Học để làm gì?

01 Tháng Mười Hai 20209:43 CH(Xem: 5439)

                                                Học để làm gì?

127181631_10157931939813181_927018279319147482_n                                                               Hình từ bài chủ


Tuấn Khanh
   RFA Blog



    Câu hỏi đó chắc vẫn vang lên, vô thanh trong suy nghĩ nhiều người, khi trải qua các chặng cứu trợ hay từ thiện, nơi vô số các em nhỏ hay thanh niên nhọc nhằn với cuộc sống hàng ngày của mình, vật lộn với miếng ăn và tai ương ở miền Trung Việt Nam.

Khi ghé qua hỏi han về gia cảnh, nhiều người đã bối rối thú nhận rằng con cái của họ đã bỏ học từ lớp 4 hay lớp 5. Lý do là để phụ giúp gia đình, hoặc nghỉ học vì đến trường, có chữ thêm, không biết để làm gì.

"Phụ giúp", là kiếm ít củi, trông em, sai vặt... nếu giỏi hơn thì có thể nhận việc ở đâu đó, kiếm được chút tiền cho bữa cơm chiều.

Con đường dẫn ra các vùng Bắc Trung Bộ xa xôi, được biết chuyện có nơi nhiều em nhỏ xin nhận giỏ đeo gạch đi bằng lối mòn đến nơi đang xây dựng trên cao, dài có khi đến 2-3 cây số, để nhận 10.000 đồng một chuyến. Nhưng kinh khủng hơn, ở Đồng Văn, Hà Giang, có chuyện những em cõng hơn 30kg gạch đi vài cây số, chỉ được 2000 đồng/chuyến. Sức chịu các em như vậy, mỗi ngày đi được 3 chuyến.

Nói chuyện với một bà cụ ở làng Húc, Quảng Trị, bà kể cho biết hầu hết cuộc sống của những người trong vùng đều là tự cung tự cấp. Do đó, trẻ con phải tham gia giúp gia đình là đương nhiên. Việc buộc gia đình phải chu cấp cho mình một chút tiền đi học là một điều quá xa xỉ ở những nơi như vậy.

"Như năm nay bão lụt liên tục thì mình làm sao để sống?" - bà cụ nói - "thì mình đi mượn gạo để ăn rồi năm sau ráng làm để trả lại".

Nhưng, không hề có nghĩa là năm sau, họ có thể dư dả và trả được, nên khi những món nợ sống còn như vậy chồng chất, 100 ngàn đồng (khoảng 4 USD) để chi phí tiền học cho một năm trở thành điều quá lớn đối với một đứa bé ở đây.

Vậy nên, mỗi khi có chuyến cứu trợ hay từ thiện nào về, giống như ngày hội. Thức ăn, quần áo là niềm vui, những thứ để được tiếp tục học hành lại càng lớn lao hơn. Có những nơi, trẻ em đi cùng người lớn từ 4-5 giờ sáng, háo hức đến chờ nhận chút quà, mà giá chỉ bằng một bữa nhậu con ở đô thị.

Một gia đình nghèo khó ở Quảng Bình, ở nơi chịu các trận bão lụt vừa rồi, có lúc nước dâng cao đến 4 mét, được mọi người trong vùng giới thiệu, kể rằng đó là một gia cảnh nghèo khó nhất: nhà chỉ 3 mẹ con, bà mẹ bị tai biến, hai đứa con gái thì còn nhỏ, đang đi học. Nghe hướng dẫn của cán bộ trong làng, họ đi xin trợ cấp hộ nghèo, nhưng rồi sau 3 năm, việc giúp đỡ hộ nghèo cũng bị cắt, bởi cán bộ xác định là gia đình này "vẫn cứ nghèo hoài", nên không được giúp nữa. Khi hỏi thêm mới hay, nguồn trợ cấp này bị xà xẻo theo kiểu nào đó, mà mỗi năm, họ chỉ nhận được có 200 ngàn đồng vào dịp tết âm lịch. Đứa con gái lớn, nhận được giấy báo trúng tuyển 2 trường đại học, nhưng rồi phải từ bỏ ước mơ và nghĩ đến chuyện đi làm công kiếm sống.

Chắc rằng, tôi hay các bạn, ai cũng sẽ trĩu nặng những suy nghĩ riêng, khi đối diện với những câu chuyện như vậy, mặc dù vẫn phải cười.

Những hình ảnh và video của anh chị em trong nhóm thiện nguyên Có Mặt Cho Nhau góp gửi về, cho thấy người đi đến nơi trao thật khó nhọc, nhưng để đi đến nhận lấy, cũng không kém. Có những đứa trẻ vừa nhận được phần của mình, đã mở vội những những quyển tập và quà trong chương trình Triệu Quyển Tập Cho Em, xuýt xoa với giấy trắng mà thương.

Con đường dài từ Huế đến Quảng Trị, Quảng Bình... là những dữ liệu dồn nén cho câu hỏi những đứa trẻ Việt Nam học để làm gì? Ngay cả ở những giáo xứ Công giáo tử tế, trẻ em được khuyến khích học đến hết cấp 2 hoặc cấp 3, mọi thứ lại tiếp tục bế tắc ở mức độ cao hơn: chúng làm gì có đủ tiền để ra thành phố lớn học đại học?

Ở các thành phố lớn, nơi con cái của những gia đình đầy đủ vẫn phải đang kêu gào và vật vã về chuyện sách giáo dục cứ đầy đoạ tinh thần trẻ em, thì vạn nơi khó khăn tiếp cận với con chữ như vậy, những đứa trẻ khác sẽ học như thế nào?

Dĩ nhiên, hỏi chỉ là một cách để tự vấn lương tâm về sự bất lực của những đứa trẻ và của chính bản thân mình trước một thế giới đẹp đẽ nhưng đầy ảo ảnh. Chắc rồi ai cũng sẽ có câu trả lời riêng cho bản thân mình. Nhất là khi nhìn vào thế giới sống của chúng ta - nơi đầy những câu chuyện như quan chức dùng tiền bằng cả những ngôi trường lớn hay khu nhà cứu nạn để mua quốc tịch nước ngoài cho bản thân mình - họ im lặng đào thoát khỏi một quê hương nghèo khó, nơi bị giới cầm quyền - bạn bè của họ - rất ung dung chi xài sai, thâm lạm đến hơn 55 ngàn tỷ đồng/năm từ tiền thuế.

Và ngay cả những người dù không ra đi nhưng nhà cao cửa rộng bất thường, dù được trang trí với nhiều bằng cấp hay chức vụ, nhưng trong những giờ phút riêng tư, chắc họ cũng mỉm cười và nói với nhau rằng "học để làm gì".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 20171:23 CH(Xem: 31949)
Tại sao những định kiến của các nhà cầm quyền thường bắt đầu từ định kiến của dân tộc? Tại sao người ta còn thấy cả sự lạm dụng ngay trong khi sửa chữa nữa? Tại sao người ta để nguyên cái xấu khi sợ cái tồi tệ hơn? Tại sao người ta giữ cái tốt vừa phải một khi còn hoài nghi cái ưu việt hơn? Tại sao người đời có thành kiến hoặc không tự biết chính mình? Tại sao chỉ khi giáo dục người đời ta mới hiểu được lòng bác ái?
08 Tháng Sáu 20178:23 SA(Xem: 17221)
Hơn thế nữa đảng còn sáng suốt hơn khi đội lên đầu kẻ thù truyền kiếp của Cha Ông ngày xưa, lúc nào cũng có mộng thôn tính lãnh thổ VN. Nhiều lần họ đã thất bại, nhưng chưa bao giờ họ từ bỏ ý định xâm lấn Tổ Quốc VN bằng những âm mưu cho dù 100 hay hằng ngàn năm sau...
06 Tháng Sáu 20177:38 CH(Xem: 12202)
Lưu Thủy viết "....Việt Nam vẫn phải xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế mà Mỹ không có. Đó là rau củ quả, cá basa, tôm..." Nghe muốn phì cười! Tưởng Việt Nam có lợi thế gì ghê gớm để đối chọi với cơ phận Boeing, cơ phận điện gió, té ra là rau củ quả, cá basa, tôm v.v...
31 Tháng Năm 20177:35 CH(Xem: 10138)
các tay đàm phán phương tây ngày nay là những người lịch lãm, văn minh có lòng thương người nên không nỡ chỉ thẳng vào mặt các ông bà mắng: “Chúng tôi đã biết tất, các anh chị đừng diễn trò lưu manh, dối trá nữa... những con thú đội lốt người. Hãy đối thoại nhân quyền với tâm thức của người trưởng thành, với phong cách của người lịch sự, văn minh!”
28 Tháng Năm 20173:06 CH(Xem: 14753)
Đọc những gì ông Hoài viết, tôi cho rằng ông là người rất mù mờ về kiến thức lịch sử. Thậm chí, ông không hiểu các thuật ngữ sử học. Cho nên ông mới viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nước Việt Nam độc lập. Tổng bí thư Lê Duẩn đã thống nhất đất nước. Viết như thế dễ gây ra hiểu nhầm, rằng Việt Nam có được độc lập năm 1945 mọi công lao thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh...
26 Tháng Năm 201712:35 CH(Xem: 10640)
Từ Sài Gòn, nhà báo Anh Văn nói: “Trở lại câu chuyện nhà văn Vũ Bằng, câu “sai phạm” nêu trên trở thành câu nói, thậm chí là khát vọng thiết tha nhất của không ít thế hệ văn nghệ sĩ bây giờ. Nơi thời đại XHCN đã “bức tử” sự tự do nghệ thuật vị nghệ thuật của chính họ!!”
25 Tháng Năm 20178:24 SA(Xem: 16132)
Cá nhân tôi mắt thấy, tai nghe một cô giáo dạy môn Sử cấp ba từ miền bắc vào nam dạy học, chính cô đã hồn nhiên kể cho chúng tôi nghe việc "các chiến sĩ không quân anh hùng của ta" cho chiến đấu cơ tắt máy phục kích trong mây, chờ máy bay của "giặc lái Mỹ" tới là xông ra bắn hạ. Và cũng chính cô giáo này kể rằng mắt của "Bác Hồ" có tới hai đồng tử!!!
24 Tháng Năm 201710:17 CH(Xem: 16464)
‘‘Bác Hồ của chúng ta vô cùng khiêm tốn; Bác không muốn kể cho ai nghe về hoạt động của mình; rồi Bác Hồ được nhân dân ta coi là cha già của dân tộc; Bác còn vĩ đại hơn Lê Lợi, Trần Hưng Đạo vì đã đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa…’’! Năm 1948 ‘‘vị cha già của dân tộc’’ ấy 58 tuổi !!! Chỉ cần đọc thêm một câu sau đây thôi là hiểu được bản chất thật của HCM...
21 Tháng Năm 20174:07 CH(Xem: 17347)
Như thế là phải mừng cho sự tự chuyển biến ấy chứ. Chứ nếu lại vẫn tình nghĩa cũ mà mơ Sài Gòn, Hà Nội thành…Moscow; hoặc hai nhà nước Việt-Trung với mô hình hệ thống giống y nhau, tình cảm hai đảng nồng nàn gắn bó, thì mơ Sài Gòn, Hà Nội được như…Bắc Kinh, Thượng Hải, VN được trở thành một nước tự trị của Trung Hoa, thì còn khốn nạn hơn!
20 Tháng Năm 201712:16 CH(Xem: 13140)
đất nước toàn người có chỉ số IQ cao...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...