Khi người Việt yêu tự do dân chủ chia rẽ, ai có lợi?

15 Tháng Mười Hai 20209:32 CH(Xem: 5813)

    Khi người Việt yêu tự do dân chủ chia rẽ, ai có lợi?

ty-le-ung-ho-hai-nguoi-dang-thu-hep-3476401_1392020                                                       Nguồn hình Viettimes



Song Chi.

RFA Blog




    Chúng ta thường được nghe, được học từ nhỏ rằng người Việt chúng ta có nhiều đức tính tốt đẹp như cần cù, siêng năng, yêu nước, có tinh thần đoàn kết…Nhưng nếu nói về sự đoàn kết thì chưa chắc đã đúng. Dường như người Việt chỉ đoàn kết khi có giặc ngoại xâm, phải cùng nhau chiến đấu để bảo vệ sự sống còn của đất nước, dân tộc. Còn trong thời bình, người Việt rất chia rẽ, trong nước thì đến bây giờ vẫn cứ phân biệt/kỳ thị người miền này miền kia, dân Thủ đô với dân tỉnh lẻ, dân tại chỗ với dân nhập cư, ra bên ngoài sống cũng phân biệt người miền nào, người đến trước hay người đến sau v.v…Và đó chỉ là một ví dụ nhỏ. Người Việt còn bất đồng, chia rẽ nhau vì vô số lý do khác.

Điều đó có thể do nguyên nhân lịch sử: dù cùng một dòng máu Lạc Hồng, cùng một ngôn ngữ nhưng trong quá khứ, lãnh thổ VN từng bị chia cắt nhiều lần, đáng kể là 2 lần chia cắt: Lần thứ 1 là thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600-1787), bắt đầu khi chúa Nguyễn Hoàng ly khai khỏi miền Bắc và kết thúc khi quân Tây Sơn tiến ra tiêu diệt chúa Trịnh; lần thứ 2 là thời chiến tranh Việt Nam (1954-1976), bắt đầu từ Hiệp định Genève 1954 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh VN kết thúc. Chưa kể thời Pháp thuộc thì Pháp đã chia Việt Nam ra làm 3 xứ riêng lẻ, dù không chia cắt về lãnh thổ, là Bắc Kì, Trung Kỳ (dưới chế độ bảo hộ - protectorat), và Nam Kì (dưới chế độ thuộc địa - colonie).

Còn nếu truy tìm tận gốc thì ngay từ trong huyền thoại Âu Cơ-Lạc Long Quân xa xưa thời lập nước, hai nhân vật được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam này đã chia tay nhau, chia đôi 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển rồi.

Phải chăng vì vậy mà ngay cả bây giờ, 45 năm sau khi “thống nhất về lãnh thổ” giữa người Việt 2 miền, người Việt trong ngoài nước vẫn chưa thật sự “thống nhất về lòng người”, dẫn tới một thực tế là người Việt rất hay dễ tranh cãi nhau, bất đồng với nhau về nhiều điều? Nhất là trong quan điểm chính trị. Trước đây thì là quan điểm chính trị về VN.

Nhưng tình trạng chia rẽ đó càng trở nên gay gắt hơn trong mấy năm qua, không chỉ còn là chuyện chính trị VN nữa mà là chính trị Mỹ. Chỉ vì ủng hộ hay chỉ trích một Tổng thống, một chính đảng nào đó của Mỹ, rất nhiều người có thể miệt thị nhau, block nhau trên mạng cho tới từ nhau ngoài đời, dù lắm khi từng là bạn nhau bao nhiêu năm hay thậm chí là người nhà với nhau. Chuyện này nhiều người, nhiều bài viết trên mạng xã hội cho tới báo Người-Việt, BBC, VOA…tiếng Việt cũng đã đề cập đến.

Song có một điều khác nguy hiểm hơn, là vì mãi tranh cãi nhau chuyện chính trị Mỹ, chuyện bầu cử Mỹ, nhiều khi chúng ta quên đi mất bao nhiêu vấn đề khác nghiêm trọng hơn của đất nước, dân tộc.

Cứ nhìn lại trong suốt thời gian mấy năm gần đây là thấy, bao nhiêu tội ác tày trời của nhà cầm quyền trong những vụ như Đồng Tâm, Thủ Thiêm, đàn áp bắt bớ người bất đồng chính kiến, kết án tù dài hạn hoặc thậm chí tống vào Bệnh Viện Tâm thần (như nhà báo tự do Lê Anh Hùng, nhà văn Phạm Thành), bao nhiêu vụ án tham nhũng gây tổn hại kinh hoàng cho đất nước, bao nhiêu sự trái tai gai mắt, bất công, phi lý phi nhân xảy ra hàng ngày…người Việt xôn xao năm ba bữa rồi quên, rồi lại quay về với chuyện chính trị Mỹ, bầu cử Mỹ. Câu hỏi là khi người Việt vì chia rẽ mà có phần xao nhãng đi tình hình chính trị xã hội VN, thì ai có lợi?

Dịch giả Phạm Viêm Phương viết trên facebook:

ĐỊCH TA BẠN THÙ

Những bài học chính trị đầu tiên mà tôi được/bị học sau 1975 là về cách phân biệt địch ta bạn thù, và cách phân hóa kẻ thù cũng như khai thác (nói trắng hơn là "lợi dụng") những lực lượng (tầng lớp) được coi là bạn. Phải chăng những kỹ thuật ấy đã ghi ít nhiều trong óc và khiến tôi đặt câu hòi, "Ai là kẻ có lợi nhất trong tình trạng phân hóa, chia rẽ (tới mức thù ghét nhau cùng cực) trong hàng ngũ những người được coi là có ít nhiều khả năng đọc, phân tích, suy nghĩ, và phản biện hiện nay?"

Trên fb, tôi nhìn thấy sự chia rẽ này trong đủ thứ chuyện chứ không riêng gì chuyện bầu cử Mỹ.

Tôi nghĩ rằng, một khi xác địch được kẻ thù lớn nhất, nguy hiểm nhất, cần dồn sức chống nhất, người ta có thể dễ dàng xem những mâu thuẫn khác là không đáng kể.

Bất đồng chính kiến (hay bất đồng ý kiến ở mọi lãnh vực) là cần thiết, nhưng đừng để nó gây bất hòa, lại càng không nên để nó dẫn đến thù hằn.

Điều đó hoàn toàn chính xác.

Chưa kể, có một hiện tượng là trong những năm qua, nhất là trước, trong và sau bầu cử Mỹ, fake news tức tin giả, tin vịt tràn lan khắp nơi. FBI, CIA đã khẳng định rất nhiều tin giả, tin vịt đó bắt nguồn từ Nga, Tàu và Iran-các quốc gia không thân thiện với Mỹ. Còn với người Việt, tin giả tiếng Việt một phần bắt nguồn từ những trang báo ở bên ngoài trong đó nổi bật là Đại Kỷ Nguyên, bản tiếng Việt của The Epoch Times (Đọc thêm: “Người Việt và Hoa cùng đọc Đại Kỷ Nguyên và ủng hộ TT Trump đến cùng?”, BBC), từ các kênh youtube tiếng Việt của một số nhân vật người Việt sống tại Mỹ. Nhưng còn có những tin giả, tin vịt có máy chủ tại VN nữa. Rất nhiều người Việt đã post, like, share những tin giả này vì nó hợp với điều họ muốn nghe, muốn tin chứ không phải vì nó đúng sự thật. Ngoại trừ những kênh truyền thông, những tờ báo bên ngoài, thì với những tin giả xuất phát từ trong nước ai đứng đằng sau? Nhằm mục đích gì?

Không có gì khó để suy luận. Tin giả từ Nga, Tàu, Iran tung ra thì mục đích là để làm cho nước Mỹ bị chia rẽ, người Mỹ và thế giới mất lòng tin vào hệ thống dân chủ Mỹ, luật pháp Hiến pháp Mỹ và như thế là làm cho Mỹ bị suy yếu đi. Còn với nhà cầm quyền VN, tung ra tin giả hay sử dụng đội ngũ “dư luận viên” lập ra hàng ngàn tài khoản facebook, góp phần lan truyền tin giả, nhảy vào chỗ này chỗ kia chơi trò kích động, khiến người Việt trong ngoài nước tối ngày lo cãi nhau chuyện chính trị Mỹ mà quên đi thực trạng của VN, phong trào đấu tranh dân chủ ở VN bị sa sút, mất lửa hẳn.

Thậm chí có người còn bi quan cho rằng phong trào đối kháng ở VN đã chết, với một trong những khuôn mặt có tiếng trên trường quốc tế là nhà báo Phạm Đoan Trang bị bắt vào tháng 10.2020 nhưng không có một cuộc xuống đường hay một phản ứng gọi là mạnh mẽ nào từ phía những người yêu tự do dân chủ! Hay cuộc tuyệt thực lần này của một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất, Trần Huỳnh Duy Thức, cũng thế. Nghe cay đắng nhưng không sai.

Thực tế suốt cuộc chiến tranh VN cho tới 45 năm qua đã cho chúng ta thấy Cộng Sản là bậc thầy như thế nào trong những trò gây chia rẽ này, nên chớ để mắc mưu họ. Và hãy tự hỏi, với 95, 96 triệu người Việt trong nước, cái gì mới là quan trọng hơn, vận mệnh đất nước VN, dân tộc VN hay chuyện nước Mỹ?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Hai 20168:12 CH(Xem: 10770)
Ngoài chủ trương mở cửa nửa vời vì sợ mất quyền, tan đảng, chế độ giở giăng giở đèn ở Việt Nam còn theo chân đàn anh Tầu để “kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin” để cướp đi quyền làm chủ đất nước của dân. ...
04 Tháng Hai 20167:36 SA(Xem: 10810)
Chỉ có dân chủ hóa đất nước, dân chủ hóa thực tâm và thực sự, thì dân chúng mới có điều kiện thực hiện ước mơ có được những nhà “lãnh đạo thương dân”. Điều này quá thông thường, được chấp nhận và áp dụng phổ quát trên thế giới, tại sao lại lại khó biến thành thực tế trên nước Việt Nam đến như vậy?
28 Tháng Giêng 20167:23 CH(Xem: 11912)
Đó là hình ảnh của một đảng độc tài vẫn mang nặng tư duy ù lì, bạc nhược và hủ lậu trước trào lưu tiến hóa của nhân loại. Nhân dân và chỉ có người dân, thành phần bị trị, phải hứng chịu tất cả những sai lầm của kẻ cầm quyền sai đường lạc lối này.
26 Tháng Giêng 20168:03 CH(Xem: 12352)
Những người thân cận trong phe ông Trọng đều đạt được kết quả đúng như mong đợi. Bí thư Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang chính thức trở thành tân uỷ viên trung ương đảng.
26 Tháng Giêng 20166:59 SA(Xem: 14828)
Lúc 20 giờ tối, ngày 25/1/2016, Nguyễn Phú Trọng loan báo thông tin về cuộc bỏ phiếu quái đản nhất trong lịch sử thế giới, kết quả: đa số đại biểu chấp thuận “đơn xin rút” của ông Dũng.
24 Tháng Giêng 20169:10 SA(Xem: 12210)
Đáng chú ý, báo VNEconomy dẫn lại nguồn tin riêng cho hay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “là người được giới thiệu nhiều nhất” trong tổng số 62 người được đề cử bổ sung.
23 Tháng Giêng 20168:38 CH(Xem: 13083)
Nhưng điều nguy hiểm ở con người NPT không phải y chỉ là một kẻ giáo điều cuồng tín mà trong con người đứng đầu quốc gia cộng sản này luôn có tâm lý thần phục Trung Cộng như các chế độ phong kiến xa xưa mặc dù ngày nay nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 với các luật lệ rõ ràng cũng như có cả Liên Hợp Quốc.
22 Tháng Giêng 20168:02 CH(Xem: 11552)
Mai này “Trọng Phúc Quang Ngân” hay “Dũng Nhân Ngân Nghị” hay ai khác nữa lên làm lãnh đạo thì nhân dân cũng chẳng được gì. Người dân Việt chỉ thực sự làm chủ đất nước khi Đảng Cộng sản từ bỏ độc quyền cai trị, trả lại cho dân quyền tự do bầu cử, ứng cử và chọn người lãnh đạo.
22 Tháng Giêng 20166:03 SA(Xem: 9971)
Đồn đãi chính trị mà báo chí quốc tế và những nhà phân tích nghe được cho thấy nhân vật thuộc diện đặc biệt được chọn ở lại là ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng theo đồn đãi, ông Trọng được nhiều phiếu ủng hộ của Bộ Chính trị nhất, và người có phiếu ủng hộ thấp nhất là ông Dũng. Vẫn theo đồn đãi chính trị, ông Trọng sẽ ở lại nửa nhiệm kỳ, tức tối đa 2 năm rưỡi, sau đó trao quyền tổng bí thư cho người khác, hiện chưa rõ là ai.
21 Tháng Giêng 20167:20 CH(Xem: 10290)
Và như vậy, dù có thành công hay đại thành công thì Đại hội đảng XII cũng chỉ đẻ ra được một Tổng Bí thư và 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt giáo điều và lệ thuộc vào Trung Quốc như cũ.
20 Tháng Giêng 20167:17 SA(Xem: 10082)
Hãng tin AP hôm nay cho biết Đảng Cộng sản đang chuẩn bị ‘đưa một nhân vật bảo thủ trở lại chức Tổng Bí Thư’. Bản tin hôm 20/1 nói rằng một ngày trước Đại hội, dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã củng cố được vị thế của mình.
19 Tháng Giêng 20168:52 CH(Xem: 11001)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dù mạnh miệng tuyên bố “không tái cử”, nhưng như bao lần trước, ông ta vẫn có thể trơ trẽn giải thích là do bị ban chấp hành trung ương ép buộc nên phải ra tái cử thêm một nhiệm kỳ.
18 Tháng Giêng 20167:04 SA(Xem: 10354)
Một nhà quan sát khác được Bloomberg dẫn lời là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt. Ông cho rằng sẽ không có thay đổi lớn, bất chấp giới lãnh đạo mới là thuộc phe nào, ông nói các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam theo dự kiến sẽ không nghiêng hẳn về bất cứ hướng nào....
18 Tháng Giêng 20167:00 SA(Xem: 9941)
Chừng nào người VN chưa được tự chọn lấy người lãnh đạo cho mình, chừng đó độc tài, đểu cáng còn trên ngôi, VN sẽ còn tụt hậu và tăm tối. Thua xa các nước nhược tiểu như Lào, Campuchia, Miến điện, chứ đừng nói đến sánh vai với các cường quốc năm châu!
17 Tháng Giêng 20165:34 CH(Xem: 11304)
Đánh Mỹ cho Tàu Cộng hôm nay đáp máy bay xuống đảo chữ thập của VN Ấy vậy mà gọi là: “Đảng CSVN quang vinh muôn năm”!? "Chẳng thà đừng nói, để người ta chỉ tưởng mình ngu thôi, còn hơn mở miệng ra, để người ta nghi ngờ mình giữa con người và con vật." (Abraham Lincoln)
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...