Miền nam trước năm 1975 có là "phồn vinh giả tạo"? -

29 Tháng Năm 20238:22 CH(Xem: 3436)
        MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 CÓ LÀ "PHỒN VINH GIẢ TẠO"? 

350530346_633633178677048_589554070561534222_n




Tuấn Khanh




Sau năm 1975, một trong những cách mô tả của báo chí nhà nước mới về sự thịnh vượng của miền Nam là một xã hội “phồn vinh giả tạo”. Cách dẫn giải của cụm từ này, đơn giản là do đô-la của đế quốc Mỹ đổ vào, sự ăn xài phủ phê có tính giai đoạn, quan chức tham nhũng giàu có, bọn tư bản mua bán lũng đoạn… nên xã hội miền Nam Việt Nam có vẻ đầy sức sống nhưng trong lòng của xã hội là sự nghèo kém và lạc hậu vì bị áp bức, bóc lột.
Những quan điểm như vậy, dù thiếu tính nghiên cứu khoa học và được dẫn đường bằng cái nhìn đay nghiến vô cớ, cũng khiến không ít người tin vào điều này, thậm chí là căn bản lý luận của những luận văn gọi là khảo sát miền Nam hoặc báo chí trong suốt trong một thời gian dài.
Cho đến khi ngôn luận đời sống xã hội được mở rộng, đặc biệt là sau khi các mạng xã hội, blog… phát triển, luận điệu này chìm dần, nhưng không có ai nói lại, xin lỗi hoặc có một sự tự trọng nhất định để cải chính về đời sống thật của người dân miền Nam, nếu không nói đó là loại ngôn luận phủ định đầy xúc phạm.
Mới đây, trong một bài viết của nhà báo Trương Huy San, có nói về thời kỳ phát triển viễn thông sau 1975 với một số quan chức có ý thức về tương lai đất nước, bài viết có dẫn con số về đầu điện thoại sử dụng ở hai miền trước 1975. Theo bài viết, con số thống kê được chính quyền mới ghi nhận lại, cho thấy trong thập niên 1960, điện thoại tư nhân đã tăng rất nhanh ở miền Nam: Năm1965, 23.377; năm 1966, 24.837; năm 1967, 27.082; năm 1968, 30.964; năm 1969, 36.150; năm 1970, 34.889; năm 1971; 38.133 máy.
Những con số này cho thấy sự phổ biến trong đời sống dân sự Việt Nam. Đồng thời gian, các tài liệu về lịch sử viễn thông – phương tiện điện thoại cố định ở Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba,Thái Lan… cho thấy điện thoại cố định (landline telephone) là hầu như chỉ dành cho các văn phòng công sở, không phổ biến cho dân dụng. Dĩ nhiên, miền Bắc thì lại càng không có, do mọi nguồn lực đều tập trung phục vụ cho chiến tranh chứ không là phát triển truyền thông đại chúng. Bên cạnh, việc quản lý nghiêm ngặt các phương tiện liên lạc này vì sợ gián điệp, cảnh giác… khiến điện thoại chỉ có ở các cơ quan, nhưng không đều.
Trong bài viết, nhà báo Trương Huy San lập lại vài chi tiết mà nhiều người miền Nam đã biết, là “ngày 30 tháng Một 1966, lần đầu tiên người dân Sài Gòn được xem một bộ phim Mỹ, vừa có tiếng Việt vừa có tiếng Anh, qua 1.000 máy vô tuyến truyền hình được đặt ở những địa điểm đông người tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Tín hiệu được phát đi từ hai máy bay hiệu Constellation bay vòng quanh Sài Gòn. Hôm sau, ngày 31 tháng Một 1966, Tháp vô tuyến truyền hình đã được khánh thành tại số 7 đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Cuối thập niên 1960, máy vô tuyến truyền hình trở thành phổ biến ở các đô thị lớn và bắt đầu về tới các vùng nông thôn miền Nam.
Ngày 7 Tháng Chín 1970, miền Bắc mới cho phát thử một chương trình truyền hình đen trắng và phải sau ngày 30 tháng Tư 1975, một số người dân ở Hà Nội, mới được “xem vô tuyến” nhờ các máy thu hình đưa từ miền Nam ra chuyển hệ hoặc đưa từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Truyền thông báo chí, ngay cả của nhà nước cũng phát triển rất hạn chế ở miền Bắc. Trong thập niên 1960, trong một xã may ra có ông chủ tịch hay bí thư là có được chiếc máy thu thanh hiệu Xiong Mao hoặc Orionton. Sau năm 1975, những chiếc radio bán dẫn Nhật như Standard, National… được các anh bộ đội, các cán bộ vào Nam công tác đưa ra nhưng nó vẫn là một mặt hàng bị “nhà nước quản lý”. (trích)
Trong ký ức nhạt nhòa, tôi vẫn còn nhớ những buổi chiều chủ nhật đón xem các bộ phim cao bồi và siêu nhân trên truyền hình ở Sài Gòn. Bọn trẻ con vẫn hò hét và tán chuyện với nhau về những tình tiết hấp dẫn trên TV. Truyền hình là phương tiện giải trí mắc tiền và riêng tư nhiều hơn cả điện thoại gia đình, nhưng theo một bài viết của nhà báo Phạm Công Luận, thì lúc đó, “Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình, chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được “khán thính giả” VN chiếu cố kỹ. Nhà nhà đều có ti vi. Ai không có thì đi coi cọp. Ăng ten mọc như mắc cưởi, hướng loạn trên các mái nhà, nhất là ở các tỉnh. Chương trình được hâm mộ nhất là… cải lương và… đài Mỹ. Batman xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm. Lúc đó điện còn yếu, mỗi nhà một survolteur cho ti vi”. Một thống kê khác, cho thấy lúc đó sức mua của người dân miền Nam rất mạnh, nên cho đến đầu thập niên 70, cứ 50 người thì có một gia đình sở hữu truyền hình.
Năm 1980 chính quyền mới thử nghiệm phát truyền hình màu lần đầu, cố gắng nối kết giữa các hệ phát hình xã hội chủ nghĩa và tư bản như NTSC, Secam, Pal… Năm 1983, ông thầy của tôi làm việc ở Sài Gòn, gom góp tiền bạc mua được chiếc tivi màu 14 inch JVC vỏ đỏ. Ông kể chuyện mình dành dụm mãi mới mua với giá gần 1, 4 lạng vàng. Mua xong, ông gửi về quê ở Hà Nội để cho ông cụ thân sinh xem giải trí, vốn cả đời chưa thấy truyền hình màu là gì. Thế nhưng chỉ qua tháng sau, ông nhận lại chiếc truyền hình ấy với thùng, bao còn mới tinh. Hỏi ra mới biết, khi ông cụ nhận được quà không bao lâu, thì xóm làng biết chuyện. Phía hội, đoàn, cả công an khu vực cũng ghé nhà, thuyết phục cụ mỗi đêm nối dây mang ra sân cho cả xóm mấy mươi người cùng xem vì tình nghĩa xóm làng. Đột nhiên từ chỗ có của, nhưng không được vui hưởng, mà trở thành người hàng đêm phải quét sân, dọn tivi ra, rồi hết giờ lại dọn vào… quá mệt mỏi nên ông cụ gửi trả tivi về Sài Gòn, nói rằng ông chỉ muốn được yên.
Về điện thoại cố định, từ giữa những năm 80, khi liên lạc viễn thông không còn bị nhìn với ánh mắt nghi kỵ, và nằm trong kế hoạch phát triển 1995-2000, với mục tiêu 100 người dân/1 điện thoại, người Sài Gòn dù trải qua nhiều đợt vô cùng khốn khó, đã dẫn đầu cả nước để đóng tiền “cọc”, đưa điện thoại cố định về nhà. Cần phải nói, mỗi điện thoại lúc đó bị yêu cầu thế chân 4 đến 5 triệu đồng, tương đương 4-5 cây vàng (năm 2005, giá vàng là 955.000 đồng/chỉ), nhưng đến giờ, hầu như không ai lấy lại được số tiền thế chân đó.
Chắc là Sài Gòn không chỉ là “phồn vinh giả tạo” đâu, vì sau năm 1980, ở các chợ điện tử của quận 5, quận 1, quận 10… mọc lên như nấm các cửa hàng chuyển hệ truyền hình của phương Tây, sang các hệ màu xã hội chủ nghĩa đang phát. Sự phát triển của các của hàng này cũng chứng mình một điều là các phương tiện bị gọi là xa xỉ vào lúc đó, đều là tài sản có sẳn của nhiều gia đình miền Nam, còn lại sau các chiến dịch đánh tư sản X1, X2, X3 mà khiến bộ mặt xã hội trở nên mệt mỏi và kiệt quệ… Cái cách sống và chọn tiện nghi cho mình, đắt tiền nhưng vẫn chấp nhận sau giai đoạn chiến tranh kết thúc, rõ là một xã hội đã quen với nhu cầu và mức sống như vậy. “Phồn vinh giả tạo” quả là không có ý nghĩa gì, khi ít phút nhìn lại lịch sử bằng sự thật.
--------
Ảnh: Một cửa hàng bán truyền hình ở Sài Gòn, trước năm 1975.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 5828)
Không phải cứ áo trắng cổ cồn, khoác cái bộ mặt lãnh đạo là có thể xóa sạch quá khứ, lừa mị được người dân, bởi cái lịch sử đảng đĩ này tội ác quá dầy, quá nhiều thì làm sao mà xóa hết cho được, đó là còn chưa nói đến việc cái đảng đĩ này đặt người dân ra ngoài vòng quyền chính trị của mình, theo đó người dân VN không có quyền ý kiến, phản đối, biểu tình mà chỉ phái chấp nhận những gì mà đảng thi hành thì cho dù bọn lãnh đạo đảng có khoác cái gương mặt nguyên thủ như thế nào lên truyền hình phát biểu thì người dân họ cũng ngó qua như xem bọn hề rẻ tiền hài nhảm...
06 Tháng Hai 20248:44 CH(Xem: 968)
Nếu có đa đảng thì mới có sự cạnh tranh thì đất nước mới tốt đẹp lên được. Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi. Do đó, khi kiều bào về xây dựng uy tín cho đất nước, là họ xây dựng uy tín cho đảng cầm quyền mà thôi. Chúng tôi về đóng góp xây dựng đất nước là chỉ xây dựng cho Đảng của họ thêm lớn mạnh thôi.”
06 Tháng Hai 20248:41 CH(Xem: 737)
Đã nghèo lại gặp cục eo Cuối năm đã đói lại đèo thêm ma 94 năm đè dân ta Ngóc đầu không nổi cũng là thèng ni Thà cho tao miếng bánh mì Hơn là cái ảnh bùa si ám đời Cửa ... nhà ... bây chiếm hết rồi Ruộng vườn nương rẫy tơi bời xác xơ Tết về chết cả trong mơ Áo ôm khố rách cũng nhờ đảng cho :v Bây giờ bây nhét ảnh hồ Tường vách nứa toạc treo mô được chừ?
05 Tháng Hai 20248:55 CH(Xem: 781)
Năm nay, tình hình kinh tế ở VN (nghe nói) hơi (bị) te tua, chợ búa ế ẩm, người bán nhiều hơn người mua, sinh hoạt ở các chợ "truyền thống" có vẻ lạnh lùng sương rơi heo may..., nhưng ngó bộ các khúc ruột về VN cũng như người đi đón năm nay không giảm mà còn tăng hơn mấy năm trước dù chưa được thống kê – đó là nhờ khả năng đắc cử tổng thống, trở lại Nhà Chắng của Bác Châm khá (là) cao khiến cho kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, chỉ số thị trường chứng khoán Đao Giôn lên tới 38.644 điểm khi kết thúc giao dịch vào ngày thứ sáu 02.02.2024 – Cái này hổng phải họ Thạch tui nói mà là lời "bác" nay đã thành... "bác" nào thì tự tìm hiểu nha.
03 Tháng Hai 20245:13 CH(Xem: 673)
Anh Lê Thiệu, một nhạc sĩ sinh sống ở Sài Gòn nói với RFA sáng 31 tháng 1 năm 2024: “Ngày Tết nhiều khi tôi không muốn ra đường vì ra đường thấy treo băng-rôn ‘Mừng Đảng, Mừng Xuân’ là thấy phát ghét rồi; thấy ngứa con mắt rồi. Theo tôi, đó là thói kiêu ngạo của người cộng sản. Nhiều nhà trí thức tiếng tăm họ đã chỉ trích, đã phê phán, đã phân tích Xuân là của vũ trụ, của đất trời, đảng mới có mấy chục năm nay mà cứ mừng Đảng trước rồi mới tới mừng Xuân.”
01 Tháng Hai 20247:23 CH(Xem: 1612)
Lý do du học sinh, gồm cả sinh viên tự túc, đã “một đi không về” có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng là nhu cầu việc làm trong nước không phù hợp với kiến thức du sinh. Ngoài ra, căn bệnh kỳ thị “mới cũ”, “trong đảng-ngoài dân” và tham nhũng đã khiến cho nhiều người quyết định ở lại nước ngoài làm việc. Ngoài ra, với chủ trương độc quyền và độc tài cai trị, đảng CSVN đã bóp chết tự do, chà đạp dân chủ và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, kể cả tự do Tín ngưỡng-Tôn giáo khiến du sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không muốn quay về.
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2426)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
31 Tháng Giêng 20246:51 CH(Xem: 2004)
“Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu. Chỉ những người giàu, có của ăn của để mới sắm sửa đầy đủ trong nhà thôi. Nhiều người còn bị mất việc về quê hết luôn. Năm nay ai cũng khó khăn chứ không chỉ gia đình em đâu. Nhiều người nói năm nay không ăn Tết luôn. Xóm em chẳng thấy ai chưng bày gì hết vì tình hình chung là nghèo. Không ai mua bán gì được. Ngoài tháng lương 13, năm nay không có thưởng...
30 Tháng Giêng 20249:06 CH(Xem: 2361)
Tất nhiên là một nhà nước độc tài cho nên tuyên truyền luôn là ‘chủ trương nhất quán’ của lũ chúng ta, ở xứ đó cứ thằng nào nói dóc hay, dóc tổ mẹ, tổ cha là được triều đình phong cho hàm ‘thiến sỹ’, tha hồ mà vênh mặt nhìn đời, có thế nói đất nước này ‘thiến sỹ’ nhiều nhung nhúc, có lấy đấu mà đong cũng không hết, duy chỉ có điều lũ thiến sỹ này chỉ ăn tàn phá hại, bởi vì chúng nó đều có chuyên môn là ‘chính trị’, chuyên phịa ra những điều hay, điều tốt cho lãnh tụ và băng đảng của chúng chứ chúng nó có biết cái cóc xì gì về khoa học kỹ thuật đâu mà sáng chế với phát minh?!.
28 Tháng Giêng 20246:04 CH(Xem: 1660)
Thử hỏi nghe đi nghe lại mấy sáo ngữ trên, nào là “ tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”, nào là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “nào là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, có người bình thường nào mà nhịn nổi, không mượn lời Vũ Trọng Phụng để gầm lên: “Biết rồi, khổ quá, nói mãi.”? “Đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết là định hướng lớn, có tính cấp bách, mang tầm chiến lược trong xây dựng TP” – Thành uỷ TP.HCM định hướng và khẳng định sẽ tăng cường thu hút, trọng dụng, sử dụng hiệu quả, đãi ngộ xứng đáng, chế độ lương, thu nhập công bằng, hợp lý, thỏa đáng.” - Nói trớt quớt!
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...