Kịch bản ban tuyên láo: Không hề có chuyện “kéo pháo qua đèo” tại Điện Biên Phủ

31 Tháng Mười 20157:13 CH(Xem: 12820)

KỊCH BẢN BAN CHUYÊN LÁO !
Không hề có chuyện “kéo pháo qua đèo” tại Điện Biên Phủ

 

 TiepLieuMaoTrachDong
 (Như vậy là cũng không có anh hùng lấy thân mình chèn pháo Tô Vĩnh Diện !)


 

Bùi Anh Trinh

Tuyến vận chuyển đạn dược bằng xe tải của CSVN từ Trung Quốc đến Điện Biên Phủ phải qua một cung đường dài 600 cây số. Vật dụng tiếp liệu được chuyển qua biên giới tại Cao Bằng theo Quốc lộ số 3 đến Bắc Cạn và đa số là tại Ải Nam Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn rồi sau đó cũng được chuyển qua Bắc Sơn xuống Bắc Cạn.

 

Tại Bắc Cạn có một trung tâm tiếp vận rất lớn nằm trong rừng thuộc thị xã Chợ Chu.  Đa số hàng tiếp liệu được tập trung tại kho Chợ Chu trước khi chuyển đi các mặt trận.  Một số không qua Chợ Chu mà đi thẳng theo Quốc lộ 3 xuống Thái Nguyên, tại đây rẽ theo Tỉnh lộ 13 đi Phú Thọ rồi vượt ngang sông Hồng tại Yên Báy.

 

Từ Yên Báy đi theo đường 13 gặp sông Đà và vượt sông Đà tại Tạ Khoa.  Từ Tạ Khoa đâm ra  Tỉnh lộ 41 ở ngã ba Cò Nòi rồi theo đường 41 đi qua Sơn La để tới Tuần Giáo là điểm tiếp giáp với tỉnh Lai Châu, tại đây có một trung tâm tiếp vận cho mặt trận Điện Biên Phủ. Tuần Giáo cách Điện Biên Phủ 80 cây số.

 

Như vậy tuyến vận chuyển gần như là một đường nằm ngang từ phía Đông tại biên giới Trung Hoa ở Lạng Sơn chạy theo hướng Tây đến biên giới Lào tại Điện Biên Phủ.  Ngoài ra còn có một tuyến vận chuyển lương thực bằng dân công từ vùng đồng bằng đến Hòa Bình rồi theo Tỉnh lộ 6 đến Mộc Châu, gặp Tỉnh lộ 41 tại Mộc Châu rồi theo đường 41 đến ngã ba Cò Nòi.

 

Từ ngã ba Cò Nòi nếu theo đường 41 thì có thể tới Tuần Giáo rồi tại Tuần Giáo có thể rẽ vào Điện Biên Phủ;  nhưng tại ngã ba Cò Nòi cũng có một ngã đi về hướng Tây tới Yên Châu rồi qua biên giới Lào thì gặp sông Mường Hét, có thể đi theo đường lộ dọc sông Mường Hét để  vào lại Việt Nam và tới Điện Biên Phủ.

 

 

Tình hình tuyến đường vận chuyển tiếp tế đến Điện Biên Phủ được Tướng Lê Trọng Tấn kể lại:  “Đường đi chiến dịch năm nay đã mở rộng, rải đá phẳng lỳ.  Trên đèo Phiêng Ban nườm nượp dân công gồng gánh, xe thồ, cả nước lên đường trong trạng thái phấn chấn của cuộc Cách mạng Cải cách ruộng đất”.

“Qua sông Đà năm nay, chúng tôi được đi cầu phao do Công binh bắc từ trước.  Ra đến đường 41 thì một cảnh tượng chưa từng có đập vào mắt:  Hàng đoàn ô tô kéo pháo, chiếc nọ kéo chiếc kia lăn bánh trên con đường rộng thênh thang giữa hai hàng dân công và bộ đội cùng hành quân theo một hướng…Và đêm nay, dưới ánh trăng rừng vằng vặc của mùa đông, con đường sống động như một dòng sông.  Người và xe cuồn cuộn nối nhau lên Điện Biên”.

 

Năm 1953, đầu năm, một trung đoàn pháo binh gồm 36 khẩu súng 105 ly được đưa từ Trung Quốc về Việt Nam: “Trong quý 1 năm 1953, trung đoàn lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc vận chuyển trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông Hồng qua nhiều ghềnh thác.  Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được gấp rút chuẩn bị về nhân sự” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, bản in lần 2, trang 12).

 

Đây là súng đại bác của Hoa Kỳ mà Mao Trạch Đông tịch thu được của quân đội Tưởng Giới Thạch.  Đại bác 105 ly là vũ khí lợi hại nhất của quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ 2. Và mãi cho tới năm 1975 thì loại súng này vẫn là vũ khí lợi hại nhất của Quân lực Việt Nam Cọng Hòa.

 

Về phía quân đội Pháp thì đại bác 105 ly của Hoa Kỳ cũng là vũ khí lợi hại nhất của Pháo binh Pháp thời bấy giờ. Vì vậy suốt cuộc chiến Điện Biên Phủ chỉ là trận đọ pháo giữa 36 khẩu 105 ly của Võ Nguyên Giáp và 24 khẩu 105 ly của De Castries.

 

Năm 1954, ngày 14-1, Võ Nguyên Giáp họp Bộ chỉ huy mặt trận tại hang Thẩm Púa, gần Điện Biên Phủ, ban hành lệnh tấn công Điện Biên Phủ theo lối đánh cường tập, nghĩa là đánh nhanh và đánh mạnh.*( Theo hồi ức của Tướng Lê trọng Tấn thì người ban lệnh hành quân là Tướng Hoàng Văn Thái;  nghĩa là Tướng Giáp vắng mặt. Tuy nhiên theo hồi ký của VNG thì ông có mặt tại buổi họp đó nhưng với tính cách là “bí thư quân ủy”. Thực ra người ban lệnh hành quân ngày hôm đó là tướng cố vấn Vi Quốc Thanh, Tướng Thái chỉ thông dịch lại).

 

Ngày giờ nổ súng là chiều ngày 20-1-1954. Dự trù trận đánh sẽ kéo dài trong 2 ngày, 3 đêm.  Đại đoàn 308 trách nhiệm mở đường để kéo pháo vào trận địa, dự trù trong 24 tiếng thì hoàn tất. Đại đoàn 312 và 351 trách nhiệm kéo pháo vào vị trí chiến đấu, dự trù hoàn tất trong 3 đêm.

 

“Vì sợ tiếng máy của xe kéo pháo làm cho quân Điện Biên Phủ phát hiện cho nên VNG dự tính xe ô tô sẽ cắt pháo tại cửa rừng Nà Nham trên Tỉnh lộ 41, sau đó sẽ kéo pháo bằng tay lên đèo Pha Sông cao 1.150 mét, qua cả một hệ thống núi dài 15 cây số từ Nà Nham sang tới Bản Tấu nằm trên đường mòn Lai Châu – Điện Biên Phủ, cách Điện Biên Phủ 16 cây số.  Dự tính sau đó lại kéo tay theo đường mòn một quảng 16 cây số nữa mới vào trận địa”. ( Hồi ức của Lê Trọng Tấn, trang 273 ).

 

“Năm 1954, ngày 15-1, Đại đoàn 308 hoàn tất việc dọn đường kéo pháo trước thời gian ấn định.  Tuy nhiên Đại đoàn 312 và Đại đoàn Pháo binh 351 gặp trở ngại trong việc kéo pháo qua đèo bằng sức người.  Thời gian dự trù hoàn tất trong 3 đêm không thực hiện được.

 

Tướng Giáp đích thân đi quan sát tuyến đường và cho lệnh hoãn giờ nổ súng thêm 5 ngày nữa.  Và rồi cuối cùng nhắm chừng kéo bằng tay không kịp, Tướng Giáp quyết định cho kéo pháo qua đèo bằng ô tô” ( Hồi ký của Võ Nguyên Giáp, trang 98, 146 ). May mắn là quân Pháp tại Điện Biên Phủ không nghe thấy “tiếng xe ô tô trên đèo”.

 

Truyền thuyết tải gạo, tải đạn bằng sức người: 

 

Sau này rất nhiều nhà báo Tây Phương ca tụng “lối tiếp vận bằng khiêng vác của bộ đội Việt Minh”.  Các nhà báo tin rằng “dân công đã chuyển đến Điện Biên Phủ hằng chục vạn tấn lương thực và đạn dược chỉ bằng sức khiêng vác. Và cả chuyện kéo súng đại bác qua đèo bằng tay”.

 

Tuy nhiên các nhà quân sự học thì không tin như vậy, họ rất thắc mắc về cách tiếp vận của CSVN trong chiến tranh Đông Dương và trong chiến tranh Miền Nam Việt Nam. Các con số thống kê về tiếp liệu đã cho người ta nhiều bài toán, và đáp số của các bài toán đều đưa tới kết luận là cần phải loại bỏ khả năng khiêng vác bằng sức người.

 

Vậy thì ẩn số bí hiểm của chiến trường Điện Biên Phủ chỉ là vận chuyển bằng xe.  Chuyện vận chuyển bằng sức người là do mắc hỡm tuyên truyền của Cộng sản Việt Nam. Tất cả những hình ảnh còn lưu lại về đoàn dân công vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ là hình của trận Na Sản vào cuối năm 1952.  Và một số là hình ảnh trong các phim diễn lại trận Điện Biên Phủ.

 

Hồi ký của Lê Trọng Tấn và Võ Nguyên Giáp cho thấy tất cả lương thực, đạn dược được chuyển bằng xe vận tải. Và “kéo súng đại bác qua đèo cũng bằng ô tô”.  Chuyện vận chuyển lương thực bằng sức người đã được Tướng Võ Nguyên Giáp xác nhận trong quyển hồi ký “Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”:

“Trong chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952 (trận Na sản), ta huy động được ở Thanh Hóa và Ninh Bình hơn 5.250 tấn gạo, nhưng vận chuyển bằng gánh bộ tới Cò Nòi giao cho bộ đội chỉ còn 410 tấn.  Lượng gạo dân công tiêu thụ dọc đường chiếm 92% ( Bản in lần 2, trang 182 ).

 

Cò Nòi mới chỉ là 2/3  đoạn đường dẫn tới Điện Biên Phủ; nếu tính theo xác xuất 92% cho 1/3 đoạn đường còn lại thì sẽ không có một hạt gạo nào đến được Điện Biên Phủ.  Ngoài ra, hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ” của tướng Giáp cũng nói rõ về cách vận chuyển tiếp liệu cho trận Na Sản:

 

“Khó khăn nổi lên là vấn để tiếp tế lương thực và đạn dược trong một chiến dịch dài ngày, những con đường tiếp tế từ Thái Nguyên hay Thanh Hóa ra mặt trận đều từ 200 đến 300 ki lô mét.  Theo dự kiến rất khó huy động lương thực tại chỗ. Cách khắc phục vấn đề này là phải sửa đường để sử dụng xe cơ giới. Và phải huy động một lực lượng lớn dân công.  Nhưng nhân số dân công tăng lên thì nhu cầu lương thực cũng tăng theo!” (bản in lần 2, trang 319).

 

Khi hồi ký của Tướng Giáp và Tướng Lê Trọng Tấn được phát hành thì các bài viết trước đây ca tụng cách tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ bằng cách khiêng vác đã trở thành chuyện giễu đối với các nhà nghiên cứu quân sự.  Nhưng sở dĩ hồi ký Võ Nguyên Gíap đành phải thú nhận sự thực là vì các tài liệu quân sự của Trung cộng được giải mật cho thấy con số hằng chục vạn tấn lương thực và đạn dược chở tới Điện Biên Phủ bằng đoàn xe Molotova 150 chiếc của Trung cộng.


Bùi Anh Trinh

http://hon-viet.co.uk/BuiAnhTrinh_KhongHeCoVuKeoPhaoQuaDeoTaiDienBienPhu.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Năm 20159:54 CH(Xem: 15882)
Nói chung cùng một mục đích tuyên truyền, một bên tuyên truyền đúng với những gì sảy ra, còn một bên tuyên truyền sai lạc, bưng bít thông tin, thêm thắt những điều không hề có để đạt được mục đích theo ý muốn của họ, vì thế ta hay gọi họ là ban Tuyên Láo là chính xác nhất, không còn từ nào hay hơn được nữa
10 Tháng Năm 20156:42 CH(Xem: 14097)
Ban tuyên giáo ĐCSVN là con bạch tuột có vạn vòi. Những chiếc vòi của nó với đến mọi ngang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam, đến lối suy nghĩ của tất cả đảng viên ĐCSVN và của người dân mà chúng ta gọi nôm na là “dân trí”, từ đầu đến gót chân, từ não đến tim, gan phèo, phổi, tứ chi và ngay cà bộ phân gây giống
09 Tháng Năm 20159:54 CH(Xem: 15665)
Anh cũng là kẻ xúi giục ngư dân ra bám biển làm tên lính tiền tiêu xã thân cho đảng để cha con đảng viên nhà anh ngồi nhà rung đùi bốc phét, và khi người ngư dân bị giặc bắt, đánh đập, đòi tiền chuộc thì cha con nhà anh lặn mất dép
06 Tháng Năm 201510:58 CH(Xem: 17900)
tiếp tục các kịch bản nói láo của ban tuyên láo bị lộ hàng !
04 Tháng Năm 201511:54 CH(Xem: 16984)
Tháng 9-1961, Kăn Đơm được giao nhiệm vụ canh lính Mỹ đến phá lúa. “Mẹ ra ruộng thấy quân giặc đang di chuyển về các làng để lùng sục bộ đội nên chạy đi báo tin cho cấp trên. Khi bộ đội đang họp bàn thì mẹ liều lấy khẩu súng trường, nấp vào rừng, đợi chúng đến. Bắn một loạt đạn, mẹ thấy 4 tên Mỹ chết. Chúng tiến lại gần, mẹ chạy vào rừng. Mấy tên khác vẫn đuổi theo, mẹ bắn gục được 2 tên nữa. Sau đó, bộ đội ta tổ chức vây đánh, tiêu diệt thêm nhiều lính Mỹ”, Kăn Đơm kể.
04 Tháng Năm 201510:04 CH(Xem: 16892)
Câu chuyện đầu tiên phải nói đến đồng chí Lái, một cựu quân nhân Bắc Việt, từng có thành tích đang bị thương nhưng thấy địch tới, liền xé vải băng vết thương ngay tức thời và nhờ một đồng chí trinh sát kéo giùm khẩu 37mm Canon tới để tiếp tục chiến đấu. Cái hay ở chỗ loại súng này phải được một tổ tám người nam và mười đến mười hai nữ thanh niên xung phong vừa hè vừa kéo theo từng nhịp mới có thể di chuyển được bởi nó có trọng lượng trên 2000kg khi đứng không và có thể lên đến trên 2500kg khi mang cơ số đạn bên mình nó. Vậy mà một đồng chí trinh sát đã nhanh chóng kéo bốn khẩu lại vị trí chiến đẩu để đồng chí Lái cho “nổ”. Kết quả là có mấy tên địch nữa đi toi!
04 Tháng Năm 20159:26 CH(Xem: 17521)
"...nhà tôi có treo một bức ảnh ông Hồ ngồi trên bộ bàn ghế mây, tay ông cầm cây bút. Tôi thắc mắc với bố là bác Hồ cầm bút như là viết chữ Nho ấy... Bố tôi trả lời chụp ảnh ấy mà con. Rồi mọi người bỏ qua thắc mắc ấy, nhưng tôi thì chẳng bao giờ quên..."
28 Tháng Tư 20159:54 CH(Xem: 11946)
Vì thế, thực chất chính quyền Sài Gòn là tay sai của đế quốc Mỹ, do Mỹ dựng lên, ăn tiền của Mỹ, được Mỹ đào tạo, nhồi sọ. Quân dân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn vào ngày 30-4-1975 là để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
28 Tháng Tư 20158:49 SA(Xem: 15167)
(TNO) Nguồn tin từ Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Gia Lai ngày 27.4 cho biết: Quần thể gồm tượng Quốc tổ và 18 tượng Vua Hùng vừa được Tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận lớn nhất Việt Nam.
24 Tháng Tư 20154:51 CH(Xem: 13587)
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!