Hồ Chí Minh và Khối Liên Hiệp Pháp

09 Tháng Bảy 20173:25 CH(Xem: 15069)

                                             Hồ Chí Minh và Khối Liên Hiệp Pháp

FRF (1)


Bút Sử

 

 


C
ó một người lên mạng “search” như thế này: Tại sao Hồ Chí Minh ký hiệp ước công nhận Việt Nam nằm trong khối liên hiệp Pháp? Câu hỏi này có lẽ hơi lạ đối với đa số người trong nước vì nó khơi một ý niệm có một cái gì đó không bình thường, đi ngoài những giảng dạy của thầy cô, của sách báo. Rất nhiều năm hằng triệu sách báo, đài phát thanh, truyền hình, và tất cả sinh viên, học sinh đều không được học cặn kẻ đề tài này như một vấn đề lịch sử cần cho mọi người biết.

 

Nhiều người, ngay cả ở Mỹ, Pháp, Anh,…cũng bị hiểu sai lầm về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Việt Minh và Pháp, bởi vì giai đoạn đó kéo dài tới ngày nay có quá nhiều sự tuyên truyền của phe tả một cách tinh vi. Sách báo thiên tả vô ngay những trường đại học, những thư viện, những film Hollywood, những hoạt động của tài tử, những tổ chức cộng sản Mỹ trung tâm tại Chicago tạo phong trào phản chiến, khối truyền thông, v.v..

 

Tuy vậy, với thời gian những điều không thật cũng được phơi trần. Không còn bận rộn trực tiếp với cuộc chiến, nhất là sau khi cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ,  người ta có thời giờ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về những sự kiện xảy ra trong quá khứ liên quan tới những nhân vật, nhất là Hồ Chí Minh (HCM).

 

Nhiều người bị tẩy não rằng HCM "có công chống Pháp", đó là "công trạng lớn nhất" đã đưa tên tuổi ông ta thành một “anh hùng cách mạng”, và rằng nếu HCM không đánh Pháp ra khỏi Việt Nam thì biết đâu người Pháp vẫn còn tiếp tục cai trị, v.v…

 

Không những tuổi trẻ hiểu như vậy mà ngay cả những người lớn tuổi, từng có “công trạng” đánh Pháp. Những ông bà mang tiếng “trí thức” hiểu sâu rộng về triết Marx Lenin cho rằng không còn hợp thời, nhưng lại ca tụng lãnh tụ cộng sản HCM. Mâu thuẫn chồng chất càng ngày càng nhiều do bởi Đảng không trình bày một cách mạch lạc về những gì HCM đã làm trong quá khứ.

 

Cách nay vài năm, ông Trần Phương (giáo sư trong nước) là chủ tịch Hội Khoa Học Kinh Tế, trong một buổi hội thảo góp ý cho văn kiện Đại Hội 11, phát biểu trực diện đả kích chủ nghĩa Marx Lenin, Đảng và Nhà Nước đã và đang mị dân, bảo rằng tiến bộ nhưng thực ra là đi lùi….Nhưng cuối cùng thì ông cũng yêu cầu các “đồng chí” làm mọi cách để Đảng khá hơn, không hề đưa ra ý niệm đa đảng đa nguyên gì cả, cũng không dám lên án tội lỗi của Hồ Chí Minh.

 

Sự thật quá hiển nhiên về sự lỗi thời, ngu muội của những ai đến thế kỷ này mà còn đề cao búa liềm, chủ nghĩa vô nhân cộng sản, tôn thờ cá nhân. Những gì ông Phương nói ra không phải là chuyện lạ, mà là cái can đảm dám nói ra. Không những một mình ông Phương mà trong buổi góp ý đó có 22 đảng viên cao cấp khác cũng có những lời phát biểu tương tự.

 

Có lẽ họ cũng không mất thời giờ đặt câu hỏi như tựa đề ở trên, bởi họ chưa rốt ráo giải quyết một cách tận gốc của vấn đề, mà chung chung thì chỉ nói suông rồi đâu cũng vào đấy.  Một phần cũng cho thấy Đảng có tiến bộ là để đảng viên chỉ trích chế độ công khai,  có  chút “tự do ngôn luận.”

 

Những ai còn thắc mắc về HCM và những gì ông ta làm trong quá khứ cũng được hiểu là một sự khai mở để tìm thấy hướng đi cho những động lực làm thay đổi cuộc diện Việt Nam trong tương lai. Họ cũng là những người can đảm, từ tư tưởng dám nghĩ và từ chối bị bưng bít, nhồi sọ.

 

Tại sao mọi người "được" CS dạy rằng HCM "có công đánh đuổi Pháp" mà bây giờ lại có sự kiện cho rằng trước khi đánh nhau HCM ký hiệp ước với Pháp để Việt Nam (chính phủ của HCM thôi) nằm trong liên hiệp Pháp? Thật ra thì HCM là người thân Pháp, chưa bao giờ có ý định chống Pháp, mà nếu có chống thì cũng chỉ là chiêu bài cần thiết trước khi thiết lập chủ nghĩa và nhà nước độc tài cộng sản tại Việt Nam.

 

Pháp đã không còn là thực dân sau 1945, áp dụng cho tất cả các quốc gia bị làm thuộc địa. Riêng phần Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã gửi một giác thư cho Pháp vào 7/1945 ghi rõ 5 điều trong đó có khoản Pháp trao quyền độc lập hoàn toàn lại cho Việt Nam sau những sắp xếp, người đại diện nhận thư là đại sứ Pháp Jean Sainteny. Trước đó vào 11/3/1945 vua Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập sau khi Nhật đảo chánh Pháp.

 

Việt Minh cướp chính quyền vào 19/8/1945 và HCM đọc “tuyên ngôn độc lập” vào 2/9/1945, nhưng không được nước nào công nhận chính phủ. Đến 2/1946 khi Đảng Cộng Sản và Xã Hội nắm quốc hội Pháp thì tình thế thuận lợi cho HCM. Những chương trình của Hoa Kỳ và Pháp đối với Việt Nam trước đó vào tháng 7 đã bị HCM “bỏ quên.”

 

Những viên chức chính phủ Pháp gồm các ông Léon Pignon( phụ tá đại sứ Sainteny), tướng Alessandri có đặt câu hỏi cho Hồ rằng như vậy thì ông nghĩ sao về Giác Thư (memorandum) vào 7/1945 mà ông đã nhận được khi ở Côn Minh,  trong đó Hoa Kỳ gửi cho Pháp và hai bên đã thỏa thuận trên nguyên tắc Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam trong vòng 5 năm (không thể ra đi một cách nhanh chóng vì còn nhiều vấn đề giải quyết). HCM làm ra vẻ ngạc nhiên như không biết gì hết.

 

Chương trình của Đảng Cộng Sản Pháp về vấn đề Việt Nam là phải thực hiện càng sớm càng tốt. Còn phe Pháp ở Đông Dương thì lại tính một thể thức khác để đối phó với phe cộng sản ở nước Pháp mẹ.

 

On February 13, Admiral d’Argenlieu left Saigon for Paris, apparently to advocate an entirely different policy…General Leclerc – who was the acting high commissioner – sent a cable to his government, stating that a settlement with the Vietminh was a matter of urgency and that to obtain it they must be prepared to void the word “independence” without further delay. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 128)

 

Vào ngày 13/2, Thống Đốc d’Argenlieu rời Saigon đi Paris, rõ ràng là để vận động một chính sách mới…Tướng Leclerc – người được ủy quyền – gửi giây cáp đến chính phủ của ông ta ghi rằng sự dàn xếp với Việt Minh là vấn đề khẩn cấp và rằng để đạt được kết quả đó họ (Việt Minh) phải chuẩn bị tránh dùng chữ “độc lập” không trì hoãn gì trong tương lai.

 

Leclerc và Sainteny cũng là hai nhân vật thiên tả. Như trên ghi, phe cộng sản bên Pháp đã giao quyền sắp xếp cho Leclerc, và HCM đã bằng lòng Việt Nam không cần đôc lập.

 

On February 16, 1946, Ho informed Sainteny that he was ready to negotiate on the basis of membership of the French Union; but he made no mention of the federation, nor did he abandon the demand for independence. Sainteny passed the news to Leclerc, who urged Paris to accept. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 130)

 

Ngày 16/2/1946, Hồ báo tin cho Sainteny biết rằng ông ta đã chuẩn bị thương lượng trên nền tảng làm thành viên của Liên Hiệp Pháp; nhưng ông ta không hề đề cập tới liên bang ở Đông Dương, ông cũng bỏ qua luôn vấn đề đòi hỏi sự độc lập. Sainteny chuyển tin này cho Leclerc, Leclerc thúc giục chính phủ tại Paris chấp nhận.

 

Rất rõ là HCM muốn làm thành viên của Liên Hiệp Pháp ở nước Pháp đang do thủ tướng Felix Gouin (Đảng Xã Hội) và phó thủ tướng Maurice Thorez (Đảng Cộng Sản) lãnh đạo. Hồ không đá động gì tới khối Pháp ở Đông Dương do thống đốc d’Argenlieu đương quyền, bởi vì khối này là đối thủ của phe cánh thiên tả ở Pháp mẹ. Do vậy mà d’Argenlieu tách Nam Kỳ ra khỏi hệ thống ba miền để không bị phe cộng sản chi phối. Lá thư HCM viết gửi tổng thống Hoa Kỳ Truman đề ngày 28/2/1946 có yêu cầu Truman giúp giải quyết đừng để Nam Kỳ được tự trị để phe cộng sản dễ dàng nhuộm đỏ cả nước Việt Nam.

 

Ho’s attitude hardened: he clung to his demand for Cochin-China and refused to have anything to do with the Indochinese Federation. The whole future of the talk was in jeopardy. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 132)

 

Thái độ của Hồ tỏ ra cứng rắn: ông ta níu lấy mãi việc đòi hỏi Nam Kỳ và từ chối không dính líu tới Khối  Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương. Sự thương lượng trong tương lai đã rơi vào cảnh rất nguy nan.

 

Hiệp Ước Sơ Bộ ký cấp tốc ngày 6/3/1946 giữa Sainteny và HCM khi 15 ngàn quân Pháp tiến tới Hải Phòng và tiến lên hướng Bắc. Giai đoạn này phe Việt Minh hợp tác với cộng sản Pháp tàn sát rất nhiều thành phần quốc gia.Võ Nguyên Giáp chỉ điểm giúp đại tá Crépin tấn công  căn cứ của các đảng phái. Võ Nguyên Giáp tạo dựng ra vụ án Ôn Như Hầu làm cái cớ để Việt Minh và Pháp lên án Việt Nam Quốc Dân Đảng và tàn sát họ. Hiệp Ước này có điều khoản “thống nhất 3 kỳ” mà d’Argenlieu đã tiên đoán trước đó.

 

Nhà báo Lacouture còn ghi nhận về buổi tiệc ăn mừng của phe ký hiệp ước.

 

As they strolled between the Hotel Metropole and the building which housed the head of government, they suddenly saw trayloads of champagne being taken into the paymaster general’s villa, where Ho was living. The journalists hurried inside but arrived too late to witness the initiating ceremony, which had been conducted in the presence of American, Chinese and British observers and, at Ho’s insistence, of Louis Caput, the French Socialist. (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 134)

 

Họ (những nhà báo) đi tản bộ giữa khách sạn Metropole và tòa nhà nơi làm nhà quốc hội của chính phủ, họ bỗng thấy những mâm đầy rượu champagne đang được mang vào biệt thự phát hành lương bổng, nơi ông Hồ ở. Những nhà báo vội vàng chạy vào bên trong nhưng đến quá trễ để chứng kiến nghi thức khai mạc, cảnh được điều động diễn ra dưới sự có mặt của những người quan sát gồm Mỹ, Tàu, và Anh, và Hồ cố gắng yêu cầu phải có mặt ông Louis Caput, một người Pháp thuộc Đảng Xã Hội.

 

Trong khi HCM tổ chức ăn mừng thì ngoài đường phố Hà Nội, theo nhận xét của nhà báo Jean Lacouture, người người lên án HCM là phản bội (traitor), là bán nước vào tay các đồng chí cộng sản người Pháp. ( a communist who had sold his country into the hands of his French comrades)

 

Nhưng rồi sự vui mừng đó khi đang đứng vào hàng ngũ với Pháp đệ tam quốc tế cộng sản kéo dài được bao lâu? Đến cuối tháng 5/1946, HCM cho phái đoàn Phạm Văn Đồng qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau, còn Hồ thì đi riêng với một số tùy tùng. Phe Hồ đi dự hội nghị này với ước mong là chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ.

 

HCM cùng đi chuyến máy bay qua Pháp với ông tướng Pháp Raoul Salan, một người thiên tả nói tiếng Việt rành, đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ về mặt quân sự chung với Võ Nguyên Giáp. Hai ông và phái đoàn phải tạm nghỉ tại Ấn Độ vì thời tiết xấu. HCM và Salan ngủ chung một cái màn trong nhà Vòm. Đó là đêm 31/5/1946 mà HCM đã phải nghe Salan khuyên Hồ nên đầu hàng vì đoán chắc phe cánh cộng sản sẽ mất ghế trong cuộc bầu cử sắp diễn ra.

 

Sách ghi rõ Salan khuyên “chính phủ HCM phải hạ vũ khí đầu hàng.” Vì là người trong quân đội nên ông Salan phải thi hành theo lệnh chính phủ, không thể giúp gì được cho HCM mặc dù là bạn. HCM nói “buộc phải đánh nhau” . Nói câu này với Salan phải hiểu là “đánh nhau” bởi Hồ đang là một lãnh tụ cộng sản thuộc đệ tam quốc tế mà khối tự do ủng hộ Pháp triệt hạ.

 

Bị thất bại não nề mặc dù HCM cố vận động 4 tháng khi ở bên Pháp. Vận động ở đây có nghĩa là yêu cầu chính phủ mới thuộc Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa do thủ tướng Bidault lãnh đạo bắt tay với chính phủ HCM. Đến giờ phút này mà Hồ còn gan dạ, cũng có thể gọi là “lì” ra , dùng mọi phương tiện để đạt mục đích ngay cả năn nỉ kẻ thù làm bạn. Cuối cùng thì vào trung tuần tháng 9/1946 HCM đã bị tuyên chiến. Hồ về đường tàu kéo dài cả tháng, không dám đi máy bay vì sợ bị sát hại (theo hồi ký Sainteny.)

 

Cuộc chiến bắt đầu chính thức vào 19/12/1946 là để dẹp làn sóng đỏ đang lan tràn tại Đông Dương. Lý do cũng rất dễ hiểu. Sau thế chiến thứ hai nhiều nước ở Âu Châu bị Stalin nhuộm đỏ, nước Pháp không ngoại lệ. Nhiều lần vào năm 1945, de Gaulle đã gửi thư cho tổng thống Truman yêu cầu Hoa Kỳ giúp Pháp tái chiếm Đông Dương vì nếu không thì nước Pháp sẽ rơi vào bàn tay cộng sản.

The French leader told the Americans ‘if you are against us in Indochina, this would cause terrific disappointment in France and might drive France into communist hands. We do not want to become communist,’ de Gaulle warned, ‘but hope you do not push us into it.’ (Britain in Vietnam, prelude to disaster, 1945 -1946, Peter Neville, 2007, page 55)

 

Nhà lãnh đạo Pháp nói với những người Mỹ ‘nếu các ông chống chúng tôi ở Đông Dương, việc này sẽ gây ra sự thất vọng khủng khiếp tại Pháp và có thể đưa đẩy nước Pháp vào bàn tay những người cộng sản. Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản,’ de Gaulle cảnh báo, ‘nhưng chúng tôi hy vọng các ông không đẩy chúng tôi vào chỗ đó.’

 

Bởi vậy mà người ta thấy Pháp theo chân Anh trở về Saigon để dẹp tàn quân Nhật, nhưng thật ra với mục đích đương đầu với cộng sản trong Nam. Đó là do sự sắp xếp tại hội nghị Potsdam vào tháng 7/1945.

 

Tình hình thế giới biến chuyển từng ngày qua từng giai đoạn. HCM biết rõ hơn ai hết, nhưng với bản chất lọc lừa của người cộng sản nói chung, rất nhiều người quốc gia yêu nước chân chính đã bị trúng kế. Chủ trương bưng bít tẩy não của cộng sản phần nào đã thành công. Sinh viên học sinh còn lờ mờ về lịch sử. Tại sao chúng tôi nhấn mạnh đề tài này nhiều lần qua các bài viết, bởi vì thấy rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đang dựa vào lá bùa “HCM chống Pháp” cứu lấy dân tộc ra khỏi ách thực dân, cho rằng công trạng đó vĩ đại to lớn không gì có thể sánh bằng".

 

Xin tạm kết thúc bằng những lời phát biểu của ông Bùi Tín, một cựu sĩ quan và đảng viên, từng là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân. Một thời gian dài,  có lẽ cũng trên 10 năm ly khai Đảng sống ở Pháp, ông có cơ hội tìm ra sự thật, mà trước đó ông có thái độ ngạo mạn, huênh hoang  đã làm người tỵ nạn rất khinh bỉ ông ta. Tại San Jose, California, vào 6/2012, Khi ông Nguyễn Tâm hỏi từ 1 tới 10 điểm, HCM ở điểm nào, Bùi Tín trả lời là con “zero”. Có người cho rằng phải là con số âm mới đúng.

 

Tóm lại, HCM chấp nhận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” nằm trong Liên Hiệp Pháp (Pháp mẹ đang bị Đảng Xã Hội và Cộng Sản nắm quyền) xem như  chính phủ HCM lệ thuộc Pháp mẹ về mặt chính trị cũng như quân sự (15 ngàn quân Pháp chỉ huy 10 ngàn quân Việt Minh). Tuy vậy, chương trình tự nạp mình làm thân nô lệ của HCM kéo dài không lâu. 9/1946 khi thủ tướng Bidault thuộc phe Cộng Hòa lãnh đạo thì mọi chuyện đã thay đổi. Tại hội  nghị Fontainebleau vào mùa thu 1946 cũng là nơi bắt đầu ngòi nổ cho cuộc chiến tranh Đông Dương mà tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon nhấn mạnh rằng đó là cuộc chiến với nguyên do là chống chủ nghĩa cộng sản, không phải thực dân (Communism, not colonialism, was the principal cause of the war in Indochina).



nguồn: http://hon-viet.co.uk/ButSu_HochiMinhVaKhoiLienHiepPhap.htm


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Hai 20249:33 CH(Xem: 1162)
Thằng tướng cướp đỗ hữu ca này đã từng đem côn an và quân đội trang bị vũ khí hùng hậu đi đánh anh em Đoàn văn Vương với vài khẩu súng hoa cải khi họ chiến đấu để giữ đất. Sau đó thằng khốn ca còn phét lác là đó là một 'trận đánh đẹp' có thể làm 'giáo án'. Giáo án thì chưa thấy nhưng hồ sơ tham nhũng vài chục tỷ để che chở cho đám bán hóa đơn của ca sẽ được toàn nhân ghi nhớ vào bia miệng và đó cũng là tấm gương học theo đạo đức hồ chí minh!.
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2082)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
21 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 1924)
Khi tôi bước chân vào nơi đã từng hiện diện một ngôi chùa, nay đã thành hoang phế, lòng cảm thấy chùng xuống. Ngôi nhà tạm hiện tại quả thực không thể gọi là chùa, nó chỉ như một căn phòng đơn giản để thờ Phật. Ngoài sân, vẫn còn dấu tích tàn phá ngày trước, tượng Phật nằm chơ vơ dưới sương gió, khung cảnh làm lòng người thấy xót xa. Tôi chợt nghĩ, hơn hai ngàn năm trước, Phật Thích Ca đã gian nan như thế nào mới tìm thấy chánh pháp, ngày nay, dưới sự vô minh, tàn ác của con người, chánh pháp lại tiếp tục phải chịu đựng phong ba, bão táp. Ngay cả Phật đã chứng ngộ, đã nắm quyền năng trong lòng bàn tay, nhưng ngài chưa...
21 Tháng Hai 20249:58 CH(Xem: 1065)
Dưới sự giám sát của cán bộ an ninh đứng phía sau, ông Thành cho gia đình biết bản thân bị cán bộ an ninh điều tra tra tấn trong trại. Bà Mỹ thuật lại: “Thành nói trong đó Thành bị tụi nói o bế (chăm sóc-PV) lắm, tụi nó bắt Thành phải nhận những việc đã làm, đánh đập con dữ lắm nhưng con không nói gì hết.” Ông Phan Tất Chí cho biết trước khi bị bắt, con trai ông mạnh khoẻ, tập thể dục đều đặn và nặng khoảng 70 kg, nhưng giờ đây nhìn ốm yếu và cân nặng chưa tới 50 kg. Ông Thành bị đưa lên đồn công an làm việc từ ngày 5/7/2023, vào đêm 11/7 rạng sáng 12/7, ông trốn được ra ngoài gặp mẹ và em trai.
20 Tháng Hai 20248:12 CH(Xem: 1660)
Ngay trước Tết Nguyên đán, ngày 02/2, khi đang giao hàng cho khách tại nhà, đội quản lý thị trường cùng công an thành phố Đà Nẵng ập vào và lập biên bản rồi thu giữ hàng hoá với giá trị khoảng hai triệu đồng vì “bán hàng lậu không hoá đơn.” Bà nghi ngờ công an và quản lý thị trường địa phương đã gài bẫy để thu giữ hàng hoá của mình. Ngày 19/2, Đội quản lý thị trường số 2 mời bà lên làm việc và phạt hành chính số tiền 1,5 triệu đồng với hành vi trên. Bà Lâm cho rằng nhà chức trách Đà Nẵng đang trấn áp bà và ba con nhỏ, như một viên công an đã chỉ vào mặt bà và nói “Tao sẽ không để mẹ con chúng mày được yên” trong ngày xét xử...
19 Tháng Hai 20247:06 CH(Xem: 1028)
Thôi thì ăn theo thuở ở theo thời, có chiều lòng người ta chút đỉnh cũng vui mà! Nên nay Điền mỗ có bài thơ mừng thọ một ông chúa nọ, tuy trúng gió may vẫn sống nhăn. Thơ vầy: Tôi nghe ông khỏe, thiệt mừng rơn, Mới biết ông trời cũng bất nhơn! Mặt dẫu trơ ra da vẫn mỏng, Miệng tuy méo lại mỏ còn trơn. Sống dai càng rợn tuồng vương bá, Ch ết tốt mà nguôi cuộc oán hờn. Thôi cũng chúc ông bền tuổi hạc, Ngai vàng lê lết với giang sơn.
17 Tháng Hai 20245:54 CH(Xem: 1602)
Chị Hà là một trong những đại diện cho tầng lớp mà ông, cha của dân xứ… hà… hà thường gọi là… “nuôi báo cô”. Từ khi 23 tuổi tới giờ, chị Hà chỉ làm cán bộ đoàn (1996 – 2006), cán bộ đảng (2006 – 2021) và gần đây là cán bộ hội (2021 tới nay). Dân xứ… hà… hà không chỉ nuôi chị Hà làm… “công tác chính trị” mà còn phải nuôi chị Hà học chính trị, học thạc sĩ về “khoa học giáo dục” đâu chừng năm năm (2) để… chớp đèn, hụ còi. Dưới gầm trời này, chỉ ở Việt Nam mới có chuyện xem việc “chúc Tết cán bộ phụ nữ lão thành” cũng là… công vụ. Chúc Tết chắc chắn không chỉ nói suông, phải có quà mà quà thì sắm bằng gì? Tất nhiên là công quỹ!
15 Tháng Hai 20248:10 CH(Xem: 1293)
- Vậy sao chị thấy chính quyền vẫn nịnh hồn giữ lắm. Chị thấy trong menu của khách sạn có mục sắm đồ lễ cô Sáu? Chắc hồn linh lắm hả? - Linh mẹ gì ? Tụi nó xạo chuyện em lên để ăn tiền thành phần mê tín dị đoan ngoài Bắc đổ xô về du lịch Côn Đảo. Chớ nếu linh thiệt, em đã hiện về vặn cổ mấy thằng quan tham hết rồi, vặn luôn cái thằng tạc tượng em : Hồi em bị bắt mới 16 tuổi, nhà nghèo, ăn uống gì đâu, ngực nhỏ xíu à. Vậy mà bây giờ nó tạc tượng em , hai cái vú như hai trái bưởi, mà tạc bằng đá, nặng muốn chết chị ơi… -Thôi hồn đừng nói linh tinh nữa, chị sợ ở tù oan lắm rồi. Hồn ngồi chơi nha, chị phải vô ăn tối.
15 Tháng Hai 20248:08 CH(Xem: 2323)
Bọn này bần cố mà ra Nông dân thứ thiệt lớp ba trường làng Trước kia Phúc Niểng khoe khoang Ta đây vỗ ngực lớp ba trường làng Giờ đây hắn đã bẽ bàng Về nhà chăn vịt đường làng ngã ba Giờ đến thằng Chính được đà Học hành ngu dốt điêu toa xóm làng. Ngu dốt lại muốn làm quan. Ngày xưa đi học lừa thầy dối cha. Bọn này học tính ba hoa. Cũng vì cái thói lớp ba trường làng. Hoạn lợn học đến lớp ba. Mải chơi học tới tới trường làng lớp ba. Tấn Dũng hắn rất điêu ngoa. Ngày xưa hắn học lớp ba trường làng. Con mụ cán bộ Mỹ Hoa. Ngày xưa học biếng trường làng lớp ba.
08 Tháng Hai 20249:30 CH(Xem: 1724)
"Ba nhớ là khi các đồng chí lãnh đạo báo cáo là đã cử đoàn công tác vào Huế để tước ấn kiếm và buộc Bảo Đại thoái vị thì Bác Hồ tỏ ra không bằng lòng: - “Sao các chú dại thế? Thế giới người ta đang nhìn mình “đỏ loè”, còn một chút “vàng vàng” thì các chú lại bôi cho “đỏ” nốt!”. Điều này rất nhất quán với chủ trương của Bác là đi theo đường lối dân tộc chủ nghĩa." Thưa các bạn, Các bạn đọc đoạn văn này xong thì có cảm tưởng gì? Riêng tôi thì nghe trong đó giọng của một tên đầu sỏ mafia, đang chê trách lề lối làm việc của đàn em "Sao chúng mày ngu quá ? Phải biết che giấu thân phận thật sự của mình, ai lại vạch lưng ra cho người ngoài nhìn như thế chứ?"
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...