Những khoản nợ khủng của doanh nghiệp nhà nước

25 Tháng Mười 202110:23 CH(Xem: 4511)
  
NHỮNG KHOẢN NỢ KHỦNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
247975834_2243962439079767_8895909310710428469_n



Trần Đông A
HNNCBCĐ



Đằng sau những khoản nợ khủng, kể cả luỹ tiến hay phát sinh, là cả một vấn nạn quốc gia đang kéo “cỗ xe” chủ nghĩa xã hội Việt Nam xuống dốc không phanh. Các Hội nghị TW Đảng, các kỳ họp Quốc hội, lúc nào cũng có các cuộc đăng đàn diễn thuyết, nhưng tình hình chẳng mấy biến chuyển. Tính đến cuối 2020, các doanh nghiệp nhà nước lỗ lũy kế hơn 30.000 tỷ đồng.
CÁC KHOẢN LỖ Ở TRONG NƯỚC
“Doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đánh giá chính thống bao giờ cũng nhận xét như thế. Những đánh giá ấy là theo mạch cũ, kinh tế nhà nước có vai trò then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng của xã hội. Thực tế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước đang bị thách thức. Theo số liệu báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2020, cả nước ghi nhận 807 doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Trong đó 459 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 187 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn và 161 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn.
Tính đến hết năm 2020, tổng vốn nhà nước đang đầu tư tại 807 doanh nghiệp là hơn 1,597 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019. Trong đó, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là hơn 1,445 triệu tỷ đồng và các doanh nghiệp còn lại là 151.522 tỷ đồng. Tổng doanh thu nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước mang về đạt 1,986 triệu tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2019. Lãi phát sinh trước thuế (profit before tax) đạt 162.904 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2019. Đáng chú ý, trong tổng số 807 doanh nghiệp nhà nước góp vốn, có 119 doanh nghiệp ghi nhận lỗ phát sinh lên tới 15.740 tỷ đồng, trong đó là 79 doanh nghiệp nhà nước (nắm giữ từ 50% vốn trở lên) với tổng số lỗ phát sinh là 15.412 tỷ đồng (chiếm 97,8%). Lỗ phát sinh (debt incurred) là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
Bên cạnh đó, tính tới cuối năm 2020 có 169 doanh nghiệp ghi nhận lỗ lũy kế trên 33.750 tỷ đồng, chủ yếu là từ nhóm doanh nghiệp nhà nước với tổng số lỗ lũy kế là 30.935 tỷ đồng (124 đơn vị). Lỗ lũy kế (cummulative loss) là sự suy giảm về tài sản được hiểu là giá trị ghi trên sổ sách nhiều hơn giá trị thu hồi thực tế của tài sản đó. Tính riêng nhóm 73 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - con, báo cáo của Chính phủ cho biết có 5 tập đoàn, tổng công ty ghi nhận lỗ phát sinh trong năm 2020 với tổng giá trị 3.262 tỷ đồng.
Dẫn đầu về số lỗ phát sinh là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với 1.656 tỷ đồng, theo sau là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với lỗ phát sinh 1.182 tỷ đồng. Còn lại là Tổng công ty Cà phê Việt Nam với lỗ phát sinh là 77 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV 622, Bộ Quốc phòng lỗ phát sinh 29 tỷ đồng và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn lỗ phát sinh 318 tỷ đồng. Kết thúc năm 2020, ghi nhận 11 tổng công ty, tập đoàn nhà nước còn lỗ lũy kế là 11.464 tỷ đồng và 7 công ty mẹ còn lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng.Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam cũng đứng đầu trong danh sách lỗ lũy kế với 5.392 tỷ đồng. Các đơn vị tiếp đó là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (3.170 tỷ đồng), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (848 tỷ đồng), Tổng công ty 15 (655 tỷ đồng), Tổng công ty Du lịch Hà Nội (gần 47 tỷ đồng)...
Trong số 386 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, ghi nhận 44 doanh nghiệp có lỗ phát sinh với tổng giá trị 153 tỷ đồng. Trong đó, 78 doanh nghiệp độc lập còn lỗ lũy kế lên tới 1.733 tỷ đồng. Còn ở nhóm doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn, có 30 trên tổng số 187 doanh nghiệp báo cáo lỗ phát sinh với tổng số lỗ hơn 12.000 tỷ đồng. Theo báo cáo hợp nhất, một số doanh nghiệp có lỗ phát sinh lớn nhất là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (11.178 tỷ đồng), Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam - Đài truyền hình Việt Nam (265 tỷ đồng), Tổng công ty Lương thực miền Nam (210 tỷ đồng), Tổng công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (154 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (102 tỷ đồng). Cũng ở trong nhóm doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn, có 35 doanh nghiệp ghi nhận tổng số lỗ lũy kế gần 17.740 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2020. Còn lại, nhóm doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 50% vốn, có 39 trên tổng số 161 doanh nghiệp báo lỗ phát sinh với tổng giá trị 322 tỷ đồng và có 44 doanh nghiệp báo lỗ lũy kế 2.800 tỷ đồng.
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI LỖ 1,17 TỶ USD
Tính đến cuối năm 2020, có 46 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước lỗ lũy kế. Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài hơn 6,7 tỉ USD, đang lỗ trên 1,17 tỉ USD. Mới đây, Chính phủ đã gửi Quốc hội về báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020. Báo cáo cho biết, tính đến hết năm 2020, cả nước có tổng cộng 807 doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Tổng vốn Nhà nước đã đầu tư hơn 1,597 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019. Trong đó, 459 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có tổng vốn đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng. Hơn 151 nghìn tỷ đồng còn lại, Nhà nước đầu tư vào 187 doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước và 161 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn.
Liên quan đến tình hình đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp Nhà nước, có 28 doanh nghiệp đã thực hiện tổng cộng 131 dự án đầu tư ra nước ngoài. Riêng trong năm 2020, có thêm một dự án đầu tư mới tại Lào của Tổng Công ty Hợp tác kinh tế. Lũy kế tính đến ngày 31/12/2020, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước là 6,71 tỷ USD (bằng 50% vốn đăng ký). Riêng số vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm 2020 của các doanh nghiệp Nhà nước là khoảng 129,9 triệu USD. Nguồn vốn này chủ yếu tại các công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel).
Tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp PVN, VRG và Viettel chiếm 95% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, khoảng 3,97 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp theo là Viettel đầu tư ra nước ngoài khoảng 1,45 tỷ USD, VRG đứng thứ ba với 925,8 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp PVN, VRG và Viettel chiếm 95% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối doanh nghiệp Nhà nước. Báo cáo cho hay, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang đầu tư tại 26 quốc gia trên thế giới. Theo đó, các dự án chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dầu khí, viễn thông, trồng chế biến cây cao su, khai thác khoáng sản. Cụ thể, lĩnh vực trồng, chế biến cao su đứng đầu với 33 dự án. Tiếp theo là lĩnh vực viễn thông với 32 dự án và lĩnh vực dầu khí với 31 dự án.
Xét theo vùng lãnh thổ, số dự án các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào Campuchia lớn nhất, với 41 dự án. Đứng thứ hai là Lào với 32 dự án. Theo sau là Malaysia, Singapore, Nga, Myanmar và Peru với số dự án khoảng từ 4 đến 9 dự án. Về thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại nước ngoài, báo cáo của Chính phủ cho biết, tổng số vốn các doanh nghiệp thu hồi trong năm 2020 là 248,58 triệu USD. Nguồn tiền thu hồi này chủ yếu từ các dự án của Viettel (128,53 triệu USD, trong đó lợi nhuận 70,51 triệu USD); PVN thu hồi được 110,6 triệu USD, lợi nhuận thu về nước là 45,4 triệu USD; còn lại 5 doanh nghiệp khác chuyển về nước số tiền 2,52 triệu USD. Có 21 doanh nghiệp không phát sinh số thu hồi, chuyển về nước trong năm 2020.
Lỗ luỹ kế trong năm 2020 tăng 120 triệu USD so với 2019. Cũng trong năm 2020, có 121/131 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 32 dự án không phát sinh doanh thu, 89 dự án có doanh thu, với tổng doanh thu tại nước ngoài năm 2020 khoảng 5,54 tỷ USD, bằng 79% cùng kỳ năm 2019. Cũng trong năm 2020, có 61 dự án đầu tư ra nước ngoài có lợi nhuận, tổng lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 426,66 triệu USD, giảm 138,34 triệu USD so với năm 2019. Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2020, có 46 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước lỗ lũy kế, với tổng số lỗ lũy kế lên tới 1,17 tỷ USD, tăng 120 triệu USD so với năm 2019.
Trong năm 2020, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài tiếp tục gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, chưa có hiệu quả đầu tư. Lý giải nguyên nhân, báo cáo của Chính phủ chỉ ra, ngoài các vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự báo thị trường, kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài, thì các chính sách đầu tư nước sở tại, đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng khiến cho tình hình hoạt động của các dự án bị ảnh hưởng tiêu cực hơn so với năm 2019. Hiện tại, nhiều dự án tiếp tục gặp khó khăn như các dự án khai thác, thăm dò dầu khí, các dự án trồng và chế biến cây cao su. Một số dự án viễn thông có số lỗ lũy kế lớn hoặc mất quyền kiểm soát và rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, một số dự án không hiệu quả thuộc các lĩnh vực khác vẫn đang hoạt động hoặc dừng triển khai như: Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào, Dự án khai thác khoáng sản Steung Treng, Campuchia.

Nguồn truy cập Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm
Tính đến cuối 2020, các doanh nghiệp nhà nước lỗ lũy kế hơn 30.000 tỷ đồng. Hình minh họa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20248:25 CH(Xem: 1038)
Còn tại Hạt Bô Sa Châu thì mọi chuyện cũng y như cũ, dù rằng đã mất nước hơn 49 năm thế nhưng việc đòi lại cố hương là chuyện xa vời, bởi vì cái đám thảo dân lưu vong này đứa nào cũng có cái Tôi to tổ bố, đứa nào cũng muốn làm cha, làm quan, làm tướng mà không có đứa nào chịu làm quân sĩ thì cho dù có chống đến ngàn đời thì đảng khỉ vẫn còn nguyên. Hạt Bô Sa Châu đã đổi tên nhiều con đường như Trần Thống Chế, Lê Đại Vương, Đường Tự Lo, thế nhưng chắc chắn một điều là tên của hạt sẽ được thay đổi từ Bô Sa Châu thành Xa Bô Chê, mà Xa Bô Chê này không phải là một loại trái cây...
09 Tháng Tư 20248:25 CH(Xem: 1020)
Thư ngỏ được đăng tải trên trang change.org vào ngày 4/4 để thu thập chữ ký, trong đó khẳng định "cuộc đàn áp gần đây của Việt Nam đối với cộng đồng người Khmer Krom bản địa đã đạt đến mức báo động, với nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ tùy tiện, bỏ tù bất công và đàn áp tôn giáo." Liên đoàn Khmer Krom (KKF) nhắc lại việc tòa án ở một số tỉnh phía Nam kết án bốn nhà hoạt động người Khmer là ba ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, và bà Đinh Thị Huỳnh với các mức án tù khác nhau về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
06 Tháng Tư 20245:06 CH(Xem: 1649)
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn “khẳng định các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng gồm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.” Bởi vì: quyền con người ở đất nước chúng tôi chỉ là một giá trị ảo, đất nước chúng tôi dùng công an để đàn áp người dân, chúng tôi không có tam quyền độc lập mà chỉ có tam quyền độc đảng, do đó quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân là do công an đảm nhiệm. Trước là quản lý bằng hộ khẩu, CCCD gắn chip, sau là rình mò, bắt bớ...
06 Tháng Tư 20245:04 CH(Xem: 1473)
Tổ thức The 88 Project phát hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 đóng dấu “mật”, được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong chỉ thị này, Bộ Chính trị ra lệnh quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh đối với cả cán bộ và công dân, ngăn cấm hình thành tổ chức chính trị đối lập; một mặt hướng dẫn việc tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động, nhưng cấm thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.
05 Tháng Tư 20249:05 CH(Xem: 1244)
Gần đây nhất, theo tường thuật của Đài Á Châu Tự Do, là trường hợp anh Vũ Minh Đức 31 tuổi lại bị tử vong sau khi làm việc với công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, không lâu sau đó với nhiều vết bầm trên cơ thể và có dấu hiệu bị tra tấn. Được biết anh Đức bị công an triệu tập để làm việc về một vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại xã An Phước vào đầu tháng 10 năm 2023. Vấn đề các nhân viên công lực bạo hành người dân vẫn xảy ra tại các quốc gia dân chủ trên thế giới, không chỉ riêng tại một quốc gia độc tài công an trị như tại Việt Nam. Sự khác biệt quan trọng nằm tại 3 trọng điểm như sau:...
03 Tháng Tư 20248:25 CH(Xem: 729)
Từ năm 1865, Pháp và Xiêm cũng bắt đầu thảo luận về chủ quyền trên Kampuchea - mà theo lối diễn tả của Minh Mạng, giống như miếng xương sườn gà, trông thì ngon, nhưng khó nuốt. Năm 1867, Xiêm đổi quyền bảo hộ Kampuchea cho Pháp, lấy hai tỉnh Battambang và Siamreap. Có lẽ vì thế kinh nghiệm Xiêm La khá hấp dẫn ở thời điểm này. Thực ra, giòng họ Chakri may mắn hơn tài giỏi. Con triều thuộc địa chưa lên đến cao điểm. Năm 1888, Pháp bắt Xiêm cắt nhượng dần bốn tiểu quốc Lào để năm 1893 Liên bang Đông Dương có được 5 xứ. Năm 1907, như một điều kiện để giữ được độc lập, Xiêm phải trả Kampuchea tỉnh Battambang...
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 834)
Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố hôm 1/4: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, người đã lên tiếng một cách ôn hòa về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. “Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương chỉ vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam", vẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói. Bộ cũng kêu gọi Việt Nam “hãy trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ một cách bất công”.
03 Tháng Tư 20248:18 CH(Xem: 791)
Từ ngày ngày 01/4, chính quyền lập chốt chặn hai đầu không cho ai qua lại khu vực này. Bản thân ông Duy Hồ cũng bị giam lỏng tại gia từ ngày 18/3 tới nay. Ông nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA): “Ngày 25/2 (âm lịch) là ngày lễ của tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi làm lễ kỷ niệm Đức thầy vắng mặt. Tất cả cán bộ lãnh đạo không cho chúng tôi tổ chức ngày lễ này, nói là trong Hiến chương của Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo quốc doanh không có ngày lễ này, và Nhà nước cũng không cho làm lễ ngày này.”
02 Tháng Tư 20248:11 CH(Xem: 1522)
Chỉ sau vài hiệp đấu, sau những đòn tấn công của Tiểu Lân La, Cù Công thi triển võ công cái thế tuyệt đỉnh, y lấy tay làm đao vung lên chém gió phần phật, nhiều khi đắc ý Cù Công còn vỗ bàn đùng đùng nhằm uy hiếp tinh thần của đối phương làm cho Tiểu Lân La mồm im thin thít, những bài quyền của Cù Công rất đa dạng như:” góp ý cùng đảng cọng rau trên tinh thần xây dựng’, “Hồ tiên vương phát kẹo cho Cù Công”, “Đảng cọng rau phải nhìn thấy tầm của Cù Công đã từng gặp gỡ những ông vua, bà chúa xứ người…”, thật là một trận đánh đẹp có thể viết thành sách (Đỗ Hữu Ca).
01 Tháng Tư 20248:52 CH(Xem: 1050)
Một tín đồ của chùa Đại Thọ không chứng kiến vụ việc nhưng được những người thân xung quanh đó thuật lại vụ việc. Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong buổi chiều ngày 01/4: “Sáng nay có khoảng 100 công an mặc cảnh phục và thường phục cùng nhiều chó nghiệp vụ được điều động đến khu vực giảng đường để ngăn cấm mọi người tiếp cận khu vực này. Chính quyền cũng điều động khoảng sáu xe múc có gầu đến để phá huỷ giảng đường.”
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...