Người dân TP.HCM có mong chờ nhà hát, sân vận động như lời lãnh đạo?

06 Tháng Sáu 20209:21 CH(Xem: 11871)
  • Tác giả :

                         Người dân TP.HCM có mong chờ nhà hát,
                                   sân vận động như lời lãnh đạo?


dbb1f62c-972c-47d5-9aa9-a9c4a6ddb6eb                                                                         Edit by QĐB



RFA



“Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng các công trình nhà hát, sân vận động để nhiều người dân có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Đừng để người dân TP.HCM chờ nhà hát, sân vận động quá lâu.”

Đó là phát biểu của bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM, tại buổi tọa đàm về công tác xây dựng phát triển thành phố, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hôm 4 tháng 6 năm 2020.

Bà Phạm Phương Thảo cho rằng, các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần người dân vẫn chưa tương xứng, mặc dù TP.HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năng suất lao động cao gấp 2,7 lần cả nước.

Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó.
-Nhà báo Sương Quỳnh

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhà báo độc lập Sương Quỳnh từ thành phố Hồ Chí Minh, nhận định:

“Để nâng cao dân trí và cuộc sống của nhân dân, thì nhà hát và sân vận động là những nơi truyền đạt văn hóa, giải trí tốt. Nhưng phải xét theo hoàn cảnh nào? Thực tế đây là một xã hội, thì phải cân nhắc người dân cần gì trước tiên. Trong một thành phố mà cuộc sống người dân đang khốn khổ, đang bị kẹt xe, đang bị ngập nước, thì xây nhà hát đó, xân vận động đó phục vụ cho ai, khi người dân không có điều kiện để đến những nơi đó, người dân cũng không có thời gian khi cuộc sống người ta quá khốn khổ. Vậy thì trước tiên, muốn người dân đến nhà hát hay sân vận động, thì đời sống người dân phải được nâng cao trước đã, họ phải thoát ra được sự mưu sinh hàng ngày, họ phải có cuộc sống được bình an, ấm no, thì họ mới nghĩ đến nơi để họ cảm nhận được văn hóa.”

Tuy nhiên theo nhà báo Sương Quỳnh, trước tiên 'văn hóa' đó phải thật sự mang lại giá trị. Chứ xây nhà hát mà suốt ngày cứ hát những kịch bản như ‘Hồ Chí Minh muôn năm’, rồi 'đảng ta luôn luôn vĩ đại', trong khi cuộc sống người ta lầm than như thế, thì người ta có đến những nơi đó để xem, để nghe những bản nhạc, luôn luôn chỉ để tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Bà nói tiếp:

“Nếu Bà Phạm Phương Thào nói người dân cần thiết nhà hát và sân vận động, thì tôi nghĩ rằng người dân chưa cần thiết. Có thể giới trẻ cũng cần thiết, nhưng sự cần thiết đó phải có cốt lõi là một nền văn hóa thật sự, đề cao nhân phẩm con người, đề cao sự yêu thương, đề cao sự bác ái... thì hãy đưa văn hóa đó cho người dân. Vấn đề là niềm tin, chính quyền có trung thực trong văn hóa không? Nếu họ cứ xây dựng nền văn hóa tuyên truyền cho đảng, cho nhà nước, thì liệu có ai cần không? Khi cuộc sống người dân cần lắm sự mưu sinh... hãy an dân đã rồi mới nghĩ đến mấy chuyện đó.”

Sài Gòn hiện có 5 nhà hát lớn gồm:  Nhà hát TP.HCM, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát thuộc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà hát Quân đội ở quận Tân Bình... Ngoài 5 nhà hát này, Sài Gòn còn có khoảng hơn 20 nhà hát, sân khấu khác... Tuy nhiên ngay cả những nơi nổi tiếng như Sân khấu kịch Idecaf hay sân khấu kịch Hồng Vân đều phải bù lỗ để hoạt động do yêu nghề.

Một người dân ở Sài Gòn không muốn nêu tên nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Theo tôi nghĩ không nên làm, bây giờ mở nhà hát thì ai vô đó mà coi? Nhưng mà mấy ổng nghĩ nước ngoài vô phải có cái nhà hát lớn… để mà cho có bộ mặt đó mà. Tui nghĩ đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ổng không nghĩ người dân đang khó khăn, đang khổ.”

Tình cảnh các sân vận động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn được nói ‘thê thảm’ hơn, trừ các sân bóng nhỏ có khách đến chơi bóng, còn các sân vận động có sức chứa hàng ngàn khán giả thường rất ít thu hút người dân dù có đội bóng của địa phương mình thi đấu.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, anh Nguyễn Đình Đệ, một người dân ở Quận 2, Sài Gòn, cho biết ý kiến của mình:

“Hoàn toàn không cần thiết, sân vận động Thống Nhất mở đèn lên không có người coi mà, không có khán giả. Có bằng chứng sự thật luôn, câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh trong giải quốc gia, đá trên sân Thống Nhất vắng khách, không có khách... thì xây sân vọng động làm gì? Xây nhà hát làm gì? Trong khi bà con quận 2 còn rất nhiều khó khăn, còn sống trong khu ổ chuột, giờ này chưa được nhận đất, chưa được nhận nhà... Làm kiều đó làm chi vậy? Tôi đại diện cho bà con Thủ Thiêm, không đồng tình việc xây nhà hát và sân vận động, việc này không cần thiết, dùng quỹ đất đó để đền bù cho bà con, dùng ngân sách để lo cho bào con TPHCM còn rất nghèo, rất đông.”

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu lên, vào tháng 10 năm 2018, khi TP.HCM đòi xây Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch với vốn đầu tư lên đến 1.500 tỉ đồng, trong khi người dân phản đối, thì Bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đã cho rằng “Đây là dự án tầm vóc thế kỉ, được người dân thành phố chờ đợi từ rất lâu”.

Ở thành phố này sau dịch COVID-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm... Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2.
-Anh Nguyễn Đình Đệ

Anh Nguyễn Đình Đệ, cũng là người bị cưỡng chế đất sai luật ở Thủ Thiêm, cho biết thêm:

“Riêng nói bà con Thủ Thiêm thì chắc chắn Bà con phản đối, thí dụ như nhà hát Thủ Thiêm, sao mình không dùng số tiền đó để lo cho bà con quận 2. Ở thành phố này sau dịch COVID-19, đến giờ này nhiều người không nhận một đồng hỗ trợ nào, nhiều tình cảnh còn tang thương lắm... Tôi và bà con Thủ Thiêm phản đối chuyện thành phố xây nhà hát ở quận 2. Còn rất nhiều việc cần phải lo cho dân, đặc biệc là người dân Thủ Thiêm. Theo tôi, xây lên chẳng có ích gì hết.”

Theo Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM, thời gian thực hiện dự án Nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm là từ năm 2019 đến 2022. Trong đó năm 2019 - 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là người bị cưỡng chế đất tại Thủ Thiêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây, nói:

“Chúng tôi không chống bất cứ một công trình văn hóa nghệ thuật nào tại Thủ Thiêm. Trái lại, chúng tôi hoan nghênh việc đó vì thành phố cũng cần, quy hoạch cũng cần. Nhưng trung tâm này, nhà hát này ở thời điểm nào? Trên phần đất của ai? Đó là vấn đề chúng tôi đặt ra, và đền bù như thế nào cho người dân?”

Gần 20 năm qua, nhiều hộ dân tại Thủ Thiêm bị di dời mà không được bồi thường một cách hợp ký, chưa kể trong đó rất nhiều người bị cưỡng chế lấy nhà mà không được đền bù. Người dân Thủ Thiêm đã nhiều lần khiếu lại từ cấp thành phố đến trung ương, nhận nhiều lời hứa hẹn của các vị lãnh đạo. Tuy nhiên hiện nay họ vẫn chưa nhận được đền bù một cách thỏa đáng.

Cố Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây từng cho rằng thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn nhất Việt Nam, cho nên Nhà hát nhạc vũ kịch giao hưởng lớn hay một quảng trường cho xứng đáng thì cũng là cần thiết. Những những việc ấy Việt Nam nên có trong tương lai, khi mức sống của nhân dân đã lên cao hơn hiện nay. Hay ít ra cũng phải là nước thu nhập trung bình ở lớp trên, chứ hiện nay Việt Nam đang là nước thu nhập trung bình ở lớp dưới thấp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Giêng 20177:00 CH(Xem: 8368)
Kể ra thì ông Đồng cũng biết sám hối, khi cuộc đời đã xế chiều sống trong bóng tối của sự mù lòa và của xã hội ông tham gia tạo nên; vị thủ tướng ba phải, hiền lành đến nhu nhược, đã có câu nói trứ danh “Không ai làm thủ tướng lâu như tôi và cũng không ai làm khổ dân nhiều hơn tôi!” – có lẽ đó là câu nói duy nhất đúng trong cuộc đời của ông.
30 Tháng Mười Hai 20166:00 CH(Xem: 15136)
TBT Nguyễn Văn Linh đã từng tuyên bố "thà mất nước còn hơn mất đảng." Nhìn hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng bảo vệ Formosa, dâng đất, triều cống biển đảo, rước Tàu cộng vào VN thì đã rõ ông đang phục vụ cho Tàu cộng và sẳn sàng giết dân Việt để bảo vệ Tàu cộng. Hồ Chí Minh là tên Việt gian bán nước và các đàn em của Hồ tiếp tục sự nghiệp Việt gian cho dến hôm nay.
12 Tháng Mười Hai 20168:57 CH(Xem: 11334)
ai từng nói Nguyễn Chí Vịnh là con của tướng cs Nguyễn Chí Thanh thì hãy đọc bài này...
16 Tháng Mười Một 20167:07 CH(Xem: 28005)
Có đến hàng ngàn vụ lừa đảo lịch sử do Hồ và ĐCSVN tạo ra. Cần phải có một quyển sách dày hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn trang mới liệt kê tất cả sự lừa đảo và gian manh đáng kinh ngạc bởi ĐCSVN và tiền thân của nó. Ngoài lừa đảo lịch sử, Hồ và ĐCSVN còn thực hiện các loại lừa đảo khác: chính trị, xã hội, kinh tế, ngoại giao, văn hóa. Một loại lừa đảo đặc thù là việc tôn thờ Hồ Chí Minh.
25 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 8528)
Nhiều người vẫn chưa quên giọng hát hồ hởi, tiếng vỗ tay đánh nhịp dồn dập đầy sự phấn khởi của họ Trịnh trong ngày uất hận, đau thương và đen tối nhất của lịch sử dân tộc! Trong ngày đen tối đó, họ Trịnh đã công khai bội phản những người từng cưu mang, dung dưỡng, che chở cho anh ta; minh thị phản bội những "tấm lòng ưu ái của quần chúng đối với mình"! Nếu Trịnh Công Sơn không phải là một con người có tâm địa phản trắc thì Trịnh Công Sơn là con người gì?
15 Tháng Mười 20161:47 SA(Xem: 9517)
Sao chúng ta không nhốt bọn chúng lại cho đến chết và bắt bọn chúng lao động cực lực ngày đêm để tạo ra của cải cho chúng ta dùng, và, chúng ta sẽ chỉ cho bọn chúng ăn uống cầm chừng thôi. Chúng ta bắt bọn chúng lao động thật nhiều và thật nặng thì từ từ bọn chúng sẽ kiệt sức và rồi sẽ biến mất hết trên mảnh đất này mà chúng ta không tốn một viên đạn nào và cũng không bị mang tiếng ác với thế giới là đã có một cuộc tắm máu xảy ra.
13 Tháng Mười 20167:00 CH(Xem: 11032)
‘Khi khách được hướng dẫn ra hầm xong xuôi, đến lượt tôi (Trần Bạch Đằng), tôi cũng phải ra hầm. Thế là cởi bộ quân phục, ở trần, mặc quần đùi, cặp nách bộ quân phục, lom khom bước theo bảo vệ – đạn AR15 đã bắt đầu bắn quanh chúng tôi. Khốn khổ! Bảo vệ dẫn tôi theo một líp và tôi qua trước mặt vợ chồng luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, anh Lê Hiếu Đằng…Qua trước mắt họ trong tư thế không mấy gì oai phong...
30 Tháng Chín 20166:00 CH(Xem: 14000)
Nguyễn Sinh Sắc, sau khi thoát án chém của triều đình Huế (vì “Thiếu trách nhiệm” đã làm chết một nông dân khi cụ làm quan huyện)… Cụ NSS đi trốn vào vùng bưng biền Đồng tháp rồi kết duyên với một cô gái trẻ…sinh được người con trai tên là Hồ Chí Nghĩa (tức là em út của Hồ Chí Minh). Cụ HCN sinh ra anh con trai sau này đi tu, làm trụ trì ở một ngôi chùa ở Vũng Tầu có pháp danh là Thích Chân Quang.
22 Tháng Chín 20166:30 CH(Xem: 11433)
xem lũ ma tăng giả điên trong cái trại tù xã nghĩa...
18 Tháng Chín 20166:45 CH(Xem: 11753)
Thăng là con rơi của Đinh Đức Thiện (từng là Cựu bộ trưởng Bộ GTVT, Thượng tướng – Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng) nên Thăng được cơ cấu nhanh chóng từ Tổng công ty Sông Đà sang Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, rồi về Tập Đoàn Dầu Khí và gần nhất là Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Thăng đang tìm cách lên Phó Thủ tướng và cạnh tranh với Hoàng Trung Hải chấm dứt các nhiệm kỳ Thủ Tướng của dân Nam bộ.
07 Tháng Năm 2024
Người ta nói cộng sản 'tẩy não' đầu óc con người thì không đúng lắm mà phải nói rằng cộng sản rất có khả năng huấn luyện thú, bởi vì con người cha mẹ sinh ra có đầu óc, tay chân, giác quan bình thường, nhưng khi đã vào tay đảng Tận thì từ người chúng nó đều hóa... Chó, bởi vì tố chất của loài chó là trung thành, cho nên không cần biết đúng sai chúng nó cứ sủa nhặng, sủa xị lên ra vẻ ta đây là con chó trung thành nhất để lập công cùng đảng... Nhà Hậu Hồ sau khi một thi nhân cùi bắp sáng tác ra bí kíp "Sát Thủ Đầu Mưng Mủ" thì ngày nay có rất nhiều câu nói hay, mà câu hay nhất là "Con chó sủa suốt đời không thành người - Còn có bọn người chỉ mới... nói có mấy câu bỗng nhiên... hóa chó!"
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung