Củ Chi mới trong thành phố

28 Tháng Ba 20239:09 CH(Xem: 2901)

                                     Củ Chi mới trong thành phố

Củ Chi mới trong thành phốMột người dân trong căn nhà rộng 2 mét vuông ở TPHCM hôm 2/5/2018 (minh họa) - AFP





Liêu Bá Tước
     RFA




Huyện Củ Chi thuộc TP HCM, thời chiến tranh được những người cộng sản mệnh danh là đất thép. Vì người dân nơi này cương quyết bám trụ mảnh đất ông bà tổ tiên, mặc bom đạn vẫn một tấc không đi, một ly không rời.

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, ai ngờ đâu ngay giữa lòng TP HCM lại mọc lên những Củ Chi mới. Trên cao, dưới thấp, trung tâm, ngoại thành, chung cư hay nhà riêng, vườn rau hay bãi chợ, bất cứ nơi nào địa thế đẹp, dân cư đông đúc sôi động, giao thông thuận lợi phù hợp kinh doanh buôn bán thì gần như đều có những Củ Chi mới nối nhau mọc lên.

Dọc đường Trần Hưng Đạo có nhiều chung cư cũ được xây từ trước 1975. Trước kia chúng là những ngôi nhà to rộng, cao ráo, thoáng đãng, nằm ngay trong trung tâm thành phố nhộn nhịp nên giá bán không rẻ. Thành phố càng phát triển, trung tâm ngày càng đông đúc sầm uất, việc buôn bán kinh doanh hay sinh sống của những người dân ở đó cũng theo đó thuận lợi hơn. Giá đất thì khỏi nói, nó tăng phi mã. Đó chính là tài sản, vốn liếng lớn của những người chủ sở hữu nhà, đất ở đó.

Tuy nhiên, do chuyển từ sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước nên những chung cư này nhanh chóng xuống cấp.

Nhà tư thành nhà chung-cha chung không ai khóc

Trước 1975, chúng là tài sản của những người chủ cụ thể. Họ xây dựng và kinh doanh những chung cư này, có Ban điều hành chuyên nghiệp để bảo quản và khai thác kinh doanh tòa nhà theo cách tốt nhất. Ở quận 5, rất nhiều tòa nhà xây dựng theo kiểu shop house, tầng trệt là cửa tiệm kinh doanh buôn bán, các tầng trên là nơi ở của chủ nhân. Chất lượng xây dựng của các tòa nhà này đều rất tốt. Sau 1975, khi chuyển về thuộc sở hữu Nhà nước thì chúng đều lâm cảnh cha chung không ai khóc. Ban điều hành chuyên nghiệp bị giải thể, các chủ nhân mạnh ai nấy sống hoặc đi nơi khác sống và cho thuê lại. Lối sống tùy tiện, cẩu thả của một số người được dịp lộng hành. Cùng với tình trạng khốn khổ thiếu điện, thiếu nước, thiếu ăn của hàng chục năm bao cấp, người ta tha hồ đục đẽo nối ống nước lên lầu, xây thêm bể chứa nước trong nhà, làm gác xép, thậm chí dùng luôn phòng tắm để nuôi heo, nuôi chó kiểng cải thiện đời sống… khiến những ngôi nhà biến dạng trầm trọng. Tất cả thang máy đều hư hỏng hoặc trở thành hố rác, những cánh cửa kim loại bị người ta tiểu tiện vào đến han rỉ mục nát dưới chân. Các đường ống dẫn rác chạy suốt nhiều tầng lầu biến thành hố rác công cộng, không thể sử dụng được nữa. Hồ bơi và hồ chứa nước trên sân thượng cạn kiệt. Hệ thống đèn cầu thang và hành lang lờ nhờ tối tăm. Bãi giữ xe chật cứng luôn tiềm tàng nguy cơ cháy nổ… Từ những tòa nhà vốn đẹp đẽ, chúng nhanh chóng biến thành những khu ổ chuột nhiều tầng, nhếch nhác và tàn tạ.

Sau nhiều năm, Nhà nước bèn yêu cầu dân sống trong chung cư dời đi chỗ khác, lý do là nơi ở của họ đã tiềm tàng nguy hiểm. Ngôi nhà cũ sẽ bị đập ra, sau đó miếng đất đó dùng làm gì thì chỉ Nhà nước biết.

000_97E3WM.jpg
                                                             Một khu tập thể xuống cấp ở Hà Nội năm 2021. AFP


“Củ Chi”

Nhưng, “một tấc không đi một ly không rời”, dân bây giờ khôn rồi, chẳng ai đi cả. Mặc dù ngôi nhà hiện tại tồi tàn thật đấy, nhưng nó chắc chắn là của họ, chưa ai lấy mất được của họ chốn cư trú này. Giờ nghe lời Nhà nước đi qua nơi tạm cư, diện tích rộng hơn thật, Nhà nước thưởng 50 triệu cho gia đình nào rời đi sớm và cho ở miễn phí hai năm tại nơi tạm cư. Nhưng hai năm qua nhanh lắm, hết hai năm mà vẫn chưa thỏa thuận được giá bồi thường cho căn chung cư/ngôi nhà cũ thì sao? Tiền đâu thuê nhà? Ở nhà cũ tuy xập xệ nhưng chỉ cần nấu xe hủ tíu cho ngon đứng bán lề đường thì đủ nuôi cả nhà. Qua chỗ mới mặt bằng không có, mối mang bạn hàng đều không có, mưu sinh bằng cách nào? Rồi chừng nào người ta mới bồi thường đủ cho mình? Tiền bồi thường không đủ mua nhà mới có vị trí tốt, thuận lợi buôn bán, học hành… bằng nhà cũ thì sao?

Nói nào ngay, không người nào không muốn được sống an toàn trong một ngôi nhà bền vững. Nhưng những bài học từ Thủ Thiêm, từ vườn rau Lộc Hưng đau đớn quá khiến người dân không còn dám tin vào chính quyền: Người dân đang an cư lạc nghiệp bỗng bị đuổi ra khỏi nhà, xe ủi xúc giật hết mọi thứ xuống thành đống đổ nát. Nhưng đuổi người dân đi rồi thế nào? Sau bốn năm (với vườn rau Lộc Hưng), sau hơn 20 năm (với Thủ Thiêm), mảnh đất đang sầm uất nhộn nhịp, tiền bạc đẻ ra dồi dào mỗi ngày vẫn bị bỏ hoang bất động, cỏ hoang vươn lên khắp nơi làm chủ nhân thay con người. Những người chủ cũ phiêu bạt tứ tán ở thuê ở mướn khắp nơi, thậm chí nhiều người đã qua đời nhưng giấc mơ về ngôi nhà thuộc sở hữu của mình vẫn xa tít tắp.

Năm 2016, Thành ủy TP HCM đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải giải quyết 50% số chung cư cũ hư hỏng (237 chung cư) trong tổng số 474 chung cư cũ xây trước năm 1975 (gồm 565 lô). Trong đó, 14 chung cư cấp D cần tháo dỡ khẩn cấp. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, thành phố chỉ mới giải tỏa được 32 chung cư cũ hư hỏng. 

Về sự bất lực của chính quyền khi muốn di dời dân ra khỏi những chung cư kém an toàn, một Phó chủ tịch UBND quận 5 nói “pháp luật quy định với nhà ở hết niên hạn sử dụng hoặc có nguy cơ sập thì chính quyền phải di dời để đảm bảo tính mạng cho người dân. Thế nhưng luật lại không quy định cụ thể về việc lập phương án bồi thường dạng nhà chung cư. Quận giống như "đi giữa hai làn đạn", một bên người dân yêu cầu phải cho biết số tiền cụ thể mới chịu di dời, một bên lại không quyết định được mức bồi thường nhưng trách nhiệm phải đưa người dân ra khỏi nơi nguy hiểm (UBND TP mới có quyền quyết định-người viết).

Vậy là có những chung cư tuy đã được chính quyền cảnh báo là “có thể sập bất cứ lúc nào” nhưng người dân trong đó vẫn bám trụ sống tiếp từ cả mớ năm nay.

Tuy thế, chung cư ở TP HCM dù có cũ nát xuống cấp cách mấy cũng không thể sánh với mức độ tồi tệ của những ngôi nhà ở khu phố cổ Hà Nội.

Phố cổ hay … những cái lỗ được gọi là nhà?

À mà không thể gọi là nhà, vì chúng thực sự chỉ là những cái hang, cái lỗ tăm tối, ẩm thấp. Mốc meo bò kín từ chân tường đến trần nhà quanh năm hôi hám sặc mũi, nằm xung quanh những con ngõ tối đen sâu hun hút chỉ vừa hai người ngược chiều lách tránh qua nhau. Chúng là những tàn tích quái gở dị hợm của công cuộc phân bổ các biệt thự hoặc nhà cổ của Hà Nội trước kia cho các nhân viên Nhà nước, vào khoảng giữa thế kỷ 20. Khi đó một ngôi biệt thự vốn dành cho khoảng 4-6 người ở, với nhiều phòng riêng, nhà bếp, gara, vườn, bể bơi… đã bị băm nát như bèo để dúi mỗi hộ vào một căn phòng riêng, thậm chí một gara, một nhà vệ sinh cũ.

Ai có thể tưởng tượng 600 ngôi biệt thự được phép bán của Hà Nội lại có đến … gần 6.000 hộ có hợp đồng mua hoặc thuê với Nhà nước? Tương đương gần 10 hộ đã và đang chiếm cứ trong không gian mỗi biệt thự. Trung bình mỗi hộ có ít nhất bốn người thì ngôi biệt thự đang chứa ít nhất 40 người, gấp tối đa 10 lần so với thiết kế đầu tiên của nó.

Thế nên mới có chuyện dân trong phố cổ sáng sớm phải xếp hàng đi vệ sinh, mỗi người cầm xấp giấy trên tay đứng cạnh nhau trò chuyện rôm rả. Nấu nướng thì phải bày hết ra sân chung, ra hành lang. Thậm chí trẻ con và đàn ông thì cứ đánh trần, mặc mỗi cái quần đùi xuống bể nước chung múc nước tắm gội. Các bà các cô thì ngồi giặt áo quần ngay cạnh đấy.

Nhưng ngoài chuyện bám chắc vỉa hè phố cổ để mưu sinh thì với vị trí lõi của lõi trung tâm Hà Nội, mỗi tấc đất phố cổ chính là vàng. Cái giá để hàng ngàn người dân đang sống chui rúc trong phố cổ đồng ý dời đi nơi khác thì tiền không đếm được mà phải tính bằng tấn. Thế nên suốt ba bốn mươi năm, dân kêu cứ kêu, khách du lịch cứ chui vào trố mắt chụp ảnh lia lịa như mới được ngược về thời tiền sử, nhưng Hà Nội cũng bó chiếu, không có cách nào để đền bù di dời, chỉnh trang đô thị cho đẹp mắt và an toàn.

Nguyên do cũng chỉ vì luật pháp Việt Nam hiện tại quy định toàn bộ đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy đất đai đã có từ trước “Nhà nước”, người dân cũng đã khai hoang, thừa kế hoặc mua bán nhà đất đó từ trước “Nhà nước”, nhưng thấp cổ bé họng, họ biết làm cách nào ngoài việc cố sức ôm ghì lấy mảnh đất, ngôi nhà đó trước mọi lực giằng giật?

000_SAHK970912086300.jpg
                                            Người đi đường đi qua dãy nhà ở khu phố cổ ở Hà Nội. AFP

Tại sao chưa thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai?

Lẽ ra khi cần giải tỏa một khu vực dân cư (ngoài các trường hợp vì an ninh quốc gia), chính quyền phải tìm mọi cách để đạt được thỏa thuận với người dân đang cư ngụ tại đó. Nếu cần quy hoạch, xây dựng lại cho khang trang thì sau khi quy hoạch, mảnh đất ấy vẫn phải dành cho những người chủ đang sở hữu (một miếng, một phần) ở đó. Họ phải được tái định cư tại chỗ, có tính toán đến chênh lệch giá trị đất cũ và mới. Hoặc họ phải được tự quyết việc bán đấu giá và chia lại đất hay tiền, tùy họ. Vì, người dân đang sinh sống ổn định và lâu đời ở đó đâu cần một trung tâm thương mại lộng lẫy mọc lên ngay trên đất họ? Cái họ cần là pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản chính đáng ấy, để an tâm sinh sống, hưởng lợi từ vị trí đó, ngôi nhà đó, mảnh đất đó… đến hết đời mình rồi để lại con cháu.

Những lý do nghe rất cao thượng như đảm bảo an toàn cho dân, hay chỉnh trang đô thị, nâng cấp giá trị đất đai… mà Nhà nước đưa ra đều bị phản bội trắng trợn khi chính trên những mảnh đất mà người chủ nghèo vừa bị đuổi đi bằng mọi cách thì người ta xây những ngôi nhà khác bán thật đắt đỏ cho người giàu.

Lý do cần giải tỏa gấp để đảm bảo an toàn cho người dân càng là sự nói dối buồn cười hơn nữa, khi chính quyền sốt ruột thúc giục người dân đi, nhưng tiền bồi thường thì vẫn ì ra không thỏa đáng. Mà mất an toàn thế nào khi người dân vẫn bám lại nơi ở đó suốt nhiều năm nhưng không có tai nạn nào xảy ra? 

Nhà đầu tư chỉ nghĩ đến tiền. Nhà nước chỉ nghĩ đến nhiệm vụ được cấp trên giao phải hoàn thành (đây là nói những người trong sáng nhất, mà khéo họ tuyệt chủng hết rồi). Có ai đặt mình vào hoàn cảnh những người dân dù lo sợ và yếu thế nhưng vẫn phải gắng gỏi giữ chặt lấy mảnh đất, ngôi nhà của mình, để lên tiếng đòi pháp luật phải thay đổi theo hướng thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai?

Quyền sở hữu tư nhân về đất đai là quyền chính đáng của người dân. Đã nhiều năm nay các chuyên gia kiến nghị đưa điều này vào luật.

Nhưng đất đai cũng chính là cái nồi cơm Thạch Sanh đảm bảo no béo nhiều đời cho số ít người đang được hưởng lợi từ việc độc quyền thông tin, quy hoạch và phân phối nó. Bảo họ nhả á? Nhả thì… cạp đất mà ăn à?

Chính vì thế nên cứ hết Củ Chi nọ lại Củ Chi kia nối nhau mọc lên giữa trung tâm các đô thị. Không chỉ Hà Nội hay Sài Gòn mà bất cứ nơi nào đang, đã và sẽ diễn ra những quy hoạch ám muội, giải tỏa mù mờ. Khổ thay, dân khôn rồi, thưa các cụ!

______________ 

Tham khảo:

https://nld.com.vn/thoi-su/600-biet-thu-co-duoc-ban-o-ha-noi-co-toi-5686-ho-so-huu-20220420121356264.htm

https://laodong.vn/photo/nguoi-dan-pho-co-ha-noi-quen-voi-cuoc-song-chat-choi-bat-tien-1015528.ldo

https://nhandan.vn/gian-nan-di-doi-nguoi-dan-o-cac-chung-cu-cu-post738198.html

https://vnexpress.net/cuoc-song-trong-chung-cu-sap-sap-4442006.html

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Chín 20157:51 SA(Xem: 12150)
Chủ nghĩa Mác Lê Nin mà hồ chí minh du nhập vào gần một thế kỷ nay đã lạc hậu khi tại chính quê hương của nó đã không còn tồn tại, sự hô hào của đảng csVN chỉ là một cách ăn mày dĩ vãng, đánh lận con đen nhằm tiếp tục chính sách mị dân để độc quyền cai trị.
23 Tháng Chín 20157:54 SA(Xem: 13291)
Câu chuyện của chị bạn xảy đến cùng lúc với tin những học trò nghèo ở Huế chưa đóng được học phí bị bêu tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu số ở Đạ Mri đế ép lấy đất. Công ty Tân Hiệp Phát thì thay vì xin lỗi người tiêu dùng, bãi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi bị gài bẫy đi tù… thì thay giám đốc người nước ngoài để rửa mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị trong họ hàng của mình ở huyện Mỹ Đức.
20 Tháng Chín 201511:09 CH(Xem: 19378)
Khi nhìn qua màn hình computer thấy cảnh tòa nhà World Trade Center bị đổ sụm do chiếc phi cơ đâm vào nhiều sinh viên đã rú lên vì sung sướng, thế rồi họ truyền tin cho nhau với thái độ đắc chí. Họ đua nhau bình phẩm và chờ đợi sự "giãy chết" của Hoa Kỳ. Lạ một điều, những sinh viên ấy hầu hết lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt. Hàng ngày họ vẫn uống Coke, vẫn chuộng những chiếc quần Jeans hiệu Levi's và săn lùng những hàng hóa "made in USA" từ chiếc computer cho đến đôi giày thể thao.
19 Tháng Chín 20158:29 CH(Xem: 11959)
Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam ?
19 Tháng Chín 20157:51 CH(Xem: 11744)
Một nền dân chủ muốn bền vững còn cần xây dựng trên nền tảng: tự do báo chí, kinh tế tự do, xã hội dân sự... Bởi thế mọi đổi mới, nếu có, của nhà cầm quyền cộng sản chỉ là vặt vãnh không thể nào tạo ra dân chủ. Chỉ có sự thay đổi triệt để từ cộng sản sang cộng hòa mới có thể mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam.
17 Tháng Chín 20157:42 SA(Xem: 10714)
Tuy đã thất bại toàn diện như thế, nhưng đảng CSVN vẩn ù lì chũi đầu xuống cát để tiếp tục: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để “vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam.” Còn sáng tạo cái gì nữa đảng ơi? Thiên hạ đã vứt nó vào sọt rác và đổ đi không ai muốn ngó đến cái mặt mũi xấu xa, ghê tởm của nó nữa mà lại rước về mà thờ thì chỉ có những con người mất trí mới làm như thế.
13 Tháng Chín 201512:54 CH(Xem: 16468)
Chính sách thanh lọc để chọn ra cho mình một quốc gia duy ý chí bắt đầu và còn kéo dài tới tận hôm nay, những ai có quan hệ với chính quyền miền Nam Việt Nam (dù họ hoàn toàn vô tội) cánh cửa đại học vẫn khép lại, họ chỉ có thể chọn cho mình con đường thấp hèn hơn hoặc đào thoát khỏi nước Việt, vấn nạn này kéo dài hàng thập kỷ trong thập niên 80 của thế kỷ trước, bối cảnh xã hội khi ấy tối đen, ảm đạm dường như không lối thoát !
11 Tháng Chín 20158:30 SA(Xem: 26830)
Cho rằng Nguyễn Tấn Dũng là một 'đại diện thân Mỹ' và ‘chống Tàu’ chỉ là sản phẩm của những trí tưởng tượng điên rồ. Những kẻ tham nhũng chỉ biết đến tiền và quyền. Bất cứ ai cho tiền, dù là Mỹ hay Tàu đều không quan trọng. Tóm lại, nếu không lật đổ được chế độ độc tài cộng sản, tương lai đất nước sẽ tiếp tục còn tăm tối trong nhiều năm tới.
11 Tháng Chín 20158:24 SA(Xem: 18476)
sinh viên nghèo Nguyễn Văn Sỹ (quê ở xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cô đơn ngồi sụp xuống sân trường bật khóc, mắt đỏ hoe vì không đủ tiền để đóng các khoản nhập học 4,6 triệu đồng = (200.usd) mà trong túi chỉ vỏn vẹn có 3 trăm ngàn (12.usd) do mẹ bán hết hơn nửa tạ lúa gói ghém đưa cho em đóng tiền học, số tiền có được quá ít nên không thể làm thủ tục nhập học, Sỹ nghẹn ngào chơi vơi giữa 2 chọn lựa: Ở lại, hay quay về quê nhà cuốc đất trồng khoai?
09 Tháng Chín 201512:44 CH(Xem: 13104)
Chính vì lý do này , mà những năm sau đó , mặc dù Hồ Chí Minh tiếp tục viết thư cho Tổng thống Mỹ là Harry Truman xin tiền viện trợ và xin giúp đỡ để đánh Pháp và tiếp tục đánh xuống miền Nam , Harry Truman không thèm trả lời 1 câu và không giúp tiếp . Vì khi đội OSS trở về thì họ đã báo cáo cho quốc hội Mỹ biết Hồ Chí Minh là 1 tên gian xảo và lừa lọc như thế nào
04 Tháng Chín 20151:46 CH(Xem: 18721)
« Việc phản đối đặt tên đường Mạc Thái Tổ là không có cơ sở. Có chăng, đó chỉ là sản phẩm của một thứ chủ nghĩa dân tộc lạc loài, một tâm lí “chính thống” không đến nơi và một “chiêu bài” chống Trung Quốc mang màu sắc hiện tại mà thôi… » * một tâm lí « chính thống » không đến nơi CSVN muốn nói tới việc trung thành với triều đại đã cưu mang, nuôi dưỡng mình. Những chữ không đến nơi ở đây phải đặt cái tâm lý ở thời đại cổ và thời đại ngày nay mới có thể phán đoán được. Việc phán đoán này tất nhiên là tương đối.
04 Tháng Chín 20151:30 CH(Xem: 11728)
Thực tế chưa bao giờ có một nhà nước của tuyệt đại đa số nhân dân như thế ở Việt Nam dưới thời Cộng sản. Các chính quyền lập ra từ sau ngày gọi là “Cách mạng tháng Tám 1945” đều là nhà nước tự biên tự diễn của đảng, do đảng và vì đảng và chưa hề biết quán triệt ý nghĩa câu nói lịch sử của ông Hồ rằng: “Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”.
01 Tháng Chín 20159:16 SA(Xem: 12475)
Anh Chí cho rằng chỉ riêng việc huy động nhân lực và kinh phí để thực hiện buổi diễu binh, diễu hành với 30.000 người tham dự thôi, ước tính cũng đã chiếm một phần kinh phí rất lớn rồi, chưa kể rất nhiều các hoạt động khác. “Quan điểm của tôi và những người khác là không muốn tiến hành những việc rầm rộ, duyện binh, diễu hành một cách quá lãng phí trong thời điểm không nên tiến hành”.
29 Tháng Tám 201511:10 SA(Xem: 18903)
Vậy thì, người ủng hộ Việt Nam theo chính thể Dân Chủ Tự Do với Tam Quyền Phân Lập là người tiến bộ. Người muốn Việt Nam nằm dưới chính thể độc tài, độc đảng và toàn trị là người “phản động”. Sau sự kiện phá bỏ bức tường Bá Linh và các nước Đông Âu, Nga từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản để theo chính thể Dân Chủ Tự Do vào cuối thập niên 1980, người ủng hộ xây dựng chủ nghĩa Cộng sản là người “phản động”.
29 Tháng Tám 20157:34 SA(Xem: 15598)
“Đồng chí Stalin thân mến: Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. (CS/Trung Quốc) Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ thị. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952”.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!