Tự Do Ngôn Luận?

24 Tháng Hai 20217:50 CH(Xem: 7629)

                                            Tự Do Ngôn Luận?


JCGT6G-1                                                      Nguồn hình Share America



Trần Công Lân




    Trong hiến pháp của các nước dân chủ trên thế giới ắt hẳn quy định quyền tự do ngôn luận cho mọi người dân. Nhưng tại sao ở Mỹ nó trở nên để tài tranh cãi?

Vậy thì thế nào là tự do ngôn luận?

Hiểu đơn giản là: muốn nói gì thì nói.

Nhưng trong ngôn ngữ Mỹ (American English) thì (Freedom speech) có ý nghĩa gì?

Tại sao không phải là “freedom talk” hay “freedom say” hay “freedom speak”?

"Speech" (thường dịch là diễn văn) nghĩa là một bài nói chuyện ngắn có đầu đuôi, mục đích và ý nghĩa. "Speech" thường xảy ra trong các dịp lễ trao giải thưởng, tốt nghiệp, buổi tiệc thân mật của một tổ chức có sinh hoạt thường lệ hàng năm.

Vậy khi các nhà lập hiến Mỹ viết ra "freedom speech" phải có suy nghĩ khi viết như vậy. Vì trên ý niệm Hiến Pháp là để kết hợp con người trong sinh hoạt của một quốc gia. Những gì ghi trong Hiến Pháp không phải nhằm mục đích gây chia rẽ, hận thù để phá nát quốc gia thì không còn là Hiến Pháp nữa.

Vậy freedom speech không phải vào rừng để tự do nói mà không có ai nghe. Nhưng khi bạn nói cho người khác nghe thì phải có mục đích, có đầu đuôi, cho dù là bất đồng ý kiến thì cũng phải minh bạch: khác chỗ nào, vì sao khác, lợi-hại ra sao... chứ không phải hứa hẹn tùm lum rồi khi không có kết quả thì đổ thừa vì lý do nào khác.

Con người có thể nhìn vấn đề và cách thực hiện khác nhau nhưng cùng mục đích là xây dựng xã hội chứ không phải để duy trì quyền lực.

Nếu đã một lần nói láo thì có thể 1000 lần nói láo. Nếu bạn đã không có kỷ luật bản thân thì kỷ luật nào bên ngoài sẽ áp chế được bạn? Một khi bạn dung túng cho sự nói láo xuất hiện là khởi đầu cho mọi sự rối loạn trong xã hội.

Nhưng người đời sau lạm dụng và xuyên tạc ý nghĩa đó.

Hãy nhìn lại các nước tự do dân chủ tại Âu Châu, Nhật, Hàn, Úc... đều có tự do dân chủ nhưng tại sao không xảy ra những trường hợp lạm dụng "lời nói" để gây rối loạn xã hội? Tại Hiến Pháp? Hay tại các nhà làm luật? Hay tại hệ thống lưỡng đảng duy trì sự kích động để thủ lợi (phải có "tôi" thì mới giải quyết được vấn đề)?

Nếu có luật phạt những người lái xe ẩu thì tại sao không có luật phạt những người nói "ẩu" (láo)? Trong chính trị, bạn có thể hứa và không thực hiện được lời hứa. Điều này khả dĩ chấp nhận được vì có thể nhiều sự kiện khác xảy ra sau khi lời hứa thốt ra.

Nhưng nói láo là sự kiện đã xảy ra rồi mà bạn còn chối bỏ, nói ngược hay nói khác đi hay xúi giục người khác nổi loạn (rise up) nhưng lại bào chữa là không xúi giục bạo động? Hãy đặt ngược lại tình thế để kẻ chủ mưu trả lời?

Hãy cột lời nói (hứa) với hậu quả: Nếu bạn nói ABC và hậu quả không phải là CDF mà là XYZ thì bạn sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Từ chức? Chịu tội trước pháp luật về thiệt hại của nạn nhân do lời nói của bạn?

Nếu giới truyền thông phải chịu trách nhiệm về tin tức họ đưa ra thì tại sao giới chính trị không chịu trách nhiệm những lời nói kích động bạo loạn? Xung đột? Kỳ thị? Càng là người có ảnh hưởng trong xã hội (celebrities) càng dễ xách động, bất ổn cho xã hội.

Chỉ vì nghe một kẻ chưa bao giờ cầm quyền nói trúng chỗ ngứa mà bạn đặt kẻ đó vào vai trò tối cao của quốc gia: trách nhiệm của một tổng thống. Và chúng ta có rối loạn như ngày nay.

Hãy xét lại từng lời nói, hành động.

Đừng rơi vào tranh chấp lưỡng đảng mà lạc đề.

Đừng hùa theo kiểu "me too" (tôi cũng vậy).

Còn nếu bạn nói: tại sao không thưa kiện kẻ nói láo?

Chuyện thưa kiện, chỉ vì lệ phí quá rẻ nên luật sư cứ nộp đơn kiện nhiều lần vì nhiều lý do. Nếu đặt lại điều kiện, chỉ một lần thì tính chất nghiêm trang mới có và sự cù nhầy sẽ tan biến.

Đặt lại trách nhiệm của người phát ngôn, lời nói dẫn đến hành động phải kiểm soát chặt chẽ để tránh nạn "xúi trẻ ăn cứt gà".

Một khi nhà chính trị được phát ngôn bừa bãi mà không bị phạt thì người dân thường sẽ ăn nói như thế nào? Khi một dân biểu Hạ Viện (Joe Wilson) lên tiếng sỉ nhục tổng thống (Obama) "you lie !" trước phiên họp khoáng đại Quốc Hội được truyền hình khắp thế giới (rồi sau đó xin lỗi) thì bạn nghĩ gì? Nói láo về cái gì? Bản thân một dân biểu biết gì để nói như vậy? Hành động như vậy nói lên "tư cách" của đại diện dân. Nếu mọi người dân đều lên tiếng như vậy thì còn gì là sinh hoạt chính trị nữa? Hay đó là sự kỳ thị? 

Tại sao có khẩu hiệu "don't tread on me"? Hãy tự hỏi bạn đã làm gì để bị đối xử như vậy? Nếu có tự do ngôn luận thì tại sao không nói mà phải "hành động" đối đãi như vậy? Nếu cứ bướng và lỳ thì bạn sẽ đối xử ra sao? Tự do dưới chế độ dân chủ (đa số với thiểu số) mà thiểu số cứ phá đám (tea party) thì giải quyết ra sao?

Khi đa số da trắng chèn ép, áp bức người thiểu số da màu qua bao nhiêu năm cho đến khi nước Mỹ qua hai trận thế chiến và trở thành cường quốc thì không thể duy trì nạn kỳ thị nữa . Và sau 60 năm thì vai trò đảo ngược, người da màu dần dần chiếm đa số và dân da trắng thành thiểu số. Đảng "bảo thủ" trở thành đảng kỳ thị, tôn giáo cực đoan, quá khích. Giá trị gia đình chống phá thai nhưng lại không chịu mang mặt nạ trong cơn đại dịch (my body, my choice?). Chống đồng tình luyến ái những các nhà lãnh đạo chính trị tự do luyến ái, các nhà lãnh đạo tôn giáo tự do lạm dụng tình dục trẻ em? 

Tại tự do ngôn luận không thảo luận những vấn nạn này mà chỉ là xúi giục bạo động vì khác chính kiến của: công việc làm (không có việc này thì kiếm việc khác); về môi sinh (công việc gây ô nhiễm hay chết cả trái đất?); ngân sách thâm thủng (tôi xài thì được nhưng bạn xài thì là nợ cho con cháu); tăng thuế hay giảm thuế (có người cãi là tăng thuế là nuôi những kẻ ăn bám xã hội. Hãy thử nhìn lại từ 1980s đến nay số người ăn bám tăng bao nhiêu và số người làm giàu, tỷ phú, tăng lên bao nhiêu? Đừng nói giảm thuế để nhà giàu tạo công ăn việc làm cho dân nghèo? Cứ nhìn thị trường chứng khoán lên ào ào và đồng lương của giới lao động lên được bao nhiêu?). Nếu bạn là chủ gia đình với nợ nhà, nợ xe, nợ con đi học, nợ thẻ tín dụng thì bạn phải hiểu thuế là gì?

Hãy tự lương thiện với chính bản thân bạn trước khi lên tiếng "speech" chứ không phải "talk" hay "say" điều gì. Hãy phát biểu ý kiến như là chính bản thân bạn phải thi hành sự kiện đó chứ không phải là một phê phán vô trách nhiệm rồi "xin lỗi".

Tự do ngôn luận nếu bị lạm dụng sẽ đưa đến suy thoái dân chủ vì đã không trừng trị những kẻ lợi dụng dân chủ để phá hoại sinh hoạt dân chủ.

Bạn có ý kiến nào khác hơn không?

          TCL

Tháng 11 năm 2020
   (Việt lịch 4899)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Bảy 20157:10 SA(Xem: 16451)
Từ cầu thang sân bay, nhân vật được nói là ‘ông Thanh’ đã lên một chiếc xe quân sự, rồi phóng về nhà riêng với tốc độ cao. Thậm chí, việc ông này đến thăm bộ quốc phòng cũng không hề có bất cứ bức ảnh nào chứng minh. Dù ngoại hình không ưa nhìn và béo phì, nhưng việc ông Thanh tránh mặt giới truyền thông là một điều bất thường.
25 Tháng Bảy 20158:00 SA(Xem: 14988)
Thông tin của báo chí trong nước nhấn mạnh đến chuyện ông Phùng Quang Thanh về nước trên một chuyến bay “thương mại” của hãng Vietnam Airlines, ngồi ở hạng ghế thương gia, “sức khỏe bình thường và không phải bố trí phương tiện, thiết bị trợ giúp”. Ông còn được mô tả là “ bước xuống máy bay bằng cầu thang bộ, tươi cười bắt tay nhiều người đón tiếp”.
22 Tháng Bảy 20158:44 SA(Xem: 12851)
Ngày xưa những lá thư ông Hồ chí Minh viết cho các tổng thống Mỹ để cầu cạnh đã được dấu nhẹm, đến bây giờ ông Trọng lại "hồn nhiên" moi ra để khai đủ con số 14. Nhưng chỉ là vải thưa hòng che mắt thánh! vì những cái thư bây giờ chỉ là những mảnh giấy lộn.
22 Tháng Bảy 20158:39 SA(Xem: 12111)
Truyền thông Nhà nước Việt Nam trong những ngày qua trích phát biểu của các tướng lĩnh trong nước nhằm bác bỏ tin mà hãng thông tấn Đức DPA loan đi hôm chủ nhật 19 tháng 7 cho biết bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã qua đời khi đang được chữa bệnh tại Pháp. Tuy nhiên những người quan tâm hầu như không tin tưởng váo tin tức của báo chí trong nước vì họ cho rằng những bản tin đó thiếu tính thuyết phục.
21 Tháng Bảy 20158:49 SA(Xem: 12058)
"Tin tưởng ĐCS HK sẽ tiếp tục phấn đấu không ngừng để làm tròn nhiệm vụ to lớn với tư cách là đảng tiên phong, điểm tựa chính trị của lực lượng công nhân và quần chúng lao động HK". Ông hồ hởi "chúc mừng thành công của đại hội lần thứ 30 của ĐCS HK", một đại hội mà chỉ duy nhất ông Trọng nhắc tới, chứ ngay cả người dân Mỹ cũng chẳng ai biết và truyền thông báo chí HK chẳng buồn nói đến
18 Tháng Bảy 20159:48 SA(Xem: 13160)
“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” là gì? Phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” không đại diện cho truyền thống của một tôn giáo đã gắn liền với dòng sinh mệnh Việt Nam mà chỉ nói lên sự sợ hãi, phụ thuộc, nô lệ vào đảng CS. Đảng CS và dân tộc Việt Nam không đồng hành về tương lai mà cũng chưa hề đồng hành trong quá khứ.
15 Tháng Bảy 201511:03 CH(Xem: 13096)
mà họ cần là giá trị con người được xem trọng với những quyền căn bản mà người dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thụ hưởng hôm nay, ngoài ra nó còn làm cho cả thế giới sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào nước Mỹ, ngọn cờ đầu của hành tinh về tự do, dân chủ và nhân quyền... còn Pho tượng Nữ Thần Tự Do biểu tượng của nước Mỹ sẽ bị một vết nhơ khó nhòa trong thế kỷ 21 !
14 Tháng Bảy 201510:30 CH(Xem: 14844)
Cho nên, xin lỗi những người mong đợi “có sự thay đổi mới trong tương lai gần”, cho phép tôi kết luận: Dù có một vua Trọng khác đi Mỹ nhưng cả vua Việt lẫn Mỹ chẳng thể nào gỡ nổi vòng kim cô 14 tốt 16 chữ vàng được đâu...
14 Tháng Bảy 20158:59 SA(Xem: 13699)
Đối nội thì thảm sát dân lành. Đối ngoại thì rụt rè run sợ trước kẻ xâm lăng Phương Bắc. Trong khi chủ quyền lãnh thổ đang bị tranh tụng trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực Liên Hiệp Quốc thì CSVN chỉ dám cử quan sát viên khép nép bên lề trong khi một tiểu quốc như Phillipines lại quang minh lỗi lạc trực diện đương đầu với Bắc Kinh.
12 Tháng Bảy 20159:10 SA(Xem: 13026)
Thưa quí vị, quí bạn, từ sự kiện Gạc Ma tới nay, đa phần dư luận trong nước đều qui sự qui phục Trung Cộng cho một số cá nhân lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đương thời như Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh hay Nguyễn Phú Trọng. Hồi ký của cố Thứ trưởng Ngoại giao cộng sản Trần Quang Cơ, người mới qua đời cách đây không lâu, cũng thể hiện rõ quan điểm chỉ qui trách nhiệm bán nước cho một số lãnh đạo cộng sản sau năm 1980 như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh.
12 Tháng Bảy 201512:54 SA(Xem: 13509)
Những cơn sốt ảo như nhà đất, vàng bạc quý kim, ngoại tệ chỉ làm giàu cho một thiểu số nhỏ có chức có quyền còn tuyệt đại bộ phận người dân lao đao khốn khó, sau hơn 20 năm đổi mới, những doanh nghiệp chân chính gần như vắng bóng trên thị trường, chỉ còn lại những tập đoàn tư bản đỏ, những công ty quốc doanh, những công ty ma giáo ăn xổi ở thì tồn tại, nền kinh tế Việt Nam đã nát bét không còn gì có thể cứu vãn !
09 Tháng Bảy 20157:11 SA(Xem: 13105)
Tổng thống Obama lẽ ra không nên tưởng thưởng cho sự áp bức nhân quyền bằng cách gặp gỡ với Tổng Bí thư Trọng. Nhưng nếu phải làm, thì ông Obama cần phải đẩy mạnh hơn nữa trên các mối quan tâm về quyền con người - đặc biệt là nếu hai nước đang có kế hoạch công bố một cấp độ mới trong quan hệ ngoại giao. Nếu không, thông điệp sẽ là: "Chúng tôi muốn bạn cải cách, nhưng chúng tôi cũng sẽ tưởng thưởng cho bạn ngay cả khi bạn không cải cách gì." John Sifton (giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch)
08 Tháng Bảy 20158:06 SA(Xem: 13552)
Thái độ của chính phủ Hoa Kỳ thì rất rõ ràng và đầy khích lệ, khi tiếp đón Nguyễn Phú Trọng, điều ấy khiến người Việt trong nước hy vọng rằng ông Trọng và đảng CS của ông nhận ra thiện chí của nước Mỹ, và nắm lấy cơ hội ngàn vàng này, để đưa VN xa lần tầm khống chế của Bắc Kinh. Nếu ông Trọng không thực hiện được mục tiêu này, thì chuyến đi trở thành vố nghĩa, và tương lai của ông cũng sẽ chìm theo định luật thời gian, củng với đảng CS của ông mà thôi.
08 Tháng Bảy 20157:52 SA(Xem: 13324)
Như thế nếu có xung đột căng thẳng với Trung Quốc, chẳng những CS Việt Nam không sợ Hoa Kỳ can thiệp làm mất chế độ. Trái lại còn được Hoa Kỳ yểm trợ để đứng vững hơn. Hoa Kỳ vẫn thực dụng như họ từng thực dụng.
06 Tháng Bảy 20153:30 CH(Xem: 13192)
Cộng đảng là tay sai của Trung cộng vì nợ nần quá khứ. Họ đang loay hoay trong vũng lầy, nó gần tương tự như Hy lạp hôm nay nhưng khác là VC không thể thoát khỏi bàn tay Trung cộng. Tổng Trọng chỉ là con cờ cầu may "Hoa kỳ nó ngu nhất thời cho chi bộ đảng của Trung cộng còn tại vị"?
06 Tháng Năm 2024
Loại cán bộ này từng bị kết án đã công khai phê bình, chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sàn Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối cai trị độc tài của đảng. Họ còn bị lên án “ngoảnh măt làm ngơ” trước nhửng chỉ trích đảng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi đảng chọn cán bộ có các tiêu chuẩn: “Thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.” Ngoài ra, bản thân họ cũng cần chứng minh “tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về...
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...