Bàn về “dân chủ tào lao” của ông Phúc

11 Tháng Năm 202110:49 CH(Xem: 4318)

                          Bàn về “dân chủ tào lao” của ông Phúc

Nqh-4898-Copy

Trương Nhân Tuấn

   Báo Tiếng Dân





Báo chí và các “trang mạng” hôm qua rùm beng về ý kiến của ông Phúc “dân chủ tào lao thì đất nước sẽ loạn”.

Theo RFA, ông Phúc nói vụ này hôm 9/5/2021 nhân đi “vận động bầu cử” ở huyện Hóc Môn, Củ Chi. Ông Phúc là ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa tới 2021-2026, ở đơn vị Sài Gòn. RFA dẫn lời ông Phúc: “Việt Nam là một nhà nước pháp quyền luôn đề cao, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, nhưng nếu không giữ vững ‘kỷ cương, phép nước’ thì sẽ không đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.”

Trùng hợp ngẫu nhiên hay “chí lớn gặp nhau”, hôm 5/5 tôi có viết bài “Quốc gia thất bại” trên trang cá nhân facebook. Trong bài tôi có nói về trường hợp Đệ Nhị VNCH: “VNCH đã vừa là một ‘quốc gia chưa hoàn tất’, có đủ lý do để thất bại và sụp đổ. Vì ở đó có nền dân chủ xà bần ‘nhứt đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng’.”

“Dân chủ xà bần” (của tôi) và “dân chủ tào lao” (của ông Phúc) xem ra có cùng một nội dung. Đệ nhị VNCH có dân chủ, cho dầu “xà bần”, nhưng ít ra có “dân chủ”. Dưới chế độ này, các quyền tự do cơ bản của người dân (nhân quyền) đều được tôn trọng như quyền tự do bầu cử và ứng cử, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp và biểu tình, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do biểu lộ chính kiến v.v…

Nếu so sánh “mức độ nhân quyền”, VNCH thời đó lớp trí thức “lạm dụng”, xài “tẹt ga”, xem ra không khác chi với dân Mỹ bây giờ (nhứt là thời Trump).

Còn bây giờ, VN vừa không có dân chủ, cũng không có một chút tôn trọng nhân quyền. Nền dân chủ xà bần Đệ Nhị VNCH ra sao, sẽ viết rõ ở phần dưới.

Vấn đề là, cái gọi là “nhà nước pháp quyền XHCN” của VN thực tế là một “nhà nước tào lao”. Còn cái gọi là “dân chủ” ở CHXHCNVN thực tế cũng chưa xứng đáng gọi là “dân chủ xà bần”.

Ông Phúc nói về “dân chủ tào lao”, VN hiện thời làm gì có dân chủ để nói tới “dân chủ tào lao” hay “dân chủ xà bần”? Nhưng cái “nhà nước pháp quyền XHCN” của ông Phúc đích thị là một nhà nước (rất) “tào lao”.

1- Tào lao thứ nhứt vì nó bắt chước. Thấy TQ có chủ trương “quốc gia pháp trị Xã Hội Chủ Nghĩa” mấy ông CSVN rập khuôn rồi thay đổi chút đỉnh thành ra “nhà nước pháp quyền XHCN”.

“Quốc gia pháp trị” ở đây là “Etat de Droit” (Etat – Quốc gia và Droit – pháp luật). TQ gọi “Etat, State” là “quốc gia”. VN “dịch” ra thành “nhà nước”. (Quốc = nước, gia = nhà) (sic!). Tào lao quá phải không?

Còn từ “pháp quyền” đến từ đâu? Truy ra thì biết nó đến từ “bài vè” của ông Hồ: Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có “thần linh pháp quyền”.

Nguyên thủy đây là bài dịch, “phóng tác” nôm na từ bản “Yêu sách của dân An Nam” gởi phe Đồng minh chiến thắng tại hội nghị Versailles năm 1919. Nội dung điều 7 là yêu cầu nhà nước Pháp ban bố luật lệ để cai trị dân bản xứ, thay thế chế độ cai trị bằng nghị quyết của bộ Thuộc địa.

“Thần linh pháp quyền” ở đây là thần Thémis, tượng trưng cho “công lý” trong thần thoại Hy lạp. Pháp quyền vì vậy có nghĩa là “jurisdiction”, tự điển Pháp-Việt của VNCH ngày trước, hay của Đài loan, TQ, Nhật… dịch “jurisdiction” thành “pháp quyền”, tức “quyền được xét xử”. Hiểu rộng ra, “pháp quyền” trong câu “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” có nghĩa là “quyền thực thi công lý”.

Mấy ông học giả VN xã nghĩa lấy “pháp quyền” thay thế “pháp trị” (của VNCH), tào lao trên mọi thứ bậc tào lao. Vậy mà mọi người im re nghe theo. Thực tình tôi bái dân VN tám lạy!

Tạm công nhận “nhà nước pháp quyền” là “Etat de Droit”.

Đảng CSVN được Hiếp pháp qui định là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

Nguyên tắc nền tảng của “Nhà nước pháp quyền” là nhà nước theo đó có “pháp thể” (tư cách pháp nhân) đồng đẳng về quyền với mọi pháp thể khác trong quốc gia. Nhà nước làm gì cũng theo “luật” mà làm. Nhà nước lạng quạng bị dân kiện đền bồi mệt nghỉ.

Vậy đâu là “pháp thể” (còn gọi là tư cách pháp nhân) của đảng CSVN, trong một quốc gia (nói là) được xây dựng trên nền tảng luật lệ?

Đảng CSVN không có tư cách pháp nhân, vậy dựa vào cái gì để đảng lãnh đạo một “nhà nước được xây dựng trên nền tảng luật lệ”?

Tào lao thiên đế phải không?

2- Tào lao thứ hai là sự hiện hữu trong “quốc gia pháp trị” một “trật tự các tiêu chuẩn”. Thí dụ, tiêu chuẩn cao nhứt là hiến pháp. Còn gọi là “luật cơ bản” hay luật mẹ. Sau đó là các bộ luật. Dưới luật là các “nghị định”, quyết định… của chính phủ, tỉnh, thành… Tất cả các bộ luật đều không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Các nghị quyết, nghị định, quyết định… của chính phủ thì không được mâu thuẫn với các bộ luật hay hiến pháp.

Vụ bãi nhiệm các nhân sự chính phủ, ngay sau khi Đại hội 13 bế mạc.

Vụ bãi nhiệm tương tự năm 2016 tôi đã nói, lúc bãi nhiệm các ông Ba Dũng, Tư Sang và Hùng hói, chiếu theo luật thì Quốc hội không thể bãi nhiệm mấy ông này, vì không có lý do (như phạm các tội cực nặng, kiểu phản bội quốc gia…). Hiến pháp đã quy định nhiệm kỳ của nhân sự nội các.

Nhớ đâu thời đó có trên 50 đại biểu bỏ phiếu chống lại vụ bãi nhiệm tào lao này.

Ông Dũng sau đó có nói: Đảng hết chủ trương thì mình nghỉ. Đảng muốn ông X nghỉ sớm thì ông này phải nghỉ, bất kể Hiến pháp giải thích ra sao. Rõ ràng quyết định của đảng có hiệu lực trên Hiến pháp.

Vậy thì cái gọi là “nhà nước pháp quyền” không thể gọi là “Etat de Droit”. Lại càng không phải là “Rule of Law”. Đó là “nhà nước tào lao” phải không ông Phúc?

Lại còn có cái quyết định 1722/qđ/ttg do ông Phúc ký. Quyết định này có nội dung “ban hành danh mục bí mật nhà nước của đảng”. Đọc qua “té ghế”, tào lao trên mọi chuyện tào lao.

Hiến pháp qui định “chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân”. Vì vậy mới có nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Người dân có thể biết, bàn và kiểm tra bất cứ chuyện gì có liên quan đến “chủ quyền quốc gia”, ngay cả khi chuyện đó là chuyện riêng tư của đảng.

Khoản 3 Quyết định 1722: Thông tin về công tác đối ngoại đảng, đối ngoại nhân dân:

“a) Quyết định, kết luận, báo cáo, kế hoạch, đề án, phương án, tờ trình, công văn của Trung ương Đảng về chiến lược đối ngoại liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại của Đảng ta với các đảng, các nước lớn, các nước láng giềng về vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của nước ta”.

Từ khi nào các vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, chủ quyền và quyền chủ quyền các vùng đất, vùng trời, vùng biển, thềm lục địa… của đất nước VN lại trở thành “chuyện riêng” của đảng? Dựa vào đâu để ông Phúc ký quyết định, liệt các chuyện này vào hàng “tuyệt mật quốc gia”? Luật nào đã qui định cho đảng sự độc quyền có quyết định về các vấn đề này?

Ông Phúc tào lao đã ký một quyết định, một văn bản dưới luật, vi phạm hiến pháp, chà đạp lên nguyên tắc nền tảng của “nhà nước pháp quyền”, có mục đích cấm dân bàn chuyện đất nước.

3- Tào lao thứ ba, nguyên tắc Habeas Corpus (của Rule of Law) bị đảng CSVN ngồi xổm.

Nguyên tắc “habeas corpus” theo đó một người không thể bị bỏ tù tùy tiện nếu không thông qua một phiên tòa phân xử.

CSVN đối xử với tập thể quân đội VNCH ngày trước, tù không ra tù, tội không ra tội. Có người “học tập cải tạo” 2 năm, có người 10 năm, có người bỏ thây nơi rừng sâu nước độc. Họ không phải là “tù binh”, cũng không thuộc diện “hàng binh”. Họ không phải “tù nhân”, vì không có tòa án nào xử họ hết.

Vậy mà có người cãi rằng “pháp quyền” của VN tương ứng với “Rule of Law”. Đúng là tào lao thiên đế.

Tạm chấm dứt chuyện “dân chủ tào lao” của ông Phúc, giờ nói lại chuyện “dân chủ xà bần”, “nhứt đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng” của Đệ nhị VNCH.

Nguyên nhân VNCH sụp đổ là do “sụp đổ từ bên trong”, thứ nhứt bởi những “con đĩ chính trị”.

Thành phần này cực đông, chiếm lĩnh phần lớn “sân khấu chính trị”, kiểu “thành phần thứ ba”, các “lực lượng yêu nước”, thành phần “phản chiến”… mà bản chất của họ hoặc là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, hoặc ngây thơ bị CS lợi dụng.

Thứ hai (và ba) là thành phần tăng lữ, bao gồm mấy ông cha, mấy ông sư, các “lực lượng” tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo… “dấn thân” làm chính trị. “Thần quyền” cạnh tranh quyền lực với thế tục. Mấy ông tăng lữ bị cộng sản lợi dụng “đem bàn thờ xuống đường” chống chính quyền. Cảnh sát nương tay không dám đàn áp. Rốt cuộc, làm quốc gia suy yếu.

Thành công của ông Diệm là dẹp được các lực lượng vũ trang của các giáo phái (do Pháp gài lại).

Thứ tư thành phần quân đội sử dụng vũ lực chiếm đoạt quyền lực. Ông Diệm bị ông Dương Văn Minh lật đổ ngày 1-11-1963. Hai anh em Diệm, Nhu bị đại úy Nhung, vốn là đàn em ông Minh giết. Ông Minh được khối Phật giáo của Thích Trí Quang “chống lưng”. Vấn đề là ông Trí Quang làm việc cho CIA (theo lời tướng Nguyễn Khánh).

Đệ Nhị Cộng hòa được xây dựng lên từ một cuộc đảo chánh. Chế độ này bị cả thế giới tự do nghi kỵ. Danh không chánh, ngôn không thuận. Ngay sau khi “chính lý” 1965, một cuộc bầu cử tự do được thực hiện, chính quyền dân cử lên nắm quyền. Thế giới bắt đầu có một ánh mắt tương đối thiện cảm đối với VNCH. “Tương đối” là vì thành phần lãnh đạo xuất thân từ quân đội.

Đó cũng là các lý do khiến MTGPMN được một số các quốc gia Tây Âu tôn trọng và giúp đỡ.

Nếu (lại chữ nếu bất lương!) VNCH không có vụ “nhứt đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng” thì Sài gòn không bao giờ sụp đổ.

Đánh giặc kiểu “nhà nghèo” của ông Diệm, đánh giặc bằng trí tuệ, bằng tấm lòng của toàn dân muốn bảo vệ quốc gia… thì còn lâu CSVN mới thắng. Chỉ cần “cấm vận” lương thực, đào hào lập “ấp chiến lược”, cô lập thành phần khủng bố, tiếp tay cho giặc, không cần Mỹ, VNCH cũng đã đủ ngăn chặn sự nổi dậy và xâm nhập của quân phản loạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Ba 201512:41 CH(Xem: 10993)
Đặc biệt ngày nay dựa vào thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại, các thế lực thù địch sử dụng mạng Internet, các mạng xã hội, các blog để tán phát rất nhanh, hữu hiệu quan điểm của họ vào Việt Nam và trên khắp thế giới.
20 Tháng Ba 201512:29 CH(Xem: 11161)
“Tổng biên tập báo Nhân Dân ông Đinh Thế Huynh, tờ báo cơ quan phát ngôn của Đảng CSVN phát biểu trước thềm đại hội ĐCSVN toàn quốc lần thứ 11 rằng:Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng..”
15 Tháng Ba 201510:42 CH(Xem: 11433)
“Từ cướp ở đây phải đặt trong ngoặc kép, là ‘cướp’ có văn hóa. Nhiều người bảo tại sao không phát lộc kiểu như phát ấn đền Trần. Vấn đề ở đây là phải ‘cướp’, có sự cố gắng, có dấu ấn cá nhân chứ không phải tự nhiên lộc thánh đến với mình”- Tờ Người Đô Thị dẫn lại lời lý giải của ông Long.
15 Tháng Ba 20156:42 CH(Xem: 11921)
15 Tháng Ba 20156:28 CH(Xem: 19281)
sự thật về Nguyễn văn Trỗi
14 Tháng Ba 201510:58 CH(Xem: 11220)
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...