Tấn thảm kịch 1975

05 Tháng Tư 20249:04 CH(Xem: 657)
  • Tác giả :

                                          TẤN THẢM KỊCH 1975

xindoimotnucuoi

  • Melvin R.Laird, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ dưới thời Nixon, sau mấy chục năm im lặng mới lên tiếng gần đây. Ông nói rằng chiến tranh Việt Nam không thể kết luận là một sự sai lầm, theo ông Hoa Kỳ đã chuốc lấy thất bại và bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng. Mục tiêu cuộc chiến tranh Việt Nam hồi ấy là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại Á Châu. Cựu Bộ Trưởng Laird chỉ trích Hoa Kỳ năm 1975 đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam, ông nói rằng điều xấu hổ không phải là Hoa kỳ có mặt từ lúc đầu mà là sự phản bội vào giờ phút chót, Quốc Hội Hoa kỳ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những lời cam kết với Việt Nam của chính phủ Nixon trước đó.





OVV




Cựu Bộ Trưởng nói rằng Tổng Thống Ford, Bộ Trưởng Ngoại Giao Kissingger, Bộ Trưởng Quốc Phòng Schlesinger phải chia sẻ nỗi nhục này, cũng theo ông Quốc Hội là thủ phạm chính trong sự bỏ rơi Đồng Minh qua một số quyết định như:

1- Chấm dứt can thiệp quân sự (8/1973).
2- Cấm can thiệp trở lại Việt Nam.
3- Cấm trả đũa nếu Hiệp Định Paris bị vi phạm.
4- Giảm quân viện từ 1 tỷ 4 xuống còn 700 triệu vào năm 1974.
5- Từ chối yêu cầu của Tổng Thống Ford xin viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam đầu tháng 4/75. .

Cũng theo Laird, Tổng Thống Ford đã bác bỏ thuyết Domino đã có từ 7/4/1954 dưới thời Tổng Thống Eisenhower cho rằng hễ mất một nước sẽ mất luôn nhiều quốc gia khác mà người mình thường nói nôm na môi hở thì răng lạnh.
Vào ngày 10/3/2006 vừa qua hằng trăm chuyên viên, chính trị gia nghiên cứu về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tề tựu tham gia cuộc hội thảo tại thư viện Kennedy thành phố Boston, họ thảo luận đề tài “Chiến tranh Việt Nam và các Tổng Thống Hoa kỳ”. Các chuyên viên cho rằng đó là một cuộc chiến đầy những tai hoạ. Bà Giám Đốc thư viện nói các vị Tổng Thống Hoa kỳ đã dìm nước Mỹ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, họ tin rằng điều mình đang làm là phải nhưng đó chỉ là một sự liều lĩnh, theo bà một sử gia nói nó chỉ là một sự tính toán sai lầm về chính sách trong lịch sử đối ngoại của Hoa Kỳ. Một diễn giả sử gia trong buổi hội thảo nói có một vài cuộc chiến tranh là chính đáng, theo ông cuộc chiến tranh Việt Nam không chính đáng.
Trên đây là hai ý kiến trái ngược nhau, một bên đại diện là cựu Bộ Trưởng Laird cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam không thể coi là một sự sai lầm và ngược lại những người tham dự buổi hội thảo tại Boston cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là sai lầm. Cuộc chiến tranh ấy đã khiến Hoa kỳ phải chi tới mấy trăm tỷ đô la, 58,000 quân nhân thiệt mạng, đất nước bị xáo trộn về chính trị cũng như kinh tế… chưa kể đất nước phải mang tiếng nhục bại trận. Theo chúng tôi biết thì tâm lý chung con người thường ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến những cái “mất” và không để ý tới những cái “được”. Tất cả những sự mất mát đó chỉ là cái giá mà họ phải trả để được bắt tay Mao xếnh xáng ngày 21/2/1972, muốn bắt tay xếnh xáng đâu có phải chuyện dễ. Điều mà chính phủ Hoa Kỳ mong ước bao lâu nay đã thành sự thật, họ đã chiêu hồi được Trung Quốc, đảng cướp hung tợn này không còn là mối đe doạ tài sản tính mạng của Hoa Kỳ nữa, nhưng sự chiêu hồi ấy phải trả một giá hơi cao.
Theo chúng tôi nghĩ các ngài chuyên viên, chính trị gia ấy chắc cũng phải thừa biết như vậy và sự giả vờ ngây thơ của họ cho thấy họ không thẳng thắn nhìn nhận sự thật. Chúng tôi nghĩ các vị Tổng thống Hoa Kỳ chắc hẳn không sai lầm chút nào khi dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam vì các ngài là những nhà chính trị gia lỗi lạc, những bậc thầy chính trị của thế giới chẳng lẽ lại sai lầm như vậy sao? Người ta kêu ca những sự thiệt hại cuộc chiến tranh ấy đã gây ra cho đất nước họ, thế còn đất nước nạn nhân đã là bãi chiến trường của bom đạn, binh đao khói lửa thì sao? Người Mỹ nói rằng số bom ném tại Việt Nam gấp 3 lần số bom ném tại Âu châu trong suốt thời Đệ Nhị Thế Chiến, họ chỉ chú ý tới số tiền chi phí khổng lồ về số lượng bom đã ném xuống nhưng lại không để ý tới những nhân mạng, tài sản do những trái bom ấy gây nên.
Từ Thế Chiến Thứ Hai đến nay ai cũng biết chỉ có thân phận mấy anh nhược tiểu là chịu thiệt thòi, làm món hàng cho các cường quốc mua qua bán lại, còn các siêu cường thì mấy khi chịu thiệt. Nay nhiều người cho rằng cuộc chiến Iraq là một sự sai lầm, nhưng nếu nhìn vào con số thống kê thì thấy Iraq là nước cung cấp dầu cho Hoa Kỳ nhiều nhất (29%), thứ nhì là Ecuator (19%)… các nước khác ít lắm chỉ năm, bẩy phần trăm thôi. Nhìn vào cái “sự thật phũ phàng” ấy thì không thể kết luận là chiến tranh Iraq sai lầm!
Sự thật không phải Mỹ can thiệp vào Đông Dương từ những năm 1964, 65 mà thật ra từ tháng 10/1950 khi Trung Cộng chuyển vũ khí ồ ạt giúp Việt Minh, người Mỹ đã vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ đã chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chính phủ và Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được thành lập từ đó và đã được người Mỹ trả lương. Năm 1950 Viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp mới chỉ là 17% nhưng mấy năm sau tăng lên tới 74%. Năm 1949 Mỹ đã tàn nhẫn bỏ rơi Quốc Dân Đảng Trung Hoa, Mao thừa cơ nuốt trọn nước Tầu và thành lập Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc khiến cho cán cân lực lượng trên thế giới lệch hẳn đi.
Ngay khi vừa chiếm xong toàn cõi lục địa, Mao vội giúp đỡ và xúi dục Bắc Triều Tiên xâm lăng miền Nam năm 1950 khiến cho Mỹ phải hốt hoảng lấy danh nghĩa Liên Hiệp Quốc để nhẩy vào ngăn chặn và đã phải dùng biển lửa để chống lại chiến thuật biển người của Lâm Bưu. Mỹ bắt đầu ghê sợ Trung Cộng từ đấy, một khối 500 triệu người hung hãn, đói khát, hiếu chiến… lại căm thù Hoa Kỳ và Tây phương ra mặt. Chiếm được toàn cõi Trung Hoa, Mao thừa nhận Hồ, rồi Hồ thừa nhận Mao và được viện trợ vũ khí đạn dược ồ ạt từ đất Tầu chuyển sang, ấy cũng là lúc Hoa Kỳ thấy nguy cơ cộng sản đang lan tràn xuống Đông Nam Á theo kiểu tầm ăn dâu và cương quyết ngăn chận đến cùng.
Năm 1954 Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ phải ký hiệp Định Genève chia đôi đất nước Việt Nam. Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam để biến nơi đây thành tiến đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do. Mỹ viện trợ quân sự cho miền Nam, huấn luyện cho binh lính miền Nam kỹ thuật tác chiến để ngăn ngừa hiểm hoạ cộng sản từ phương bắc có thể tràn xuống bất cứ lúc nào. Đầu thập niên 60 Trung cộng cho nổ trái bom nguyên tử đầu tiên, lật đổ được Kruschev khiến cho vai trò của Trung cộng ngày càng quan trọng, nó đã làm thành cái thế chân vạc trên thế giới hồi ấy. Một thời gian ngắn sau, với đà tiến bộ khá nhanh, Trung cộng chế tạo được bom khinh khí, rồi chế được hoả tiễn khi ấy Hoa Kỳ lại càng hoảng sợ hơn bao giờ hết, đối với họ, Trung cộng còn nguy hiểm và đáng sợ hơn Nga sô rất nhiều vì nó là một khối người đông như kiến, đói rách, tàn ác, hiếu chiến… chỉ tính chuyện xua quân đi ăn cướp mà tâm lý anh nhà giầu lại hay sợ kẻ cướp.
Mặc dù Trung cộng ngày càng chống đối Nga Sô nhưng vẫn coi Mỹ là kẻ thù số một và thề quyết tâm đánh Mỹ. Năm 1965 Trung cộng giật dây đảo chánh bất thành tại Nam Dương khiến cho Hoa Kỳ lại càng lo sợ hơn. Tầu đỏ nay đã trở thành cơn ác mộng đối với Hoa Kỳ. Sau khi hất cẳng Pháp tại miền Nam Việt Nam 1955, người Mỹ dựng lên chính phủ Ngô Đình Diệm và yểm trợ hết mình, tình hữu nghị hai bên vô cùng khắn khít nhưng chỉ được chừng bốn năm. Khoảng 1960 trở đi hai bên bắt đầu chia rẽ trầm trọng, cộng sản ngày càng gia tăng áp lực tại miền Nam, chúng đã đánh tới cấp Trung Đoàn, Mỹ sợ miền Nam sắp mất tới nơi bèn đề nghị đưa quân vào bình định nhưng ông Diệm một mực bác bỏ vì muốn giữ chủ quyền. Mỹ thấy chính phủ miền Nam ngày càng ương bướng khó bảo nên đã tính chuyện lật đổ để thay thế bằng một chính phủ khác dễ bảo hơn. Sau mấy lần cho đảo chính, ám sát hụt mãi đến đầu tháng 11/1963 mới thành công.
Mỹ tăng viện trợ quân sự cho miền Nam từ 1964 trở đi, năm 1965 chính thức đổ quân vào miền Nam khoảng 180,000 người, năm 1966 lên 380,000 người, năm 1967 lên 480,000 người, năm 1968 lên tới 536,000 người đó là đỉnh cao nhất. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh lúc ấy đã lan rộng trên đất Mỹ khi số lính Mỹ ngủm củ tỉ tại Việt Nam lên tới 31,000 người. Tháng 3/1968 Tổng Thống Johnson hăm doạ Bắc Việt để họ phải vào bàn hội nghị, Bắc Việt chấp nhận ngồi họp.
Từ 1965 đến 1968 cuộc chiến tranh cù cưa không dứt khoát, người ta đồn tư bản Mỹ buộc chính phủ của họ kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, nhưng cũng có thể họ trì hoãn để mặc cả đi đêm với khối cộng nhất là Trung cộng. Tháng 4/1969 Tướng Wesmoreland công bố bản phúc trình về Việt Nam cho biết nếu Mỹ không vào Việt Nam 1965 thì đã mất trong 6 tháng, ông chỉ trích chính sách hạn chế chiến tranh của Johnson không cho đánh qua Miên, Lào nên đã bỏ lỡ cơ hội chiến thắng.
Phong trào phản chiến ngày càng lên cao, Nixon nhậm chức Tổng Thống đầu 1969 tuyên bố sẽ rút quân trong vòng mấy năm, thực hiện Việt Nam Hoá chiến tranh, hoà bình trong danh dự. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1970 Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà được Mỹ giúp đỡ và khuyến khích hành quân sang Miên đánh cộng sản đã thành công vẻ vang, nhưng đầu năm sau hành quân Lam Sơn 719 sang Hạ Lào không thành công, ta bị thiệt hại về nhân mạng và vũ khí. Phong trào phản chiến tại Mỹ càng lên cao dữ dội vì chính phủ mới vẫn tiếp tục leo thang chiến tranh. Tháng 5/1970 trong một cuộc biểu tình tại trường đại học Kent, Ohio quân đội đã bắn chết 4 sinh viên, làm bị thương 10 người khác khiến cho phong trào chống chiến tranh lên cao gấp bội lần những năm trước.
Nixon bắt đầu cho rút quân từ giữa 1969 cho tới hết năm 1970 rút khoảng 300,000 quân… đến 1972 chỉ con trên 70,000 người. Chính phủ Mỹ đồng thời thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh, nâng tổng số quân đội miền Nam từ 600,000 và 700,000 trong những năm 1965, 1966 lên tới 940,000 giữa năm 1969. Hoa kỳ rút quân thực hiện Việt Nam Hoá chiến tranh là đã nghĩ tới chuyện bỏ Việt Nam, họ chỉ chờ cơ hội bắt tay được với Trung cộng là thực hiện kế hoạch “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng người dân miền Nam ngây thơ thật thà không ai ngờ tới. Trong khi giúp miền Nam đánh cộng sản họ đã ngấm ngầm tìm cách thương lượng với Trung Hoa đỏ.
Năm 1969 chúng tôi có được nghe một anh bộ đội người cùng làng ra hồi chánh, anh ta nói “Mỹ nó muốn chiêu hồi Trung Quốc đấy chứ cái anh Bắc Việt thì nghĩa lý gì”. Lời anh ta nói thật là linh ứng, tháng 2/1972 tại Bắc Kinh Tổng Thống Đế quốc bắt tay được Mao Chủ tịt. Họ mua bán với nhau trên xương máu của nhân dân và binh lính cả hai miền Nam Bắc, Nixon tươi cười mãn nguyện, cơn ác mộng con hổ đói Trung quốc không còn ám ảnh Hoa kỳ nữa. Hồi ấy người dân miền Nam ai nấy vui mừng hớn hở tưởng như “hoà bình sắp tới nơi rồi” nhưng thực ra “sắp chết tới nơi” mà không ai hay biết ngay cả Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu, tháng 10 năm 1973 ông đã cho sửa Hiến Pháp để ra ứng cử thêm một lần nửa! thật là một truyện diễu.
Cuối tháng 3/1972 Bắc Việt đưa 5 Sư Đoàn với 200 xe tăng, 3 Trung Đoàn pháo ồ ạt tấn công vùng giới tuyến chia làm hai mũi: 3 Sư Đoàn vượt sông Bến Hải đánh vào Quảng Trị, 2 Sư Đoàn từ phía Tây tiến về Huế. Mấy ngày sau ba Sư Đoàn cộng sản 5, 7, 9 cùng 200 chiến xa tiến đánh Bình Long, ngoài ra Sư Đoàn 320 tiến đánh Kontum và Sư Đoàn 3 đánh Bình Định. Tổng cộng 10 Sư Đoàn Bắc Việt đánh lớn trong mùa Hè đỏ lửa 1972 để thêm sức mạnh tại bàn hội nghị. Tại Quân Khu III các cuộc tấn công vào Thị xã An lộc của Bắc Việt từ 10/5 cho tới cuối tháng 5 bị đẩy lui, hằng trăm xe tăng bị bắn cháy, đến ngày 12/6 An Lộc coi như hoàn toàn được giải toả. Tại vùng Giới tuyến tháng 5 Tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Hoàng Xuân Lãm và bắt đầu phản công tái chiếm Quảng Trị từ 28/6. Khoảng một tháng sau đại quân ta cắm cờ trên cổ thành Quảng Trị, giữa tháng 8 dứt điểm cổ thành, ngày 16/9 cuộc chiến đẫm máu coi như chấm dứt, 3 Sư Đoàn Việt Nam Cộng Hoà đã đẩy lui được 6 Sư Đoàn Bắc Việt. Trong chiến dịch này Cộng quân thiệt hại khoảng 100,000 người (cũng có tài liệu nói 70,000 người), gấp đôi tổn thất của quân đội miền Nam. Cho đến cuối 1972 có vào khoảng một triệu cán binh cộng sản bị tử thương trong khi bắc Việt vẫn ngoan cố theo đuổi chính sách “cố đấm ăn xôi” đẩy thanh niên vào chỗ chết, chúng hy vọng nhiều vào phong trào phản chiến, chúng cũng chỉ mong có thế.
Người Mỹ cho rằng chiến thắng trong trận mùa Hè đỏ lửa một phần do sự yểm trợ hùng hậu của không lực Mỹ, chính ông Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng cũng đã xác nhận “Cuộc công kích của địch quân năm 1972 đã cho thấy nhược điểm của tiến trình Việt Nam Hoá chiến tranh. Nếu không được yểm trợ của Mỹ về Không lực và di động tính, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà khó có thể giữ được An Lộc, bảo vệ được Kontum và chiếm lại được Quảng Trị. Các phần đất này sẽ bị mất vĩnh viễn bởi vì chúng tôi không có đủ khả năng chiếm lại. Tuy nhiên, lúc nào còn Không Lực Mỹ thì cán cân lực lượng vẫn có thể duy trì và Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn một cơ hội tốt để sống còn”.
Như thế năm 1972 lực lượng Việt Nam Cộng Hoà không được cân bằng so với Bắc Việt, nó chỉ cân bằng khi có sự yểm trợ của Không Quân Mỹ, tại miền Nam tháng 5, tháng 6/1972 có 18,000 phi vụ do 700 phi cơ và 2,700 phi vụ do 170 B52 thực hiện. Năm 1968 và 1972 chính phủ Việt Nam đã đề nghị chính phủ Mỹ cho thành lập thêm 2 Sư Đoàn Tổng Trừ Bị để đối phó với lực lượng địch đã có ưu thế về xe tăng pháo binh, nhưng người Mỹ từ chối lấy lý do tốn kém. Kỳ thực họ không muốn cho quân đội miền Nam mạnh quá vì sợ có thể liều lĩnh đánh ra Bắc hoặc ương bướng khó bảo, họ luôn luôn nắm đằng chuôi. Như thế ta có thể kết luận về chủ lực quân, miền Nam không bằng miền Bắc cũng như năm 1953 chủ lực quân Việt Minh vẫn mạnh hơn Pháp.
Sau ngày ký hiệp định Paris, năm 1973 tình hình tiếp vận của miền Nam vô cùng thiếu hụt, một số lớn xăng dầu, đạn dược đã được dốc vào mùa Hè đỏ lửa năm 1972, quân viện bị cắt giảm dần dần từ 2.1 tỷ năm 1973 còn 1.4 tỷ năm 1974 và 700 triệu năm 1975. Theo tiết lộ sau này của Bộ Tổng Tham Mưu hậu quả của giảm quân viện là Không Quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay, giảm số giờ bay yểm trợ huấn luyện 50%, phi vụ trực thăng giảm 70%. Các hoạt động Hải Quân cũng cắt giảm 50%, 600 tầu chiến các loại nằm ụ. Đạn dược chỉ đủ dùng cho đến tháng 6/1975.
So sánh với tình hình năm 1972 chúng ta sẽ thấy: Trong trận mùa Hè đỏ lửa, Bắc Việt đã đưa vào trận đánh tổng cộng 10 Sư Đoàn, ta có đủ đạn dược xăng dầu để chiến đấu lại được Không Quân Mỹ giúp đỡ về vận chuyển và oanh tạc. Sang năm 1975, xăng dầu, đạn dược thiếu thốn, không được B52 yểm trợ. Lực lượng địch lúc bắt đầu trận đánh khoảng 17 Sư Đoàn, chưa kể 3 Sư Đoàn Tổng trừ bị thuộc Quân Đoàn 1 ở phía trên Bến Hải, khi ta mất vùng I và II, bắc việt đưa nốt 3 Sư Đoàn vào Nam nâng tổng số lên 20 Sư Đoàn. Vũ khí đạn dược của địch năm 1975 gấp 3 lần 1972 theo tiết lộ của báo Nhân Dân năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30/4.
Chúng ta hãy lập bảng so sánh như sau.
Năm 1972:
– Bắc Việt đưa vào trận địa 10 Sư Đoàn
– Miền Nam có đầy đủ tiếp liệu đạn dược.
– Có yểm trợ của Không Lực Mỹ.
Năm 1975:
– Lực lượng Bắc Việt lên tới 20 Sư Đoàn, gấp đôi năm 1972.
– Vũ khí đạn dược của Bắc Việt gấp 3 lần năm 1972.
– Miền Nam thiếu thốn đạn dược nhiên liệu.
– Không được phi cơ Mỹ yểm trợ oanh tạc và vận chuyển.
Nhìn sơ ta cũng đủ thấy tình hình miền Nam lúc ấy bi đát như thế nào rồi.
Trong khi địch có khá đầy đủ tin tức tình báo về miền Nam, chúng ta lại không có tin tức chính xác về lực lượng địch. Theo Văn Tiến Dũng (trong Đại thắng Mùa Xuân) vào ngày 9 và 10 tháng 12/1974 vài ngày trước khi Bắc Việt đánh Phước Long, trong một phiên họp các Tư Lệnh Quân Khu tại dinh Độc Lập, Tướng Thiệu cho rằng năm 1975 Bắc Việt có thể đánh lớn hơn năm 1974 nhưng không như năm 1968 và không bằng 1972, chưa có khả năng đánh vào các Thị xã lớn mà chỉ đủ đánh các Tỉnh nhỏ như Phước Long, Gia Nghĩa, rằng Bắc Việt sẽ đánh Quân Khu III chủ yếu là Tây Ninh. Theo Văn Tiến Dũng do nhận định sai nên Tướng Thiệu đã bố trí chiến lược mạnh ở hai đầu (Quân Khu I và III), chưa tăng cường lực lượng cho Quân Khu II trong đó có Tây Nguyên.
Sư bố trí lực lượng của miền Nam theo Văn Tiến Dũng như sau:
Quân Khu I để 5 Sư Đoàn (Sư Đoàn 1, 2, 3, Dù và Thủy Quân Lục Chiến), 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân, 418 khẩu pháo, 449 xe tăng, 96 máy bay chiến đấu.
Quân Khu II để 2 Sư Đoàn (Sư Đoàn 22 và 23), 7 Liên Đoàn Biệt động Quân, 382 khẩu pháo, 477 xe tăng Thiết Giáp, 138 máy bay chiến đấu.
Quân Khu III để 3 Sư Đoàn (Sư Đoàn 5, 18, 25), 7 Liên Đoàn Biệt động Quân, 376 khẩu pháo, 655 xe tăng Thiết Giáp, 250 máy bay chiến đấu.
Quân Khu IV để 3 Sư Đoàn (Sư Đoàn 7, 9, 21), 380 khẩu pháo, 490 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng các loại.
Đã suy yếu vì thiếu tiếp liệu, ta lại đánh giá sai lực lượng địch nên đã bố trí các Quân Khu sai như trên. Cho tới 1975 ta vẫn không thay đổi sự bố trí lực lượng đã có từ trước cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng địch như đã nói ở trên tổng cộng là 20 Sư Đoàn, với số xe tăng thiết giáp ước lượng không chính xác khoảng 700 chiếc và 700 khẩu pháo. Một nhà báo Tây Phương nói hai bên xem như ngang nhau vào lúc đầu của tấn thảm kịch. Năm 1975, Việt Nam Cộng Hoà có trên một triệu quân, 40% là chủ lực chính qui, 50% là địa phương quân, còn lại Hải Quân, Không Quân, Cảnh Sát. Lính nhà nghề chỉ có 13 Sư Đoàn và 15 Liên Đoàn Biệt Động Quân, mỗi Liên Đoàn khoảng trên 2,000 người. Về mặt số lượng xe tăng và pháo của địch không bằng ta nhưng về mặt phẩm thì có phần hơn, Thiết Giáp miền Nam gồm M48, M41, M113, trong đó chỉ có M48 là tương đương với T54 của bắc Việt, pháo binh địch loại 130 ly có tầm viễn xạ tối đa là 30 cây số trong khi đại bác 105 ly, 155 ly của ta chỉ được 11 và 15 cây số, sau này được viện trợ thêm 175 ly có tầm bắn xa 25 cây số. Sự thực lực lượng hai bên không cân bằng vì miền Nam lâm vào tình trạng hết đạn.
Quân Khu II gồm 13 Tỉnh mà chỉ có 2 Sư Đoàn trấn giữ, lực lượng bị phân tán mỏng lại là nơi địch chủ trương tấn công toàn diện, bắc Việt tung vào trận địa này 5 Sư Đoàn tổng cộng gần 80,000 người. Bắc Việt bất ngờ đưa ba Sư Đoàn tấn công Ban Mê Thuột ngày 11/3, năm ngày sau 16/3/1975, Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ 300 triệu đô la quân viện bổ túc cho Việt Nam như thế ta chỉ còn đạn đủ đánh trong vòng vài tháng, hôm sau 17/3 Ban Mê Thuột hoàn toàn mất. Từ ngày 11/3 tại dinh Độc Lập Tướng Thiệu triệu tập phiên họp gồm các Tướng Viên, Khiêm, Quang cho biết phải rút quân bỏ Vùng I, Vùng II về bảo vệ Vùng III và Vùng IV. Kontum, Pleiku bị áp lực nặng, Tướng Phú Tư Lệnh Quân Khu II bay về Cam Ranh họp với các Tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang để bàn kế hoạch rút lui Pleiku theo đường số 7 về Tuy Hoà.
Cuộc triệt thoái bắt đầu từ 16/3 đến 19/3, ngày đầu nhờ yếu tố bất ngờ nên đoàn lữ hành ra đi êm xuôi, hôm sau dân chúng ùa theo, Bắc việt chớp thời cơ chận đánh, pháo kích tơi bời, khoảng 5,000 quân vượt đường máu tới Tuy Hoà, cuộc triệt thoái không có kế hoạch đầy đủ, cấp trên nhiều người bỏ đơn vị chạy trước, kỷ luật hỗn tạp, kẻ xấu lợi dụng bắn phá giết chóc… Cuộc triệt thoái trên đường số 7 đã đi vào vết xe đổ của trận Cao Bắc Lạng năm 1950 khi quân Pháp triệt thoái khỏi vùng biên giới Việt Hoa đã bị Việt Minh chận đánh tan tành, được coi như một thảm bại lớn nhất trong cuộc chiến tranh tại miền Nam nước Việt từ trước đến nay.
Tướng Cao Văn Viên cho rằng ít nhất 75% các lực lượng chiến đấu của Quân Đoàn II đã bị tiêu diệt, 60,000 chủ lực quân khi về đến Tuy hoà chỉ còn lại khoảng 20,000, năm Liên Đoàn Biệt động Quân 7,000 người chỉ còn 900 người, 100 xe tăng các loại chỉ còn 13 chiếc M113, trong số 400,000 dân cao nguyên chạy loạn chỉ có 100,000 người tới được Tuy Hoà. Tổng số vũ khí đạn dược trị giá 250 triệu dollars lọt vào tay cộng quân. Ít ra cũng có tới 50,000 người thiệt mạng, cuộc triệt thoái mang lại hậu quả hết sức tai hại, nó đã kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ miền Nam.
Miền Nam đã đang ở trong tình trạng ngặt nghèo vì thiếu đạn, xăng dầu… tướng Thiệu lại đưa ra những quyết định sai lầm vô cùng tai hại khiến cho đất nước trong chớp nhoáng đã kề bên bờ vực thẳm, ngày 13/3 ông cho lệnh rút Sư Đoàn Dù từ Quảng Trị về Vùng III, Tướng Trưởng điều động Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân thay thế vào, Biệt Động Quân nghe tiếng xe tăng địch vội rút về phía Nam sông Mỹ Chánh, Quảng Trị coi như bỏ ngỏ đã lọt vào tay Bắc Việt hôm 19/3. Ngày hôm sau Tướng Trưởng nhận được lệnh bỏ Huế rút về Đà nẵng, ngày 25/3 Quảng Tín và Quảng Ngãi lọt vào tay cộng quân, ngày 25/3 Tướng Trưởng nhận lệnh đưa Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến về Sàigòn. Cuộc tháo lui của Thủy Quân Lục Chiến tại cửa Thuận An vô cùng thê thảm, biết bao người bỏ mạng khi lội ra tầu dưới hoả lực địch. Các cuộc di tản tại Vùng I đã diễn ra một cách hỗn loạn được coi như tồi tệ hơn tại Vùng II, cấp trên nhiều người bỏ quân sĩ lại để chạy tháo thân, ngày 27/3 Đà Nẵng bắt đầu nghiêm trọng, cộng quân pháo vào thành phố dữ dội, dân quân chết như rạ, Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng.
Vùng I và II bị mất trong chớp mắt khiến cho tinh thần binh sĩ suy sụp nhanh chóng, điều đáng nói là trong khi tinh thần chiến đấu của binh sĩ còn khá cao, thay vì tăng viện thêm Tướng Thiệu lại cho lệnh rút bỏ cả hai Quân Khu khiến cho dân quân vô cùng hoang mang, cuộc di tản diễn ra trong cảnh hỗn loạn, đạp lên đầu nhau mà chạy, bắn giết nhau tìm đường chạy coi như đã dọn cỗ sẵn cho Việt cộng xơi. Tất cả vũ khí đạn dược, quân trang, xe tăng đại bác… tại hai vùng hầu như mất hết, một phần lớn đã lọt vào tay cộng quân, đúng là giao vào tay giặc. Năm 1976, cộng sản tiết lộ trên báo chí chúng đã lấy được rất nhiều chiến lợi phẩm tại vùng I và II nào xe cộ, đại bác, thiết giáp… để trang bị thêm, đạo quân của địch bỗng nhiên tăng lên gấp bội. Như đã nói ở trên riêng cuộc lui binh tại Quân Khu II cũng đã có khoảng 50,000 người thiệt mạng, cuộc rút lui hỗn loạn tại Quân Khu I dưới những trận mưa pháo của địch nhất là tại Đà Nẵng còn thiệt hại nhiều hơn nữa, trong toàn bộ cuộc di tản vùng I và II có tới hằng trăm nghìn người bị chết oan.
Thực hiện xong kế hoạch rút quân tại Vùng I và II coi như Tướng Thiệu đã dọn cỗ sẵn cho Việt cộng xơi. Sau khi Vùng I và II lọt vào tay cộng quân, phần còn lại của miền Nam coi như sẽ mất trong giây lát, đạn dược đã thiếu nay lại càng thiếu hơn vì các kho đạn miền Trung mất hết. Tại Sàigòn các ông to bà lớn đã chuẩn bị kế hoạch “tẩu vi thượng sách” y như năm 1949 tại Nam Kinh, Trung Hoa các ông Bộ Trưởng, Tướng Tá đã lên máy bay ra đảo Đài Loan.
Sàigòn sắp chết tới nơi mà chính phủ Thiệu còn khẩn khoản xin Mỹ viện trợ khẩn cấp 300 triệu, theo ông Nguyễn Tiến Hưng, vào giờ thứ hai mươi lăm Tướng Thiệu còn tính việc lấy ngoại tệ trong ngân hàng để đi mua đạn, thật là diễu hết chỗ nói. Ngày 21/4 ông Thiệu từ chức Tổng Thống, tuyên bố Hoa kỳ bỏ rơi đồng minh, từ đó đến nay nhiều người Việt đổ lỗi cho Mỹ đã bỏ rơi đồng minh năm 1975. Người Mỹ, điển hình là đương kim Tổng Thống và Bộ Trưởng Quốc Phòng lại chỉ trích quân Đội Việt Nam Cộng Hoà trước đây đã không chịu đánh. Nhiều chính khách Hoa kỳ lại đổ lỗi cho miền Nam Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đức Phương, nhà nghiên cứu quân sự thì nguyên nhân thất bại đã đến từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ.
Như chúng tôi đã trình bầy ở trên, Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự khiến cho quân đội miền Nam lâm vào tình trạng ngặt nghèo kiệt quệ, một ông Tướng Pháp nói đó là bức tử Việt Nam. Chính người dân Mỹ, nhóm biểu tình phản chiến đã lên kế hoạch “vắt chanh bỏ vỏ”, mặc dù không nói ra nhưng họ cho rằng đã “huề” với Trung Hoa đỏ rồi thì không còn lý do gì để giữ miền Nam. Người dân đã vận động với Quốc hội để bức tử miền Nam như trên, Quốc Hội phải theo ý dân vì sống nhờ vào lá phiếu của họ. Công bằng mà nói Hành Pháp Hoa Kỳ đã cố gắng cứu giúp sự sống còn của miền Nam nhưng họ đã bị Quốc Hội trói tay đành phải chịu. Sau ngày 30/4/1975, một nhóm đông đảo sinh viên thanh niên phản chiến hớn hở tham dự buổi mít tinh để mừng chiến tranh chấm dứt “The war is over”.
Cho tới nay ít ra đã có người biết xấu hổ vì cái trò vắt chanh bỏ vỏ.
Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ Robert Kennedy nói Việt Nam phạm vào rất nhiều sai lầm, trước mắt như chúng ta đã thấy ở trên, trong khi đạn dược thiếu hụt, Tướng Thiệu lại sai lầm rút bỏ Quân Khu I và II đưa miền Trung vào chỗ thảm bại mất hết vũ khí đạn dược, chết bao nhiêu dân, quân, binh lính khiến cho tinh thần suy sụp ghê gớm đưa miền Nam xuống vực thẳm. Những người chạy loạn từ miền Trung vào Nam, một số sĩ quan viết lại hồi ký, họ nói rằng cấp lớn nhiều người thiếu tư cách, bỏ lính tráng lại chạy tháo thân.
Thật vậy, nhiều ông Tỉnh Trưởng vét tiền trong ngân khố chạy trước, điều đáng tiếc là trong khi tinh thần binh sĩ còn cao, cấp lớn hèn nhát ích kỷ đã giúp cho sự sụp đổ của miền Nam nhanh hơn dự kiến. Trong khi ba quân tướng sĩ còn đang chiến đấu anh dũng bảo vệ vùng 3, nhiều ông to bà lớn đã thu xếp quí kim chuồn ra ngoại quốc. Gần đây có một ông trước là quân nhân công chức mới định cư tại hải ngoại, ông ta nói “nhiều anh trước làm quan lớn bỏ chạy bây giờ còn lên tiếng huênh hoang, mấy anh hèn nên im lặng là hơn.”
Ông Nguyễn Đức Phương cho rằng người dân thờ ơ không chịu giúp đỡ chính phủ, nhưng theo chúng tôi nghĩ vì chế độ Thiệu đã thối nát quá xá rồi, hẳn là ai cũng đều biết cả, nên người dân quá chán ngán không còn thiết tha gì đến, họ cũng chỉ lo chạy tháo thân mặc cho nó sụp đổ tan tành. Những người có cảm tình với ông Thiệu cho rằng nguyên do tấn thảm kịch tại tình thế ngặt nghèo như thiếu đạn dược, xăng dầu, nhưng một ông Tổng Thống phải là người thao lược, mưu trí cao để có thể chuyển bại thành thắng, còn nếu không thì ai cũng có thể làm Tổng Thống được.
Sau 30/4/1975 người ta ước lượng cộng quân đã chiếm được 1,100 phi cơ các loại, hằng trăm tầu các loại của Hải quân, 300 xe tăng M41, 250 xe M48; 1,000 đại bác 105 mm, 300 đại bác 155mm và 175mm; 800,000 súng cá nhân M16, 15,000 đại liên; 500 trực thăng; 130,000 tấn đạn dược… tất cả trị giá hằng tỷ Mỹ kim.
Hậu quả của tấn thảm kịch như ta thấy đã khiến cho hằng trăm nghìn người chết oan, hằng trăm nghìn người bị tù đầy giam giữ lâu dài, vài năm sau có tới mấy trăm nghìn người bỏ xác giữa biển khơi trên đường tị nạn. Cuộc chiến tranh 1975 đã chấm dứt từ mấy chục năm qua nhưng nó vẫn in sâu trong tâm khảm người Việt nhất là đám tị nạn lưu vong. Bây giờ không phải lúc chúng ta ngồi oán trách đồng minh bỏ rơi miền Nam, ta phải tự trách mình đã không bảo được nhau, đã biến thành những quân tốt cho người ta sử dụng, đã để cho họ mua bán với nhau trên xương máu của hằng triệu binh lính cả hai miền Nam Bắc, đã biến đất nước thành bãi chiến trường và nơi thử vũ khí của khoa học quốc phòng.
Cuối cùng, những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn sẽ đời đời đắc tội trước non sông và lịch sử.
Trọng Đạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Cao Thế Dung: Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa (1945-1963).
– Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975.
– Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975.
– Đoàn Thêm: 1965, Việc Từng Ngày.
– Đoàn Thêm: 1966, Việc Từng Ngày.
– Đoàn Thêm: 1969, Việc Từng Ngày.
– Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Nam Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới.
– Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân.
– Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn.
– Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975.
– The World Almanac Of The Viet Nam War, John S.Bowman, General Editor.
– Stanley Karnov: Viet Nam, a History.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 20248:47 CH(Xem: 1392)
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!
10 Tháng Tư 20248:46 CH(Xem: 526)
Có những lúc Vội quay mặt đi Chẳng muốn nhìn những trò lố bịch Có những lúc Buồn không muốn nghĩ Vì nghĩ rồi phải nói, viết ra… Có những lúc Cười không nhịn được Xem diễn trò hề Nghe những câu “tuyên bố” ngô nghê … Có những lúc Không làm gì được Tim nhói đau mà phải nén trong lòng! Có những lúc Tưởng như không muốn sống Sống không phải là mình thì sống làm chi! Có những lúc Muốn như ai đó Chỉ “Tứ khoái” thôi là đủ Đời vẫn đẹp như mơ! Có những lúc thôi Rồi trở lại chính mình Như số phận chẳng thể nào khác được! Lại vẫn nghĩ, vẫn đi, vẫn viết
09 Tháng Tư 20248:24 CH(Xem: 437)
Ông Lê- nin ở nước Nga Ông làm Cách mạng đã qua lâu rồi Một phen rung chuyển đất trời Tưởng đưa nhân loại đến đời văn minh Cuộc thí nghiệm đã chẳng thành 80 năm, đổ tan tành ước mơ… Thôi thì lầm lỗi cho qua Ước mơ mà lại hoá ra tội đồ! Để ông yên nghỉ dưới mồ Nằm trong sử sách, ai vô thì mần… Bỗng nhiên dựng tượng tôn vinh Làm cho thiên hạ bực mình kêu la Tội ông lại bị phơi ra Tôn vinh như thế hoá ra hại người.
08 Tháng Tư 20249:57 CH(Xem: 474)
Một anh bạn gã năm 2018 từng cùng một phái đoàn bảo tàng qua Nga làm việc với Bảo tàng Lịch sử chính trị quốc gia Nga tại Sant Peterbourg. Khi phái đoàn VN muốn bạn tổ chức một triển lãm về Lê Nin tại VN, Tổng giám đốc bảo tàng bạn đã trả lời: “Chúng tôi không thể mang triển lãm về Lê Nin sang trưng bày tại Hà Nội được, bởi vì chúng tôi khi trưng bày thì không thể không trưng bày những sự thật không hay về cuộc đời Lê Nin. Nếu vậy chắc chắn sẽ bị phản đối, bởi các bạn được tuyên truyền Hồ Chí Minh là người học trò xuất sắc của Lê Nin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới, tại sao lại có nhiều tài liệu không tốt đẹp đến như vậy...
06 Tháng Tư 20245:06 CH(Xem: 1420)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn “khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng gồm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.” Bởi vì: quyền con người ở đất nước chúng tôi chỉ là một giá trị ảo, đất nước chúng tôi dùng công an để đàn áp người dân, chúng tôi không có tam quyền độc lập mà chỉ có tam quyền độc đảng, do đó quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân là do công an đảm nhiệm. Trước là quản lý bằng hộ khẩu, CCCD gắn chip, sau là rình mò, bắt bớ...
06 Tháng Tư 20245:04 CH(Xem: 1158)
Tổ thức The 88 Project phát hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 đóng dấu “mật”, được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong chỉ thị này, Bộ Chính trị ra lệnh quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh đối với cả cán bộ và công dân, ngăn cấm hình thành tổ chức chính trị đối lập; một mặt hướng dẫn việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động, nhưng cấm thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.
04 Tháng Tư 20247:53 CH(Xem: 2135)
Dân đóng thuế để trả lương cho cơ quan công quyền, công an…. Để bảo vệ cho họ. Nhưng cơ quan công quyền, công an lại thất trách, không lo bảo vệ nhân dân, mà chỉ lo đi bảo vệ Đảng. CA báo kê các vụ cướp đất, cướp nhà, bảo vệ bọn quan chức tham nhũng, bắt bớ, đánh đập dân lành. Nhiều cái ch.ết của người dân trong đồn công an khi họ được mời lên làm việc…đã nói lên được bản chất man rợ, ác ôn của chúng! Đừng hỏi tại sao dân mất lòng tin nơi đảng! Lòng tin là một thứ xa xỉ của nhân dân đối với Đảng và chính quyền!
04 Tháng Tư 20247:52 CH(Xem: 513)
Lenin ở xứ người ta. Lạ thay sao lại đi qua xứ người?. Nghệ An đang khóc thay cười. Người dân đói khổ chờ người cưu mang. Cân gạo giờ quý như vàng. Tượng đài đến đó ngàn người đói thêm. Nhân dân nặng trĩu u phiền. Tiếp tục tìm cách kiếm tiền vượt biên. Lãnh đạo là những kẻ điên. Nghĩ đủ dự án kiếm tiền túi riêng. Dân nghệ vùng đất linh thiêng. Cùng nhau phản đối những trò dựng xây. Lenin cái tượng thối thây Các nước thế giới đập nhiều, không xây. Không tin vào mạng đó đây. Cập nhật tin tức nó liền hiện ra.
02 Tháng Tư 20248:11 CH(Xem: 1203)
Chỉ sau vài hiệp đấu, sau những đòn tấn công của Tiểu Lân La, Cù Công thi triển võ công cái thế tuyệt đỉnh, y lấy tay làm đao vung lên chém gió phần phật, nhiều khi đắc ý Cù Công còn vỗ bàn đùng đùng nhằm uy hiếp tinh thần của đối phương làm cho Tiểu Lân La mồm im thin thít, những bài quyền của Cù Công rất đa dạng như:” góp ý cùng đảng cọng rau trên tinh thần xây dựng’, “Hồ tiên vương phát kẹo cho Cù Công”, “Đảng cọng rau phải nhìn thấy tầm của Cù Công đã từng gặp gỡ những ông vua, bà chúa xứ người…”, thật là một trận đánh đẹp có thể viết thành sách (Đỗ Hữu Ca).
29 Tháng Ba 20247:04 CH(Xem: 1629)
CSVN khỏi “lo bò trắng răng”. NVNONN đã thành lập vô số hội đoàn, khắp nơi: Hội người Việt, Cộng đồng người Việt, Hội Phụ nữ, Cao niên, Quân nhân binh chủng, Viên chức, các hội Ái hữu trường/khóa/lớp, Đồng hương… các sinh hoạt đại hội, gặp mặt được tổ chức, đếm không xuể. CSVN vẫn dùng tiền (tất nhiên tham nhũng ăn bớt phần lớn) xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ, mua chuộc cá nhân, truyền thông… của NVNONN, tất cả đều làm ngấm ngầm nên kết quả vẫn là “Muỗi đốt chân voi”. Cộng đồng NVNONN nhanh chóng vạch mặt những kẻ phá rối. Tuy nhiên CS có khả năng chi tiền thành lập, quản lý hội đoàn ở các nước có số đông du học sinh, lao động xuất khẩu, di dân lậu… là những thành phần họ giám sát.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!