Khi Trung cộng khó khăn thì bắt Việt Nam gỡ

04 Tháng Năm 20209:43 CH(Xem: 9323)

          KHI TRUNG CỘNG KHÓ KHĂN THÌ BẮT VIỆT NAM GỠ

53468133_2294149270809024_87428083694436352_n                                                                 Hình Internet


 Đỗ Ngà
Facebook



    Trừ những quốc gia tiên phong luôn dẫn đầu thế giới phát triển thì không bàn làm chi, nhưng những quốc gia nào muốn đi lên từ đói nghèo thì bao giờ họ cũng bắt đầu bằng mở cửa rồi nắm bắt quá trình chuyển giao công nghệ. Mở cửa thì dễ, nhưng nắm bắt quá trình chuyển giao thì khó. Trên thế giới, không mấy quốc gia chuyển hóa thành công quá trình này.

Khi quốc gia nắm bắt tốt quá trình chuyển giao thì tất nền kinh tế sẽ biến đổi cả chất lẫn lượng. Nội lực nền kinh tế tăng lên và dần dần thoát khỏi sự lệ thuộ vào FDI. Điều này nó tạo nên sự phát triển bền vững cho đất nước. Còn nếu không nắm bắt quá trình chuyển giao, khi ấy, nền kinh tế sẽ rất mong manh dễ vỡ. Với một nước nghèo khi mở cửa, thế nào chất lượng đời sống toàn dân cũng được nâng lên, điều đó kéo theo giá cả sinh hoạt đắt đỏ và giá lao động cũng leo thang theo năm tháng. Khi giá lao động leo thang thì lợi thế nhân công giá rẻ dần dần bị biến mất, điều đó kéo theo lợi nhuận kiếm được của các doanh nghiệp FDI cũng không còn nhiều như trước. Và tới một ngưỡng nào đó, các FDI sẽ rút đi để tìm môi trường đầu tư mới mang lại cho họ lợi nhuận nhiều hơn. Ngưỡng đó, người ta gọi là bẫy thu nhập trung bình. Thường những nước có thu nhập bình quân đầu người sấp xỉ mức trung bình thế giới là tiệm cận bẫy thu nhập trung bình.

Hiện nay nền kinh tế Trung Cộng đang tiến rất sát với bẫy thu nhập Trung Bình. Những nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, EU, Nhật, Hàn trước đây đến ồ ạt và đã từng biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới, nay họ đang cảm thấy ngột ngạt khó thở vì 3 nguyên nhân cơ bản: nguyên nhân thứ nhất là giá nhân công của người Trung Quốc không còn thấp nữa làm cho lợi thế cạnh tranh của họ giảm; thứ nhì là những doanh nghiệp trong nước của Trung Cộng đã lớn mạnh và chính họ cũng rút rỉa dần nhân công chất lượng người Trung Quốc từ các FDI; và thứ 3 là chính sách ưu đãi không bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI của chính quyền CS Trung Quốc. Chính vì thế mà lúc này là lúc mà các doanh nghiệp FDI bắt đầu tính bài rút dần khỏi thị trường Trung Quốc để chuyển hướng đầu tư sang khu vực khác nghèo hơn. Dịch COVID-19 chỉ làm cho tiến trình nhanh hơn thôi chức thực chất, các doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc cũng đã tính bài rút từ trước đó mấy năm rồi.

Nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn chững lại từ năm 2020, và qua dịch họ cũng không thể nào hồi phục lại tốc độ tăng trưởng khoảng 6% năm 2019 được. Bởi vì đã đến lúc các doanh nghiệp FDI tính đường rút, trong khi đó chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cũng chưa có dấu hiệu chấm dứt thì càng đẩy nhanh quá trình rút mạnh hơn. Vậy đứng trước khó khăn này, Trung Cộng sẽ đối phó ra sao?

Như ta biết một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế có GNP lớn hơn GDP. Nghĩa là nước nào có đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn là nước ngoài đầu tư vào họ chứng tỏ nền kinh tế đó mạnh, còn ngược lại là nền kinh tế yếu. Lấy Việt Nam làm ví dụ. Được biết cho đến nay tổng giá trị đầu tư của Việt nam ra nước ngoài chỉ là 22 tỷ đô la, còn tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam lên đến 211,78 tỷ đô, gấp gần 10 lần. Vậy nếu giả sử khi FDI rút thì sao? Thì khi đó nền kinh tế Việt Nam sẽ ngã nhào vì nội lực quá yếu. Khi FDI rút đi nó sẽ làm GDP giảm nghiêm trọng và đồng thời nó để lại một lực lượng lao động đông đảo phải thất nghiệp. Đó mới là điều đáng lo ngại. Và trên thực tế, ngay lúc hàng loạt các FDI rút đi, nhiều quốc gia đã không thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình và từ đó họ không còn cơ hội bứt phá nữa. Các quốc gia như Argentina, Brazil, và Nam Phi là ví dụ. Tương tự như vậy khi các FDI rút đi, Trung Cộng cũng phải gặp cảnh khó khăn này. Trung Cộng sẽ dính bẫy nếu họ không thể vượt qua cú sốc này.

Bài học thành công của Hàn-Đài-Sing khi vượt qua bẫy thu nhập trung bình còn đó. Như vậy để không bị cú sốc do FDI rút đi, thì những quốc gia này đã làm gì? Thứ nhất họ phải chuẩn bị nội lực kinh tế đủ mạnh khi đó những doanh nghiệp quốc nội đủ sức để tiếp nhận hết lực lượng lao động do FDI để lại; thứ nhì tăng đầu tư ra hải ngoại (Tiếng Anh là Outward Direct Investment-ODI) nhằm khai thác lợi nhuận từ các nước nghèo hơn để bù đắp lại phần thiệt hại do FDI rút đi; thứ 3 là cải tổ chính trị, để tạo môi trường đầu tư minh bạch và công bằng cho các FDI. Khi FDI mất lợi thế nhân công giá rẻ và họ không được đối sử công bằng với các doanh nghiệp trong nước, thêm vào đó chính quyền thiếu minh bạch thì tất họ không thiết tha ở lại làm gì nữa.

Theo một bài báo trên tờ China Briefing thống kê thì từ năm 2003 đến 2014 thì tổng vốn đầu tư ra hải ngoại - ODI của các doanh nghiệp Trung Quốc luôn thấp hơn nguồn vốn FDI từ nước ngoài đầu tư vào nội địa Đại Lục. Chỉ có năm 2015 thì ODI vượt qua FDI nhưng sau đó từ năm 2017 đến thì ngược lại, ODI lại thấp hơn so với FDI. Đến năm 2019, FDI của Trung Quốc là 136,7 tỷ đô còn ODI chỉ có 110,6 tỷ đô. Mà như ta biết, kể từ năm 2019, các doanh nghiệp FDI của Trung quốc bắt đầu rút mạnh vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ấy vậy mà ODI của vẫn không thể vượt qua FDI. Từ con số này, chúng ta có thể thấy rằng, nội lực của nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Vậy với nội lực đang xuống như vậy, liệu Trung quốc có chống đỡ được khủng hoảng tất yếu này không? Câu tả lời là “Khó!”.

Hiện nay để chuẩn bị đối phó khó khăn lâu dài, Trung Quốc chắc chắn không cải tổ chính trị, mà thay vào đó họ đẩy mạnh nguồn ODI để khai thác mạnh các thị trường ngoài Trung Quốc. Và tất nhiên, nền kinh tế dễ nào dễ khai thác nhất sẽ được Trung Quốc nhắm đến. Chắc chắn Việt Nam là mục đích đầu tiên. Ngày 30 tháng 4 năm 2020 tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn đã đăng bài “Nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng 'thâu tóm' doanh nghiệp Việt giữa Covid-19”. Trong bài cho biết các nhà đầu tư Trung Cộng đã chọn thâu tóm doanh nghiệp Việt thay vì đầu tư theo dạng FDI, vì sao? Bởi đơn giản, Trung Quốc muốn bắn 1 mũi tên trúng 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là loại bỏ cơ hội phát triển doanh nghiệp Việt; thứ nhì là muốn mượn đường xuất khẩu sang các thị trường khác để hưởng lợi. Việc làm này giống như, Trung Cộng đang bị mất máu thì họ sẽ chọc vòi sang cơ thể ông Việt Nam để hút máu về mình vậy, thật là nguy hiểm.

Khi Trung Quốc khủng hoảng, chắc chắn Việt Nam sẽ lao đao chứ không có cơ hội đón bắt dòng đầu tư từ Trung Quốc dời sang như nhiều người tưởng. Bởi đơn giản tầm Việt nam không đủ tận dụng lợi thế đó. Để đón bắt cơ hội, chỉ có những nước khác ở Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indo, hay Mã Lai mà thôi. Còn Việt Nam? Chỉ có thể chết chùm theo nó. Đó là hậu quả của việc để nền kinh tế đất nước quá phụ thuộc vào Trung Cộng.

 

Tham khảo:

http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=44963&idcm=208

http://tapchitaichinh.vn/…/hoat-dong-dau-tu-cua-viet-nam-ra…

https://www.cnbc.com/…/china-says-its-foreign-direct-invest…

https://www.china-briefing.com/…/chasing-chinas-outbound-d…/

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/…/nhat-ban-khuyen-khich-do…

https://www.thesaigontimes.vn/…/nha-dau-tu-trung-quoc-gia-t…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 924)
Nếu có đa đảng thì mới có sự cạnh tranh thì đất nước mới tốt đẹp lên được. Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi. Do đó, khi kiều bào về xây dựng uy tín cho đất nước, là họ xây dựng uy tín cho đảng cầm quyền mà thôi. Chúng tôi về đóng góp xây dựng đất nước là chỉ xây dựng cho Đảng của họ thêm lớn mạnh thôi.”
06 Tháng Hai 20248:41 CH(Xem: 727)
Đã nghèo lại gặp cục eo Cuối năm đã đói lại đèo thêm ma 94 năm đè dân ta Ngóc đầu không nổi cũng là thèng ni Thà cho tao miếng bánh mì Hơn là cái ảnh bùa si ám đời Cửa ... nhà ... bây chiếm hết rồi Ruộng vườn nương rẫy tơi bời xác xơ Tết về chết cả trong mơ Áo ôm khố rách cũng nhờ đảng cho :v Bây giờ bây nhét ảnh hồ Tường vách nứa toạc treo mô được chừ?
05 Tháng Hai 20248:55 CH(Xem: 759)
Năm nay, tình hình kinh tế ở VN (nghe nói) hơi (bị) te tua, chợ búa ế ẩm, người bán nhiều hơn người mua, sinh hoạt ở các chợ "truyền thống" có vẻ lạnh lùng sương rơi heo may..., nhưng ngó bộ các khúc ruột về VN cũng như người đi đón năm nay không giảm mà còn tăng hơn mấy năm trước dù chưa được thống kê – đó là nhờ khả năng đắc cử tổng thống, trở lại Nhà Chắng của Bác Châm khá (là) cao khiến cho kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, chỉ số thị trường chứng khoán Đao Giôn lên tới 38.644 điểm khi kết thúc giao dịch vào ngày thứ sáu 02.02.2024 – Cái này hổng phải họ Thạch tui nói mà là lời "bác" nay đã thành... "bác" nào thì tự tìm hiểu nha.
03 Tháng Hai 20245:13 CH(Xem: 653)
Anh Lê Thiệu, một nhạc sĩ sinh sống ở Sài Gòn nói với RFA sáng 31 tháng 1 năm 2024: “Ngày Tết nhiều khi tôi không muốn ra đường vì ra đường thấy treo băng-rôn ‘Mừng Đảng, Mừng Xuân’ là thấy phát ghét rồi; thấy ngứa con mắt rồi. Theo tôi, đó là thói kiêu ngạo của người cộng sản. Nhiều nhà trí thức tiếng tăm họ đã chỉ trích, đã phê phán, đã phân tích Xuân là của vũ trụ, của đất trời, đảng mới có mấy chục năm nay mà cứ mừng Đảng trước rồi mới tới mừng Xuân.”
01 Tháng Hai 20247:23 CH(Xem: 1593)
Lý do du học sinh, gồm cả sinh viên tự túc, đã “một đi không về” có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng là nhu cầu việc làm trong nước không phù hợp với kiến thức du sinh. Ngoài ra, căn bệnh kỳ thị “mới cũ”, “trong đảng-ngoài dân” và tham nhũng đã khiến cho nhiều người quyết định ở lại nước ngoài làm việc. Ngoài ra, với chủ trương độc quyền và độc tài cai trị, đảng CSVN đã bóp chết tự do, chà đạp dân chủ và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, kể cả tự do Tín ngưỡng-Tôn giáo khiến du sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không muốn quay về.
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2371)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
31 Tháng Giêng 20246:51 CH(Xem: 1792)
“Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu. Chỉ những người giàu, có của ăn của để mới sắm sửa đầy đủ trong nhà thôi. Nhiều người còn bị mất việc về quê hết luôn. Năm nay ai cũng khó khăn chứ không chỉ gia đình em đâu. Nhiều người nói năm nay không ăn Tết luôn. Xóm em chẳng thấy ai chưng bày gì hết vì tình hình chung là nghèo. Không ai mua bán gì được. Ngoài tháng lương 13, năm nay không có thưởng...
30 Tháng Giêng 20249:06 CH(Xem: 2298)
Tất nhiên là một nhà nước độc tài cho nên tuyên truyền luôn là ‘chủ trương nhất quán’ của lũ chúng ta, ở xứ đó cứ thằng nào nói dóc hay, dóc tổ mẹ, tổ cha là được triều đình phong cho hàm ‘thiến sỹ’, tha hồ mà vênh mặt nhìn đời, có thế nói đất nước này ‘thiến sỹ’ nhiều nhung nhúc, có lấy đấu mà đong cũng không hết, duy chỉ có điều lũ thiến sỹ này chỉ ăn tàn phá hại, bởi vì chúng nó đều có chuyên môn là ‘chính trị’, chuyên phịa ra những điều hay, điều tốt cho lãnh tụ và băng đảng của chúng chứ chúng nó có biết cái cóc xì gì về khoa học kỹ thuật đâu mà sáng chế với phát minh?!.
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1621)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
28 Tháng Giêng 20246:03 CH(Xem: 1897)
Hai tuần sau, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao tuyên bố “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo.” Bà Hằng còn nói đây không phải là lần đầu tiên tổ chứccó trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) đưa ra “những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.”
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...