Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam: Giá mà tôi có thể chửi thề!

01 Tháng Bảy 20229:52 CH(Xem: 6533)

   Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam: Giá mà tôi có thể chửi thề!

281801231_10228101322385428_2620493848347824703_n


Thạch Thảo
Sài Gòn Nhỏ





Chuyện chỉ mới xảy ra gần đây. Con gái tôi học trường Đại học Swinburne của Úc, chi nhánh tại Sài Gòn. Một lần cuối khóa học Global Citizen (Công dân toàn cầu), giáo viên ra đề tài  thảo luận: “Tự do ngôn luận trên mạng xã hội”. Cuộc thảo luận trở thành tranh cãi gay gắt giữa con tôi và các bạn.

Giới trẻ Việt Nam nghĩ như thế nào về tự do ngôn luận?

Con tôi cho rằng tự do ngôn luận là quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của cá nhân, quyền đã quy định tại Điều 19 Công ước quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, miễn là không xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác. Quyền tự do ngôn luận cũng đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam và không bị hạn chế bởi pháp luật.

Phía bên kia, cả lớp, đều cho rằng quyền tự do ngôn luận phải bị hạn chế, “tự do trong khuôn khổ quy định của pháp luật và không được phép nói xấu lãnh đạo”. Các bạn ấy lấy thí dụ như bà Nguyễn Phương Hằng vì xúc phạm ông Phan Văn Mãi nên bị khởi tố là đúng. Con gái tôi thì cho rằng việc bắt bà Phương Hằng như vậy là không đúng – không phải việc gì nhà nước làm cũng đúng. Con tôi thẳng thắn nêu quan điểm, Điều 331 Bộ Luật hình sự Việt Nam: “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận… xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân” là sai, bởi vì nếu người dân có tự do thực sự thì không thể có cái tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận”.

Kết thúc buổi tranh luận, giáo viên người Úc nêu ý kiến đồng ý với quan điểm của TN (con gái tôi). Giáo viên nói: “Ở đất nước chúng tôi, nước Úc, là quốc gia tự do dân chủ, không có cái tội hình sự gọi là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận”. Tự do ngôn luận không có hạn chế, khuôn khổ, và người dân có quyền chỉ trích những công chức làm việc trong bộ máy chính quyền, kể cả nguyên thủ quốc gia”.

Qua buổi thảo luận, thấy rằng dù là sinh viên trường đại học quốc tế, tương lai đi du học hoặc làm việc nước ngoài nhưng thanh niên Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng nặng nề từ việc nhồi sọ bởi chế độ cộng sản. Họ không ý thức về quyền tự do đúng nghĩa. Bị nhồi sọ suốt 12 năm phổ thông, các em không thể nghĩ khác. Trường đại học quốc tế mới có chương trình thảo luận để các sinh viên nêu ý kiến riêng, còn trong các giảng đường đại học, sinh viên ngồi im như thóc, giảng viên hỏi cũng không ai trả lời và nhất là không ai chấp nhận ý kiến trái chiều.

Cần nói rõ rằng, hệ thống đại học Việt Nam dành ra một năm học trong chương trình bốn năm để giảng dạy chính trị, gồm các môn Triết học Marx-Lenin, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam… Trong một buổi học chính trị như thế, cháu tôi đứng lên phản bác mọi lời ca ngợi chế độ của giảng viên, cho rằng Việt Nam không có tự do dân chủ, bằng chứng là người dân không có quyền tự do ngôn luận, không được đi biểu tình… Giữa giảng đường đại học đông hàng trăm sinh viên, giáo viên chỉ tay, bắt cháu tôi ngồi xuống lập tức và không được phép phát biểu ý kiến. Cháu tôi phản ứng: “Thầy không cho em nói chính là bằng chứng cụ thể nhất cho thấy ngay tại trường đại học này cũng không có tự do dân chủ”. Và rồi cô bé đứng dậy ra khỏi giảng đường.

Những sợi thòng lọng vô hình

Trong trường đại học ở Việt Nam, luôn có tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản hoạt động. Họ quản lý và kiểm soát tư tưởng của sinh viên. Các đoàn viên theo dõi và báo cáo ngay với Đoàn trường mọi biểu hiện tư tưởng “phản động” của sinh viên trong bạn bè, trong lớp, trong khóa học xung quanh họ. Vì thế, không có bất cứ sinh viên nào dám lên tiếng về bất cứ điều gì, ngay cả việc phản ánh những khó khăn phi lý của nhà trường áp đặt lên sinh viên. Phòng hành chánh quản trị của đại học là một thứ “triều đình”. Họ làm việc quan liêu và làm khó sinh viên đủ mọi cách.

Khi các sinh viên nghèo muốn được vay tiền cho chi phí học tập, xin được miễn giảm học phí – đó là chính sách nhà nước quy định trong luật Giáo dục, nhưng phòng hành chánh trường đại học bày ra đủ thứ thủ tục nhiêu khê để làm khó sinh viên. Bao nhiêu thế hệ sinh viên nhập học rồi ra trường, hàng triệu thanh niên im thin thít chịu đựng và chấp nhận, không một ai dám lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải, cho quyền lợi chính mình. Khi con gái tôi viết bài phản đối trên trang confession của nhà trường, admin liên tục xóa bài rồi block con bé ra khỏi confession. Con bé viết lên Facebook cá nhân thì Chi đoàn thanh niên cộng sản nhà trường huy động “bò đỏ” vào tấn công chửi bới nhục mạ. Thậm chí một giảng viên trong trường, chắc là có chân trong đoàn thanh niên hoặc Ban giám hiệu, đã nhục mạ con gái tôi trước giảng đường.

Khi con tôi viết Facebook nói lên những bất công xã hội hoặc những tiêu cực trong nhà trường, ngay lập tức, những đoàn viên thuộc Chi đoàn thanh niên cộng sản của khoa liền theo dõi và viết đơn tố cáo lên Ban giám hiệu đồng thời báo cáo với công an địa phương, mời con gái tôi lên làm việc, răn đe hăm dọa. Họ rất sợ mầm mống tư tưởng chống đối trong sinh viên trường đại học. Trần Hoàng Phúc, Đoàn Kim Khánh là những thủ lĩnh sinh viên của trường đại học có tư tưởng tự do dân chủ đều bị vào tù, án nặng.
Hàng trăm tờ báo chỉ luôn “hát vang tự hào Việt Nam” hoặc “quyết tâm đấu tranh chống tiêu cực” nhất nhất theo lệnh từ tuyên giáo

Không chỉ những người trẻ non nớt trong trường đại học, ngay cả thanh niên đã ra đời làm việc cũng hèn nhát như thế. Họ luôn bị quản lý, điều khiển bởi nhiều hệ thống khác nhau: Đoàn thanh niên cộng sản, Chi bộ đảng, Ban giám đốc, Liên đoàn lao động và hội (chưa kể các hội đoàn khác như hội nhà báo, hội nhà văn, hội phụ nữ, hội nông dân, hội nghệ sĩ, hội văn học nghệ thuật, hội doanh nhân… ). Hội không phải là nơi bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Trong đất nước cộng sản, hội là nơi “tập hợp quần chúng vào tổ chức chính trị” để kiểm soát chặt chẽ tất cả thành phần dân chúng.

Cá nhân tôi khi viết Facebook phản biện xã hội, Chi đoàn thanh niên cộng sản, Chi bộ đảng tại cơ quan đã tổ chức nhiều cuộc họp răn đe đoàn viên, đảng viên của họ; cấm tất cả không được kết bạn, like, share hoặc comment vào trang Facebook cá nhân của tôi. Họ sợ hãi đến nỗi còn không dám chào hỏi trò chuyện với tôi tại cơ quan. Khi gặp nhau ngoài đường, họ nói rằng “Em rất thích đọc bài của chị, ngày nào em cũng đọc nhưng em không dám like còm gì cả, họ cấm đó chị”. Đó là nói về người hèn nhát nhưng tốt, có chút ý thức về đúng sai phải trái. Còn những thanh niên bị nhồi sọ nặng nề thì trong đầu họ, Đảng-Bác là vô cùng tốt đẹp, cần phải trung thành và biết ơn. Ai đụng đến Bác và Đảng “linh thiêng và vĩ đại” đều trở thành kẻ thù của họ.

Giá mà tôi có thể chửi thề!

Con gái tôi, lúc 17 tuổi học lớp 11, khi tham gia các group học vẽ trên Facebook, vô tình biểu lộ tư tưởng xem thường Bác Hồ, cho rằng Bác “cũng có vợ ở nước ngoài chứ thần thánh gì”. Thế là cả bầy bò đỏ vào đánh hội đồng con bé. Chúng chụp màn hình các câu trao đổi trong group rồi viết đơn tố cáo với nhà trường. Trường căn cứ vào đó, làm vi bằng để đuổi học con tôi. Không những thế, an ninh còn áp lực Sở Giáo dục ra lệnh ngăn các trường tư thục trong thành phố nhận cháu vào học. Họ quyết tâm triệt đường tương lai của đứa trẻ chỉ vì nó nói động đến lãnh tụ. Nói để thấy, ngay cả một đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới cũng sẽ bị bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận ngay từ trong trứng nước, huống hồ người lớn.

Người trẻ Việt Nam, hầu như không ai có ý thức gì về tự do ngôn luận, tự do cá nhân. Họ có thể lên internet tìm hiểu mọi thứ khoa học kỹ thuật thế giới, nhạc phim Hàn Quốc, diễn viên-ca sĩ Hàn Quốc, vấn đề phân biệt chủng tộc hoặc LGBT, nhưng hầu như không mấy ai quan tâm đến lịch sử Việt Nam hay chính trị nước nhà. Họ thờ ơ và sợ hãi. Sợ hãi cũng đúng thôi bởi họ mang trên cổ nhiều tròng, từ chi đoàn thanh niên, chi bộ đảng, chính quyền đến là ban giám đốc công ty (mà sếp cũng chính là bí thư đảng); chưa kể công đoàn, tổ dân phố… Cả một mạng lưới bao trùm và thít chặt vào cổ bạn như những sợi dây thòng lọng.

Với những người bày tỏ chính kiến trên Facebook cá nhân, “nhẹ” thì bị rình mò canh chừng, chặn cửa giam lỏng trong nhà không cho ra ngoài, bị ném mắm tôm, chất bẩn, xịt sơn vào nhà, đổ keo vào ống khóa cửa; “nặng” hơn thì đuổi việc, đuổi học, đuổi nhà. Họ truy cùng diệt tận, không có bất cứ công ty nào nhận vào làm, không trường học nào nhận con em bạn vào học, không nhà trọ nào cho bạn thuê nhà, không ai dám chơi chung, liên lạc, giao tiếp với bạn, ngay cả bà con họ hàng cũng tránh né bạn như hủi. Bạn bị tẩy chay khỏi thế giới xung quanh… Nếu “nặng” hơn nữa thì bạn bị “tai nạn” tông xe, bị côn đồ đánh đập vô cớ và cuối cùng là vào tù.

Khi đọc hoặc nghe vài ý kiến của người Việt hải ngoại cho rằng người Việt Nam quốc nội hèn nhát không dám lên tiếng đấu tranh, tôi thấy cay đắng và phẫn nộ. Thử về Việt Nam sống đi, xem có dám lên tiếng không!

Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam ư? Trăm bề khổ nhục!

Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam ư? Giá mà tôi có thể chửi thề!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 20174:32 CH(Xem: 27543)
Một con người như thế mà csVN tự phong là danh nhân thế giới, tự đưa lên ngang hàng với Phật ngồi chễm chệ trên bàn thờ thì thế hệ này không mạt vận, không sa đọa, không xuống cấp trầm trọng vì học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM mới là lạ. Thời của "Phật Hồ", của Sư Quốc Doanh hiện nay đang thịnh, nhưng thời mạt pháp thì càng ngày càng thấy rõ, và chế độ này đã đến lúc phải tự đào thải vì những gì chúng đã làm...
29 Tháng Sáu 20174:03 CH(Xem: 10027)
Nhà báo phải tôn trọng sự thật. Bịa đặt, minh họa một cách sống sượng cho nhà cầm quyền không phải là thiên chức của người làm báo. Bài báo đưa tin về phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm nay của tác giả Kỳ Nam, báo Người lao động điện tử sặc mùi bút nô, thật đáng xấu hổ.
28 Tháng Sáu 201711:31 CH(Xem: 23858)
Đáng buồn thay các Ác vẫn ngự trị, bởi vì thế lực chính: đảng csVN với những thằng CON vẫn nhung nhúc tồn tại tại Việt Nam, bọn chính khách hoạt đầu, bọn đu theo ăn bám, bọn gian thương cơ hội, bọn ma mãnh chờ thời, bọn côn đồ hành pháp, bọn dân phòng du đãng, bọn đá cá lăn dưa tổ trưởng, tổ phó vẫn ngày ngày ra rả những luận điệu mà bọn chúng đã bội thực vào đầu người dân...
27 Tháng Sáu 20174:43 SA(Xem: 11925)
Cái cách của ông Trương Mạnh Sơn khiến người ta nhớ nhân vật Lý Thông trong chuyện Thạch Sanh. Người có nhân cách, lòng tự trọng không bao giờ hành xử như thế. Hành động đó vừa khả ố, trơ trẽn, trâng tráo, gian manh, gần cống rãnh hơn văn minh không xứng tầm một sứ giả đại diện cho một quốc gia...
24 Tháng Sáu 20174:47 CH(Xem: 21563)
Đặc tính của chuột là vậy, đáng buồn là bọn chúng đã gặm nhấm tan hoang đất nước và muốn tiêu diệt lũ chuột này thì cần phải quét sạch chúng đi, xây dựng một quốc gia mới trên nền tảng vững chắc, có cơ chế vận hành văn minh cùng một chế độ công khai và minh bạch trên tinh thần tự do ngôn luận mới có thể sống như một người đàng hoàng...
24 Tháng Sáu 20171:24 CH(Xem: 10779)
Nhà giáo là một nghề cao quý vì nó tác động đến sự hình thành của con người trong một xã hội và xã hội đó. Nó định hướng tương lai của một đất nước và dân tộc. Nhưng hiện tại, dưới cơ chế này và dưới bộ máy nhồi nhét này, giáo viên chỉ là một dụng cụ để sản xuất ra những con vẹt biết đọc và nhớ. Giáo viên chỉ là một công cụ để đào tạo những con người trung thành, những con người học mà không suy nghĩ...
22 Tháng Sáu 20179:07 SA(Xem: 9015)
Hình dáng, chi tiết của món quà được báo trong nước đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng vài giờ sau đó, toàn bộ các báo mạng đồng loạt rút bài. Sự việc này tạo nên một làn sóng tranh luận khôi hài trên các trang mạng xã hội với những suy đoán về lý do vì sao tất cả những bài viết liên quan đến cây đèn Hoa Kỳ đều bị lấy xuống...
21 Tháng Sáu 20179:55 CH(Xem: 10817)
“Báo chí cách mạng” co rúm tránh né những sự kiện chính trị-xã hội mang tính cách mạng và nhu cầu thay đổi. Thất thủ tuyệt đối trước làn sóng tự do thông tin trên mạng, “báo chí cách mạng” phản ứng trong hỗn loạn và vô nguyên tắc bởi những tin nhắn ra lệnh phải gỡ bài này hoặc đăng bài kia.
21 Tháng Sáu 201712:28 CH(Xem: 12486)
đề nghị Võ Văn Thưởng đào tạo thế hệ kế thừa cho đảng, đây mới chính là những nhân tài mà đảng cần đấy!
20 Tháng Sáu 201710:51 CH(Xem: 9879)
Thây kệ cha bác, bác có viết được báo cũng mừng chứ ngu quá thì làm sao mà làm lãnh tụ thế nhưng chắc cái vụ bác làm báo cũng do ban chuyên láo các đồng chí thêu dệt ra vì theo lý lịch của các đồng chí cung khai trên Wiki có nhiều điểm mâu thuẩn vì nói láo như cuội...
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...