Cái chết của Hòa Thượng Thích Thiện Minh

20 Tháng Mười Một 202110:33 CH(Xem: 8599)
             CÁI CHẾT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH*


safe_image.php                                                                      Hình từ bài chủ



Song Chi

Facebook



Nhân 40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất bị CSVN đưa vào âm mưu bức tử (1981-2021), thiết nghĩ cũng cần nhắc lại câu chuyện thương tâm về Thượng tọa Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết ở trại cải tạo Hàm Tân (Phan Thiết cũ). Trong một bức thư gửi từ Sàigòn ra hải ngoại vào ngày 7-11-78, Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “… Thầy Thiện Minh đã qua đời một cách hắc ám tối tăm trong cơ cực, tin cho bà con biết.
Khi thầy nằm xuống, không một thân nhân ở đó. Khi được tin thì cũng chỉ được quyền ngó mặt rồi họ giục về cho họ đi chôn. Muốn ở lại thêm họ cũng không cho (…)”. Đến nay thì mọi chuyện đã rõ là Thượng tọa đã bị tra tấn cho đến chết ngay ở Sài Gòn, tại Trại X4 (ở đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn). CSVN đã chở xác Thượng tọa ra Hàm Tân để đánh lạc hướng biểu tình của Phật tử ở Sài Gòn đang sôi động sau những ngày Thượng tọa bị bắt.
Ông Lê Xuân Thuấn, nguyên là một cán bộ công an làm việc tại Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Nội vụ của cộng sản Việt Nam, không chịu đựng nổi sự thống trị nghiệt ngã dã man và vô cùng xảo quyệt của cộng sản, đã vượt biên tìm tự do. Ông Thuấn là người đã chứng kiến những sự kiện liên quan đến cái chết của thầy Thích Thiện Minh từ đầu đến cuối. Dưới đây là ghi chép từ lời kể của ông Thuấn, cũng là một bằng chứng mới bổ sung vào tập hồ sơ tội ác đã dày cộm của cộng sản đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất suốt non nửa thế kỷ....
xxxxx
Tên công an gằn giọng:
– Tôi hỏi lần cuối cùng: ông có chịu ký vào biên bản nhận mình có âm mưu đứng ra tổ chức chống phá cách mạng không?
Thượng tọa Thiện Minh lắc đầu: Không.
Tên công an đập bàn quát:
– ĐM mày ngoan cố hả? Thượng tọa Thiện Minh vẫn điềm đạm:
– Tôi không ngoan cố. Tôi chỉ đòi hỏi ông nêu ra những bằng cớ chính xác chứng minh là tôi đứng ra âm mưu tổ chức chống phá cách mạng. Thế thôi.
Tên công an gừ gừ mấy tiếng trong cổ họng nhưng cuối cùng hắn vẫn nín khe. Hắn gườm gườm nhìn vị Thượng tọa ốm yếu đang ngồi xiêu vẹo trước mặt. Đôi lông mày sâu róm của hắn cau lại, đôi môi giật giật liên hồi, mắt hắn long lên như đổ lửa. Rồi hắn đứng dậy, rít lên trong kẽ răng:
– Được, mày muốn, ông sẽ chứng minh cho mày thấy.
Hắn quay ra ngoài, gọi lớn:
– Đính đâu?
Một tên công an mặt mũi non choẹt nhưng hung ác xăm xăm chạy vào:
– Thưa thiếu tá, có em.
Tên thiếu tá công an nhìn Thượng tọa Thiện Minh, hất hàm:
– Đánh.
Không cần lời ra lệnh thứ hai, Đính hiểu ngay. Hắn bước từng bước chậm chạp lại gần thầy Thiện Minh. Thầy cố trấn tĩnh chờ đợi. Thầy nghe tiếng chân hắn khua trên nền gạch. Thầy nhìn bàn tay hắn co lại. Và thầy thấy hình như cánh tay hắn vung lên. Thầy bật người ra sau, ngã sõng soài dưới đất. Mắt hoa lên thấy cả một trời sao lấp lánh. Hai vệt máu từ từ lăn ra hai bên khoé miệng. Thầy ráng lồm cồm bò dậy. Đính lặng yên đứng ngó, hắn đang chờ lệnh tiếp. Tên thiếu tá công an hất hàm:
– Tiếp.
Đính lại nhào tới. Thầy Thiện Minh chưa kịp đứng vững đã bị ngay một quả đấm trời giáng vào ngực. Thầy oằn người lại, gục xuống. Nhưng không té hẳn. Bàn chân của Đính đã tung lên đá thẳng vào mặt khiến cả thân hình thầy như sắp ngã về phía trước lại bật ngược ra sau. Đầu nện chát xuống nền nhà. Đính lại cúi xuống, nắm cổ áo vực dậy. Hắn đấm đá tới tấp vào người thầy. Mặt mũi thầy Thiện Minh loang đầy máu. Có mấy chiếc răng bị văng ra ngoài. Người mềm nhũn ra mặc tình cho Đính hành hạ.
Tên thiếu tá công an đang đứng nhìn bỗng dưng lên tiếng:
– Khoan, Đính. Dừng tay chờ tí. Rồi hắn bước lại, đưa bàn tay thô nhám cầm cằm thầy Thiện Minh hất lên. Hắn hỏi, giọng mỉa:
– Sao, bằng cớ như vậy đã đủ chưa? Chịu ký không?
Thầy Thiện Minh ráng mở mắt nhưng cứ hấp háy hoài không mở nổi. Một quả đấm trúng vào đuôi mắt trái khiến mắt thầy sưng vù lên, húp lại. Thầy thều thào:
– Không.
Hình như thầy muốn nói nữa, nhưng thầy nói không ra hơi. Tên thiếu tá công an chỉ nghe cái âm ú ớ như người sắp tắt thở. Hắn giận dữ đẩy chúi thầy Thiện Minh về phía trước. Đầu thầy đập vào cái góc bàn kêu chát một tiếng rồi quỵ xuống. Tên thiếu tá công an nhìn Đính ra lệnh tiếp:
– Cứ đánh đến khi nào hắn hết ngoan cố thì thôi. Nhớ đừng đánh lên mặt nhiều quá.
Đính lại nhào tới. Hai cánh tay cứng cáp của hắn lại vung lên lia lịa. Bình bịch. Chan chát. Lâu lâu thầy Thiện Minh lại kêu “oái” lên một tiếng. Rồi lại ình ịch, chan chát. Khuôn mặt thầy dầm dề máu me. Mặt mày Đính cũng ướt đẫm mồ hôi. Bình bịch. Chan chát. Những cánh tay vung. Những dòng máu hộc. Đính như điên cuồng. Hắn đánh bất kể. Có cảm tưởng như hắn đang tập võ trước một bao cát. Hắn đánh thẳng. Hắn đánh lật ngược. Hắn chém sóng tay vào cổ. Hắn thúc cùi chỏ lên ngực. Hai tay ghì chặt lấy đầu thầy Thiện Minh kéo xuống rồi đưa đầu gối hất ngược lên. Ình ịch. Chan chát. Hắn đá. Hắn đạp. Hắn quật giò lái. Bình bịch. Chan chát. Thân hình thầy Thiện Minh như mềm lả ra. Thầy không đứng nổi cho Đính đánh. Đính phải cầm cổ áo dựng dậy, còn tay kia cứ tiếp tục quai ra giáng từng cú đấm trời giáng vào người thầy Thiện Minh. Bình bịch. Chan chát.
– Thôi.
Tên thiếu tá ra lệnh. Đính ngừng tay. Thân thể thầy Thiện Minh rũ xuống, ngã huỵch xuống đất. Ông nằm ngay đơ không nhúc nhích. Tên thiếu tá hất hàm bảo Đính:
– Lại rờ mũi hắn xem sao?
Đính bước lại, đưa tay rờ rờ trên mũi thầy Thiện Minh, rồi đáp:
– Chết cha, sao chẳng nghe thở gì hết trơn vậy thiếu tá?
Tên thiếu tá hỏi giọng bồn chồn:
– Thiệt hả? Mày coi lại kỹ đi.
Đính lại cúi xuống. Lát sau, hắn ngước lên, trả lời:
– Chả chết thiệt rồi thiếu tá ạ.
Tên thiếu tá đáp lạnh:
– Lấy nước dội vào người hắn xem thử sao. Có khi hắn bất tỉnh không chừng.
Đính chạy ra ngoài khoảng năm phút sau mang vào một lon nước. Hắn dội vào mặt thầy Thiện Minh. Thầy vẫn nằm ngay đơ. Tên thiếu tá công an đăm đăm ngó. Đính lâu lâu lại đưa tay rờ lên mũi rồi lên ngực thầy Thiện Minh. Cả hai không nói gì. Gian phòng chìm trong lặng ngắt.
Cuối cùng, tên thiếu tá công an ra lệnh:
– Cho gọi y sĩ.
Đính “dạ” một tiếng rồi phóng ra ngoài. Y sĩ đến. Nói là y sĩ nhưng hắn cũng là một tên công an. Hình như đã quá quen cái nghề nghiệp của mình, bước vào, hắn chỉ chào tên thiếu tá rồi cúi xuống người thầy Thiện Minh đang nằm dài dưới nền nhà. Hắn lật mí mắt thầy Thiện Minh lên coi. Hắn lấy ống nghe mạch ra chậm chạp đeo vào cổ rồi rà rà vào ngực. Mắt hắn nhắm nghiền lại lim dim nghe ngóng. Lát sau, hắn ngước lên, uể oải nói:
– Thưa thiếu tá, hắn chết thật rồi.
Tên thiếu tá cắn môi nghĩ ngợi một lúc rồi đáp:
– Ừ, không sao. Cho khiêng xuống nhà xác.
Đính lại “dạ” rồi ra dấu cho tên y sĩ phụ giúp khiêng xác thầy Thiện Minh ra ngoài. Chợt, tên thiếu tá lên tiếng:
– À, mà thôi. Đừng khiêng xuống nhà xác. Cứ để ở phòng số năm chờ xem.
Nói xong, tên thiếu tá vội vã bước lại bàn, cầm ống điện thoại lên quay số. Hắn căng thẳng chờ. Chuông reng. Có tiếng người bên kia đầu giây. Tên thiếu tá nói, giọng khẩn trương:
– Thưa, báo cáo đồng chí, tên Thiện Minh đã chết rồi ạ.
– Tại sao hắn chết?
– Hắn lì lợm không chịu cung khai, anh em tra tấn, không ngờ hắn yếu quá nên chết luôn.
– Lâu chưa?
– Thưa, mới đây. Chừng 10 phút.
– Thôi được. Không sao. Hiện giờ xác hắn để đâu?
– Dạ, tại trại X4 ạ.
– Có ai biết nhiều không?
– Thưa, chưa ai biết, ngoài vài anh em trong Ban Chấp pháp.
– Tốt. Thế này nhé, đồng chí ráng giữ đừng cho ai biết nhiều, nhất là bọn phạm nhân khác. Trại X4 là trại tạm giam nên có người chết trong đó cũng khó nói. Tốt nhất, bây giờ, đồng chí cho xe công an chở xác thằng thầy tu đó qua bên Chí Hòa đi, rồi liệu sau.
– Thưa, vâng ạ.
– Nhớ khẩn trương lên nhé.
– Thưa, vâng ạ.
– Và nhớ giữ bí mật nhé. Đừng, tuyệt đối đừng công bố tin Thiện Minh chết ra ngoài. Đợi lệnh tôi.
– Thưa, vâng ạ.
Đợi Lê Thanh Vân gác máy bên đầu giây bên kia, tên thiếu tá mới quay lại bảo Đính:
– Mày gọi thằng Thụ lấy xe sẵn rồi khiêng xác thằng thầy tu này xuống chở qua bên Chí Hòa.
Đính chạy đi. Hắn chạy cũng nhanh như những cú đấm hắn giáng phũ phàng lên người thầy Thiện Minh lúc nãy.
Chưa đầy 15 phút sau, chiếc xe công an chở xác thầy Thiện Minh đã lăn bánh. Cho hú còi inh ỏi chiếc xe phóng đi với tốc độ của những vụ săn cướp. Trại X4 nằm ở số 258 đường Nguyễn Trãi quận 1 nên tên thiếu tá công an hút vừa hết điếu thuốc lá Capstan, chiếc xe đã tới cổng trại Chí Hòa. Cánh cổng sắt chậm chạp mở ra. Chiếc xe lướt vào sâu trong sân. Một tên công an già, khoảng trên 50 tuổi từ văn phòng đi ra, chào tên thiếu tá:
– Chào đồng chí ạ.
Tên thiếu tá lễ phép:
– Vâng, xin chào đồng chí trung tá. Chúng tôi cho mang xác của Thiện Minh đến.
Tên trung tá nói khẽ:
– Đồng chí Lê Thanh Vân mới điện thoại bảo thôi không để xác hắn ở đây nữa, mà chở thẳng ra Hàm Tân.
– Hàm Tân à? Tại sao vậy?
– Tại vì ở đây, ngay trung tâm thành phố rất bất tiện. Thứ nhất lỡ các tổ chức quốc tế đang có mặt tại Sài Gòn giở chứng hoạnh họe đòi coi mặt mũi hắn thì khổ cho mình. Thứ hai, từ mấy tháng nay bọn Phật tử ở thành phố đã xôn xao về vụ bắt hắn. Nhiều nhóm biểu tình đây đó đã nổi lên. Nếu biết hắn chết, bọn mê tín dị đoan đó kéo nhau tới đòi xác thì rất bất lợi và nguy hiểm cho ta.
Tên thiếu tá gật gù:
– Đúng, nhưng…
– Nhưng sao?
– Nhưng, chở ra Hàm Tân rồi sao?
– Chả sao cả. Ra đó đồng chí Giám đốc Sở công an thành phố sẽ cử phái đoàn ra lập biên bản khám nghiệm giả. Rồi báo cho thân nhân biết, khi thân nhân đến thì lấy lý do đã quá ngày, mình cho chôn cất rồi. Hàm Tân xa xôi quá cho nên không gây sôi động trong dư luận quần chúng đâu.
Tên thiếu tá lại gật gù:
– Hay đó. Anh Vân có dặn cụ thể là ai sẽ mang xác tên thầy tu này ra Hàm Tân không, thưa đồng chí?
– Ảnh nói, tốt hơn hết là chính đồng chí hướng dẫn vụ chở xác này cho đảm bảo. Ảnh đã điện thoại báo cho trại Hàm Tân biết rồi.
– Tôi phải đi ngay?
– Vâng, nếu được.
– Thôi, chào đồng chí.
– À, đồng chí đi vui vẻ nhé.
Tên thiếu tá lại lên xe bảo tài xế chạy thẳng ra Hàng Xanh. Chiếc xe dừng lại cầu để đổ thêm xăng rồi bon bon chạy theo xa lộ Biên Hòa về hướng Hàm Tân, một huyện nhỏ thuộc tỉnh Thuận Hải, nơi từ sau 1975, đầy nhóc các trại tù.
Trước sân chùa Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp, Hòa thượng Thích Trí Thủ cầm tờ giấy báo tử mà cứ ngơ ngẩn như xuất thần. Ông đọc đi đọc lại tờ giấy mỏng dính, vàng khè ấy không biết bao nhiêu lần. Vẫn có chừng ấy chữ. Nội dung thật vô cùng đơn giản:
Ông Đỗ Xuân Hàng, tên đạo là Thích Thiện Minh, sinh năm 1921 tại Quảng Trị, chết tại trại giam Hàm Tân thuộc huyện Hàm Tân tỉnh Thuận Hải vào ngày 18.10.1978. Lý do: bệnh.
Ông đọc lại lần nữa. Rồi lại lần nữa. Vẫn bao nhiêu chữ. Giản dị biết mấy mà cũng thương tâm biết mấy. Lòng vị thiền sư già bỗng dưng nhói lên, nghẹn ngào. Nước mắt ông rưng rưng chảy ra long lanh trên đôi khoé mắt nhăn nheo. Đã xong, một kiếp người. Ông thở dài, bâng khuâng nhớ lại hình ảnh của vị Thượng tọa Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, trí tuệ minh mẫn, ăn nói hùng hồn và quyến rũ lạ thường, đạo đức ngời lên như một tấm gương sáng trong Giáo hội. Rồi cũng qua đi, qua đi hết. Ông tưởng tượng thân xác thầy Thiện Minh giờ này có lẽ đã lạnh, lạnh lắm ở một nơi nào đó có cái tên dễ khiến người ta hãi hùng là Hàm Tân kia. Hòa thượng Thích Trí Thủ ngồi bất động thật lâu. Hai mắt ông nhắm nghiền lại mà nước mắt cứ ứa ra.
Hôm sau, Hòa thượng Thích Trí Thủ đích thân dẫn mấy vị thị giả ra Hàm Tân viếng thầy Thiện Minh lần cuối. Đường khúc khuỷu mù bụi. Cái nắng của một miền biển gay gắt chói chang không tưởng. Hòa thượng lịm người trong cơn choáng váng mỏi mệt và trong nhịp lắc bềnh bồng của chiếc xe qua những khúc đường đất mấp mô gập ghềnh.
Tên trung tá trưởng phòng công an quận Hàm Tân ra tận cổng đón Hòa Thượng với vẻ xăng xái, lễ độ đến bất ngờ:
– Xin kính chào Hòa thượng. Chắc Hòa thượng đi xe xa như thế mệt lắm?
– Xin cám ơn ông. Không sao ạ.
– Xin mời Hòa thượng và các vị vào uống đỡ miếng trà.
Hòa thượng Trí Thủ từ chối:
– Cám ơn ông. Xin khất dịp khác. Xin ông cho phép chúng tôi được viếng Thượng tọa Thiện Minh ngay được không ạ?
Tên trung tá công an cười cười ra bộ dễ dãi:
– Thưa, được chứ ạ. Chúng tôi cũng biết là các vị nóng lòng lắm. Xin mời vào trong này ạ.
Xác Thượng tọa Thiện Minh đặt trong một căn phòng nhỏ. Ông nằm bẹp dí trên giường, người mỏng như một xác lá, một chiếc khăn trắng phủ choàng lên bên trên. Khuôn mặt ông xanh thật xanh, nổi lên vài vết bầm tím nho nhỏ. Một vết đứt ngắn nằm ngay trên cánh môi dưới của ông nhưng đã được rửa sạch máu nên rất khó thấy.
Mọi người đứng lặng. Lòng ai cũng cồn lên nhức nhối. Thượng tọa Thiện Minh mới bị bắt ngày 13 Tháng Tư 1978, tức mới hơn sáu tháng thế mà ông thay đổi nhiều quá. Người gầy quắt lại. Miệng ông há hốc ra và nhô cao.
Hòa thượng Trí Thủ nghiêng mình hỏi tên trung tá công an đang đứng bên cạnh:
– Ông cho phép tôi được vuốt mắt người quá cố?
Tên trung tá lắc đầu:
– Thưa không được ạ. Mong Hòa thượng thông cảm. Vị Thượng tọa đây từ trần đã hơn hai ngày, đến gần, sợ không được bảo đảm cho sức khỏe của các vị đâu ạ.
Năn nỉ mấy, tên trung tá công an cũng khăng khăng nhất định không cho ai được đến gần tử thi. Mọi người không biết cách nào khác hơn là đứng lâm râm tụng niệm. Một lát sau, tên trung tá mời tất cả ra ngoài, vào phòng khách của phòng công an được trang trí khá sặc sỡ.
Đợi mọi người ngồi hết xuống ghế, tên trung tá mới lên tiếng:
– Thưa các vị, trước hết, tôi thành thật xin chia buồn với các vị về cái chết của ông Đỗ Xuân Hàng. Vì có những hành động khả nghi thiếu chân thành và thiếu thân thiện với cách mạng nên ông Đỗ Xuân Hàng được tạm giữ để điều tra trong mấy tháng nay. Chẳng may vì già yếu, ông lâm bệnh bất ngờ. Chúng tôi đã tận tình cho chạy chữa nhưng cuối cùng không thể cứu chữa được. Thật đáng tiếc. Đây là điều hoàn toàn ngoài ý muốn của chúng tôi.
Tên trung tá công an cúi xuống lật lật xấp hồ sơ dày cộm trước mặt. Hắn rút ra một xấp giấy rồi nói:
– Đây là hồ sơ bệnh lý của ông Đỗ Xuân Hàng. Ông ngã bệnh vào ngày 29 Tháng Chín 1978. Y sĩ trong trại tận tâm khám và chữa cho ông nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Từ ngày 5 Tháng Mười, trại và phòng công an chúng tôi cho mời các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện Thuận Hải về để chữa trị. Mặc dù các bác sĩ và chúng tôi hết sức cố gắng song cuối cùng, đến ngày 18 Tháng Mười vừa rồi, ông Đỗ Xuân Hàng đã từ trần.
Tên trung tá công an thở dài thườn thượt. Hắn im lặng một lát làm ra bộ ngậm ngùi rồi trầm ngâm nói tiếp:
– Sau khi ông Đỗ Xuân Hàng mất, chúng tôi có mời một phái đoàn y khoa khám nghiệm tử thi để biết chính xác căn bệnh hiểm nghèo mà ông Hàng bị. Các bác sĩ đã đi đến kết luận là ông Hàng bị đau thận cấp tính.
Tên trung tá công an rướn người ra phía trước đưa cho Hòa thượng Thích Trí Thủ xấp hồ sơ bệnh lý, biên bản khám nghiệm tử thi và mấy tấm phim chụp sọ não của Thượng tọa Thiện Minh. Hòa thượng Trí Thủ thờ ơ cầm xấp hồ sơ trên tay. Ông liếc xuống đoạn cuối tờ biên bản khám nghiệm tử thi thấy ngoằn ngoèo mấy chữ ký:
Ông Đỗ Văn Thuận, bác sĩ bệnh viện Thuận Hải.
Ông Nguyễn Văn Hùng, trung tá tiến sĩ pháp y thuộc Viện khoa học hình sự Bộ Nội Vụ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, thượng úy.
Ông Ngô Quang Dẫn, trung sĩ.
Tự nhiên mắt Hòa thượng chợt cay sè. Nước mắt chảy ra, rơi nhòe trang giấy vàng khốc trên tay. Ông rưng rưng:
– Thưa ông, chúng tôi có thể xin phép được mang thi hài ông Hàng về nhà mai táng được chăng?
Tên trung tá công an lắc đầu:
– Rất tiếc, theo quy chế về vấn đề giam giữ, tử thi tù nhân sẽ được chôn cất tại chỗ.
– Vậy thì, thưa ông, việc mai táng ông Hàng sẽ được tổ chức vào lúc nào và ở đâu?
– Có lẽ ngay chiều nay.
– Chúng tôi rất mong được tham dự buổi mai táng chiều nay, chắc ông chấp thuận.
Tên trung tá công an cắn môi ngần ngừ một chút rồi đáp, giọng cứng rắn:
– Thưa, mong ông thông cảm. Không phải chúng tôi khắt khe nhưng có điều là nội quy không cho phép ạ.
Hòa thượng Trí Thủ mềm giọng năn nỉ:
– Chúng tôi thiết tưởng điều đó không có gì trái với nội quy. Chúng tôi chỉ xin đứng làm người tham dự cuộc mai táng để tiễn đưa người quá cố lần cuối. Chúng tôi không rõ khi còn sống Thượng tọa Thiện Minh có phạm lỗi gì với nhà nước chăng, nhưng, ngay cả khi ông có lỗi thì bây giờ Thượng tọa cũng đã qua đời rồi, xin ông nghĩ lại giùm cho.
Tên trung tá công an vẫn khăng khăng:
– Chúng tôi hiểu và chúng tôi rất thông cảm. Nhưng cũng xin ông nhớ cho là, dù đã chết thì ông Đỗ Xuân Hàng vẫn là một tù nhân. Chưa có lệnh nào xóa án cho ông ấy cả.
Hòa thượng Trí Thủ hơi giận:
– Thưa ông, cũng chưa có tòa án nào kết tội ông Đỗ Xuân Hàng cả.
Tên trung tá công an bướng:
– Nhưng ông ấy vẫn bị liệt vào hạng bị tình nghi về chính trị.
Hòa thượng Trí Thủ gắt:
– Vậy, thưa ông, tình nghi và tù nhân giống nhau?
Tên trung tá công an đứng dậy:
– Vâng, thưa ông, giống nhau.
Hắn xếp lại chồng hồ sơ trên bàn rồi châm một điếu thuốc Samit nói:
– Thưa các vị, tất cả những gì cần trình bày, tôi đã trình bày xong. Bây giờ, xin lỗi là tôi phải đi họp. Xin chào các vị.
Hòa thượng Trí Thủ vẫn ngồi chết cứng trên ghế. Bên tai ông vẫn còn văng vẳng giọng nói đanh ác của tên trung tá công an hồi nãy: “Dù đã chết thì ông Hàng vẫn là một tù nhân”…


* Tựa do Quyền Được Biết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 20248:13 CH(Xem: 900)
Ông Y Quynh Bdap, người đang tị nạn tại Thái Lan vì đàn áp tôn giáo, bình luận về phiên toà: “Việc xét xử thầy Y Krếc Byă không được công khai, không được minh bạch, rõ ràng vi phạm quyền được xét xử công bằng. Việc họ kết án thầy Y Krếc Byă 13 năm tù tôi thấy là quá bất công đối với những người hoạt động tôn giáo để bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình bởi vì thầy Y Krếc Byă không phạm tội mà chỉ hoạt động cũng như bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình theo đúng pháp luật và niềm tin của anh.”
27 Tháng Ba 20247:51 CH(Xem: 737)
Từ cuối tháng 3/1972 trước đó, qua chiến dịch tổng tấn công của Bắc Việt vào ba thành phố Kontum, An Lộc, Quảng Trị đã trở thành những chiến địa ác liệt nổi tiếng làm chấn động cả thế giới. Tuy thoạt đầu quân Bắc Việt đã chiếm cứ được Quảng Trị và một số nơi khác, nhưng sau đó trước sự phản công kiên cường của quân đội miền Nam, quân Bắc Việt phải tháo lui và không giữ được một thành phố nào đã từng chiếm đóng cho đến hết mùa Xuân năm đó. Trong suốt thời gian này, quân đội Hoa Kỳ đã trợ giúp cho miền Nam bằng những cuộc oanh tạc và pháo kích vào cứ địa của quân Bắc Việt ở miền Bắc do các oanh tạc cơ xuất phát từ...
27 Tháng Ba 20247:49 CH(Xem: 1141)
Tuy nhiên, sư Dương Khải, người bảo vệ an ninh - di sản của chùa Đại Thọ cho hay đây là cáo buộc nguỵ tạo. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 27/3: “Cáo buộc đó là sai sự thật, họ xuyên tạc vu cáo mình đó chứ mình không có vu cáo họ. Họ thường xuyên đến quấy rối, gây rối mất an ninh trật tự. Họ làm xáo trộn trong quần chúng cộng đồng người bản địa Khmer Krom... mình không có ngày yên ổn.” Ông đưa ra quan điểm về việc bắt giữ hai người: “Họ mà ghét ai là họ bắt à. Họ ghét ai dám lên tiếng nói sự thật về tội lỗi của họ là họ quy chụp mình là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ như thế.
26 Tháng Ba 20248:37 CH(Xem: 1823)
Vì vậy, những hành vi tàn sát này cũng được lý giải do kết quả từ kế hoạch mà phe cộng sản trước đây đã gài người của họ trà trộn vào trong sinh hoạt dân chúng với ý đồ sau khi chiếm được thành phố Huế sẽ trấn đóng nơi đây một thời gian dài. Sau đó, một số trong hàng trăm người nằm vùng của phe cộng sản đã bị người dân Huế biết mặt nên khi sắp bị quân đội miền Nam và Hoa Kỳ đẩy lui ra khỏi Huế, phe cộng sản đã giết người diệt khẩu bằng cách không phân biệt trẻ già trai gái -kể cả trẻ em- đều bị họ dẫn đi hành quyết tại các vùng ven biển hoặc khu rừng núi với con số nạn nhân vượt quá 5000 người.
26 Tháng Ba 20248:36 CH(Xem: 1371)
Như VOA đã đưa tin, một số tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền hoặc tranh đấu cho tự do, dân chủ đã nhiều lần chỉ trích điều mà họ gọi là Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ để dập tắt các tiếng nói phản biện, trái chiều. Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và các nhà lãnh đạo cao cấp vào những dịp khác nhau đều nói rằng Việt Nam bảo đảm nhân quyền và các quyền tự do cho người dân theo Hiến pháp, nhà chức trách chỉ bắt giữ và trừng phạt những người vi phạm pháp luật.
26 Tháng Ba 20248:35 CH(Xem: 1245)
Một thành viên của trang này muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết việc cơ quan an ninh bắt giữ các quản trị viên của trang là nhằm trừng phạt những người đã “Tạo ra một diễn đàn có sức thu hút để mọi người thảo luận và chia sẻ thông tin đa chiều trên tinh thần tự do ngôn luận” và “Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo, bảo vệ môi trường, chống luật An ninh mạng và Dự luật Đặc khu kinh tế.” Tuy không biết ông Lâm, nhưng người này phản đối việc truy tố ông.
23 Tháng Ba 20245:58 CH(Xem: 2905)
Năm 2017, khi còn làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng đã từng làm xã hội xôn xao với tuyên bố “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”. Tưởng chừng như cánh cửa đón nhận các ý kiến khác biệt đã mở rộng, sau khi luật an ninh mạng – luật không chấp nhận ý kiến khác biệt ra đời. Vậy mà, đó chỉ là lời tuyên bố vui miệng của Thưởng. Năm 2024, ông Đỗ Minh Hiền ở Hà Nội, một người viết lý luận triết học riêng, khác biệt với triết học Marx Lenin, bị 6 năm tù. Không ai biết ông ta viết gì, lập luận ra sao, vì bởi ông ta chưa bao giờ có dịp được đối thoại, hay tranh luận để nhận biết mình sai hay đúng trong giấc mơ mà...
23 Tháng Ba 20245:57 CH(Xem: 929)
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn ẩn danh cho rằng, “nhóm lừa đảo đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Giang Hương – chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch – mở tài khoản, sau đó bà Hương huy động tiền từ người thân nạp vào tài khoản. Bằng nhiều cách, nhóm lừa đảo qua mạng đã lấy tiền từ tài khoản của vị đương kim chủ tịch huyện mỗi lần vài chục tỉ đồng”. Nhưng cũng báo này dẫn nguồn từ bà Nguyễn Thị Giang Hương đã khẳng định ngược lại: “Đây là vụ hacker tấn công vào tài khoản. Tiền trong tài khoản chứ tôi không chuyển tiền. Công an vẫn đang điều tra nên chưa thể nói gì thêm” . Như vậy đây là tiền của chính bà Chủ tịch, trong tài khoản của bà đã bị...
20 Tháng Ba 20248:41 CH(Xem: 2827)
Những người đảng viên đang yêu đảng, cuồng đảng, đừng cho rằng đây là luận điệu của bọn thế lực ‘chống phá, thù địch’, mà hãy nhìn lại lời nói của lãnh tụ các người, ông Hồ Chí Minh đã từng giáo dục các đảng viên của mình là ‘cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư’, vậy thì các ông, bà nghĩ sao về những bất công, bất cập hàng ngày trông thấy từ chính những người lãnh đạo của mình?!, liệu rằng những đảng viên đảng cộng sản còn có lý tưởng hay chỉ là vào đó chỉ để noi gương tham nhũng theo cấp trên của mình?.
20 Tháng Ba 20248:39 CH(Xem: 934)
Từ từ rồi chuyện cũng xong Màn nhung khép lại dây tròng siết đau Ghế đang ngồi bỗng gãy nhào Miếng ngon người giật kẻ quào điếm tranh Sói non chưa đủ lưu manh Sớm bị lật tẩy tội danh vết tì Sơ xuất kẽ hở lòi chì Hơn là trúng độc phải đi nước ngoài Kinh nghiệm sống chết biết roài Mồi nhứ táp cực rặt loài háo ăn Thắng thua biết bỏ buông thăng Còn đường hạ cánh còn răng ngậm cười
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...