Tại sao 43 năm vẫn xa mặt cách lòng?

03 Tháng Năm 201812:30 CH(Xem: 8902)

                          Tại sao 43 năm vẫn xa mặt cách lòng?

2014-03-28_154540


Phạm Trần (Danlambao)
 - Lần kỷ niệm thứ 43 ngày "30 tháng 4" năm 2018 ở Việt Nam không còn được người dân quan tâm bằng những cuộc vui chơi, tắm biển và giải trí, nhưng hận thù dân tộc lại được phe Tuyên giáo và Quân đội khơi lên gay gắt hơn bao giờ hết.
Ở Trung ương, đảng và nhà nước đã thay việc tổ chức các lễ kỷ niệm hào nhoáng và tốn phí bằng những buổi ca nhạc để phô trương thành tích đã mờ nhạt và phản cảm gọi là "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Các buổi lễ ở địa phương cũng chỉ bày ra để cho các viên chức lãnh đạo xếp hàng chụp ảnh để báo cáo nhưng rất ít có dân tham dự.
Trong khi ấy thì hàng triệu người dân đã lợi dụng 4 ngày nghỉ lễ dịp 30-04 và Lao động 01/05 (từ 28/04 – 01/05/2018) để trốn khỏi cảnh sống chật hẹp và oi bức ngộp hơi ở thành phố đến những nơi có biển tắm mát và nghỉ ngơi thoải mái.
Tuy nhiên, có nhiều người ra đi mà không bao giờ trở lại. Theo báo cáo của Bộ Công an thì: "Trong bốn ngày nghỉ lễ, từ 28-4 đến 1-5, cả nước xảy ra 113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 79 người, bị thương 79 người. Riêng ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 1-5 có 27 người chết, 33 người bị thương."
So với bốn ngày nghỉ lễ năm 2017 (29-4 đến 2-5-2017), tai nạn giao thông (TNGT) năm nay, giảm 12 vụ (9,6%); giảm 19 người chết (19,4%), giảm 11 người bị thương (12,2%).
Đó là những chuyện bề nổi của ngày đã được cơ quan tuyên truyền của đảng tô son vẽ phấn gọi là "Đại thắng mùa Xuân 1975", một bi hài kịch tự kiêu Công sản. 
Nhưng khác với các năm trước, lần đầu tiên trong 43 năm kỷ niệm ngày Quân đội Cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Quân đội đã phải tập hợp một số người viết bài đề cao ý nghĩa của “Đại thắng mùa Xuân”. Mục đích là để bác bỏ những quan điểm cho rằng, dù phải vừa chiến đấu và xây dựng, nhưng “chế độ Việt Nam Cộng hòa” ở miền Nam trước 1975, vẫn có nhiều lĩnh vực thành công và đáng trân trọng hơn Chính phủ Cộng sản của thời bình.
Báo quân đội nhân dân
Báo Quân đội Nhân dân viết: "Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.
 
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ." (QĐND, ngày 01/05/2018)
Ăn nói như thế là tự lừa dối mình, bởi vì, dù có xuyên tạc đến đâu thì cũng không thế phủ nhận:
1. Việt Nam Cộng hòa, từ 1954 đến 1975, không hề có chủ trương "đảng cử dân bầu". Dù bị chiến tranh tàn phá và đe dọa, khủng bố, chế độ ứng cử và tranh cử ở miền Nam hoàn toàn tự do. Ở miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này không có ứng cử và bầu cử dự do. Chỉ có một đảng Cộng sản cầm quyền toàn trị.
Ngay đến bây giờ, sau 43 năm thống nhất đất nước, cả nước Việt Nam vẫn chỉ có một đảng cầm quyền và chỉ có đảng viên Cộng sản hay những cảm tình viên Cộng sản mới được bầu vào các chức vụ đại diện dân ở Quốc hội và trong các Hội đồng Nhân dân. Đảng tiếp tục không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
2. Nền kinh tế ở miền Nam là "kinh tế thị trường, tự do kinh doanh và phát triển". Và mặc dù phải lệ thuộc vào viện trợ kinh tế của Mỹ để tồn tại và phát triển trong khi cùng lúc phải chiến đấu chống Cộng sản miền Bắc xâm lược, người dân miền Nam cũng chưa bao giờ phải xếp hàng trước các cửa hàng quốc doanh hay hợp tác xã để mua từng lon gạo, lạng thịt, cân đường, bó rau hay sợi chỉ cây kim bằng tem phiếu như người dân miền Bắc.
Tiến Sỹ Bùi Khiến Thành
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, bài viết của QĐND đã trích lời chuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ, ông Bùi Kiến Thành để cố ý hạ thấp giá trị chính sách kinh tế thời VNCH. 
QĐND nói trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt, ông Thành đã: "Từng đánh giá, kinh tế dưới chế độ Sài Gòn là "nền kinh tế phát triển ảo", "không vững chắc", "không dựa vào cơ sở kinh tế mà chỉ dựa vào chiến tranh là chính". Ông Bùi Kiến Thành nhận định đây là nền kinh tế "chưa trong sáng", cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn."
Trích dẫn mà chắp vá và cắt xén như thế là “không có đạo đức” và suy diễn thiếu nghiêm chỉnh. Sự thật thì Tiến sỹ Bùi Kiến Thành đã nói nguyên văn ý của ông trong vế “chưa trong sáng” như thế này: "Trong những năm dưới Đệ nhị Cộng hòa thì có khó khăn do cơ chế quản lý nhà nước vẫn chưa có những kinh nghiệm trong vận hành kinh tế thị trường, quản lý‎ nhà nước vẫn chưa hoàn toàn trong sáng."(BBC Tiếng Việt, phát thanh ngày 25/4/2015)
Như vậy thì những chữ "cụm từ chỉ tình trạng tham nhũng tràn lan của chính quyền Sài Gòn", được ráp vào sau 3 chữ “chưa trong sáng” là của báo QĐND tự chế ra để nhét vào miệng Tiến sỹ Bùi Kiến Thành, con Bác sỹ nổi tiếng Bùi Kiến Tín, bạn thân của cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, chủ hãng dầu Khuynh Diệp, với chủ ý xuyên tạc Chính phủ thời VNCH.
Đáng chú ý là báo QĐND đã bỏ qua mấy câu nói khác của ông Thành như: "Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài."
BBC viết tiếp: "Ông Thành cũng cho rằng "dư âm của nền kinh tế tập trung" đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai."
BBC hỏi: Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975?
Ông Bùi Kiến Thành: "Trước 1975 thì kinh tế miền Nam, dù có những khó khăn do chiến tranh, nhưng vẫn là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
 
Vì trong bối cảnh chiến tranh nên chính sách thời đó là mở rộng tất cả những gì có thể. Nông nghiệp thì gặp khó khăn về chiến tranh, thương mại cũng chỉ trao đổi hàng hóa, chứ việc phát triển công nghiệp thì chưa được bao nhiêu.
 
Nhưng nó vẫn là nền kinh tế cho phép nhân dân tự do tham gia, để những người có ‎ý chí muốn làm kinh tế được tạo điều kiện tốt."
Ông Thành, hiện đang làm việc ở Việt Nam bảo thẳng: "Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.
 
Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.
 
Tuy nhiên, sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.
 
Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.
 
Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý‎ của nhà nước".
Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản l‎ý của nhà nước.
 
Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.
 
Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì.
 
Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản l‎ý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 
Chúng ta đã mất hết 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng."
Giáo dục - văn hoá
3. Bước sang lĩnh vực Giáo dục và Văn hóa thì dù một hay trăm thợ viết thuê của Ban Tuyến Giáo hay Tổng cục Chính trị Quân đội cũng không thể đổi trắng thay đen để xóa đi những thành tựu sáng chói và tính nhân văn của nền giáo dục và nhân bản của văn hóa dân tộc thời VNCH trước 1975.
Trước hết, hãy nghe Tiến sỹ Bùi Kiến Thành phát biểu trên BBC ngày 25/04/2015: "Ở miền Nam trước 75 thì là một nền giáo dục rất mở, người sinh viên và các thầy giáo được quyền tiếp cận các nền giáo dục tư tưởng, dù là tư bản hay cộng sản, không hạn chế."
Bỏ qua những chương trình giáo dục học vẹt, vừa hồng vừa chuyên, chỉ biết thầy đọc trò viết cho đầy tập, chạy điểm, mua bằng thật và bằng giả và những tệ trạng “muốn lên lớp, được điểm cao” thì phải “ngủ với Thầy” v.v… đã và đang diễn ra ở Việt Nam mà hãy nhìn vào khả năng lao động của công nhân Việt Nam để thấy tương lai đang đi về đâu.
Theo bà Saranya Skontanarak, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan (TBA) thì năng suất lao động của người Việt Nam khá thấp so với các quốc gia xung quanh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lao động của một người Singapore cao gấp 20 lần năng suất lao động của một người Việt Nam.
Ngay người Thái Lan cũng có năng suất lao động gấp 3 lần người Việt Nam.
Bà Saranya Skontanarak đã đưa ra nhận xét tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/4/2018.
Và tại cuộc Hội thảo chuyên đề "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa", ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết: "Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6% của Malaysia và đặc biệt chỉ tương đương với 87,4% của Lào."(theo VNNET ngày 13/01/2018)
Trong khi ấy thì Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, báo cáo năm 2017 lượng bia các loại tiêu thụ trên cả nước đạt hơn 4 tỉ lít, tăng 6% so với năm 2016.
Con số này chưa xấu hổ cho bằng đánh giá trong sáng trong kinh doanh của Thế giới đã đặt Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).
Về số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2017, theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì rất thấp, tương đương 2.385 USD. Ông nói với báo Tuổi Trẻ: "Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar." (Miến Điện)
Như vậy thì vinh hạnh gì, nếu so với thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975?
Văn hoá đồi truỵ?
4. Trong lĩnh vực Văn hóa, hãy tạm gác sang hành động "gục mặt bước dồn" của những nhóm cán bộ lãnh đạo thiếu học, vô văn hóa, kém văn minh khi họ ra lệnh đốt sách, bắt giam các Văn nghệ sỹ miền Nam sau ngày vào Sài Gòn 1975, mà hãy nói đến phong trào “hát nhạc vàng”, hay dòng nhạc Bolero của miền Nam đang lên cơn sốt ở khắp miền đất nước, sau 43 năm mấy anh Bộ đội mũ tai mèo, dép râu bước vào Sài Gòn hoa lệ.
Những cán bộ Tuyên giáo, Dân vận hãy tự hỏi mình xem tại sao bây giờ nhân dân lại say mê những dòng nhạc của Đoàn Chuẩn và Từ Linh, Văn Cao một thời bị cấm? Hay vì sao mà nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh, Ngô Thụy Miên, Duy Khánh, Nhật Trường Trần Thiện Thanh v.v… của miền Nam đã được ưa chuộng hơn nhiều Nhạc sỹ miền Bắc, kể cả Phạm Tuyên, con Nhà văn hóa Phạm Quỳnh?
Luôn tiện những người còn mê ngủ của Tuyên giáo cũng nên tự vấn lương tâm xem do đâu mà Mầu Tím Hoa Sim của Nhà Thơ Hữu Loan, người đã can đảm bỏ đảng và công khai mạt sát đám “cai thầu văn nghệ” làm tay sai cho đảng thời Nhân văn Giai phẩm, đã đi vào lịch sử văn học và được hàng triệu người yêu mến gấp triệu lần hơn những vần Thơ thờ nhà độc tài Cộng sản (Joseph Vissarionovich) Stalin, hay chứa đầy dao găm mã tấu thời Cải cách Ruộng đất của Tố Hữu và Xuân Diệu?
Ôn lại những chuyện cũ để thấy sự so sánh thành công và thất bại ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa, trước vào sau ngày gọi là "Đại thắng mùa Xuân 1975", không phải là không có lý.
Bởi vì, sau 43 năm của cái gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” ấy, nhân dân miền Nam đã hoàn toàn mất hết các quyền: Tự do ngôn luận và Tự do báo chí; Tự do Lập hội và Biểu tình; Tự do Ứng cử và Bầu cử. Và trong nhiều trường hợp, quyền tự do Tín ngưỡng và Tôn giáo đã bị quản chế khe khắt.
Thời VNCH, khi ra đường người dân không sợ bị cướp giật và xâm phạm an ninh cá nhân như thời Cộng sản. Họ cũng không phải đem theo tiền để hối lộ dọc đường hay mánh mung chạy chức chạy quyền, lo đút lót để cho con được điểm cao hay tốt nghiệp ra trường, và có việc làm ổn định.
Cũng dưới thời VNCH ở miền Nam, làm gì có chuyện truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong giáo dục đã bị bị xúc phạm trắng trợn như vụ Cô giáo phải qùy xin lỗi phụ huynh tại Long An tháng 2/2018. Rồi sau đó vào tháng 3/2018 cô giáo mang thai Phan Thị Hiên, tập sự tại trường mầm non Việt-Lào ở Nghệ An, cũng đã phải qùy gối van xin tha đánh bởi một phụ huynh, chỉ vì trước đó cô giáo đã xử phạt kỷ luật con người này.
Chỉ kể sơ ra đây ít chuyện làm quà để thấy thời Việt Nam Cộng hòa, tuy chưa có dân chủ như nhiều nước khác vì có chiến tranh, cũng đáng sống hơn thời tham nhũng ngập đầu và xã hội có nhiều trộm cắp và giết người như ngóe mất an ninh ở Việt Nam thời Xã hội Chủ nghĩa.
Gay gắt hù doạ
Thế mà cán bộ Tuyên giáo vẫn có thể bô bô nói rằng: "Chiến tranh đã lùi xa, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam mong muốn khép lại quá khứ để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đại thắng mùa xuân năm 1975 thực sự là động lực để chúng ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước tiến lên vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho hôm nay và muôn đời sau.
 
Thế nhưng đến nay vẫn có những kẻ cố lừa phỉnh dư luận qua việc ngợi ca chế độ dân chủ, tự do và kinh tế phát triển dưới thời chính quyền Sài Gòn, phủ nhận giá trị của chiến thắng trong thời kỳ mới. Những luận điệu ấy lan truyền trên internet dưới nhiều hình thức, như bài viết, clip hòng đánh lừa những người ít thông tin, thiếu hiểu biết, đặc biệt là nhắm vào thế hệ trẻ." (Quân đội Nhân dân, 01/05/2018)
Phân bua như thế xong, báo này quay sang hù họa: "Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đề ra và thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, nhưng trong bối cảnh mới, hoàn cảnh mới, mỗi người dân của “con Lạc cháu Hồng” dù ở trong nước hay đang định cư, học tập, công tác ở nước ngoài, không bao giờ được lãng quên lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; càng không được vào hùa với các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, bất mãn để bóp méo, bôi nhọ, xuyên tạc, đòi đánh giá lại lịch sử, phủ nhận tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối." (báo Quân đội Nhân dân, 30/04/2018)
Cũng tát nước theo mưa là bài viết trên Tạp chi Quốc phòng Toàn dân (QPTD) của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng, cũng đưa ra luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “chiến thắng” mùa Xuân 1975.
Ông Hưởng cảnh giác hiện vẫn có "những ý kiến lạc lõng xuyên tạc về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng đó, cần phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ."
Ông viết: "Suốt hơn bốn thập kỷ qua, những luận điệu xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta; những mưu đồ bóp méo, hạ thấp, phủ định ý nghĩa và giá trị của Đại thắng mùa Xuân 1975 liên tiếp được các thế lực chống đối, thù địch tung lên trên mọi phương tiện thông tin với nhiều hình thức, cả ở trong nước và nước ngoài. Họ thường “thảng thốt” rằng, chiến thắng lịch sử của nhân dân ta ngày 30-4-1975 đối với họ là “tháng 4 đen”; “ngày quốc hận”. Đồng thời, xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, rằng đó là cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam - Bắc." (theo QPTD, ngày 26/04/2018)
Viết như thế, nhưng liệu ông Hưởng có sờ lên gáy xem những dư luận không đồng tình với mấy chữ “Đại thắng mùa Xuân 1975” có phản ảnh sự thật trong đời sống nhân dân như mọi người chưa được “no cơm ấm áo” và đất nước chưa thật sự “có độc lập tự do” , hay những thứ này mới chỉ dành cho một thiểu số có chức, có quyền và những tay sai của đảng cầm quyền?
Hay xa hơn, vẫn đang có những kẻ nội thù và tay sai ngoại bang muốn phân hóa dân tộc?
Đó là lý do tại sao sau 43 năm mà “kẻ thắng” và “người thua” vẫn còn xa mặt cách lòng bởi những con người “kêu ngạo Cộng sản” tiếp tục giáo điều, lạc hậu và chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm trên quyền lợi tối cao của dân tộc. -/-
(05/018)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 20174:32 CH(Xem: 27375)
Một con người như thế mà csVN tự phong là danh nhân thế giới, tự đưa lên ngang hàng với Phật ngồi chễm chệ trên bàn thờ thì thế hệ này không mạt vận, không sa đọa, không xuống cấp trầm trọng vì học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM mới là lạ. Thời của "Phật Hồ", của Sư Quốc Doanh hiện nay đang thịnh, nhưng thời mạt pháp thì càng ngày càng thấy rõ, và chế độ này đã đến lúc phải tự đào thải vì những gì chúng đã làm...
29 Tháng Sáu 20174:03 CH(Xem: 9980)
Nhà báo phải tôn trọng sự thật. Bịa đặt, minh họa một cách sống sượng cho nhà cầm quyền không phải là thiên chức của người làm báo. Bài báo đưa tin về phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm nay của tác giả Kỳ Nam, báo Người lao động điện tử sặc mùi bút nô, thật đáng xấu hổ.
28 Tháng Sáu 201711:31 CH(Xem: 23652)
Đáng buồn thay các Ác vẫn ngự trị, bởi vì thế lực chính: đảng csVN với những thằng CON vẫn nhung nhúc tồn tại tại Việt Nam, bọn chính khách hoạt đầu, bọn đu theo ăn bám, bọn gian thương cơ hội, bọn ma mãnh chờ thời, bọn côn đồ hành pháp, bọn dân phòng du đãng, bọn đá cá lăn dưa tổ trưởng, tổ phó vẫn ngày ngày ra rả những luận điệu mà bọn chúng đã bội thực vào đầu người dân...
27 Tháng Sáu 20174:43 SA(Xem: 11863)
Cái cách của ông Trương Mạnh Sơn khiến người ta nhớ nhân vật Lý Thông trong chuyện Thạch Sanh. Người có nhân cách, lòng tự trọng không bao giờ hành xử như thế. Hành động đó vừa khả ố, trơ trẽn, trâng tráo, gian manh, gần cống rãnh hơn văn minh không xứng tầm một sứ giả đại diện cho một quốc gia...
24 Tháng Sáu 20174:47 CH(Xem: 21467)
Đặc tính của chuột là vậy, đáng buồn là bọn chúng đã gặm nhấm tan hoang đất nước và muốn tiêu diệt lũ chuột này thì cần phải quét sạch chúng đi, xây dựng một quốc gia mới trên nền tảng vững chắc, có cơ chế vận hành văn minh cùng một chế độ công khai và minh bạch trên tinh thần tự do ngôn luận mới có thể sống như một người đàng hoàng...
24 Tháng Sáu 20171:24 CH(Xem: 10475)
Nhà giáo là một nghề cao quý vì nó tác động đến sự hình thành của con người trong một xã hội và xã hội đó. Nó định hướng tương lai của một đất nước và dân tộc. Nhưng hiện tại, dưới cơ chế này và dưới bộ máy nhồi nhét này, giáo viên chỉ là một dụng cụ để sản xuất ra những con vẹt biết đọc và nhớ. Giáo viên chỉ là một công cụ để đào tạo những con người trung thành, những con người học mà không suy nghĩ...
22 Tháng Sáu 20179:07 SA(Xem: 8972)
Hình dáng, chi tiết của món quà được báo trong nước đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng vài giờ sau đó, toàn bộ các báo mạng đồng loạt rút bài. Sự việc này tạo nên một làn sóng tranh luận khôi hài trên các trang mạng xã hội với những suy đoán về lý do vì sao tất cả những bài viết liên quan đến cây đèn Hoa Kỳ đều bị lấy xuống...
21 Tháng Sáu 20179:55 CH(Xem: 10774)
“Báo chí cách mạng” co rúm tránh né những sự kiện chính trị-xã hội mang tính cách mạng và nhu cầu thay đổi. Thất thủ tuyệt đối trước làn sóng tự do thông tin trên mạng, “báo chí cách mạng” phản ứng trong hỗn loạn và vô nguyên tắc bởi những tin nhắn ra lệnh phải gỡ bài này hoặc đăng bài kia.
21 Tháng Sáu 201712:28 CH(Xem: 12453)
đề nghị Võ Văn Thưởng đào tạo thế hệ kế thừa cho đảng, đây mới chính là những nhân tài mà đảng cần đấy!
20 Tháng Sáu 201710:51 CH(Xem: 9839)
Thây kệ cha bác, bác có viết được báo cũng mừng chứ ngu quá thì làm sao mà làm lãnh tụ thế nhưng chắc cái vụ bác làm báo cũng do ban chuyên láo các đồng chí thêu dệt ra vì theo lý lịch của các đồng chí cung khai trên Wiki có nhiều điểm mâu thuẩn vì nói láo như cuội...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...