Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – Người của thời cuộc.

29 Tháng Chín 201710:18 CH(Xem: 11289)

        TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU 
                 NGƯỜI CỦA THỜI CUỘC.

11291


Nguyễn Quang Duy
 



Kỷ niệm ngày Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra đi ngày 29/9/2001 mời các bạn xem lại bài viết.


Ít ai biết được, năm 1945, ông Nguyễn Văn Thiệu gia nhập lực lượng Việt Minh và nhanh chóng được bổ nhiệm vai trò Huyện Ủy.

Nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng 1 năm, ông nhận ra: "Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai", nên ông rời bỏ cộng sản.

Một chỉ huy quân đội dũng cảm.
Ông Thiệu gia nhập Quân đội Quốc gia, tháng 6-1949, ông tốt nghiệp Trường Võ Bị Huế với cấp bậc Thiếu úy. Ra trận ông nổi tiếng dũng cảm và có năng lực chỉ huy, đến năm 1954 ông đã được thăng tới cấp Thiếu tá chỉ huy Liên đoàn 11 Bộ binh.

Trong một cuộc hành quân tại quê nhà, Việt Minh cho rút vào căn nhà gia đình ông, họ tin rằng ông sẽ không dám tấn công. Họ đã lầm ông cho nổ tung căn nhà, đánh bật Việt Minh ra khỏi khu vực. 
Sang thời Đệ nhất Cộng hòa ông chứng tỏ là một sỹ quan trẻ có tầm nhìn chiến lược. Ông tham dự nhiều khóa đào tạo sỹ quan cao cấp do Hoa Kỳ tổ chức.

 

Năm 1955, ông được thăng cấp Trung tá Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt và sau đó Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu.

Năm 1959, ông được thăng cấp Đại tá làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và sau đó Sư đoàn 5 Bộ binh.

1-11-1963 : Ông Thiệu bước vào chính trường…
Khi trở thành nguyên thủ quốc gia ông Thiệu giữ thái độ cứng rắn với cộng sản, với lập trường bốn không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho cộng sản.

Có lẽ tin đồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn đối thoại với Bắc Việt đã dẫn ông Thiệu đến quyết định tham gia đảo chánh 1-11-1963.

Sau đảo chánh miền Nam bước vào một giai đoạn khủng hoảng chính trị: Phật giáo liên tục biểu tình, các chính phủ dân sự bất lực, phía quân đội liên tục đảo chánh và người Mỹ cho đổ quân vào Việt Nam.

Ông Thiệu là mẫu người trung dung và ôn hòa nên luôn được đa số các phe cánh ủng hộ. Ông được thăng Thiếu tướng và nhận vai trò Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Thứ trưởng Quốc phòng.

Đầu năm 1965 ông được thăng Trung tướng và khi Thủ Tướng Trần văn Hương cải tổ nội các ông được mời giữ chức Đệ Nhị Phó Thủ tướng đặc trách Quốc Phòng.

Khi Thủ Tướng Phan Huy Quát lập nội các, ông Thiệu được bổ nhiệm làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quân lực, kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực.

Ngày 8/3/1965, Hoa Kỳ đột ngột cho đổ quân vào cảng Đà Nẵng. Nhiều tài liệu cho rằng Thủ Tướng Phan Huy Quát chỉ được phía Hoa Kỳ báo cho biết khi họ đã đổ quân.

Khi làm việc với người Mỹ, ông Thiệu tỏ ra cộng tác và ôn hòa hơn các tướng lãnh khác nên được người Mỹ ủng hộ.

Ngày 14-6-1965, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực.

Ngày 19-6-1965, Hội đồng Quân lực bầu Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương.

Ngay khi cầm quyền ông Thiệu tuyên bố cho mở cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quyết định của ông được tất cả mọi phe cánh nhiệt tình ủng hộ, chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị do cuộc đảo chánh 1-11-1963 gây ra.

Ngày 3-9-1966 một Quốc Hội Lập Hiến hình thành với 118 dân biểu đắc cử và đến 1-4-1967 bản Hiến pháp được công bố làm cơ sở pháp lý cho Đệ Nhị Cộng hòa.

Trở thành Tổng thống…
Ngày bầu cử Tổng thống 3-9-1967, có tổng cộng 11 liên danh ra tranh cử với trên năm triệu cử tri, chiếm 80% tổng số cử tri đi bầu.
Liên danh hai ông Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu, và Liên danh về nhì của luật sư Trương Đình Dzu chỉ được 17%.

Tình hình chính trị được ổn định nhưng tình hình quân sự thì ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Mỹ đã không thể đẩy lùi được cộng quân, ngân sách chi cho miền Nam ngày một tăng, số thương vong rất cao làm giảm tinh thần chiến đấu quân đội, giảm sự ủng hộ quốc hội và của dân Mỹ. Mâu thuẫn trong việc hoạch định kế hoạch giữa Quân Đội, Hành Pháp và Lập Pháp càng ngày càng bộc lộ. Mỹ bắt đầu bàn đến việc rút quân.

Lợi dụng việc Mỹ đổ quân vào miền Nam, cộng sản tuyên truyền “Mỹ xâm lược”, làm hanh niên miền Bắc và ở thôn quê miền Nam đua nhau gia nhập bộ đội nhằm “giải phóng miền Nam”.

Lo ngại việc Mỹ mở rộng chiến tranh ra phía bắc, cộng sản Nga, Trung Hoa và Đông Âu đã gia tăng viện trợ cả quân sự lẫn và kinh tế cho Bắc Việt.

Đúng ngày Tết Mậu Thân 1968 khi quân và dân miền Nam đang sửa soạn đón xuân, cộng sản cho phát động “tổng tấn công và nổi dậy” tại thủ đô Sài Gòn và các thành phố lớn tại miền Nam. Trong năm 1968 họ lại hai lần tổng tấn công, nhưng cả ba cuộc tấn công đều thất bại số thương vong, bị bắt, ra hàng lên đến cả trăm ngàn người.

Bằng chiến dịch Phụng Hoàng biến cố Mậu Thân đã được ông Thiệu tận tình khai thác vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng cộng sản tại nông thôn và bảo vệ dân chúng khỏi sự khủng bố của du kích quân cộng sản.

Chiến dịch đã mang lại kết quả tốt đẹp cho đến cuối năm 1971, chiến dịch đã bắn hạ trên 20 ngàn cán binh cộng sản, 30 ngàn bị bắt và đặc biệt là trên 20 ngàn người ra hồi chánh. Cán bộ còn sống sót phải rút về Bắc, lên núi, sang Cam Bốt hay sang Lào ẩn trốn.

Để tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản tại Cam Bốt, ngày 28-4-1970, với sự hỗ trợ của Mỹ và Cam Bốt, ông Thiệu cho quân đội tấn công vào các căn cứ cộng sản tại miền Đông Cam Bốt.

Chỉ trong vòng 2 tháng chiến dịch mang lại nhiều thành quả tốt đẹp: Trung ương Cục miền Nam bị phá tan, hằng ngàn cán binh cộng sản bị loại khỏi vòng chiến, hằng ngàn vũ khí cá nhân, súng cối, rốc két, xe tải, nhiều đạn dược, gạo và lương thực bị tịch thu hay phá hủy.

Đáng tiếc Quốc Hội Mỹ chỉ cho phép quân đội Mỹ - Việt hoạt động trong vòng 30 cây số nên không thể truy quét cộng sản bên ngoài khu vực giới hạn này.

Đến ngày 8-2-1971, ông Thiệu tuyên bố mở chiến dịch đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh.

 

Ông Thiệu biết rõ thế mạnh của quân đội Bắc Việt là rừng núi nên chiến thuật cơ bản vẫn là đánh nhanh, đánh mạnh rồi rút về. Ông cần sự yểm trợ hùng hậu của không quân và nhất là trực thăng Hoa Kỳ.

Quốc hội Hoa Kỳ lần này cấm quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Lào. Vì thế chiến dịch không đạt được kế hoạch đã đề ra, hai binh chủng chính quy là Dù và Biệt Động Quân thiệt hại nặng nề về nhân lực.

Nhiệm kỳ 2…
Trong cuộc bầu cử Tổng Thống lần thứ hai, các liên danh tranh cử lần hồi rút hết, vì thế chỉ còn liên danh ông Thiệu và Phó Tổng Thống Trần văn Hương.

Sang mùa hè 1972, quân đội Bắc Việt từ Lào và Cam Bốt tấn công Tây Nguyên, đánh chiếm Lộc Ninh, bao vây An Lộc, và vượt vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị. Theo lệnh ông Thiệu quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm lại cổ thành Quảng Trị trong đổ nát. 
Ông thiệu là hình ảnh của một vị tổng thống dân cử thời chiến.

Đến nay, nhiều người vẫn nhớ hình ảnh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đáp trực thăng xuống An Lộc ngay khi quân đội cộng sản rút lui, hay dùng xe Jeep Quân Đội chạy quanh vùng Quảng Trị khi thành phố này vừa được chiếm lại.

Ngày vui sướng nhất của đời tôi...
Nói về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thể quên được ngày 26-3-1970, ông Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR). Tại Cần Thơ ông tuyên bố: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi...”.

Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình NCCR coi như đã hòan tất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.

Mặc dù chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, ngay cả khi quân đôi Mỹ đã rút đi và Mỹ cắt giảm viện trợ kinh tế cho miền Nam, đời sống của dân miền Nam vẫn khá xung túc.

Hiệp định Paris mở đường cho cộng sản chiếm miền Nam
Trận Mậu Thân 1968 về quân sự cộng sản đã hoàn toàn thất bại, nhưng dân Mỹ mất niềm tin vào chính phủ nên đòi hỏi Quân đội phải rút khỏi miền Nam.

Nhìn một cách tổng quát, các chiến lược ông Thiệu đưa ra như Bình Định Nông Thôn, Người Cày Có Ruộng đã vô hiệu hóa chiến tranh du kích. Bắc Việt phải dùng quân đội chính quy từ miền Bắc đánh rồi rút về phía bên kia Vĩ Tuyến 17, hay sang Cam Bốt, Lào. 
Trong khi người Mỹ không đồng ý để miền Nam đánh ra Bắc. Các trận đánh sang Cam Bốt và Lào chỉ giúp tiêu hao lực lượng đối phương giải quyết tạm thời thế bị bao vây.

Để rút khỏi Việt Nam trong danh dự và đảm bảo việc trao trả tù binh, người Mỹ đi đêm với phía cộng sản sửa soạn Hiệp Định Paris 1973.

Hiệp Định không đòi hỏi quân đội Bắc Việt phải rút về Bắc vì thế lúc đầu ông Thiệu không đồng ý ký.

Bằng văn bản chính thức Tổng thống Nixon phải hứa Hoa Kỳ bảo đảm có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để miền Nam chống lại quân đội Bắc Việt và sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Ông Nixon còn cho biết nếu miền Nam không ký thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký hiệp định Paris.

Thậm chí ông Nixon còn hăm dọa sẽ lật đổ và giết ông Thiệu như họ đã từng làm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.

Khi ấy miền Nam đã không còn được xem là vị trí chiến lược của 
Hoa Kỳ, Mỹ cũng đã đổi chính sách với Đài Loan sau khi tổng thống Nixon sang thăm Trung cộng năm 1972.

Chiến tranh Việt Nam bước sang một giai đoạn mới khi Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 19/1/1974. Ông Thiệu ra lệnh tấn công trước và công khai lên án Trung cộng trước Quốc Tế.

Phần người Mỹ không ủng hộ, phần phải lo tập trung tài lực chống lại cộng sản bảo vệ miền Nam, ông Thiệu hoãn quyết định tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

Miền Nam sụp đổ
Sang năm 1974, Tổng thống Nixon phải đối đầu với vụ Watergate nên không thể giúp miền Nam như lời ông đã hứa.

Hoa Kỳ cắt giảm cả viện trợ quân sự lẫn kinh tế. Đạn dược, nhiên liệu, quân trang, quân cụ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa càng ngày càng thiếu hụt.

Miền Bắc thì được phe cộng sản tăng cường viện trợ quân sự. Đường mòn Hồ chí Minh được mở rộng, ngày đêm đưa cán binh, quân trang, quân cụ vào chiến trường miền Nam.

Tháng 3-1975, quân đội Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công. Ông Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên. Dân chúng vì sợ cộng sản nên chạy theo quân đội gây náo loạn khi bị cộng sản tấn công. Cuộc rút quân thất bại.

Quân đội Bắc Việt lần nữa vượt vĩ tuyến 17, họ nhanh chóng chiếm được miền Trung. Người Mỹ vừa không viện trợ cho miền Nam vừa ép ông Thiệu phải từ chức, bàn giao chính phủ cho ông Trần văn Hương, và thu xếp để ông Thiệu rời Việt Nam.

Cộng sản lúc này đã làm chủ được cả tình hình quân sự lẫn chính trị. Họ ép ông Hương phải nhường chức cho Tướng Dương Văn Minh.

Khi ông Minh kêu gọi binh lính Việt Nam Cộng Hòa buông súng thì cộng sản quay ra buộc ông Minh phải đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

Kết
Việt Nam Cộng Hòa là 1 nước nhỏ phải chống trả cả một khối cộng sản nên không có lựa chọn khác hơn phải làm đồng minh và nhận viện trợ của Mỹ.

Đáng tiếc chính phủ Mỹ đã đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm rồi đổ quân vào Việt Nam.

Trong hoàn cảnh lúc đó các phe cánh tại miền Nam cần một mẫu người vừa giỏi quân sự, vừa biết chính trị, lại phải vừa được lòng người Mỹ. Nhân vật này không ai khác hơn ông Thiệu.

Khi được giao phó quyền hành ông Thiệu đã chính danh bằng cách xây dựng một hiến pháp và hai lần ra tranh cử Tổng Thống.
Trong thời gian ông cầm quyền ông đã xây dựng được một nền dân chủ nghị trường non trẻ, một xã hội dân sự có tổ chức, một nền kinh tế thời chiến phát triển, một đất nước nông nghiệp người cày có ruộng và một tầng lớp trí thức được đào tạo cho công cuộc kiến thiết đất nước hậu cộng sản.

Với lập trường chống cộng dứt khoát, ông nhiều lần đẩy lui được các cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt. Nhưng cuối cùng chính phủ Mỹ đã bắt tay với Trung cộng, cắt viện trợ, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa.

Xét cho cùng thời cuộc đã đưa ông Thiệu từ một lãnh đạo quân sự trở thành một lãnh đạo chính trị thời chiến, một vai trò xét ra thời ấy không có người có thể làm tốt hơn ông.

Thời cuộc cũng đã đẩy ông trở thành một tị nạn cộng sản. Đến chết ông trăn trối mong ước Việt Nam sớm có tự do, để hài cốt ông được mang về yên nghỉ nơi quê cha đất tổ.

Nhân Kỷ niệm ngày Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ra đi ngày 29/9/2001 xin trân thành ghi ân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tất cả những bậc đã bảo vệ miền Nam tự do. Lịch sử rồi sẽ công bằng đánh giá lại vai trò của Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Quang Duy 

Melbourne, Úc Đại Lợi
28/9//2017

nguồn: http://haingoaiphiemdam.net/TONG-THONG-NGUYEN-VAN-THIEU-%E2%80%93-NGUOI-CUA-THOI-CUOC-80866

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 9394)
Chính quyền thì lại cho rằng có những kẻ xấu, những thế lực thù địch đã nhân cơ hội này lôi kéo, tuyên truyền và kích động người dân chống phá nhà nước như nội dung phát biểu của thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Hoàng Vĩnh Bảo khi đưa ra cảnh báo là cần phải thận trọng khi viết về nhân quyền.
28 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 9942)
Cách đây 60 năm (1956-2016), chế độ cộng hoà đã được thiết lập tại Việt Nam, với bản Hiến pháp Việt Nam Cộng hoà ban hành ngày 26-10-1956 tại Miền Nam Việt Nam. Trước đó 15 năm, một chế độ cộng hòa khác đã được Hồ Chí Minh dựng lên sau cái gọi là Cách mạng Tháng 8 năm 1945 mang bảng hiệu giả mạo “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
27 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 8961)
“Nhiều cơ quan báo chí ngày càng hiếm các cây bút có khả năng viết bài bình luận sắc bén có phân tích rành mạch về lý luận và thực tiễn, có chứng lý cụ thể, trình bày bài bản, phù hợp với mọi tầng lớp bạn đọc và có sức thuyết phục để chống lại, vạch trần các âm mưu, ý đồ, quan điểm, luận điểm chống phá Đảng, chống chế độ. Với một số vụ việc đã được Nhà nước xử lý công khai, và dù cơ quan chức năng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin, cung cấp thông cáo báo chí, nhưng một số cơ quan báo chí chỉ khai thác và đăng lại bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.”
27 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 10403)
Sau lời tuyên bố này, Nguyễn Tấn Dũng đã có những bước đi nào để biến lời nói của mình thành hành động trước sự việc dàn khoan HY 981 ngang nhiên kéo đến, hoạt động trong vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 04.05.2016? Hoàn toàn không, một câu lên tiếng phản đối, nhắc đến tên HY 981 cũng không có.
26 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 10296)
Con đường chống cộng cứu nước của chúng ta tuy mỗi người, mỗi hội đoàn, tổ chức có khác nhau nhưng cũng không ngoài mục đích, lý tưởng là một nước Việt Nam không cộng sản và xây dựng lại quê hương sau hàng thập kỷ tan hoang vì thù trong giặc ngoài tàn phá, bán mua, xà xẻo… chứ không đối nghịch để chuốc lấy thương đau.
24 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 9765)
nêu danh là nước Cộng hòa XHCN, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân, không ngờ lại tái lập phong kiến dưới hình thức khác, không có một ông vua rõ ràng mà vua tập thể, vua ở trung ương, vua tại các địa phương. Không phải tái lập được nền phong kiến thịnh trị mà là phong kiến thối nát....
23 Tháng Mười 20167:15 CH(Xem: 9242)
Chúng ta không thể mãi tiếp tục sống trong bầu không khí khủng bố, đầu độc và đe dọa này, chúng ta không thể im lặng chấp nhận cái chết im lặng đến từ từ với mình và gia đình của mình, vì thế chúng ta cần phải đứng lên đòi hỏi đảng bất lương csVN phải trao trả quyền lực về tay nhân dân....
21 Tháng Mười 20167:15 CH(Xem: 10008)
Cũng vì thế mà chúng ta phải đối diện với câu hỏi này : nếu, vào một ngày nào đó, những cảnh báo về sự sụp đổ của chế độ trở thành hiện thực, thì lúc đó chúng ta sẽ phải làm như thế nào, chúng ta sẽ làm gì để có thể thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ dân chủ, chứ không lặp lại bi kịch lịch sử mà hiện nay chúng ta đang nếm trải : thay thế độc tài phong kiến bằng độc tài cộng sản ?
21 Tháng Mười 20166:15 CH(Xem: 9295)
Một mặt thì ngậm tăm xỉa răng bước vào quán tỏ ra anh/chị đây vừa mới ăn no, đang cần xỉa răng, làm sạch miệng, mặt khác thì đợi ai đó mời ăn để nói ngay câu mượn tiền để “đi làm ly cà phê vì ăn xong mà không có cà phê nó lạt cái miệng!” để rồi nếu mượn được tiền thì chạy sang quán khác ngồi ăn vội ăn vàng mà cứu cái bụng, bạn bè khỏi thấy. Cái trò này biểu hiện rất rõ trong kiểu vừa tỏ ra bất cần nhưng lại vừa chờ đợi các nước lớn tài trợ, rồi vay nợ đáo hạn đề đảo nợ. Về mặt đối ngoại thì vậy, mặt đối nội thì thả sức bóp nghẹt nhân dân. Vì không còn gì để mất!
20 Tháng Mười 20166:45 CH(Xem: 10467)
từ bùn đỏ bị lấp liếm cho đến Fomosa xả thải gây ô nhiểm môi trường, triệt tiêu nguồn sống của ngư dân, nạn dân oan, nạn bạo hành, nạn thất nghiệp, nạn tham nhũng đã làm cho người dân phẩn nộ, giờ đây thế lực đe dọa đến sự tồn vong của chế độ không đến từ các châu lục xa xôi bên kia bờ đại dương mà thế lực đó đang hiện diện lừng lững trước mặt đảng:...
20 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 12986)
Thất bại không thể tránh khỏi của chính quyền đương nhiệm, của đảng cầm quyền đương nhiệm, đòi hỏi ở Việt Nam phải hình thành những đảng phái chính trị khác, những đảng chính trị có khả năng giải quyết các vấn đề của quốc gia, có khả năng cứu nước, cứu môi trường, cứu dân tộc khỏi thảm hoạ diệt vong. Đòi hỏi này giờ đây đã là một đòi hỏi cấp bách, trước tình thế tuyệt vọng mà cả nước đang lâm vào hiện nay.
18 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 10176)
Chủ nghĩa cộng sản theo đuổi nền giáo dục đào tạo công cụ cho chế độ và nền văn hoá nô dịch nhằm điều kiện hóa tối đa con người trong khuôn khổ duy vật của chủ nghĩa Mác. Thứ giáo dục áp chế này khiến con người trở nên cứng nhắc với những giáo điều, làm mất tự do cũng như nhân phẩm, khiến không thể thay đổi hay tiến hoá được. Thứ giáo dục, đã đào tạo sai lạc nhiều thế hệ, hậu quả là văn hoá suy đồi, không có đức độ, thì làm sao xã hội không càng ngày càng xuống dốc...
17 Tháng Mười 20166:52 CH(Xem: 13055)
Từ bên này đại dương nhiều người sẽ trở về, để được hòa mình cùng dân tộc, để tranh đấu cùng mọi người, để có thể được nhìn thấy hơn một lần nữa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền Cộng Hòa đúng nghĩa, để xây dựng lại một quốc gia hoang tàn thành một quốc gia dân chủ, văn minh, đa đảng phái.
16 Tháng Mười 20166:30 CH(Xem: 9034)
chúng không màng tới bởi vì chúng đã có những thực phẩm tươi sạch khác được kiểm soát nghiêm ngặt, chúng không hành nghề ngư dân nên không thấu hiểu được cái cơ cực của người đi biển, chúng ngự trong những ngôi biệt thự kín cổng cao tường trong cái mát lạnh của máy điều hòa và tiếp tục hoang tưởng về cái chủ nghĩa Mác-Lê, về Bác hồ kính yêu và dĩ nhiên có cả những thỏa thuận ngầm trong bóng tối.
16 Tháng Mười 20166:00 CH(Xem: 10485)
Đảng cộng sản Việt Nam đã lập ra một tổ chức quy tụ những thành phần tham quyền, tham lợi, giá áo túi cơm núp dưới tấm bình phong chính trị lỗi thời "đấu tranh giai cấp - xây dựng xã hội chủ nghĩa" để thu vén của cải vật chất của đất nước, của xã hội, của nhân dân đem về làm của riêng cho mình. Cái gọi là "lý tưởng cộng sản" đã theo cùng với đôi dép râu, mũ tai bèo đi vào sọt rác kể từ ngày bọn họ cướp được chính quyền đến nay.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...