Trịnh Công Sơn

25 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 9691)

                         Trịnh Công Sơn - Một Loại Ký Sinh Trùng

tải xuống


BB&Liêm


Sau khi miền Nam bị Cộng sản (CS) cưỡng chiếm thì bao nhiêu sự thật lịch sử đã lần lượt được phơi bày, nhưng chân tướng của Trịnh Công Sơn vẫn còn được một số người cố gắng che dấu. Những người này cố tròng vào cổ Trịnh Công Sơn cái vòng hào quang "Quốc Gia", họ tiếp tục ca tụng Trịnh Công Sơn là một người quốc gia! Nhưng có một sự thật hiển nhiên mà họ không thể chối cãi được, là trong suốt cuộc chiến của người Việt Quốc Gia chống lại sự xích hoá của CS Quốc tế, được thực hiện bởi tay sai đắc lực là CS Hà Nội; Trịnh Công Sơn là một tên trốn lính. Chẳng những trốn lính, chẳng những đứng bên lề cuộc chiến, không hề chiến đấu bảo vệ chính bản thân của mình trước làn sóng xâm lăng của CS, Trịnh Công Sơn còn tiếp tay cho công cuộc xâm lăng của CS bằng những bài ca phản chiến! Vào ngày 30.4.1975, Trịnh Công Sơn đã lớn tiếng minh định hắn ta không phải là người Quốc Gia khi hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Saigon để "chào mừng cách mạng thành công" vào lúc xe tăng CS Bắc Việt vừa tới dinh Độc Lập! Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Saigon hát bài "Nối vòng tay lớn" vào thời khắc đen tối nhất của lịch sử dân tộc 30.04.1975 Nguyễn Đắc Xuân, một người bạn rất thân của Trịnh Công Sơn, một tay đao phủ của thành phố Huế trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, (đệ nhất đao phủ là Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là bạn rất thân của Trịnh Công Sơn - Trịnh Cung và Đinh Cường), viết rằng: "Từ sau ngày Trịnh Công Sơn qua đời, nhiều dư luận trong và ngoài nước có khuynh hướng lôi anh về phía bên này hoặc đẩy anh về phía bên kia. Đối với Trịnh Công Sơn ai lôi anh thì cứ lôi, ai đẩy anh thì cứ đẩy, kệ. Trịnh Công Sơn là Trịnh Công Sơn, ai muốn hiểu sao cứ hiểu. Tuy nhiên cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thuộc về lịch sử, mà đã là lịch sử thì bên này hay bên kia phải được chứng minh bằng tư liệu, tư liệu thành văn và tư liệu sống, nói có sách mách có chứng. Không thể phát ngôn về Trịnh Công Sơn theo cảm tính hay theo một định kiến nào ..." (Trịnh Công Sơn, có một thời như thế - Nguyễn Đắc Xuân - nhà xuất bản Văn Học). Dựa theo những "tài liệu thành văn và tài liệu sống", Nguyễn Đắc Xuân đã trích lại những điều sau đây do chính Trịnh Công Sơn viết xuống trong quyển sách vừa dẫn: 1. Thời kỳ trốn lính Trước khi sống qua một thời kỳ bất ổn định, tôi đã từng có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm (mỗi năm 30 ngày liên tiếp trước khi trình diện) để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn của một người lính. Nhưng muốn xuống kílô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm điamox là một thứ thuốc rút bớt nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba thì không ra trình diện nữa vì cảm thấy không đủ sức khoẻ để lặp lại cái chế độ ăn uống không có thực phẩm ấy nữa. Trốn lính gần như là một cái "nghề" đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc nhở đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam. Tôi đã sống lang thang như một kẻ vô gia cư, vô định trú thứ thiệt. Thời gian không xê dịch nhiều, chỉ kéo dài khoảng ba năm, đó là lúc tôi nhập cư cùng một số sinh viên trốn lính khác đã có mặt trong những căn nhà tiền chế tồi tàn bỏ trống ở khu đất rộng sau trường đại học Văn khoa. Ở đây có một lợi thế là rất hiếm bị khám xét. Vào thời điểm ấy, trên khoảng đất trống lại mọc thêm một cái trụ sở Hội Hoạ Sĩ trẻ bằng gổ, hiện đa số hoạ sĩ vẫn còn có mặt trong thành phố. Giấc ngủ của tôi cứ tuỳ nghi hoán chuyển từ trên cái ghế bố trong túp lều này qua cái mặt nền xi măng của trụ sở hội nọ. Việc ăn uống đã có hàng quán dọc đường gần đó. Rửa mặt đánh răng thì mỗi sáng vào phòng vệ sinh của những quán cà phê quen thuộc, chỉ có việc mang theo khăn, kem và bàn chải đánh răng. Thế đấy, nhưng chính những năm này là những năm sôi động nhất của đời tôi. Sống trong tình trạng bấp bênh như thế tôi vẫn phải làm việc không ngừng để sống. Tôi vẫn viết đều tay và vẫn tiếp tục đi hát. Những ca khúc của tôi được in ra từng tờ rời và từng tuyển tập. Phụ trách công việc in ấn và phát hành đã có người em ruột của tôi, cũng cùng trốn lính, chăm lo. Việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi. Cảnh sát lúc bấy giờ được lệnh vào tận các nhà in để truy lùng. Thế là phải đổi kế hoạch. Thay vì in trong một nhà in, nay phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau. Tịch thu nơi này còn nơi khác, và dĩ nhiên, chuyện đi đứng không phải dễ dàng. Đi từ một nhà in ở vùng Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi. Sau lệnh tịch thu, tất cả báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin. Các hãng thông tấn và truyền hình truyền thanh nước ngoài ào ạt đổ xô về nơi ăn chốn ở rất là "híp pi" đó của tôi càng lúc càng đông. Mỗi ngày trung bình ít lắm cũng phải ba lần phỏng vấn, thu hình, thu mặt. Tôi bỗng trở nên người nổi tiếng bất đắc dĩ. Ban đầu cái sự kiện này cũng mang đến cho tôi chút niềm vui nhưng càng về sau càng trở thành một tai nạn. Họ săn đuổi tôi đến mọi chỗ lánh mặt xa xôi nhất. Từ Sài Gòn ra Huế, chỉ vài hôm sau đã thấy có mấy mạng người đủ các màu da, xứ sở khác nhau xuất hiện ở cửa. Đời sống bỗng chốc mất đi cái tự do được quyền không nói năng, được quyền ngồi yên tĩnh một mình mà suy ngẫm cho đến nơi đến chốn bao nhiêu điều mình chưa biết trong cõi đời rộng lớn này. Tôi phải sống những khoảnh khắc phù phiếm trên báo chí và trước ông kính ấy cho đến mười ngày trước ngày thành phố được hoàn toàn giải phóng. Giờ đây sau hai mươi năm thành phố đã mang tên Bác, thỉnh thoảng vẫn còn những cuộc phỏng vấn của người nước ngoài, nhưng nó không còn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa. Nghĩ lại chuyện cũ, tôi biết rằng những cái đó có được là do tấm lòng ưu ái của quần chúng đối với mình. Sức mạnh tình cảm của đám đông quần chúng là một trong những tấm khiên che chở mình trước những mối đe dọa và là những kèo cột chống đỡ tinh thần và tình cảm mình được vững vàng trước bao nhiêu khó khăn phức tạp của cuộc sống. Nhẩm tính lại, tôi đã hùn hạp tất cả vốn liếng của mình vào cái đại gia đình trốn lính vừa tròn chẵn mười ba năm. Đã qua hẳn rồi cái thời của "bèo giạt mây trôi", của những giấc ngủ bị săn đuổi. (sđd tr. 179-183) 2. Thuở ấy Nhị Xuân, em ở nông trường, em ra biên giới Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ màu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một màu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn và tôi ...) cùng anh em Thanh niên Xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái Thanh niên Xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe dừng lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái Thanh niên Xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát giọng cười còn đó. Những cây mía cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khoẻ mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ đã ra đi thật vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng đã là phạm tội với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đưa xuôi chèo thuận lái. (Sđd, chương V: Phát thảo chân dung tôi - Trịnh Công Sơn. Trang 186-188) 3. Anh Sáu Dân với Trịnh Công Sơn Hơn hai mươi năm trước, đồng chí Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt "rủ" Trịnh Công Sơn và tôi đi khảo sát đất Trị An. Từ chuyến đi ấy Trịnh Công Sơn và tôi cũng như một số bạn bè gọi đồng chí Bí thư bằng anh Sáu, anh Sáu Dân rất thân mật. Chuyến đi ấy anh mang đến cho hai đứa tôi về giấc mơ điện "Trị An". Còn anh, anh không chỉ mơ mà khẳng định quyết tâm và bắt tay tổ chức hiện thực. Buổi chiều trên đường về mưa gió mịt mù. Trịnh Công Sơn và tôi ngồi trên chiếc xe jeep. Về đến nhà anh Sáu, áo của Sơn đổi màu mưa bụi. Còn tôi, nhờ có chiếc áo gió, áo trong của tôi còn sạch. Anh Sáu bảo chúng tôi tắm, anh Sáu mang chiếc áo của anh cho Sơn. Chiếc áo ấy Sơn vẫn để trong tủ áo của mình, ít ai biết. Anh Sáu đánh giá và bình phẩm ca khúc của Trịnh Công Sơn theo cách của anh. Với tôi anh Sáu là một nghệ sĩ, nghệ sĩ với con người chiến sĩ của anh. Không hề có khoảng cách về tuổi tác, về cương vị xã hội, hai người nghệ sĩ ấy đã gặp nhau, đã trở thành một đôi bạn chia sẻ nhiều nổi niềm không thành lời, không thành tiếng. Những năm khó khăn, cơm độn bo bo, có lần anh Sáu gởi gạo đến gia đình Trịnh Công Sơn. Có một lần anh Sáu tâm sự với Sơn "Anh em trí thức ở thành phố mình bỏ đi nhiều quá. Mỗi người mỗi cương vị, làm sao giữ anh em lại, cùng xây dựng đất nước". Sau đó Trịnh Công Sơn viết ca khúc "Em còn nhớ hay em đã quên". Lần thứ hai, anh Sáu nói với Sơn "Trong lúc khó khăn này, làm sao mọi người đều có niềm tin, niềm vui, vượt lên khó khăn để xây dựng Thành phố ...". Sau đó, Trịnh Công Sơn cho ra bài "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui". Sau này anh Sáu về Trung Ương, ở cương vị Phó Thủ Tướng, Thủ Tướng, Cố Vấn BCH Trung Ương Đảng, dù ở cương vị nào, mỗi lần về Sài Gòn, ngoài công việc, anh hay gặp gỡ lại bạn bè. Trong những cuộc gặp gỡ ấy, thường có Trịnh Công Sơn. Những cuộc gặp ấy bao giờ Trịnh Công Sơn cũng ngồi gần anh Sáu, như không thể cách xa nhau. Theo tôi hiểu, ít có người Việt Nam nào đi khắp mọi miền như anh. Anh đến cả những vùng sâu vùng xa đến nỗi, chánh quyền địa phương cũng chưa đặt chân đến. Anh kể với chúng tôi về những chuyến đi. Rồi ai có sáng tác nào mới, hát cho anh nghe. Trần Long Ẩn chuyên hát lời hai, lời ba. Nguyễn Duy đọc thơ, Trịnh Công Sơn chưa có bài mới thì tuỳ hứng. Một lần chị Sáu (vợ anh Sáu) nói "Sao mà tôi thích cái câu - sỏi đá cũng cần có nhau - sâu xa quá !". Thế là Trịnh Công Sơn cầm đàn hát "Diễm xưa". Thật khó có người nào hát hay bằng Sơn hát về mình. Có một lần, tôi kể với Trịnh Công Sơn, anh Sáu nói với tôi rằng anh Sáu vừa nghe đài Hoa Kỳ hai buổi lúc 5 giờ 30 sáng, đài Hoa Kỳ bình luận về ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn. Đài Hoa Kỳ bình luận, ca từ của Trịnh Công Sơn là lời của phù thuỷ. Họ không giải nỗi ý nghĩa nhiều tầng, nhiều góc ca từ của Trịnh Công Sơn, nên đành phải nói là lời của phù thuỷ. Anh Sáu thích lắm ! Trịnh Công Sơn không ngạc nhiên nhiều về lời bình của đài Hoa Kỳ mà ngạc nhiên: "Anh Sáu theo dõi kỹ vậy à ? Thế mà anh em mình không ai biết". Anh Sáu quý trọng tài năng của Trịnh Công Sơn và rất yêu con người và tính cách của Sơn có khi hồn nhiên như trẻ thơ. Có một đêm, anh Sáu rủ Sơn và tôi đến chơi. Anh Sáu mang chai Mao Đài đãi hai chúng tôi. Sơn xỉn. Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu dạy Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm chánh trị. "Anh đi Nhật mà không gọi em là không chính trị. Nhật họ quý em lắm. Anh đi nước ngoài anh phải thế này, thế kia, thế nọ ...". Anh Sáu và tôi cứ cười, Sơn thì vẫn cứ thao thao. Hôm sau tỉnh rượu, tôi kể lại với Sơn, Sơn ngửa mặt cười: - Có thật vậy à ? Anh Sáu có giận mình không ? - Không ! Anh Sáu vui ! - Lần sau nhớ nhắc mình nhé ! Tôi thầm nghĩ, Sơn phải là Sơn nhắc làm gì ? Vào một ngày cuối tháng ba năm nay, tôi gặp anh Sáu, anh Sáu hỏi thăm Sơn. Tôi báo anh, Sơn bịnh nhiều, Sơn đang cấp cứu trong bịnh viện. Anh nói: - Mai mình đi Hà Nội, sau Đại hội Đảng mình về, mình thăm Sơn, các em Sơn. Xem nước ngoài nào chữa được Sơn, mình tạo điều kiện để Sơn đi. Nhưng không kịp nữa, chiều ngày 01.04.2001 tôi gọi điện thoại cho anh "Anh Sáu ơi ! Sơn mất rồi ...". Anh hỏi, anh nói nhưng tôi không nhớ gì, chỉ nhớ "Đau lòng quá !" và chị Sáu kêu lên "... buồn quá ...". Buổi chiều ngày 03.04.2001, vào 18 giờ, tôi nhận được điện thoại của anh, anh chị đi thăm mộ Trịnh Công Sơn đang trên đường về, hẹn tôi ở nhà Trịnh Công Sơn. Buổi gặp này có anh Sáu, chị Sáu, các em của Trịnh Công Sơn, anh Phạm Phú Ngọc Trai và tôi. Anh hỏi những ngày cuối cùng của Sơn ... Anh nói: - Những năm sau này, Sơn yếu nhưng sức sáng tác của Sơn rất dồi dào. Mỗi lần gặp lại là Sơn có sáng tác mới. Ca từ trong ca khúc sau này của Sơn càng thâm thuý. Ai nghe cũng thấy mình ở trong ấy. Sơn đi là một mất mát lớn, không chỉ cho nền âm nhạc nước nhà mà là còn sự mất mát nhiều mặt của nền văn hoá Việt Nam. Thương và tiếc, tiếc quá ! Một mất mát lớn, rất lớn. Anh Phạm Phú Ngọc Trai thêm một vòng thông tin: "Nước ngoài đánh giá Trịnh Công Sơn không chỉ là một danh nhân Việt Nam mà còn là danh nhân thế giới". Anh Sáu trầm ngâm khẽ gật gù. Tôi nói: "Lúc sinh thời Sơn vắng mặt chỗ này chỗ kia, nhưng khi Sơn ra đi, Sơn có mặt khắp mọi nơi". Chúng tôi đều gặp nhau trong ý nghĩ về Sơn. Có một lần nhà thơ Nguyễn Duy nói với tôi: "Với anh Sáu thì mình phục rồi. Riêng tôi có điều phục nữa, anh Sáu là người rất dí dỏm, người biết đùa là người trẻ, người thông minh, mình là người thích nói đùa, mà nhiều khi mình đối đáp không kịp anh ấy !". Đúng như Nguyễn Duy nhận xét. Lần nào gặp anh, theo từng câu chuyện, lúc nào anh cũng rạng rỡ, nụ cười, giọng cười của anh như kéo mọi người gần nhau. Buổi gặp gỡ chiều này, tôi ngồi bên anh suốt hai tiếng đồng hồ, tôi không thấy anh cười. Tôi có cảm tưởng Trịnh Công Sơn đã mang theo nụ cười của anh. Anh Sáu buồn, buồn lắm, Sơn có biết không. 05.05.2001 Nguyễn Quang Sáng . (Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ - Nhà xuất bản Trẻ, tr. 173-175) Lý Quý Chung, một nhà báo và là một dân biểu Việt Nam Cộng Hoà, sau ngày 30.04.1975 đã chính thức phô bày bộ mặt thật, có viết về hai chữ "gia nô" như sau: " Ở miền Nam trước 1975, một người chỉ cần nói đọc báo nào, nghe nhạc gì thì biết ngay người đó là ai, thái độ của người đó đối với chế độ Thiệu và người Mỹ như thế nào và thái độ của người đó đối với cuộc chiến tranh ra sao ? Có báo gia nô ( đó là cách gọi của người Sài Gòn trước 1975 đối với loại báo chí của chính quyền Thiệu hoặc theo phe Thiệu) ...." (TCS MTNT tr. 210) Bài viết của Nguyễn Quang Sáng ghi lại nguyên nhân ra đời của hai bản nhạc "Em còn nhớ hay em đã quên" và "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui". Nguyễn Quang Sáng cho biết anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt chỉ mới nói vài lời mà Trịnh Công Sơn đã lãnh hội được ý của anh Sáu muốn cái gì và Sơn tự biết mình phải làm cái gì ! Nói theo cách của Lý Quý Chung, đây đúng là hành vi của một "gia nô". Thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975 đã tự biến hình thành một nhạc - nô viết nhạc theo ý muốn của "trên" để đáp ứng cho nhu cầu tuyên truyền. Cũng qua bài viết của Nguyễn Quang Sáng, độc giả còn được nhìn thấy cung cách và thái độ của thiên tài âm nhạc họ Trịnh đối với anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt. Cái thái độ ấy phải gọi thế nào cho đúng ? Bưng bô ? Liếm gót ? Riêng cái cung cách của một cán bộ tuyên truyền thì được Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ qua những lời sau đây: "việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi ... phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau .... chuyện đi đứng không phải dễ dàng ... đi từ một nhà in ở Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ...".  Nếu chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tịch thu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của Trịnh Công Sơn, thì chính quyền nào cấp giấy thông hành cho ca sĩ Khánh Ly sang Nhật hát bản Diễm Xưa của họ Trịnh tại Hội chợ Quốc tế Expo Osaka năm 1970 ? Chẳng lẽ đó là chính quyền Hà Nội ? Khánh Ly hát "Diễm Xưa" lời Nhật trước Trụ sở Ngân hàng Việt Nam tại Osaka trong chương trình "Ngày Việt Nam" tại Hội chợ Quốc tế Expo 1970  Nếu chính quyền ông Thiệu ra lệnh tịch thu toàn bộ các tập ca khúc, thì tại sao các tập ca khúc của Trịnh Công Sơn với hình bìa do Trịnh Cung, Đinh Cường vẽ, vẫn được bày bán công khai tại các nhà sách ở Sài Gòn, ai muốn mua bao nhiêu cũng có?  Nếu chính quyền ông Thiệu tịch thu toàn bộ băng nhạc thì tại sao "nhạc Trịnh" vẫn vang dội tại các quán cà phê ở Sài Gòn, tại các câu lạc bộ quân trường Khánh Ly vẫn nhởn nhơ trình diễn nhạc Trịnh tại Queen Bee hàng đêm, và nhạc Trịnh vẫn được hát tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong trại Phi Long - Tân Sơn Nhứt vào mỗi cuối tuần? Và đây mới là chuyện lạ bốn phương: "đi từ một nhà in ở Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ...". Đây là thời điểm nào? Trước 30 tháng 4 năm 1975 hay sau ngày "giải phóng"? Chính quyền Thiệu đã đặt nhiều trạm kiểm soát như thế, mà người em ruột của Trịnh Công Sơn phụ trách phần in ấn và phát hành thường lui tới ba bốn nhà in hàng ngày mà vẫn không bị cảnh sát bắt vì tội trốn lính? Căn cứ vào những tài liệu "thành văn" và tài liệu "sống", hầu như ai cũng biết rằng thiên tài âm nhạc của họ Trịnh có cơ hội nẩy nở và thăng hoa là nhờ môi trường tự do, khai phóng của miền Nam dưới hai thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà. Chính nhờ sự rộng lượng bao dung của chế độ Việt Nam Cộng Hoà và sư che chở của một số sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (QLVNCH) mà họ Trịnh mới sáng tác được trên dưới 600 nhạc phẩm. Cũng chính chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã đem bài Diễm Xưa đến Hội Chợ Quốc Tế Osaka 1970 để rồi họ Trịnh mới chiếm giải nhất về Dân Ca và được người Nhật thực hiện trên đĩa vàng. Bài hát Nối Vòng Tay Lớn được sử dụng trong các buổi sinh hoạt, họp mặt của thanh niên, sinh viên ... Cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương (1933 - 1968, thứ 2 từ phải qua), một trong những ân nhân đã cưu mang che chở cho Trịnh Công Sơn Tóm lại, danh vọng và tiếng tăm mà họ Trịnh có được là nhờ ở chế độ Việt Nam Cộng Hoà và những sĩ quan cao cấp trong QLVNCH đã cưu mang và che chở cho họ Trịnh. Nói một cách dễ hiểu hơn, Trịnh Công Sơn đã sống như một loại ký sinh trùng trong lòng hai chế độ Cộng Hoà miền Nam. Ký sinh trùng như giun, sán sống trong ruột của con người, nhờ hấp thụ chất bổ dưỡng tích tụ trong ruột non của con người mà chúng nó mới sống khoẻ sống mạnh và sinh sôi nẩy nở. Thiên tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn sẽ không thể phát triển và thăng hoa nếu không ký sinh trong môi trường tự do khai phóng của Việt Nam Cộng Hoà, cho dù đang ở trong giai đoạn chiến đấu chống xâm lăng cộng sản. Và trong lúc Trịnh Công Sơn trốn tránh trách nhiệm, sống như một loài ký sinh trùng giữa đô thị để viết những bài ca phản chiến thì hàng triệu thanh niên cùng lứa tuổi đang hy sinh xương máu tại các chiến trường miền Nam trong từng giây, từng phút. Trịnh Công Sơn có bao giờ biết xấu hổ khi nhìn thấy những hình ảnh này ?? Đúng với lẽ công bình của trời đất và lương tâm con người, Trịnh Công Sơn đã mang một món nợ rất lớn đối với những người đã chết để họ Trịnh được hít thở không khí tự do cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Những người ấy đã nằm xuống để họ Trịnh được sống, để họ Trịnh được có cơ hội nói ra những lời vô ơn bạc nghĩa và thực hiện những hành vi phản bội trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều người miền Nam từng coi Trịnh Công Sơn là thần tượng, từng ngưỡng mộ thiên tài âm nhạc của họ Trịnh đã ngỡ ngàng và đau đớn biết bao nhiêu khi nghe Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh kêu gọi mọi người cùng hát bài Nối Vòng Lay Lớn để "chào mừng cách mạng thành công" giữa lúc Sài Gòn đang trong cơn hấp hối! Nhiều người vẫn chưa quên giọng hát hồ hởi, tiếng vỗ tay đánh nhịp dồn dập đầy sự phấn khởi của họ Trịnh trong ngày uất hận, đau thương và đen tối nhất của lịch sử dân tộc! Trong ngày đen tối đó, họ Trịnh đã công khai bội phản những người từng cưu mang, dung dưỡng, che chở cho anh ta; minh thị phản bội những "tấm lòng ưu ái của quần chúng đối với mình"! Nếu Trịnh Công Sơn không phải là một con người có tâm địa phản trắc thì Trịnh Công Sơn là con người gì? Hãy nghe Trịnh Công Sơn định nghĩa: "trốn lính là một hành động phản kháng". Trốn lính vào thời điểm cộng sản đang tiến chiếm miền Nam là một hành động phản kháng, vậy thì Trịnh Công Sơn muốn phản kháng ai và phản kháng điều gì? Có phải là phản kháng chế độ Việt Nam Cộng Hoà đang dung dưỡng họ Trịnh, phản kháng những nổ lực của quân dân miền Nam đang ngăn chận làn sóng đỏ để bảo vệ cơm no áo ấm cho 25 triệu đồng bào, trong đó có cá nhân và gia đình của Trịnh Công Sơn? Thiên tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn thật ra không ai phủ nhận, nhưng cái thiên tài ấy đã phản bội chính nghĩa quốc gia, tiếp tay với chế độ phi nhân, tiếp tay với những con người không còn lương tri đã đối đãi với đồng bào ruột thịt như kẻ thù không đội trời chung; cái thiên tài ấy đã góp phần gây ra tai hoạ khủng khiếp cho dân tộc, đẩy đất nước xuống hố diệt vong. Vậy thì cái vòng hào quang Quốc Gia mà ai đó cố choàng cho Trịnh Công Sơn là không có thật, không bao giờ có thật. Thật sự trong tận cùng tim đen, Trịnh Công Sơn cũng không hề muốn đội cái vòng hào quang Quốc Gia ấy. Một lần nữa, hãy nghe họ Trịnh khẳng định chỗ đứng: - Con kênh này sẽ kêu gọi những con kênh khác ra đời. Kênh chị, kênh em sẽ mọc lên cùng khắp để góp phần lợi ích cho những con người mới trong một thời đại mang tên Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam { (sđd, tr.170 : Nam Thạch Hãn những ngày đầu tháng ba (1979) }. - Trốn lính gần như là một cái "nghề" đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù nhìn dưới góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc nhớ đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam (sđd, tr.180). Giai đoạn mà Trịch Công Sơn cho rằng "u ám, nhiễm độc" đó, như đã nói ở trên, chính là giai đoạn mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đang ra sức bảo vệ tự do no ấm cho 25 triệu đồng bào miền Nam, chống lại công cuộc xích hoá của CS quốc tế mà Hà Nội là tay sai. Trốn lính trong giai đoạn ấy chỉ có những loại người sau đây: hèn nhát, ích kỷ và CS nằm vùng. Cho rằng có "hàng triệu thanh niên miền Nam trốn lính" vào thời bấy giờ, Trịnh Công Sơn đã mặc nhiên hoà nhịp theo cung điệu tuyên truyền của các cán bộ cộng sản, loại cán bộ đã huênh hoang "lên lớp" những sĩ quan QLVNCH trong các trại tù cải tạo rằng: máy bay của ta nấp ở trên mây, đợi lúc máy bay địch xuất hiện thì bất thần bay ra nghênh chiến ... Gọi hành động trốn lính là một "thái độ phản kháng", Trịnh Công Sơn muốn xác định rõ ràng anh ta không phải là người Quốc Gia. Gọi hành động trốn lính là "một nốt nhạc trong trẻo trong giai đoạn u ám, nhiễm độc ...", Trịnh Công Sơn muốn minh định rõ "thiên tài âm nhạc" họ Trịnh không thuộc Việt Nam Cộng Hoà mà thuộc về "thời đại mang tên Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" ! Qua những tài liệu sống và những tài liệu thành văn, Trịnh Công Sơn là tổng hợp của: - Một kẻ ích kỷ. - Một tên hèn nhát trốn lính. - Một tên nằm vùng. - Một loại ký sinh trùng. - Một kẻ phản bội. - Một tên lừa dối. - Một tên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Trước lịch sử, Trịnh Công Sơn đã hiện nguyên hình. Không nên bóp méo lịch sử bằng cách choàng lên đầu Trịnh Công Sơn vòng hào quang Quốc Gia không hề có thật; cũng đừng hô biến "Nối Vòng Tay Lớn" trở thành một biểu tượng đoàn kết đấu tranh dân chủ, trong khi bài hát ấy đã được tác giả của nó hát lên để đón mừng cái chế độ phi nhân bóp họng dân chủ! Phải trả lại sự thật cho lịch sử !


nguồn: http://huongduongtxd.com/trinh-cong-son.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tám 20249:18 CH(Xem: 1093)
“Có một người thầy trụ trì Thiền tôn Phật quang là một nhà văn hóa. Ông không chỉ là một Tiến sĩ luật học đâu. Ông không chỉ là người có tâm lớn viết nên đường tâm để chúng ta đi theo mà ông đã thực hành trước. Thượng tọa của chúng ta là thực sự là một học giả uyên bác. Rất nhiều công trình tác phẩm. Thượng tọa còn là tác giả của phim, của kịch bản, của âm nhạc, đem lại cho chúng ta cuộc sống phong phú về tinh thần, tốt đời đẹp đạo, tốt đạo đẹp đời là như vậy”. Ở một lần khác, HCB ca ngợi TCQ như sau: “Tôi rất ngưỡng mộ thầy TCQ. Vì chúng tôi biết nhau từ lâu rồi. Đây là một cơ duyên, tôi đọc rất nhiều công trình tác phẩm...
13 Tháng Tám 20249:17 CH(Xem: 1477)
1/Cấm ly hôn không có lỗi. 2/Cấm hoàn toàn việc phá thai, không có ngoại lệ! 3/Hạn chế các loại hình tránh thai… 4/Giảm thuế cho các công ty và những người có thu nhập cao (1%) 5/Áp thuế cao hơn cho tầng trung lưu . 6/Loại bỏ các công đoàn và các tổ chức bảo vệ người lao động. 7/Tăng tuổi nghỉ hưu. 8/Cắt giảm an sinh xã hội SSI 9/Cắt Medicare 10/Chấm dứt Obamacare. 11/Tăng giá thuốc. 12/Dẹp bỏ Bộ Giáo dục. 13/Dùng tiền thuế cho các trường tư nhân, trường đạo. 14/Đưa Kitô giáo vào dạy ở các trường học công… 15/Dẹp bỏ free và giảm giá lunch ở trường học.
12 Tháng Tám 20249:25 CH(Xem: 1005)
Đó là điều bịa đặt, hoang tưởng, bởi vì người có chỉ số IQ cao nhất là boác chúng ta, lãnh tụ 'hồ mắt ma'. Người biết 'lói' đến 29 thứ tiếng, bao gồm tiếng Miên, Mọi, Thổ, dân tộc, Tày, Nùng, Dao...; ngoài ra người còn có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau...; Duy chỉ có điều mỗi tiếng người chỉ biết chút chút, tiếng lóng, tiếng bồi... Hơn nữa là người có IQ cao nhất cho nên boác đã đem cái chủ nghĩa cộng hết tài sản của toàn dân cho vào túi đảng ta để đảng viên chúng ta làm giàu bất chính đó mà...
12 Tháng Tám 20249:23 CH(Xem: 1986)
Đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng của quốc tế, Bộ Công an đã chuyển đổi chiến thuật, sử dụng “côn đồ”, những kẻ được xác định là cảnh sát mặc thường phục và đám đông có tổ chức để khủng bố toàn bộ giáo xứ nhằm đáp ứng nhu cầu công lý môi trường của họ. “Phần lớn trong số nửa triệu ngư dân người Công giáo ở Giáo phận Vinh bị ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống tư pháp Việt Nam đã bác bỏ ngay lập tức mọi khiếu nại của ngư dân đối với Nhà máy thép Formosa. Không còn cách nào khác, họ xuống đường biểu tình để lên tiếng. Chính phủ đã nhắm vào những cá nhân được coi là người tổ chức biểu tình để quấy rối, giam giữ...
11 Tháng Tám 20245:37 CH(Xem: 986)
Câu hỏi đặt ra là nếu như quân Nga bắt được những chú chó robot này thì như thế nào, Yuri cho biết rằng nếu những chú chó robot này rơi vào tay người Nga, một công tắc khẩn cấp sẽ cho phép người vận hành xóa toàn bộ dữ liệu, và thậm chí chó robot cũng có thể phát nổ. Ukraine được coi là một quân đội bước vào cuộc chiến ở thế kỷ mới, tương thích với sự tận dụng thông minh khoa học kỹ thuật, trong khi phải chiến đấu với các cơ sở của mình ở nhiều nơi bị tàn phá bởi người Nga. Các nhà khoa học của Ukraine đã khởi động việc ứng dụng chiến đấu bằng drone trên không, tàu không người lái tấn công chiến hạm trên biển, và nay thì...
10 Tháng Tám 20243:20 CH(Xem: 1088)
Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Pháo mất đà lăn qua chèn. Chiến sĩ pháo thủ Lê Văn Chi bị càng pháo hất xuống vực. Pháo tiếp tục mất đà trôi dần về phía sau. Trước tình thế nguy kịch ấy, anh Tô Vĩnh Diện đã dùng sức cố đẩy để càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng Tô Vĩnh Diện bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, nhưng không kịp. Trước khi hy sinh, câu cuối anh hỏi đồng đội: “...
10 Tháng Tám 20243:19 CH(Xem: 887)
Ăn dày, ăn mỏng, cộng ăn dai! Ăn tận đủng quần tới dái tai! Ăn để nhân dân không tấm áo! Ăn cho giai cấp hết cơ may! Ăn khi sáng sớm mưa hiu hắt! Ăn lúc chiều hôm gió lắt lay! Ăn sữa em thơ, trầu phụ lão! Ăn tàn quá khứ, mạt tương lai!!!
09 Tháng Tám 20248:38 CH(Xem: 921)
Nữ Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì đã gửi điện mừng “nồng nhiệt” đến tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam-Chủ tịch nước Tô Lâm, cho rằng nhà lãnh đạo mới này từng có lịch sử “đàn áp nhân quyền” lâu dài ở Việt Nam. “Lời chúc mừng nồng nhiệt của Tổng thống Biden đối với nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cái tát vào mặt những người Mỹ gốc Việt yêu tự do mà tôi đại diện”, bà Steel viết trong tuyên bố hôm 8/8.
09 Tháng Tám 20248:37 CH(Xem: 863)
Để được đi học các lớp đào tạo lý luận chính trị cao cấp phải là những cán bộ nguồn có phẩm chất tư tưởng, lập trường, có tâm, có tầm, có tài … đã qua thực tiễn hoạt động, nên hiếm lắm. Thế rồi chẳng biết thế nào, số cán bộ quý như vàng này sau khi có được tấm bằng lý luận chính trị cao cấp, leo cao hơn, lần lượt vào lò. Bây giờ vào lò mà thiếu bằng lý luận chính trị cao cấp có khi chế độ tự động của lò nó ngắt, không hoạt động. Vào trại thiếu cái bằng này có khi phải giam riêng, không ảnh hưởng đến chất lượng phạm nhân. Đến đây đúc kết một thực tiễn sinh động, nếu không có tiêu chuẩn trình độ cử nhân chính trị, cao cấp thì chẳng có cán bộ nào phải lò…
08 Tháng Tám 20249:08 CH(Xem: 1675)
Lại nói về tân vương Tô Thịt Bò , ngay sau khi vừa lên ngai vàng, ngồi chưa ấm đít đã chém luôn bốn ông quan khỉ đại thần, cho chúng nó về vườn làm người tử tế, có thể nói uy quyền của Tô bây giờ đã là tuyệt đối, nhiều người nhìn thấy những hành vi của Tô đều cho rằng y sẽ là một bạo chúa độc tài toàn trị khi xuất thân từ một tên đứng đầu khát máu Bộ Hình, thế nhưng ở bên kia bờ Nam Thiệm Bộ Châu lại có một tay Tờ Sờ đăng đàn chém gió cho rằng Tô Thịt Bò có thể giống như là Trần Tướng Quân năm xưa dưới thời nhà Trần làm cho ai nấy cười té ghế...
14 Tháng Chín 2024
Vì thế, cái ý “tôi tìm mọi cách để sau này có thể được sống ở nước ngoài” của Chu Ngọc Quang Vinh được một số người đọc gắn với thành tích thi Olympia của cậu, cho rằng Vinh cố gắng thi đạt giải cao nhiều cuộc thi kiến thức để có thể giành được một học bổng đi học-và ở lại định cư (nhấn mạnh) ở nước ngoài. Thế là có rất nhiều người và báo chí chính thống của Nhà nước lên án em là có tư tưởng ích kỷ lệch lạc, vô ơn với đất nước, chỉ quan tâm đến bản thân, đến “lợi ích viển vông ở các nước phương Tây xa xôi”… Ngay sau đó, Vinh được Công an mời lên làm việc để uốn nắn lại tư tưởng và nhận thức, đi kèm có mẹ và cô giáo chủ nhiệm.
13 Tháng Chín 2024
Tất cả chương trình này sẽ được gói ghém trong Báo cáo Chính trị của khóa đảng XIII tại Đại hội đảng XIV tháng 1 năm 2026. Nhưng nội dung không hoàn toàn của ông Tô Lâm mà đã được hoạch định từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn sống. Ông Trọng qua đời ngày 19 tháng 7 năm 2024, thọ 80 tuổi, nhưng ông là Trưởng Ban Văn kiện và Nhân sự đảng khóa XIV, do đó, ý kiến của ông chắc chắn đã bao trùm các việc để lại cho Đại tướng Tô Lâm. Bằng chứng là “tư tưởng tự đề cao” của ông Trọng đã được ông Tô Lâm phản ảnh, khi nói: “Báo cáo chính trị lần này có ý nghĩa rất quan trọng, phải thật sự có chất lượng, thật sự là cơ sở...
12 Tháng Chín 2024
Về bản chất, Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan như chính tên gọi đã phản ánh tính chất tiêu cực của chúng. Chúng chưa bao giờ là điều tốt lành cho bất kỳ xã hội hoặc quốc gia nào cả. Vì lẽ, chúng bao hàm tư tưởng dân tộc hẹp hòi, thiển cận, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ quốc gia và cũng là tiền đề cho khả năng gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, nội chiến hoặc chiến tranh trên bình diện khu vực hoặc quốc tế. Trên thế giới, đã từng có nước Đức thời Quốc Xã đã chủ trương cổ súy cho Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan mà cái giá phải trả sau đó cho nền hòa bình thế giới cực đắt, cả cho nước Đức và thế giới khi ấy.
10 Tháng Chín 2024
Rồi những gì nữa sẽ xảy ra, rồi lại diễn viên, ca sĩ, người mẫu, người nổi tiếng…; kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, người thì vô tâm, kẻ thì lợi dụng để chấm mút để những đoàn xe ùn ùn kéo ra miền Bắc cứu trợ người dân trong khi đó chính họ cũng không biết rằng người dân trong nước bao gồm cả chính mình đang là nạn nhân thụ động khi bị cai trị bằng một lũ lãnh đạo ngu dốt, độc tài, toàn trị, cho nên ngoài thiên tai thì ‘ngu tai’ là điều sẽ không bao giờ tránh được!.
09 Tháng Chín 2024
Độc tài và dân chủ, như nước với lửa, không thể tồn tại song song trong một chế độ. Tuy nhiên, đối với trường hợp Việt Nam, chế độ đảng toàn trị dựa trên hệ tư tưởng cộng sản, chủ nghĩa Mác – Lênin và, việc đại tướng Công an lên nắm quyền Tổng bí thư, Chủ tịch nước là chưa có tiền lệ. Điều này tạo ra nhiều suy đoán trái chiều trong dư luận và, được giới chính trị quan sát thận trọng. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ, nhân quyền cho rằng người đứng đầu ngành an ninh phải chịu trách nhiệm trong việc một số sự kiện về tự do tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc, xã hội dân sự, các nhà hoạt động, phản biện bất bạo động… bị đàn áp,
07 Tháng Chín 2024
Khi nội các Tổng thống Joe Biden đề nghị các biện pháp kiểm soát giá cả từ các hãng xăng dầu, bảo hiểm, dược phẩm hay thực phẩm…, Trump và đồng minh ông ta đồng thanh hô to “cộng sản, cộng sản”. Khi phía Dân chủ muốn đề ra chính sách y tế, giáo dục mang lợi ích toàn dân, cả nhóm lại cùng nhau “cộng sản, cộng sản”. Khi bà Kamala muốn khống chế sự thao túng giá cả hay đề ra các mức đóng góp công bằng hơn với giới chủ nhân giàu có, thủ lợi cá nhân này một khi đắc cử, cả nhóm lại cùng hô hào “cộng sản, cộng sản”. Các dẫn chứng trên chỉ là vài trong những chính sách dân sinh nhắm đến lợi ích người dân, nhưng lại bị chụp mũ cộng sản.
06 Tháng Chín 2024
Nếu ngày hôm đó, thành phần bạo động bắt được Mike Pence, các dân biểu, nghị sĩ đang chứng thực kết quả bầu cử, sát hại họ, chuyện gì xẩy ra với nước Mỹ? Còn nhiểu điều đáng nói nữa nhưng thiết nghĩ, 10 điểm trên đây đã đủ để kết luận Donald Trump chính là sự nhục nhã và nguy hiểm nhất cho nền dân chủ của Mỹ. Những người nhiệt tình ủng hộ ông Trump, bất kể những việc kể trên vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho ông và đảng Cộng Hòa là quyền tự do của các bạn nhưng đừng khinh khỉnh phán rằng “Chưa đủ tư cách để khen ông Trump” nói chi chỉ trích, phê phán ông. Điều đó chỉ bộc lộ sự ngu dốt, đần độn, mù quáng của mình.
05 Tháng Chín 2024
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn. Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do...
04 Tháng Chín 2024
Bằng chứng “độc quyền báo chí”, theo thống kê chính thức của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), “tính đến năm 2023 cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng 12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.”
03 Tháng Chín 2024
Sự việc cộng sản nhảy dựng lên với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cho thấy về mặt lãnh đạo đất nước, họ chưa xứng tầm. Những chiêu trò xây dựng lực lượng dư luận viên chống phá những người đối lập quan điểm, chống lại sự độc tài của cộng sản, dùng bạo quyền để đàn áp người đấu tranh chỉ thể hiện sự yếu kém về phương diện thu phục lòng người. Đảng cộng sản duy trì độc đảng, đàn áp mọi tiếng nói đối lập chỉ nhằm mục đích duy trì sự cai trị của họ, cộng sản tồn tại chỉ vì lợi ích đảng phái chứ không vì mục đích gì khác. Họ vẫn tiếp tục mị dân bằng những lời lẽ hoa mỹ, nhưng thực tế, những chính sách của họ chỉ nhằm mục đích...