức Vietnam Human Rights Network và Defend the Defenders gửi báo cáo chung về vấn đề kỳ thị sắc tộc nói chung ở Việt Nam: Chênh lệch về kinh tế và điều kiện giáo dục giữa người Kinh và các sắc tộc khác: Chính sách không công bằng với các sắc tộc thiểu số, đặc biệt là đất đai (nguồn sống chính của họ); đàn áp tôn giáo, v.v.

BPSOS gửi ba tài liệu về sự phân biệt của nhà nước Việt Nam với người Thượng và người H’mông: Đàn áp một cách hệ thống về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, và đất đai; cưỡng ép bỏ đạo hoặc đuổi khỏi làng; tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân để “trả thù” người Thượng hoặc người H’mông theo đạo Tin lành, đẩy họ vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình; cưỡng đoạt đất; đàn áp biểu tình, bắt bỏ tù và tra tấn các nhà hoạt động nhân quyền, v.v.

Khmers Kampuchea-Krom Federation gửi báo cáo nói nhà nước Việt Nam kỳ thị và không công nhận người Khmer Krom là người bản địa; ép buộc người Khmer Krom phải đặt tên con bằng tên Việt khi làm giấy khai sinh; kiểm soát và đàn áp người theo đạo Phật, cưỡng ép bỏ đạo; không cho họ in sách báo độc lập bằng tiếng Khmer; theo dõi, bắt giữ, tra khảo các nhà hoạt động nhân quyền, v.v.

Ngoài ra, tổ chức Korea Centre for United Nations Human Rights Policy cũng nộp một báo cáo về con cái những phụ nữ Việt sang lấy chồng Hàn Quốc, sinh con, và quay về Việt Nam: không được quốc tịch Việt Nam, nhiều trẻ không được hưởng một số quyền lợi, như bảo hiểm y tế.

Rà soát phần 1 (29/11/2023)

Nhà nước Việt Nam gửi một phái đoàn 26 người đến phiên rà soát.

Trong phát biểu khai mạc, ông Y Thông, trưởng phái đoàn, gần như đọc lại nguyên văn bản báo cáo nhà nước đã gửi cho CERD tháng 12/2021.

Trong phần một của phiên rà soát, phái đoàn nhà nước Việt Nam gần như không nhắc tới những cáo buộc kỳ thị người Thượng, người H’mông, hay người Khmer Krom trong các báo cáo độc lập.

Nhìn chung, họ nói chung chung, như nói mọi người ở Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không có sự phân biệt; các dân tộc sống đan xen và được giữ tiếng nói riêng; tất cả đều đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau… hoặc nói Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế, và nhắc tới hàng loạt luật này luật nọ như quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp; luật chống kỳ thị sắc tộc; luật chống tra tấn…

Phản ứng từ Liên Hiệp Quốc

Một trong những khoảnh khắc đáng chú ý trong buổi rà soát là khi ông Gun Kut, một trong các thành viên của CERD, thẳng thắn khiển trách nhà nước Việt Nam.

Ông nói, các vị không cần đọc lại báo cáo, chúng tôi đã đọc rồi; các vị nhắc rất nhiều đến Hiến pháp, đến luật này luật nọ, nhưng không cho thấy các điều luật đó được áp dụng như thế nào; đây cũng không phải là lần đầu tiên nhà nước Việt Nam bị rà soát về vấn đề nhân quyền, và họ chẳng nói được gì mới.

Ông cũng nói điều luật trừng phạt những hành vi “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” là mâu thuẫn và có vấn đề, tạo chỗ để trừng phạt bất kỳ ai khiếu nại là họ bị kỳ thị.

Đối đáp từ phái đoàn nhà nước Việt Nam

Trước ủy ban của LHQ, họ nói Hội Cờ đỏ là do người dân yêu nước tự phát, không liên quan đến nhà nước; khẳng định Việt Nam không có cưỡng bức mất tích hay bắt người tùy tiện, mọi thứ đều đúng trình tự; nói ở Việt Nam không ai bị phân biệt; nói Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không cản trở người dân trên mạng, không đàn áp, chỉ xử phạt những “thông tin sai sự thật” và “chia rẽ khối đại đoàn kết” hoặc “tuyên truyền, kích động”; không cản trở tự do đi lại, chỉ xử phạt những người đi hoặc ở lại nước ngoài “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; chỉ thu hồi đất cho mục tiêu y tế, công cộng, có đền bù thỏa đáng, và không phân biệt, v.v.

Rà soát phần 2 (30/11/2023)

Trong phần hai của phiên rà soát, CERD đặt câu hỏi cụ thể về vấn đề phân biệt, kỳ thị với người Thượng, người H’mông, người Khmer Krom; nhắc đến vấn đề chiếm đất, tước đi hoặc không cung cấp giấy tờ tùy thân; hỏi về vấn đề tôn giáo và nạn buôn người, đặc biệt với các sắc tộc thiểu số…

Cách trả lời của phái đoàn nhà nước

Nói chung, phái đoàn nhà nước Việt Nam né tránh câu hỏi, nói sang chuyện không liên quan, hoặc trả lời lấp liếm.

Chẳng hạn, khi bà Chinsung Chung hỏi tại sao không công nhận người bản địa, họ nói khái niệm “người bản địa” có từ thời Pháp thuộc — với người Pháp, tất cả người Việt đều là người bản địa — nên Việt Nam chỉ có khái niệm “dân tộc thiểu số” và “dân tộc thiểu số rất ít người”.

Khi được hỏi về vấn đề quốc tịch, vì con cái của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc không được quốc tịch Việt Nam và không được hưởng các quyền lợi của công dân, họ nói Việt Nam thông thường công nhận một quốc tịch nhưng có một số trường hợp cho phép song tịch, chẳng hạn như trẻ em Việt Nam trở thành con nuôi của người nước ngoài.

Còn về tình trạng trẻ con H’mông không có giấy khai sinh, họ nói đó là do “một số hộ dân di cư tự phát” và “sống bất hợp pháp ở rừng phòng hộ” rồi “tự sinh con” nên không có giấy khai sinh.

Khi bà Sheikha Abdulla Ali Al-Misnad hỏi tại sao phải có hệ thống đăng ký, công nhận tôn giáo và cố ép người theo đạo vào các hội Thánh được nhà nước công nhận khi mỗi nhánh, mỗi giáo phái mỗi khác. Phái đoàn nhà nước lại nói đó là để chống tà giáo hoặc chống những hội Thánh vi phạm “thuần phong mỹ tục” Việt Nam.

Phái đoàn cũng nói người dân có quyền phản biện và tiếp cận công lý, được trợ giúp pháp lý, có các chính sách, chương trình nâng đỡ, hỗ trợ cho người thiểu số, Việt Nam không có hiện tượng ép bỏ đạo, không có xung đột tôn giáo, không xử lý ai vì lý do tôn giáo, chỉ xử lý người vi phạm pháp luật; khẳng định Việt Nam không có nhục hình, tra tấn, và có tập huấn nhân quyền cho cán bộ, và rằng Việt Nam có nhiều giải pháp hỗ trợ nạn nhân buôn người, v.v.

Thiếu số liệu

CERD và bất kỳ ai lắng nghe buổi rà soát đều có thể thấy phái đoàn nhà nước Việt Nam nói nhiều về luật và chính sách nhưng thiếu số liệu.

Chẳng hạn, họ nói không thể có 20.000 hộ người H’mông không có hộ khẩu — con số đó quá cao — nhưng không thể trả lời con số họ có là bao nhiêu.

Họ nói Việt Nam làm việc chặt chẽ với chính phủ Campuchia để giải cứu nạn nhân buôn người, nhưng không có dữ liệu về nạn nhân buôn người từ Việt Nam ở Campuchia.

Họ cũng không có câu trả lời khi được hỏi về con số người nhập cư hoặc du học sinh từ Châu Phi.

Kết

Có thể nói, gửi báo cáo cho LHQ cho các phiên rà soát là cách người dân có thể, thông qua LHQ, bắt buộc nhà nước Việt Nam phải trả lời các khiếu nại, cáo buộc về vi phạm nhân quyền — và lần này, về kỳ thị sắc tộc một cách có hệ thống.

Trong cách nhìn của tôi, phái đoàn nhà nước né tránh câu hỏi, lấp thì giờ bằng cách nói nhiều về luật hoặc các chi tiết không liên quan, trả lời lấp liếm, hoặc thẳng thừng dối trá tại LHQ.

Mọi người đều có thể xem phiên rà soát và có kết luận của riêng mình, tại đây:

Phiên rà soát phần 1.
Phiên rà soát phần 2.

(*) Về tác giảHải Di Nguyễn, sinh năm 1993, là một cây bút từ Sài Gòn, từng sống ở Na Uy, và hiện nay đang sống ở London, Anh Quốc. Hải Di từng viết nhiều năm cho báo Trẻ (Dallas), BBC News Tiếng Việt, Diễn Đàn Thế Kỷ, v.v. Hiện tác giả đảm nhiệm vai trò điều phối viên truyền thông cho BPSOS.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 20247:37 CH(Xem: 2175)
Họ chở tôi về Đồng Nai, khoảng gần 7 giờ tối, dí tôi vào một căn phòng nhỏ, máy lạnh đang mở hết công suất, trên người tôi chỉ mặc cái váy bình thường, cái lạnh đột ngột làm tôi co rúm lại, tôi biết họ cố tình mở máy lạnh như vậy để cho người bị bắt sẽ dễ sang chấn tâm lý, cái lạnh thực thể và sự trấn áp số đông của họ đa phần sẽ làm cho tinh thần con người sợ hãi mà khai báo. Vừa ngồi xuống là họ giật túi xách của tôi, lấy điện thoại ra và dùng bạo lực để lấy dấu vân tay của tôi, họ lấy được mật khẩu điện thoại. Tôi hỏi họ, giấy triệu tập đâu? Bắt tôi vì lý do gì? Họ lấy giấy triệu tập ra, chỉ ghi được cái tên tôi, còn lý do thì để trống. Tôi nói...
29 Tháng Giêng 20247:35 CH(Xem: 820)
Ngay khi ông Nay Y Blang bị bắt, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ Rashad Hussain viết trên Twitter, nay có tên là X, rằng ông rất “quan ngại” về việc chính quyền Việt Nam bắt giữ thầy truyền đạo Nay Y Blang ở tỉnh Phú Yên. “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Y Blang và bảo vệ quyền tự do thực hành đức tin của ông và hội nhóm của ông”, vị đại sứ của Mỹ thúc giục. Chính quyền Việt Nam từ đầu năm 2020 bắt đầu đẩy mạnh việc xóa bỏ các điểm nhóm của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, cho rằng nhóm này “đang hoạt động chống chính quyền Việt Nam với sự tài trợ từ nước ngoài”.
28 Tháng Giêng 20246:03 CH(Xem: 1715)
Hai tuần sau, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao tuyên bố “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo.” Bà Hằng còn nói đây không phải là lần đầu tiên tổ chứccó trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) đưa ra “những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”
26 Tháng Giêng 202410:00 CH(Xem: 2436)
Nói về công lao cho đất nước thì Nguyễn Phú Trọng không có gì. Lý do là ông chỉ thụ hưởng di sản quyền lực của Hồ Chí Minh và những lãnh tụ CS tiền nhiệm. Tuy nhiên, từ khi nắm được quyền lực tối cao, ông đã đánh mất nhiều cơ hội canh tân cải tổ đất nước. Có 3 cơ hội lớn ông đã đánh mất trong nhiệm kỳ của mình: Trước hết, vào năm 2013, khi chấp bút bản hiến pháp hiện hành, ông có thể từng bước cởi trói cho dân tộc bằng cách không hiến định hóa Điều 4 hiến pháp, tư hữu hóa sở hữu đất đai và củng cố khái niệm kinh tế thị trường chân chính thay vì tái “định hướng xã hội chủ nghĩa”...
26 Tháng Giêng 20249:59 CH(Xem: 2300)
Còn những người đang ngày đêm chỉ trích, phê bình, lôi ra ánh sáng những sự thật bị đảng cầm quyền ma giáo dấu nhẹm thì hoàn toàn không phải là “phản động, chống phá, thế lực thù địch…” như đảng csVN hằng tuyên truyền mà họ đích thực là những “Chiến Sỹ Tranh Đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền” của người dân Việt Nam, bởi vì chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, thương yêu dân tộc Việt đang bị đọa đày trong bức màn sắt độc tài cai trị cho nên họ mới lên tiếng với mục đích là thay đổi thể chế chính trị cho đất nước của mình.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 3931)
“Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
24 Tháng Giêng 20247:14 CH(Xem: 943)
“Việc gắn camera ở những nơi sinh hoạt chung, những hành lang, lối đi hoặc bên ngoài phòng giam thì có thể chấp nhận, còn việc gắn trong phòng giam để theo dõi các sinh hoạt riêng tư là vi phạm quyền về hình ảnh, quyền nhân thân theo Điều 32, Bộ luật Dân sự.” Bà Nga cho biết khu giam giữ tù chính trị của Trại giam Gia Trung có hàng chục buồng giam nhưng chỉ có hai phòng có gắn camera, một phòng để giam ông Tâm và phòng kia đang để trống. Để phản đối việc trại giam theo dõi mọi sinh hoạt của mình, ông Tâm đã dùng giấy che camera và quản giáo lại đến tháo giấy ra.
22 Tháng Giêng 20247:35 CH(Xem: 1287)
Bà Hà cho biết khi trở về buồng giam con trai bà bị ho ra máu, và cho đến nay vẫn còn đau ở bả vai và một số nơi khác trên cơ thể. Ông Phương cũng bị quản giáo kỷ luật bằng hình thức không cho gặp gia đình trong tháng 12/2023, bà Hà cho biết thêm. Bà Hà sau đó gọi điện cho cán bộ quản giáo tên Nhật để chất vấn việc đánh đập con bà thì người này thừa nhận có xảy ra vụ việc đó, nhưng cho rằng do ông Phương “ăn nói xấc xược,” và xin bà bỏ qua vụ việc. Đến ngày 08/1, bà Hà lên trực tiếp Trại tạm giam Công an tỉnh để làm việc thì giám thị cơ sở giam giữ tên Luận đại diện xin lỗi gia đình và đề nghị bà không làm lớn vụ này.
20 Tháng Giêng 20244:53 CH(Xem: 1172)
Để nhồi sọ đảng csVN thi hành chương trình từ rất sớm, những bài hát ca ngợi lãnh tụ như:” Ai yêu bác hcm như thiếu niên, nhi đồng…”, “bác đang cùng chúng cháu hành quân” ra rả từng ngày từng giờ đã làm nhiễm độc đầu óc các đứa trẻ mới sinh ra và khi lớn lên một chút thì đeo khăn quàng đỏ hô vang khẩu hiệu: “Vì tổ quốc VN xhcn – Vì lý tưởng của bác hồ vỹ đại: Hãy sẵn sàng…”; và sau đó các công dân đỏ này bị đảng lợi dụng, ném vào chiến tranh hoặc sẽ trở thành những Hồng Vệ Binh chống lại sự tiến bộ của loài người để bảo vệ đảng...
20 Tháng Giêng 20244:53 CH(Xem: 2977)
Người dân Việt Nam hãy nhìn và suy nghĩ xem đảng cộng sản Việt Nam có bán nước không nhé...
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!