Tù nhân chính trị chết trong tù - “Chính phủ Hà Nội bỏ mặc sức khoẻ tù nhân”

13 Tháng Giêng 20239:34 CH(Xem: 5379)
  • Tác giả :

Tù nhân chính trị chết trong tù -
“Chính phủ Hà Nội bỏ mặc sức khoẻ tù nhân”

547e3f82-d2e7-4e9e-bde0-556bc21a4b80




RFA




Chỉ trong sáu tháng, từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, đã xảy ra ba trường hợp tù nhân chính trị chết trong khi đang thụ án. Lý do mà thân nhân của họ nêu ra là vì họ mắc bệnh nặng nhưng không được chữa trị kịp thời.

Sáu tháng, ba tù nhân chính trị chết trong tù

Vụ việc mới nhất xảy ra vào hôm 5/1 vừa qua, tù nhân lương tâm Đinh Diêm (61 tuổi) qua đời ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Ông mất khi đang thụ án 16 năm tù giam về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) khu vực châu Á, bình luận với RFA qua email rằng điều kiện nhà tù ở Việt Nam vô cùng tồi tệ và quyền lợi của tù nhân không được quan tâm, đặc biệt là các tù nhân chính trị, những người đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ. Điều duy nhất mà Hà Nội lo lắng là họ sẽ bị chỉ trích vì cách đối xử tệ hại với các tù nhân.

Ông kêu gọi đối tác thương mại và các nhà tài trợ cho Việt Nam, những người quan tâm đến nhân quyền nên công bố rộng rãi về những cái chết vì bệnh tật của các tù nhân chính trị khi đang bị giam giữ, mà đáng ra những cái chết đó có thể ngăn ngừa được:

“Có thể, nếu cộng đồng quốc tế lên tiếng đủ mạnh về việc này, nó sẽ buộc các quan chức Việt Nam cung cấđầy đủ các điều kiện và chăm sóc tù nhân tốt hơn trong tương lai. Đây là một việc đáng để chúng ta làm thử.

Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã cho thấy họ không hề quan tâm đến sự tức giận và đòi hỏi công lý từ gia đình và bạn bè của sáu nhà hoạt động chính trị đã chết sau song sắt này.”

Tính từ năm 2019 cho đến nay, theo ghi nhận của RFA, cùng với ông Đinh Diêm, đã có năm tù nhân chính trị khác chết khi đang thi hành án tù, bao gồm:

-       Tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương, 58 tuổi, chết ngày 2/8/2022 trong  khi đang thi hành án tại Trại giam số 6.

-       Tù nhân tôn giáo Phan Văn Thu, người phải thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), mất ngày 20/11/2022 sau một thời gian bệnh nặng mà không được chữa trị đầy đủ và kịp thời.

-       Ngày 14/12/2021, Tù nhân lương tâm Huỳnh Hữu Đạt, 52 tuổi, mất tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, nơi ông này phải thụ án 13 năm tù với cáo buộc theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự cũ “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

-       Ngày 10/12/2019, Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, chết khi đang chịu án 13 năm tù giam vì bị cáo buộc tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

-       Và ông Đoàn Đình Nam mất trong Trại giam Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) ở tuổi 68 vào năm 2019.

Luật Việt Nam quy định gì?

Tại Điều 30 của Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Theo đó, “Người bị tạm giữ, tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bnh. Trường hợp bị bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị.” và “Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.”

Quyền được khám chữa bệnh đối với tù nhân được tái khẳng định trong Luật thi hành án hình sự nha năm 2015, tại Điều 55 quy định về chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân.

Luật sư Lê Hoà, thuộc đoàn luật sư Hà Nội, nói với RFA rằng các trại tù đều có trạm xá để chăm sóc y tế cho các phạm nhân. Đồng thời, trong luật pháp Việt Nam cũng quy định rõ về quyền lợi của người tù. Tuy nhiên, thực tế cán bộ trại giam thực hiện các quyền này như thế nào mới là điều đáng bàn:

“Về mặt luật pháp thì bất cứ nước nào nào cũng quy định về quyền lợi ca các phạm nhân, Việt Nam cũng vậy. Thế còn việc thực hiện nó như thế nào mới là điều đáng nói.”

Thực tế ra sao?

tbang.gif
Nhà hoạt động Trần Bang đang bị bệnh trong trạm giam, nhưng không được khám chữa. Ảnh: Fb Trần Bang

Cựu tù nhân lương tâm, luật sư Nguyễn Văn Đài, với kinh nghiệm thực tế hai lần ở tù, cho biết nếu tù nhân ốm nhẹ như cảm, sốt, viêm họng sẽ được trám xá trong trại giam đáp ứng nhu cầu khám bệnh, cấp thuốc. Ngược lại, nếu bệnh nặng thì rất khó để được duyệt cho đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện bên ngoài, đặc biệt là đối với các tù nhân mang án an ninh, chính trị:

“Đối với bệnh nặng đến mức độ phải đi bệnh viện thì lúc mấy giờ rất khó khăn. Ví dụ, đối với tù hình sự bình thường, họ có thể dùng tiền mua chuộc bác sĩ hoặc cán bộ trại giam để đi bệnh viện ngoài.

Còn đối với tù chính trị thì việc này rất khó khăn, hầu như là các tù chính trị đều bị bệnh nặng, gia đình và bản thân họ làm đơn kêu cứu đến Bộ công an nhưng mà hoàn toàn không được đáứng những yêu cầu đó.”

Một trường hợp tù nhân lương tâm đang bị bệnh trong tù mà không được khám chữa bệnh là ông Trần Bang. Ông Bang bị bắt hồi tháng 3/2022 về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Bà Thị Biết, em gái ông Bang nói với RFA rằng anh của mình bị một khối u, nó cứ to dần lên mà không rõ nguyên nhân. Gia đình đã gởi đơn yêu cầu khám chữa bệnh cho ông Bang. Tuy nhiên, các đơn từ đó không được phản hồi:

“Lần trước anh ấy bảo là bị khối u, tuy không đau nhưng nó phát triển từ từ. Gia đình có làm đơn nhưng không được phản hồi”

Quốc tế lên án

Các tổ chức nhân quyền Quốc tế đã nhiều lần lên án Chính quyền Hà Nội bỏ mặc tình trạng sức khoẻ của các tù nhân chính trị, cũng như kêu gọi Hà Nội phải điều tra tường tận về nguyên nhân các tù nhân chết khi đang ở trong trại giam.

Sau cái chết của nhà báo công dân Đỗ Công Đương hồi tháng 8 năm ngoái, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra thông cáo liên quan đến vụ việc này.

Đại diện CPJ nói trong thông cáo rằng CPJ vô cùng đau buồn trước tin nhà báo bị tù Đỗ Công Đương chết do bệnh nền. Việt Nam phải xúc tiến một cuộc điều tra đến nơi  đến chốn và độc lập về cái chết của ông Đương. Những viên chức trại tù bị phát hiện có trách nhiệm cố ý giữ lại thuốc men và không cho ông Đương được chữa trị kịp thời phải đối diện với công lý.”

Tổ chức Phóng viên Không Biên cũng giới bày tỏ thất vọng về cái chết trong nhà tù của nhà báo công dân Đỗ Công Đương; đồng thời kêu gi cộng đồng quốc tế hãy có hành động nhằm bảo đảm các nhà báo khác đang bị giam cầm tại Việt Nam được sống, không phải rơi vào tình cảnh như của ông Đỗ Công Đương.

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên chỉ trích chế độ giam giữ khắc nghiệt của các nhà tù Việt Nam. Trong đó có vấn đề các tù nhân, đặc biệt là tù nhân chính trị, bị giam giữ mà không được chăm sóc y tế.

Trong suốt năm năm gần nhất, từ năm 2018 đến 2021, báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ đều khẳng định tù nhân được chăm sóc y tế cơ bản, mặc dù trong nhiều trường hợp các cán bộ quản trại đã ngăn không cho người nhà mang thuốc vào cho tù nhân và trạm xá trong tù không xem xét kỹ hồ sơ y tế trước khi giam giữ của tù nhân.

Gia đình của các nhà hoạt động đang bị giam đã từng bị ốm hoặc đổ bệnh trong tù khẳng định rằng việc điều trị y tế ở trại là không đầy đủ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn và để lại hậu quả lâu dài.

Trong báo cáo năm 2021, Bộ ngoại giao Hoa kỳ cho biết có 36 vụ tù nhân chết khi đang bị giam giữ, trong đó 21 vụ chết do bệnh tật, chín vụ tự tử, bốn vụ do tai nạn và hai vụ chết do bị thương khi đánh nhau với bạn tù.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Hai 202010:28 CH(Xem: 13289)
Ông Hoàng Chí Bảo là một giáo sư tiến sĩ chuyên về triết học Marx Lenin, là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Công việc của ông là đi khắp nơi kể chuyện bác Hồ. Và “nghiên cứu” thực sự của ông lại là “sáng tác”. Trong 26 năm ông đã sưu tầm và sáng tác hàng ngàn câu chuyện về bác Hồ của ông để xây dựng và củng cố hình ảnh lãnh tụ trong mắt dân chúng. Khoảng 5 năm trước đây, trên mạng xã hội có lan truyền clip ông Hoàng Chí Bảo kẻ về “bác Hồ của ông nói được 29 thứ tiếng”. Rõ ràng nếu là người có lí trí thì không khó để nhận ra đây là câu chuyện tô vẽ về những khả năng mà ông Hồ Chí Minh không có....
04 Tháng Mười Hai 202010:20 CH(Xem: 7878)
Chiếu lệ vì nỗi oan ngút trời của người dân Thủ Thiêm, hàng ngàn gia đình bị san bằng nhà cửa, bị cưỡng chế phi pháp mảnh đất sống, gia đình li tán vất vưởng vô gia cư, màn trời chiếu đất hơn hai chục năm trời, có người oan ức phải tìm đến cái chết. Đối thoại với sáu mươi ngàn nỗi oan chồng chất, nhức nhối, đau khổ, đối thoại với sáu mươi ngàn thân phận dân đen lầm than bị chà đạp, ức hiếp, bị tước đoạt hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn sơ, tước đoạt nguồn sống, tước đoạt cả mạng sống mà chỉ trong hơn hai giờ chiều cuối tuần thì đối thoại cái gì?
03 Tháng Mười Hai 202011:11 CH(Xem: 10288)
“Giá điện không “gánh” khoản lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN”. Bài báo này là tiếp nối nhiều bài báo trong hàng chục năm qua ca thán về việc EVN không chịu dùng tiền đầu tư vào lưới truyền tải điện mà ôm tiền đầu tư ngoài ngành tạo ra hiện tượng chuỗi cung ứng điện bị nghẽn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng nhiều năm qua. Thế rồi dù báo nào nói thì EVN vẫn trơ trơ mang tiền đầu tư ngoài ngành gây thua lỗ rồi tăng giá điện siết cổ dân. Không đầu tư vào lưới điện là đì những nhà sản xuất điện loại “con ghẻ”, thua lỗ thì đè đầu dân móc túi. Vậy thì trách nhiệm an ninh năng lượng cho đất nước của EVN ở đâu?
02 Tháng Mười Hai 20209:03 CH(Xem: 11065)
Đỉnh nhất, cao nhất phải nói là sáng kiến tạo ra doanh thu từ những con bò sữa về nước, theo đó bất cứ ai quay trở về nước vào thời điểm này phải “đóng tiền cách ly 14 ngày” có giá từ 20 đến 30 triệu đồng! Quả là thiên tài loài khỉ có khác, cứ đếm đầu người mà tính phí là tha hồ có tiền, mà cái đám về nước đó có ai khác hơn là đám công dân xã nghĩa đi lao động xuất khẩu đem tiền về cho đảng, đám du học sinh con ông cháu cha, con cái dại gia Đỏ, do những trường học, hãng xưởng nước ngoài đóng cửa, không có việc làm cho nên bắt buộc phải quay về chứ ở lại thì tiền đâu mà sống, mà trả tiền thuê nhà...
02 Tháng Mười Hai 20209:02 CH(Xem: 10872)
Còn Dương Chí Dũng, người phá banh Vinalines là con người thế nào? Ông ta học hết phổ thông, đi xuất khẩu lao động, sau đó học tại chức Đại Học Hàng Hải, học tiếp đại học lên thạc sỹ, và cuối cùng lấy được bằng “tiến sĩ kinh tế”. Tiến sĩ thật học rất vất vả vì nó đòi hỏi người dó phải có năng lực nghiên cứu, mà phải nghiên cứu ra đề tài mới. Thế mà mấy quan chức CS học tiến sĩ nhẹ như lông hồng, có ông lấy bằng tiến sĩ chỉ trong vòng… 6 tháng, hơn cả thiên tài. Chính nhờ bằng tiến sĩ “danh giá” ấy mà Dương Chí Dũng đã để lại một Vinalines tan hoang mà đến nay qua 2 đời thủ tướng cũng giải quyết chưa xong.
02 Tháng Mười Hai 20208:58 CH(Xem: 7468)
Tài trí thường thường bậc trung, nhưng ông Phạm Minh Chính lại ngộ nhận về mình, tự cho là giỏi, rất hay thích phát biểu “đao to, búa lớn”, khoe chữ, bàn về những chuyện toàn cầu, thế giới, chiến lược, vĩ mô trong khi chẳng biết gì về cái cụ thể, cái vi mô. Quả thật, nếu ai lần đầu tiên tiếp xúc với ông Chính sẽ dễ nhầm tưởng tài năng thật, nhưng chỉ cần gặp đến lần thứ 2 thì sẽ thấy lỗ hổng rất lớn về kiến thức trong con người này. Chính vì vậy, trong bất kỳ cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nào, uy tín của ông Phạm Minh Chính luôn luôn thấp.
30 Tháng Mười Một 202011:20 CH(Xem: 12684)
Nhân vật Lê Đức Anh là một con người có công với ĐCS cũng tương tự như Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng nhưng đối với nhân dân ông ta là tội đồ của dân tộc. Hôm nay ĐCS vinh danh 100 năm ngày sinh của nhân vật này. Hành động này của ĐCS chính là một cú đạp mạnh vào nỗi đau của vong linh 64 chiến sĩ hy sinh để giữ gìn biển đảo cho tổ quốc. Thời này được ĐCS đặt tên nó là “thời đại Hồ Chí Minh”. Vâng! “Thời đại Hồ Chí Minh” phải được định nghĩa cho đúng là thời kỳ lên ngôi của những kẻ phản nước hại dân.
28 Tháng Mười Một 202010:13 CH(Xem: 6547)
Một quyết định quy hoạch từ chính phủ mà bản đồ gốc lại không có chữ ký của cơ quan chuyên ngành của chính phủ mà chỉ có chữ ký của cơ quan chuyên ngành ở địa phương thì có ai tin nổi nó là “bản chính” không? Cho nên chuyện mất bản đồ gốc tại UBND Thành Phố và tại Bộ Xây Dựng cùng với bản đồ quy hoạch “gốc” xuất hiện kịp lúc nhưng không hề có con dấu của Bộ do ông Võ Viết Thanh đưa ra được xem là kế hoạch của lãnh đạo chính quyền Sài Gòn thế hệ trước giải cứu cho nhóm đàn em Hải – Quân – Đua – Cang.
27 Tháng Mười Một 202010:05 CH(Xem: 10593)
Để giải quyết rốt ráo vấn đề Thủ Thiêm, chính quyền CS phải cho đám Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân tống vào tù và sau đó giải quyết những bức xúc của người dân hiện nay, chứ không còn cách nào khác. Thế nhưng cái khó của chính quyền CS là họ xử lý tham nhũng bằng cách dùng quyền lực lớn đánh bại quyền lực yếu hơn chứ hoàn toàn không dựa vào pháp quyền. Vậy nên với sức mạnh của nhóm Hải – Quân – Cang – Đua thì gần như ông Nguyễn Phú Trọng chẳng làm gì được, nó như một cái boong ke vững chắc bất khả xâm phạm. Lúc ông Trọng tóm Lê Tấn Hùng em trai của bố già....
26 Tháng Mười Một 20207:53 CH(Xem: 11627)
Những ngôn từ kêu gào nào là các thế lực “chống phá chế độ, nào là xuyên tạc, chống phá đại hội XII”. Ông không hiểu sao: Quan nhất thời dân vạn đại. Các nước văn minh dân chủ đảng nào cầm quyền cũng chỉ 4 năm, tối đa 8 năm để có sự cạnh tranh chính nghĩa, luôn đưa đất nước tiến lên phía trước, và quả thật họ đã làm được. Nó minh chứng con đường các nước dân chủ đang đi là đúng đắn theo xu thế thời đại. Vậy tại sao đcsVN lại cứ muốn độc tài thể chế? Dân chủ ở đâu, nhân quyền ở đâu? Ở VN, bầu cử chỉ là trò láo khoét. Đại hội là của đảng viên cộng sản, liên hệ gì đến dân?
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!