Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo?

13 Tháng Tám 20176:34 SA(Xem: 9668)

                   Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo?

download (3)


Ls Nguyễn Văn Thân (Danlambao)
 - Vào ngày 24/7, ký giả BBC Bill Hayton đưa tin là Việt Nam phải ra lệnh ngưng khai thác dầu khí ở Lô 136-03 tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vì Trung cộng đe dọa là sẽ tấn công các thực thể mà Việt Nam đang xây dựng tại Trường Sa. Hayton cho biết là nguồn tin xuất phát từ một công ty khai thác dầu khí tại Châu Á và đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận. Chỉ vài ngày trước đó, Repsol (công ty mẹ của Talisman Vietnam) là công ty có hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam đã công bố là tìm thấy một mỏ dầu lớn tại khu vực này. Qua ngày hôm sau, Gs Carl Thayer trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald cũng xác nhận là theo nguồn tin của ông từ Hà Nội cho biết thì Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngưng khai thác từ ngày 15/7.
Cả Bill Hayton và Carl Thayer đều là những chuyên gia về Việt Nam có uy tín. Hayton là tác giả của quyển sách ''Vietnam - Rising Dragon" (Việt Nam - Con Rồng trỗi dậy) và quyển ''The South China Sea: the Struggle for Power in Asia''(Biển Đông: Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Châu Á). Gs Carl Thayer là một gương mặt quen thuộc của người Việt tại Úc. Ông đã nhiều lần tham gia vào các chương trình hội luận của Đài Truyền Hình SBTN Úc Châu và Vietface TV và làm diễn giả trong các buổi hội thảo của do Cộng đồng Người Việt Tự do và Nhóm Nghiên Cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long tổ chức. Vào tháng 6 năm ngoái, ông nhận lời diễn thuyết về Biển Đông và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong Đại Hội của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại Dapto. Đó là một trong những lý do mà ông bị nhà cầm quyền CSVN loại ra khỏi chương trình hội thảo về Biển Đông trong trung tuần tháng 7 vừa qua do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS (Centre for Strategic and International Studies) của Mỹ tổ chức mà Bộ Ngoại giao Việt Nam là một trong những nhà tài trợ.
Vào tháng Giêng năm nay, Việt Nam công bố là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã ký hợp đồng với công ty Exxon Mobile của Mỹ để khai thác mỏ dầu (Lô 118) tại khu vực được gọi là Mỏ khí Cá Voi xanh. Lô 118 này nằm cách bờ biển Quảng Nam ở miền Trung khoảng 88 km tức trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam (1 hải lý bằng khoảng 1.85km; 200 hải lý tương đương với 370 km). Đây là mỏ khí được coi như lớn nhất ở Việt Nam ước lượng có tới 150 tỷ mét khối với vốn đầu tư hơn 10 tỷ Mỹ kim. Nhưng lô 118 cũng nằm trong phạm vi bản đồ ''đường lưỡi bò'' của Trung cộng.
Trong tháng 6, dư luận nóng lên vì việc Tướng Phạm Trường Long Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Trung cộng thình lình cắt ngắn chuyến viếng thắm Việt Nam. Tân Hoa Xã bất ngờ đưa tin là Tướng Long đã nói thẳng với lãnh đạo CSVN là "toàn bộ các đảo ở Biển Đông đã thuộc lãnh thổ của Tàu kể từ thời thượng cổ." Gs Carl Thayer cũng cho biết là Tướng Long đã yêu cầu Việt Nam ngưng mọi hoạt động khảo sát dầu khí.
Nhưng chỉ sau đó không lâu vào đầu tháng 7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã công du Ấn Độ và tuyên bố là Việt Nam đồng ý gia hạn hợp đồng thêm hai năm nữa cho công ty ONGC Videsh của Ấn Độ hoạt động khai thác tại Lô 128 nằm khoảng 100 km ở ngoài khơi Bình Thuận trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam nhưng cũng trong đường lưỡi bò.
Cũng trong đầu tháng 7, Bill Hayton cho biết là Talisman Vietnam đã bắt đầu khoan dầu tại lô 136-01 thuộc bãi Tư Chính ở Trường Sa mà Trung cộng gọi là Vạn An Bắc 21. Talisman Việt Nam là một công ty con của tập đoàn dầu hỏa Repsol (Tây Ban Nha). Vào năm 2014, Trung cộng cho biết là đã bán lô dầu Vạn An Bắc này cho Brightoil là một công ty Hồng Kông. Hai giám đốc của Brightoil là đảng viên cao cấp của Đảng Cộng Sản Tàu. Việt Nam đã ngưng hoạt động khai thác của Talisman Vietnam trong 3 năm qua vì sợ làm phật lòng Trung cộng. Nhưng Việt Nam cho phép Talisman Vietnam trở lại hoạt động khoan dầu từ ngày 21/6. Việt Nam giữ kín việc này vì sự nhạy cảm của vấn đề đối với Bắc Kinh. Bill Hayton cũng cho biết là sau khi Trung cộng ra tối hậu thư thì Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã có họp và biểu quyết với tỷ lệ 17/19 quyết định tiến tới khoan dầu. Chỉ có 2 phiếu chống nhưng đó là phiếu của 2 nhân vật quyền lực nhất là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch.
Có người hoài nghi về nguồn tin của Bill Hayton. Trong một cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ, Ts Hà Hoàng Hợp cho biết là ông cũng nhận tin từ Hà Nội là không có cuộc họp nào của Bộ Chính Trị về vấn đề này. Vả lại, thành viên bây giời chỉ còn 18 người sau khi ông Đinh La Thăng "xin thôi". Cho dù có họp thì cũng khó có đủ 18 người tham dự vì nhiều lý do khác nhau như bận công việc hoặc vì sức khỏe, chẳng hạn như Đinh Thế Huynh.
Trong một thể chế dân chủ thì ký giả có thể đặt câu hỏi trực tiếp với chính phủ chớ không cần đồ đoán là có hoặc không có họp hoặc nếu có họp thì bao nhiêu tham dự, hoặc họp đối mặt hay qua điện thoại hoặc video hay skype. Ngoài ra, các bộ trưởng phải trả lời trước Quốc Hội và bị chất vấn. Việt Nam không phải là một quốc gia dân chủ nên không có trách nhiệm giải trình như vậy. Bộ Chính Trị cũng không cần tham khảo ý kiến với ai. Nhưng việc mà Trung cộng đe dọa sử dụng vũ lực không phải là chưa từng có. Trong một cuộc hội đàm vào tháng 5 vừa qua, Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân đã nói với Tập Cận Bình là Phi Luật Tân có ý định tiếp tục hoạt động khai thác tại bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Như Việt Nam, Phi Luật Tân đã tạm ngưng khai thác vì Trung cộng liên tục quấy nhiễu. Vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng Tài ban hành phán quyết vụ kiện Đường Lưỡi Bò với kết luận là Trung cộng vi phạm UNCLOS khi ngăn cản quyền khai thác của Phi Luật tân trong vùng đặc quyền kinh tế tại bãi Cỏ Rong. Thế mà Tập đã hăm là sẽ động binh nếu Duterte tiến hành khai thác trở lại. Trước khi qua Việt Nam thì Tướng Phạm Trường Long đã đi Madrid, Tây Ban Nha và đặt vấn đề với Repsol. Trung cộng và Việt Nam một phần nào cũng gián tiếp xác nhận sự việc. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung cộng Lục Khảng khi được hỏi về việc này lập lại là Trung Quốc đã yêu cầu ngưng khoan dầu tại khu vực có tranh chấp. Về phía Việt Nam, bà Lê Thu Hằng phát biểu là "hoạt động dầu khí diễn ra tại khu vực biểu trong quyền tài phán của Việt Nam và đề nghị các bên liên quan tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam".
Dù vì bất cứ lý do đằng sau chính xác thế nào đi nữa nhưng rõ ràng là Repsol đã chính thức ra thông báo đình chỉ hoạt động khai thác dầu khí vì có sự tranh chấp từ Trung cộng. Thứ hai, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam ngưng khai thác và đe dọa trừng phạt nếu Hà Nội không nghe lời. Và thứ bà là Bộ Chính Trị đã quyết định ngưng khai thác theo lời yêu cầu của Bắc Kinh. Quyết định của Bộ Chính Trị Đảng CSVN sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại cho Việt Nam. Không chỉ mất đi nguồn thu trong tương lai mà Việt Nam có nguy cơ phải bồi thường thiệt hại cho Repsol. Ước đoán là Repsol đã chi hơn 300 triệu Mỹ kim cho dự án này. Con số bồi thường có thể lên tới 1 tỷ Mỹ kim vì bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực tế và thất thoát lợi nhuận dựa theo hợp đồng. Chưa kể là Việt nam khó thu hút được các đối tác trong tương lai cùng hợp tác khai thác và do đó sẽ đe dọa đến nền an ninh năng lượng có ý nghĩa sống còn cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
Tại sao lại có sự phân biệt đối xử của Trung cộng giữa lô 118, 128 và 136-03? Lô 118 và 128 rõ ràng nằm trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Exxon Mobil và ONGC Videsh là hai công ty của Mỹ và Ấn Độ với lực lượng hải quân hùng hậu. Trong khi đó, Repsol là một tập đoàn dầu khí quốc gia của Tây Ban Nha là nước không có sự hiện hiện quân sự tại Biển Đông. Ngoài ra, lô 136-03 cách bờ biển Vũng tàu khoảng 400 km tức ngoài phạm vi 200 hải lý (370 km) của Việt Nam. Nhưng nếu tính từ Côn Sơn (Côn đảo) thì có thể nằm trong phạm vi 200 hải lý. Câu hỏi là dưới UNCLOS, từ đường cơ sở của Việt Nam đến bãi Tư Chính tính từ Vũng Tàu hay là Côn Đảo? Dù sao đi nữa, Việt Nam có thể lập luận rằng bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa của Việt Nam và do đó Việt Nam có toàn quyền khai thác khoáng sản và dầu khí phù hợp với UNCLOS mà Trung cộng không có bất cứ lý do chính đáng nào để can thiệp.
Trong mấy ngày qua, Duterte bắn tiếng là sẽ hợp tác khai thác chung với Trung cộng tại bãi Cỏ Rong. Trước đây vào năm 2005, Tổng Thống Gloria Arroyo đã ký thỏa thuận khảo sát địa chấn chung với Trung cộng. Ngược lại, Bắc Kinh giúp Manila đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng tới năm 2008 thì lòi ra các vụ xì-căng-đan tham nhũng dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Arroyo. Sau khi thỏa thuận chấm dứt, Trung cộng nêu yêu sách chủ quyền trong khu vực khảo sát chung và xua đuổi các công ty ngoại quốc không cho họ thương lượng hợp đồng với Manila. Từ thời Đặng Tiểu Bình, Trung cộng đã đưa ra kế sách tạm gác tranh chấp chủ quyền và khai thác chung. Vấn đề là yêu sách chủ quyền của Trung cộng tại Trường Sa dựa vào đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý như phán quyết của Tòa Trọng Tài xác nhận. Nói một cách khác, Trung cộng đòi hỏi chủ quyền bất hợp pháp rồi kết luận là có tranh chấp chủ quyền rồi đòi khai thác chung trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.
Có thể Bắc Kinh cũng đang chờ giương một cái bẫy tương tự như vậy với các đồng chí trong Bộ Chính Trị ở Ba Đình đối với bãi Tư Chính.
13.08.2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 20246:44 CH(Xem: 3628)
Riêng đảng CSVN thì còn cho nhân dân ăn bánh vẽ để đỡ đói. Chẳng hạn, tuy hàng triệu dân nghèo rớt mồng tơi, bệnh hoạn, không cơm ăn áo mặc, hàng triệu trẻ em rách rưới không trường học, không đủ mì tôm sống còn mỗi ngày, nhưng điều 3 Hiến Pháp 2013 quy định một cách ngạo nghễ theo tinh thần TBT Nguyễn Phú Trọng: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
29 Tháng Hai 20247:24 CH(Xem: 2910)
Sau khi Liên xô sụp đổ nhiều người tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ cáo chung trên toàn thế giới. Nhưng không phải vậy, loại giống mới “cộng sản” đã tìm được một mảnh đất phù hợp để phát triển, đó là Trung Quốc với hệ thống tư tưởng đức trị và pháp Trị chuyên chế đã ăn sâu hàng ngàn năm, tiếp tục bắt rễ và sinh sôi để xây dựng một xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Đức trị ở đây là gắn liền với Nho giáo mà đứng đầu là Khổng Tử và Pháp trị là nói đến thuật cai trị theo trường phái Pháp gia trong lịch sử cổ đại của Trung Quốc mà đứng đầu là Hàn Phi.
28 Tháng Hai 20247:28 CH(Xem: 2435)
Tuổi gì không biết nhưng trong gần 4 năm qua sau khi Tổng Thống Biden nhậm chức, sự ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt của người Việt không suy giảm bao nhiêu. Căn cứ vào những bài viết, những ý kiến trên Facebook, Twitter..., cho thấy người VN tiếp tục ủng hộ ông Trump mạnh mẽ - sự ủng hộ bất chấp lẽ phải, đạo đức, sự thật về con người, bản chất của Trump - bị bóc mẻ qua những phiên tòa đã kết thúc và đang diễn ra, hơn 10 cuốn sách, hồi ký của các cộng sự viên thân tín nhất trong nội các Trump xuất bản... - mong cho ông được trở lại Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa. Để làm gì?
27 Tháng Hai 20248:26 CH(Xem: 2922)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.” Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường...
26 Tháng Hai 20248:27 CH(Xem: 4459)
8. Họ cố tình gài trong HP những khái niệm xung đột lẫn nhau, chẳng hạn một mặt khắc ghi nhân quyền, mặt khác cướp đi nhân quyền; hoặc một mặt thì hiến định hóa địa phương phân quyền và mặt khác lại hiến định hóa khái niệm “tập trung dân chủ” để hủy diệt “địa phương phân quyền”. 9. Họ thường xuyên đánh cắp và sau đó đánh tráo khái niệm: pháp trị biến thành pháp chế xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ cộng hòa trở thành cộng hòa xã hội chủ nghĩa, tổ quốc trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân đội trung thành với tổ quốc trở thành trung thành với cả đảng CSVN.
24 Tháng Hai 20245:09 CH(Xem: 3938)
Người dân hãy nhìn đội ngũ cán bộ đảng viên đảng cs hôm nay có đứa nào nghèo?, chúng toàn ở biệt phủ, đi siêu xe, hưởng thụ còn hơn bọn đế quốc tư bản, thậm chí con cái bọn chúng được cho đi du học cũng không học tại những quốc gia cs mà chỉ toàn những đất nước tư bản, còn người dân thì sao? tất cả đều nghèo hèn, cho dù có mức sống dễ chịu hơn ngưỡng nghèo nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền được nói, được phát biểu chính kiến, quyền dân chủ như tự ứng cử, tự lập đảng phái, hội đoàn đều bị cấm đoán và phạt tù, tất cả đều là những công dân cộng sản, bị đánh số theo dõi qua những cái căn cước có gắn chip...
22 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 2094)
Tác giả cho rằng, các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo, nhưng Hàn Phi – triết gia đại diện phái Pháp trị của Trung Quốc, từ thời nhà Tần – đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ, và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành…” Tiếc thay, tác giả bình luận, ông Trọng lại quan tâm đến trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương, chứ không phải là hành vi vi phạm.
20 Tháng Hai 20248:13 CH(Xem: 2612)
Lập luận “cố đấm ăn xôi” này không có cơ sở, vì sự tan rã của Liên Xô không phải là “bước thụt lùi tạm thời" mà vĩnh viễn. Thế nhưng, với thái độ ù lỳ và quan điểm chậm tiến, đảng CSVN vẫn cố bám lấy chiếc áo rách để lập luận: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử...
15 Tháng Hai 20248:07 CH(Xem: 1761)
Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011. Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:...
05 Tháng Hai 20248:53 CH(Xem: 1829)
Tuy sinh ra trong thời đại tương đối mới, nhưng các chế độ độc tài như Phát Xít, Quốc Xã của Hitler, hay Đôc Tài Giáo Phiệt của Iran, hay độc tài CS thiếu một yếu tố quan trọng trong khế ước ký kết với nhân dân, hoặc nôm na là HP. Đó là yếu tố đồng thuận của kẻ bị cai trị. Chưa bao giờ có một đảng CS nào có một bản HP thực sự của dân, do dân và vì dân. Chỉ là những bản HP áp đạt trên nhân dân bằng bạo lực và nắm giữ quyền lực bằng bạo lực. Chính vì thế, tiến trình dân chủ hóa đòi hỏi một trật tự chinh trị mới, thể hiện qua một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
02 Tháng Hai 20246:47 CH(Xem: 2134)
Khoan bàn đến các sai phạm, chỉ xem cách BCH TƯ đảng khóa 13 loại bỏ ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường qua phiên họp bất thường vừa được tổ chức cách nay vài ngày ắt sẽ thấy dù vẫn bi bô về “học tập và làm theo” mọi thứ từ “bác” nhưng xét cho đến cùng, “Bác” cũng chỉ được Đảng CSVN dùng như pháp sư dùng... “bùa”. Nếu BCH TƯ Đảng khóa 13 chấp nhận cho ông Trần Tuấn Anh và ông Phan Việt Cường “thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu” thì chẳng khác gì công nhận các thành viên trong BCH TƯ Đảng khóa 13 từ Tổng Bí thư trở xuống... thua xa...
02 Tháng Hai 20246:46 CH(Xem: 1502)
Cuộc Cách mạng Dù Vàng đã trôi qua gần 10 năm, mặc dù gần như bị thế giới quên lãng như Cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2011 nhưng cũng để lại những bài học quý giá cho các dân tộc còn đang bị các chế độ độc tài cai trị – Tuổi trẻ Hongkong có ý thức chính trị cao, có nhiệt huyết nhưng không có tổ chức. Muốn làm cách mạng phải có Tổ Chức, có học thuyết chính trị, phải có chuẩn bị. Không có tổ chức, cho dù cách mạng có thành công rồi cũng sẽ rơi vào hỗn loạn. Hơn thế nữa, cũng đừng quên rằng sự thất bại của 2 cuộc cách mạng nói trên còn có một lý do khách quan. Họ đã không nhận được sự giúp đỡ của các nước Âu, Mỹ...
31 Tháng Giêng 20246:52 CH(Xem: 2371)
Những đồng tiền này sẽ làm cho những tên cán bộ có chức có quyền có được đời sống ‘sang, chảnh’, sẽ cho chúng có biệt phủ, siêu xe, du thuyền, được dùng để trả lương cho hàng triệu tên Hồng Vệ Binh đang ngày đểm bảo vệ cho mình, trả cho những tên du thủ du thực khoác áo an ninh mạng rình mò, soi mói để tìm ra những người bất đồng chính kiến, ngoài ra cũng còn được dùng để mua lấy súng đạn từ nước khác nhưng để đàn áp dân chủ, tự do, nhân quyền của người dân là chính, nhằm bảo vệ cái ngai vàng độc tài toàn trị rệu rã mang tên đảng csVN.
30 Tháng Giêng 20249:05 CH(Xem: 1480)
Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra. Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.
29 Tháng Giêng 20247:36 CH(Xem: 1505)
Kinh tế thị trường là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Nếu không có tư pháp và quốc hội độc lập, không có hệ thống bầu cử khả tín, thì ‘bói đâu ra’ nền kinh tế tự do (sở hữu tư nhân, luật pháp nhất quán, rõ ràng…) Nếu nền kinh tế không được quản trị bởi ‘tam quyền phân lập’, chính phủ do dân bầu, với một xã hội dân sự đàng hoàng, một nền báo chí công khai, thì không một nhà tư bản nào dám nhảy sang con thuyền mà Việt Nam vừa cam kết ‘chia sẻ tương lai’ với Trung Quốc của Tập Cận Bình. Tại diễn đàn Bắc Kinh 20 năm trước, ông Trọng khẳng định, sự hình thành kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình trong thực tiễn của Việt Nam...
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...