Sau 50 năm, An Lộc vẫn còn những hồn ma

19 Tháng Mười 20228:19 CH(Xem: 10257)

                      Sau 50 năm, An Lộc vẫn còn những hồn ma

An-Loc-van-con-nhung-hon-ma-1
Tấm bia được làm sơ sài, lư hương nham nhở, trong “di tích lịch sử văn hóa” ở thị xã An Lộc – Ảnh: Xuân Tiên/Saigon Nhỏ



Ông Tư Sài Gòn
  Sài Gòn Nhỏ




Tôi nhớ một sáng Tháng Tư tại quán cà phê con Pha, ông Giáo ngồi trầm ngâm bên ly cà phê đen nguội lạnh. Tôi tôn trọng sự suy tư của ông nên cũng chẳng hỏi gì, cúi đầu đọc báo.

Cuối cùng, sau tiếng thở dài ông Giáo nói: “Tháng này là tháng giỗ cả gia đình thằng Tư, em tui. Cả nhà nó chết ở An Lộc năm 1972”.

Tôi hỏi ông Giáo sao không về An Lộc thắp nhang, ông nói có lẽ gia đình chú Tư cùng hàng ngàn người được chôn trong mộ ngôi mộ tập thể ở đấy. Ông không muốn về nên cứ mỗi Tháng Tư ông chỉ thắp nhang vái vọng. Ông Giáo nói:
“Họ (chính quyền) công nhận ngôi mộ tập thể này là ‘di tích lịch sử’, là ‘tội ác đế quốc Mỹ’ nên tôi sẽ không bao giờ về đó thắp nhang cả. Về có nghĩa là công nhận sự dối trá, lật lọng của họ là sự thật”.

Vào Tháng Bảy, tôi và ông Giáo có dịp về vùng đất An Lộc với một người bạn, người đã trải qua những giờ phút khốc liệt nhất của cuộc chiến ở đây. Tôi hỏi anh về ngôi mộ 3,000 người mà chính quyền cho rằng đó là “tội ác của Mỹ-Ngụy”, thì anh bật cười chua chát nói:

“3,000 là con số do chính quyền đưa ra. Nhiều người bất ngờ với con số này. Thường thì kể về ‘tội ác Mỹ-Ngụy’ chính quyền thường nâng khống con số lên, nhưng ở đây họ lại hạ con số tử vong xuống. Ông Tư có thấy lạ không?”

Anh hỏi tôi rồi trả lời luôn, “lý do hạ con số tử vong xuống vì đó là tội ác của họ!”

Khu “di tích lịch sử” được chính quyền đầu tư hơn 35.7 tỷ đồng để che đậy tội ác của Việt cộng năm 1972 tại vùng đất An Lộc – Ảnh: Xuân Tiên/Saigon Nhỏ

Anh nói nếu hỏi bất cứ người dân An Lộc nào, họ cũng đều trả lời là ngôi mộ chung đó của 5,000 người trong đó phần lớn là người dân vô tội, bị đạn pháo của Việt cộng. Một số ít là lính VNCH không nhận diện được, và một ít là Việt cộng.
Trong suốt hai tháng trời thành phố bị vây hãm, nơi đây đã chịu đựng hơn 200,000 quả đạn đủ loại. Tính trung bình mỗi ngày người dân ở đây hứng chịu hơn 3,000 quả.

Năm 2018, chính quyền đã bỏ ra hơn 35.7 tỷ đồng để trùng tu và biến nó thành “di tích lịch sử” nhằm che đậy tội ác của họ.

Anh bạn chở chúng tôi lại ngôi mộ tập thể này. Chỉ mới bốn năm, khu “di tích” đã xuống cấp vì không ai chăm sóc. Cửa đóng, then cài, muốn vào đó thắp nhang cũng không được. Đứng ở bên hông khu mộ nhìn, vào tôi thấy tấm bảng ghi nội dung: “Mộ 3000 người. Nơi an nghỉ của đồng bào thị xã An Lộc – Bình Long, bị bom Mỹ hủy diệt mùa Hè năm 1972”.

Tấm bia được đặt lên một tấm đá, phía dưới là bệ xây bằng gạch ống không tô trát xi măng nhìn rất tạm bợ. Đằng trước là một lư hương xi măng nham nhở, bên trong có chừng 20 cây chân nhang phai màu, chứng tỏ lâu lắm không có người đến thắp nhang.

Đứng gần tường rào, tôi nghe văng vẳng tiếng tụng kinh “Nam Mô A Di Đà Phật” phát ra từ chiếc máy digital nhỏ bên trong tường rào. Có lẽ người thân nào đó của người chết nằm trong đấy cố tình để lại nhằm giúp những người chết theo đạo Phật có thể nghe kinh siêu thoát.

Đối diện nấm mộ 5,000 người là Bệnh viện Bình Long, nay là Bệnh viện Đa khoa thị xã (góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch và Phan Bội Châu), anh bạn tôi bồi hồi nhớ lại:

“Ít ai được dịp chứng kiến cơn mưa đạn pháo của Việt cộng dội xuống thành phố này. Không nơi nào, không có vật gì ở đây nguyên vẹn. Từ cột đèn, cây cối, xe cộ, đều hứng chịu ít nhất một miểng pháo”.

           Phía bên kia đường là Bệnh viện Bình Long ngày trước, nay là Bệnh viện Đa khoa thị xã – Ảnh: Xuân Tiên/Saigon Nhỏ

Chỉ tay qua phía bệnh viện, anh nói các bác sĩ, y tá làm việc ngày đêm. Người chết, người sống nằm cạnh nhau vì nhà xác chật kín rồi. Họ nằm tràn ra mặt đường, người chết thì chất chồng lên 3, 4 lớp. Thỉnh thoảng bác sĩ chạy ra xem bệnh nhân, ai chết thì thôi, ai còn sống thì tiếp tục cứu chữa. Anh nói tiếp:
“Trịnh Công Sơn có bài hát ‘Ngụ ngôn mùa Đông’ trong đó có câu “Một ngày mùa đông, trên con đường mòn, một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan…” chưa đủ nói lên thảm cảnh ở An Lộc năm 1972. Với mật độ đạn pháo khủng khiếp của Việt cộng trong những ngày đó, người chết ở đây phải chết tới 5, 6 lần, chết tới khi không còn thịt da để nát!”

Người chết nhiều quá, xác cứ phơi giữa đường, trong góc hẻm, từ ngày này sang ngày khác, không khí ngày càng đặc quánh mùi tử thi, nên giữa hai lần giao chiến, Sư đoàn 5 và Địa phương quân An Lộc tổ chức thu dọn, chở xác dân chúng, xác binh sĩ miền Nam không còn nhận diện được và cả bộ đội miền Bắc cho vào hố chôn tập thể này.

“Đó là sự thật, dân chúng ở An Lộc ai cũng biết”, giọng nói anh bạn tôi run run khi nhớ đến khung cảnh địa ngục mà anh đã phải chứng kiến “5,000 nạn nhân của Việt cộng được chôn ở đây, không có ‘đế quốc Mỹ’ nào dội bom cả”.

                      Không ảnh cho thấy Thị trấn An Lộc đã trở thành bình địa sau hai tháng bị Việt cộng pháo kích – Ảnh tư liệu

“Ở An Lộc hiện nay vẫn còn nhiều hồn ma lắm”, anh bạn tôi trầm ngâm chia sẻ:

“Ai ở An Lộc mà nói chưa gặp ma bao giờ là nói ‘xạo’. Tôi tin rằng còn rất nhiều hồn ma vẫn đang vất vưởng ở thành phố này vì chưa thể siêu thoát. Người chết 5, 6 lần làm sao siêu thoát được nếu người giết họ vẫn đang nhởn nhơ sống với “chiến thắng oai hùng”? Làm sao người chết có thể siêu thoát khi bị ‘đồng chí’ bỏ rơi? Ngay cả nấm mồ tập thể mà chính quyền cho rằng chỉ có 3,000 người chết, thế thì chẳng lẽ 2,000 người chết kia vẫn lởn vởn bên ngoài hàng rào “khu di tích lịch sử” không được vào trong vì không được nhà nước công nhận?”

Ông Giáo chỉ lặng yên nghe. Năm mươi năm rồi mà hòn đá vẫn đè nặng trên ngực ông. Cả gia đình người em chết thảm vì đạn pháo Việt cộng, căn nhà nhỏ của họ chỉ còn lại đống gạch vụn thì làm sao xác còn nguyên vẹn. Ông cũng chỉ được người hàng xóm chú Tư nói lại như thế, mà cũng chỉ biết sau này, khi chiến trận đã chấm dứt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Ba 202110:31 CH(Xem: 10385)
Chúng ta có thể thấy, một con người có lòng trắc ẩn, yêu quê hương và đồng bào mình dù bất cứ ở đâu họ vẫn tìm cách đưa vấn đề lên để tác động nhiều chiều, với hy vọng các quốc gia trên thế giới hãy quay camera về nước họ để giúp họ thay đổi tình hình ngày càng nghiêm trọng tại đây. Một vấn đề đáng để ca ngợi lòng yêu nước của cô như thế thì lại phớt lờ, vậy mà Tuyên giáo lại lái sang vấn để cực kỳ thấp hèn của mình để mong rằng dư luận bớt chú ý chuyện khác mà cười nhạo người Miến Điện. Hèn, là bản chất của tuyên giáo Việt Nam!
20 Tháng Ba 202110:29 CH(Xem: 8785)
Sự việc các cơ quan ngăn chặn ngay từ đầu thì đâu có chuyện lừa đảo xuyên quốc gia như thế? Nếu ủy ban Hà Tĩnh không cấp tiền không cấp đất thì Yên đâu có phải là ‘’thần y’’? Nếu Quảng Ngãi không trả 200 triệu mời yên về, thì Yên liệu có là Thần y? Nếu yên bị kết tội là kẻ lừa đảo, thì những kẻ tung hô, mời rước y khoác áo công quyền phải có liên đới. Việc gì nguy hại cho đảng thì ra sức ngăn chặn, bắn luôn đồng chí cũng phải làm, việc gì vô hại cho đảng thì thỏa sức mà làm tới. Cho dù trục lợi lên sức khỏe của nhân dân, xương máu của đồng bào. Vì thế, đảng mới vinh quang.
19 Tháng Ba 202111:37 CH(Xem: 12244)
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến cái tòa nhà Quốc Hội nước CHXHCNVN, nơi có hơn 500 ông, bà nghị gật đang hăng say phát biểu ‘theo chủ trương, và chỉ đạo của đang’ và tôi tự hỏi mình rằng họ đang làm gì mà không thấy một điều luật gây nhiều phiền toái, bất cập đang làm phiền nhiễu cuộc sống của mọi người? Có lẽ chỉ là loại nghị gật, chỉ biết ngồi gật gù ăn lương cao bổng hậu cũng nên? Hay người ta bảo họ chinh là loại nghị gật chắc cũng không sai! Căn cước công dân có hiện đại văn minh đến đâu cũng chỉ để phục vụ con người, đó không phải là một công cụ theo dõi, rình mò và khống chế con người.
19 Tháng Ba 202111:36 CH(Xem: 8858)
... Mà như ta biết hệ thống hàng không giá rẻ là phương tiện cạnh tranh trực tiếp với đường sắt cao tốc trong vận tải hành khách nội địa. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chính quyền CS đang cho đầu tư cả hai hệ thống giao thông đang cướp khách của nhau? Điều này cho thấy, dự án đường sắt cao tốc mà Trung ương quyết làm cho bằng được không hề vì yếu tố kinh tế cho đất nước. Vậy câu hỏi phát sinh là, nếu không vì yếu tố kinh tế thì vì yếu tố gì? Chỉ có thể là yếu tố chính trị.
19 Tháng Ba 202111:35 CH(Xem: 9420)
Đại tá Nguyễn Thượng Lễ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP An Giang, khi được hỏi về tình hình buôn lậu qua biên giới, ông nói: “Theo tôi nắm được, trên tuyến biên giới, không có cán bộ biên phòng nào buôn bán qua lại biên giới và tham gia vấn đề hàng lậu”. Thế nhưng vào sáng 28/2/2021, Công an tỉnh An Giang đã kiểm tra 2 căn nhà số 142 và 276, tọa lạc tại P.Vĩnh Nguơn, TP.Châu Đốc do thượng tá Hoàng Văn Nam, và vợ là bà Trần Thị Vàng làm chủ; đồng thời kiểm tra nhà số 193 do bà Trần Thị Dũng, chị vợ ông Nam thì phát hiện có hơn 1.100 món đồ và hơn 1,3 tấn hàng hóa...
18 Tháng Ba 202110:55 CH(Xem: 5737)
Thật tình, muốn tu khẩu Không muốn nói nặng lời Nhưng mà căm một lũ Quan gian tham, hại đời. Nếu như ở nước khác Chắc chắn lũ quan này Cả bè cánh dây dợ Vào tù luôn một bầy Chao ôi! Thật tởm lợm Tôi nói, thề không sai Chắc chắn nhiều người nghĩ Nó giống như quan tài.
17 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 12689)
Trong bộ máy nhà nước CS nó chứa 2 thứ quan trọng, đó là bộ phận lừa gạt và bộ phận đe dọa. Bộ phận lừa gạt chính là ban tuyên giáo, bộ Thông tin và truyền thông và nền giáo dục nhồi sọ. Bộ phận đe dọa chính là công an và hệ thống tòa án, chính nó không xem trọng việc thực thi công lý mà xem trọng trách nhiệm bảo vệ đảng, nên thay vì nó bảo vệ dân thì nó lại là hệ thống đe dọa sự an nguy của dân. Có thể nói, nhà nước CS là bộ máy lừa gạt khổng lồ nhất mà nhân loại từng có. Nó chỉ sống được trên nền tảng một xã hội ngu muội để họ dễ dàng dắt mũi toàn dân.
16 Tháng Ba 202110:43 CH(Xem: 10493)
Nhiều quốc gia dân chủ đã nhanh chóng lên án quân đội Miến Điện về những hành vi vi phạm nhân quyền, phi dân chủ như thế. Nhưng Việt Nam là một quốc gia tự nhận là yêu hoà bình, nhưng cho tới giờ lại im lặng đến lạnh người, vì sao vậy? Phẩm giá con người Việt Nam đã bị đảng cầm quyền làm ô uế, khi bản tánh yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh, một đất nước có 4 ngàn năm văn hiến đã bị bôi lên những điểm mờ là đứng sau các tội ác ở Miến Điện. Cái này liệu có nên tự hào quá Việt Nam ơi không?
16 Tháng Ba 202110:42 CH(Xem: 13286)
Rõ ràng, suốt hơn ngàn năm nay, cuộc xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam chưa bao giờ ngưng nghỉ mà chúng chỉ thay đổi chiến thuật, cấy nội gián bằng nhiều cách. Nhưng, dù sao, thời quân chủ tập quyền, việc cấy nội gián của Trung Hoa khó khăn hơn rất nhiều so với thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Bởi các thời trước dù sao chăng nữa, giữa Trung Hoa với nước Việt không có chung một thứ chủ nghĩa, chính cái chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng biến nước Việt thành tiền trạm cho chủ nghĩa và có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn gián điệp do Trung Hoa đào tạo...
15 Tháng Ba 202110:46 CH(Xem: 9746)
Như vậy nhà nước thứ nhất cai trị đảng viên, nhà nước thứ nhì cai trị nhân dân, nhà nước thứ ba kiểm soát tư tưởng toàn dân. Hầu hết nhà nước nào cũng nhắm đến nhân dân cả. Nhà nước thứ nhất mang tiếng cai trị đảng viên nhưng hầu hết đảng viên là phục tùng đảng vô điều kiện, nên nhà nước thứ nhất chủ yếu là ra chủ trương cho nhà nước thứ nhì thi hành. Khi nhà nước thì nhì thi hành thì nhà nước thứ 3 có nhiệm giám sát để phát hiện và loại bỏ sự bất phục tùng của người dân. Nói tóm lại, dân Việt Nam bị cùm rất chặt bởi 3 nhà nước này. Và với 3 cái cùm đó thì ĐCS kéo cổ...
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...