Thầy cô sử dụng những biện pháp phản giáo dục với học trò-đâu là gốc rễ của vấn đề?

06 Tháng Mười Hai 20181:33 CH(Xem: 6551)

              Thầy cô sử dụng những biện pháp phản giáo dục với học trò
                                         đâu là gốc rễ của vấn đề?

download



Song Chi.



Những câu chuyện về sự bạo hành hay cách ứng xử phản giáo dục của các thầy cô giáo, bảo mẫu, dành cho các em học sinh của mình, kể cả lứa tuổi mầm non bé bỏng, đã không còn là chuyện mới mẻ gì nữa trong xã hội VN những năm gần đây. Nhưng càng ngày, dường như mức độ phản giáo dục, thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu vắng tính nhân bản trong chính những con người được mệnh danh là nhà giáo càng gia tăng!

Mới hồi tháng Tư năm nay, dư luận sững sốt, phẫn nộ trước câu chuyện một cô giáo Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng), chủ nhiệm lớp 3A5, bắt một em học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp! Hãy nghe em học sinh kể lại với bà hành vi của cô giáo: "Con bé kể, lúc đầu, cháu không uống nhưng cô đếm 1, 2, 3 bắt cháu uống, nếu không uống thì cô đổ vào mồm nên sợ cháu phải uống. (“Vụ học sinh lớp 3 bị ép uống nước giặt giẻ lau bảng: “Cô đếm 1,2,3 bắt uống, nếu không sẽ đổ vào mồm”, Trí Thức Trẻ).

Ngày 19.11, một em học sinh lớp 6 ở trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vì chửi tục trong lớp nên bị cô giáo chủ nhiệm phạt bằng cách để cả lớp mỗi bạn tát 10 cái, tổng cộng 231 cái, trong đó cái tát bồi cuối cùng là của cô giáo, đến nỗi “mặt mũi tím sưng, tinh thần hoảng loạn, không nói được nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu!” Điều đáng nói thêm là đây không phải lần đầu cô giáo này có cách dạy dỗ bạo lực, phản giáo dục như vậy: “Không chỉ N. mà trước đó, gần 10 bạn cùng lớp cũng bị giáo viên chủ nhiệm trừng phạt bằng cách ép cả lớp tát vào má bạn hàng trăm cái nảy lửa.”, “Được biết, trước đây, lúc còn dạy ở trường THCS Hải Ninh, cô Thủy cũng có cách "giáo dục mạnh tay" khiến phụ huynh bức xúc và vừa chuyển về công tác tại Trường THCS Duy Ninh được vài tháng lại xảy ra vụ việc đau lòng nói trên” (“Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo "tặng" học trò hơn 900 bạt tai?”)

Câu chuyện chưa kịp lắng xuống thì ngày 3.12, “tại trường tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội khi một cô giáo xử phạt học sinh bằng cách cho bạn cùng lớp tát 50 cái. Sau khi bị tát 20 cái, em P. khóc lên vì quá đau thì cô giáo chủ nhiệm mới cho dừng lại.” (“Nóng: Học sinh lớp 2 bị cô giáo cho bạn tát 50 cái vì nói bậy”, Tin Tức online).

Đây chỉ là một vài trong vô số câu chuyện về cách hành xử phản giáo dục của thầy cô giáo dưới mái trường XHCN VN như bắt học trò liếm ghế, nuốt phấn, chửi mắng, cho các em học sinh tát bạn như một cách trừng phạt…Kể cả thầy đánh trò, cô giáo chửi đánh học trò…cũng không thiếu! Chỉ cần google cụm từ “thầy giáo đánh học trò, cô giáo đánh chửi học trò” là sẽ cho ra hàng loạt kết quả. Tương tự với “bảo mẫu đánh trẻ”. Và trong trường hợp thứ hai, đã từng có bảo mẫu giữ trẻ tại nhà đánh trẻ tới tử vong, có nhiều vụ cô giữ trẻ phải ra tòa lãnh án vì bạo hành trẻ v.v…

Từ những câu chuyện trên, có những vấn đề cần lưu ý:

1. Vai trò, vị trí của nghề giáo trong xã hội chưa được thực sự được đánh giáo cao, đồng lương lại không thỏa đáng khiến cho trong nhiều năm qua, sư phạm thường không phải là sự ưu tiên chọn lựa đối với phần lớn học sinh khi chọn ngành học. Thậm chí những năm trước, khi phải thi vào Đại học, điểm số một số ngành như Y, Dược, Kinh tế, Bách khoa…luôn cao hơn Sư phạm, khiến cho “đầu vào” của ngành Sư phạm có khá nhiều sinh viên có học lực yếu. Điều này rất khác với nhiều quốc gia khác, đặc biệt như Phần Lan, các thầy cô giáo được trả lương rất cao và yêu cầu tuyển chọn vào ngành giáo rất khó nên những người theo học ngành này phải giỏi.

Điều này còn dẫn đến không ít trường hợp vì không học được ngành khác, phải vào ngành giáo trong khi chưa chắc đã yêu thích nghề này. Ví dụ như trong trường hợp cô giáo cho học trò uống nước giẻ lau bảng, trước đó ngành học chính thức là ngành kinh tế.

2. Trong một môi trường xã hội mà chuyện con ông cháu cha hay chuyện nhờ có những mối quan hệ nào đó, nhờ “chạy chọt” để kiếm được một việc làm là chuyện…bình thường, ngành giáo cũng không là ngoại lệ. Cô giáo cho học trò uống nước giặt giẻ lau bảng có nhân thân, kinh nghiệm sau: “là con gái của bà Tạ Thị Ng., Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện An Dương, TP Hải Phòng”, “Sau khi tốt nghiệp một trường đại học kinh tế, cô Minh Hương học thêm văn bằng của trường sư phạm, ra trường là về Trường Tiểu học An Đồng dạy học, đến nay mới được 7 tháng” (“Cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng là con phó Phòng Giáo dục huyện”, Người Lao Động). Cô giáo cho bạn học đánh một học sinh lớp Hai 50 cái là L.H.Trang , con gái của bà H.T.L.Nhung, Phó chủ tịch Quận Đống Đa. Đến khi xảy ra chuyện thì gia đình, nhà trường hay bản thân cô giáo đó lại bao biện là do còn trẻ, nông nổi, chưa có kinh nghiệm ứng xử với học trò, mong mọi người thông cảm (!).

Nghề nào cũng vậy, muốn làm được tốt thì ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, còn phải có những phẩm chất, tính cách phù hợp. Với nghề giáo đó là tính kiên nhẫn, chu đáo, yêu thương học trò, yêu thương trẻ con, hiểu tâm lý học trò v.v…Nếu vì một lý do nào đó mà chọn nghề giáo hoặc nếu vì con ông cháu cha mà được phân công đi dạy khi chưa có đủ kinh nghiệm cũng không có những tính cách, phẩm chất phù hợp thì sẽ dễ có những hành vi, cách dạy dỗ không đúng mực, thậm chí phản giáo dục. Trong cả 3 trường hợp trên, từ hai cô giáo còn trẻ chưa có kinh nghiệm đứng lớp bao lâu cho đến cô giáo cho học sinh tát bạn 230 cái từng đi dạy nhiều năm đều thiếu hẳn những phẩm chất, tính cách cần thiết trên, họ không chỉ thiếu kiên nhẫn mà còn tàn ác với những đứa học trò bé nhỏ của mình.

3. Căn bệnh chạy theo thành tích. Một “căn bệnh” rất nặng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề ở VN, trong đó có nghề giáo. “Sau khi sự việc bị phanh phui, cô Nguyễn Thị Phương Thủy, người chỉ đạo gây ra 231 cái tát kia (chưa kể cả 670 cái tát dành cho 10 học sinh (HS) khác trước đó), bao biện rằng tất cả chỉ vì cô lo lắng cho xếp hạng thi đua của lớp cô chủ nhiệm. Còn bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng nhà trường, thì xin báo chí đừng lên tiếng vụ việc vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn quốc gia mức độ II.” (“Vụ 231 cái tát: Sự vô cảm đáng sợ từ bệnh thành tích”, Pháp Luật TP.HCM). Bài báo cũng đưa ra ý kiến của một số cá nhân gắn bó với ngành giáo dục về “căn bệnh thành tích mì ăn liền” này.

Đã từng có những câu chuyện khác, không liên quan, khi một học sinh bị lạm dụng tình dục bởi thầy cô hoặc nhân viên, bảo vệ của nhà trường thì thay vì đứng về phía đứa trẻ là nạn nhân đáng thương, thì tại một vài trường, nhà trường đã tìm cách ém nhẹm câu chuyện, bất hợp tác với phóng viên, vô cảm với nỗi đau của trẻ và phụ huynh…chỉ vì sợ nếu làm lớn chuyện sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của nhà trường!

4. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật, hoàn toàn không ý thức được là mình đã làm sai, một điều đáng kinh ngạc ở những con người đã qua tuổi trưởng thành, hoạt động trong môi trường giáo dục, là thầy cô, là Hiệu trưởng, Ban Giám Hiệu…này. Khi dư luận, báo chí lên tiếng, thì các cô giáo kia mới hoảng loạn! “Khi phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, cô giáo chỉ nghĩ đó là một hành động nửa đùa nửa thật chứ không ngờ lại gây hậu quả nghiêm trọng như vậy... Sau khi sự việc bị lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nữ giáo viên này đã bị sốc tâm lý” (“Cô giáo bị sốc tâm lý sau khi phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng”, Báo Mới). Cô giáo trừng phạt học sinh bằng cách cho cả lớp tát 230 cái, thì đập đầu vào tường, toan tự tử.

Có nghĩa là trước đó họ không hề ý thức được rằng hành động của mình là sai, cho đến khi dư luận phản ứng! Hãy đặt câu hỏi nếu dư luận không phản ứng thì sao, nhất là cô giáo Thủy vụ 230 cái tát kia đã từng sử dụng biện pháp bạo lực, mạnh tay với học sinh nhiều lần, ở cả trường cũ lẫn trường mới?

Nhân vật còn đánh trách hơn nữa là bà Hiệu trưởng nơi cô giáo cho học trò tát bạn 230 cái (và trước đó là hàng trăm cái tát, với 10 học sinh khác) đã không phản ứng những lần trước, lần này khi câu chuyện lan truyền thì lại xin báo chí đừng lên tiếng, sau đó lại tiến hành lấy “phiếu điều tra” các em học sinh đã tát bạn với mục đích làm giảm nhẹ sự việc.

Facebooker Chau Doan (Đoàn Bảo Châu) viết:

Hết thuốc

Sự việc cô hiệu trưởng "hỏi cung" 23 đứa trẻ khi chúng bị cách ly, không có người giám hộ với mục đích vớt vát danh dự của nhà trường hoàn toàn theo logic của những con người giả dối.

Thay vì nhìn sự việc 231 cái tát là một tội lỗi không thể tha thứ với những đứa trẻ, hiệu trưởng chỉ nhìn thấy đấy là một rủi ro mất điểm thi đua.

Việc coi trọng thành tích cộng với sự ngu dốt của một con người làm nghề giáo dục nhưng không hề hiểu về tâm hồn con trẻ, không hiểu điều gì tạo nên nhân cách con người, tức là thực sự không hiểu hai chữ Giáo Dục đã khiến cô ta mù loà và tiếp tục hành động ngu xuẩn.

Logic tâm lý này y như sự việc hiệu trưởng đi xe đâm gẫy chân học sinh rồi bắt cả trường nói dối để lấp liếm tội.

Họ giống nhau bởi họ là nhũng con người có tâm độc ác, thèm khát thành tích và danh vọng đến mức bất chấp quyền lợi và sự tổn thương cuả những đứa trẻ.

….

Và tôi tin rằng, sau thảm hoạ này thì sự ngu và bất lương của hiệu trưởng và giáo viên vẫn y nguyên thôi.

Họ không nhìn được những gì người khác nhìn thấy.

Tóm lại là hết thuốc!”

Cái đáng sợ nhất là “Họ không nhìn được những gì người khác nhìn thấy”. Nên kết quả có ngay thôi, câu chuyện cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái chưa kịp lắng xuống, thì đã có cô giáo khác cho học sinh tát bạn, chỉ mới học lớp Hai, 50 cái.

5. Và cuối cùng: Thiếu hiểu biết về Quyền Con Người, Quyền Trẻ em nên mới hành xử như thế. Bởi trong một xã hội như xã hội VN, Quyền Con Người, Quyền Trẻ em và vô số quyền khác là những khái niệm vô cùng xa xỉ!

Và tôi cũng không nghĩ rằng những câu chuyện tương tự sẽ chấm dứt, trong xã hội VN, khi những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vẫn còn đó.


RFA Blog

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Hai 20183:07 CH(Xem: 8610)
Từ thái độ thiểu não của các cán bộ lãnh đạo trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng đến thái độ vụng về té ngã, quên quên, nhớ nhớ trước tòa của tướng Vĩnh làm chúng ta không khỏi kinh hãi với cái ý nghĩ – Than ôi! Thời buổi loạn lạc mà lãnh đạo đất nước ta sao lại thế. Người được sắc phong hàm tướng của cả một lực lượng được xem là thanh kiếm, là lá chắn của tổ quốc sao nhân cách lại thế!
05 Tháng Mười Hai 20182:47 CH(Xem: 8531)
Tại sao “nó” lại không tin vào những điều tử tế mà toàn nghĩ xấu như thế về người khác? Vì “nó” nhìn vào đâu cũng thấy sự không tử tế, ngay cả có những chỗ “nó” nghĩ lẽ ra phải là tử tế nhất thì hóa ra lại là… mất dạy nhất nên “nó” mất lòng tin. Đấy là nguyên nhân khách quan. Còn nguyên nhân chủ quan là bản thân “nó” cũng chẳng… tử tế gì. Những kẻ không tử tế không bao giờ nghĩ người khác tử tế. Nhưng cũng đừng nên trách “nó”. Trên một cái mặt bằng chung không tử tế của toàn xã hội như thế này thì đòi hỏi sự tử tế ở “nó” là điều xa xỉ!
05 Tháng Mười Hai 20182:27 CH(Xem: 11682)
Lý tưởng cộng sản là gì? Là cộng hết tài sản của toàn dân quy về một mối và chia chác cho nhau trên tinh thần băng đảng.
02 Tháng Mười Hai 20183:57 CH(Xem: 8458)
Cho bán dâm ba lần, cũng hổng giải quyết được tình trạng bế tắc cho các nữ sinh viên nhà nghèo! Đã hơn bốn chục năm gọi là thống nhất hòa bình, chắc chắn hổng còn vì tàn dư Mỹ Ngụy để đổ thừa, vậy có phải vì chế độ xã nghĩa khốn nạn thúi nát, mà nền giáo dục đã hết thuốc chữa. Nhưng cái miệng tên Trọng Lú vẫn ong óng: Nền giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ… Và Phùng Xuân Nhạ về hùa ca ngợi đảng rằng: Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thể hiện sự quan tâm của đảng và nhà nước.
29 Tháng Mười Một 20184:18 CH(Xem: 8993)
Như ta biết, tiền chi cho dự án ODA là mượn đầu này trả đầu kia, đúng lí ra chính phủ không cần xuất ngoại tệ trong nguồn dự trữ cũng đủ trả cho nhà thầu, thế nhưng ngược lại, chính phủ ông Phúc còn lấy tiền vay ấy xoay cho chuyện khác để sinh ra thiếu hụt. Vậy ngoại tệ mà chính phủ in tiền vét đô chảy đi đâu? Chắc là nằm trong tài khoản các quan nhà ta hết rồi. Tất cả người Việt, từ Việt trong nước đến Việt hải ngoại, thực chất là đang còng lưng làm để nuôi CS là chính mà thôi. Đó là một thực tế.
28 Tháng Mười Một 20185:29 CH(Xem: 11704)
Thế rồi từng lớp, từng lớp người đó được sử dụng trong xã hội vô luân, vô pháp, thì bạo lực được nhân lên, trở thành một điều bất khả kháng từ trong tư tưởng đến hành động con người. Khi mà Chủ nghĩa Cộng sản lại được dùng làm nền tảng xã hội, làm chỗ dựa cho bạo lực phát triển bởi thì bạo lực phát triển là tất yếu. Và nguyên nhân cơ bản để bạo lực hoành hành trong xã hội Việt Nam, chính là bởi một chế độ độc tài toàn trị đứng đầu là một tổ chức mang tên Đảng Cộng sản vô thần, đứng trên cả luật pháp cũng như mọi luật lệ của xã hội loài người.
28 Tháng Mười Một 20185:27 CH(Xem: 9731)
Không khéo, đó là tình cảnh của Việt Nam trong tương lai. Cũng giống như Tàu mua hết đất ở Đà Nẵng hay Vũng Áng rồi bảo cả vùng biển Vũng Áng- Hải Nam hay Đà Nẵng – Hoàng Sa là của nó, tàu Việt từ Hải Phòng vào Sài Gòn phải xin phép, vui nó cho đi, không vui chúng bảo cút về ngay!
25 Tháng Mười Một 201812:02 CH(Xem: 8217)
Giờ đây người dân Thủ Thiêm không còn nhún nhường nhịn nhục mãi được nữa. Hai mươi năm âm thầm kêu khóc với hàng ngàn lá đơn kêu oan vô ích với hàng trăm buổi họp vô tích sự với những kẻ ăn cắp đất của họ. Chính những kẻ ăn cắp đất đai đó đã bỏ lại một khu Thủ Thiêm nham nhở với vô số vết sẹo và một khu đất đầy tiềm năng nhưng không thể phát triển đồng bộ với thành phố. Những quan tham ăn cả đất đai đó đã bỏ lại hàng ngàn người dân oan khốn khổ chui rúc trong những cái lều cấp 4 để chờ đợi ông Bao Công không hề có.
24 Tháng Mười Một 201812:41 CH(Xem: 12732)
Chế độ xã nghĩa quang dzinh, phụ huynh bắt cô giáo quỳ về tội phạt con mình, trò văng tục đấu võ tay đôi với thầy, cô tát trò rụng răng đổ máu. Thời buổi duy vật, hiệu trưởng bỏ tiền mua dâm học trò, thày trò đổi chác tình và điểm sòng phẳng, làm gì có tình nghĩa thời buổi tiên học bác hậu học đảng… Thủ tướng nay ngang chức tể tướng xưa, nhìn cảnh thầy trò Niểng, thầy khác gì tôm sư, trò như phường trộm đạo, gọi tôn sư trọng đạo để nói chuyện Niểng là sai, ‘tôm sư trộm đạo’ mới đúng!
24 Tháng Mười Một 201812:36 CH(Xem: 9682)
Khi Nhân dân bị cướp bóc đến tận cùng. Tôi và anh em nhà tôi cùng bạn bè đấu tranh chống bọn cộng sản cướp. Chúng đàn áp anh em chúng Tôi, chúng cho là những người cầm đầu. Chúng huy động hàng trăm tên côn an côn đồ nửa đêm về sáng bắt cóc ba anh em ruột tôi vào tù. Dư luận Nhân dân lúc đó và dư âm đến tận bây giờ. Chúng đàn áp, bắt cóc anh em chúng tôi hơn bắt "tên trùm tình báo CIA". Lúc đó mưu đồ chúng dập tắt phong trào chống cộng sản cướp và đòi Công bằng - Dân chủ của chúng tôi và những người Anh Chị Em cùng Nhân dân tại thời điểm đó...
07 Tháng Năm 2024
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung