Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P1)

07 Tháng Năm 202110:41 CH(Xem: 4468)

                                  Phê Bình Cơ Năng Hiến Pháp (P1)

index                                                Nhà chính trị Lý Đông A - nguồn Internet



Trần Công Lân




Lời người viết: Câu hỏi luôn được nêu ra -trong mọi tài liệu kết thúc: "XY Thái Dịch Lý Đông A" - là phần nào thực sự do Lý Đông A (LĐA) viết và chỗ nào là do người sau thêm vào? Kế đó là điều nào khả thi và những gì không còn thích hợp phải được xét trong mọi khía cạnh và sẽ được quyết định như thế nào? Phải chăng tất cả những tài liệu gọi là của LĐA cần phải xét lại và điều chỉnh cho ăn khớp với nhau theo đúng nội dung bởi vì người ghi lại đã dùng từ ngữ sai cho dù đang nói về một nội dung? Và khi làm điều này, người xét lại và điều chỉnh phải chịu trách nhiệm chứ không thể nào tiếp tục đề tên LĐA dưới bài như trong quá khứ những người đã ghi lại những tài liệu này.


Cơ Năng Hiến Pháp được nhắc đến trong hai tài liệu Duy Dân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng. Vậy mục đích của LĐA là gì? Cơ Năng Hiến Pháp giữ vai trò gì trong sự liên quan của hai tài liệu trên? Nếu có khác biệt trong chi tiết thì đó là lỗi của người ghi lại hay có giá trị gì khác? Mong đợi sự đóng góp ý kiến của mọi người để làm sáng tỏ tinh thần LĐA.

Hiến Pháp là văn bản về luật tối cao của một quốc gia. Hiến Pháp quy định sinh hoạt của quốc gia về mặt xã hội, chính trị, kinh tế.... Cơ Năng Hiến Pháp là nét độc đáo của Duy Dân chủ nghĩa. Có thực hiện Cơ Năng Hiến Pháp thì mới thấy và thực hiện Bình Sản kinh tế để xây dựng và duy trì xã hội Nhân Chủ Dân Chủ trên căn bản Trinh-Bình-Hòa.

Nếu Cơ Năng Hiến Pháp là đỉnh cao của Duy Dân thì Duy Nhân Cương Thường (kỷ luật và nguyên tắc) và Duy Dân Cơ Năng (bộ máy hoạt động) là trung tầng. Đáy tầng là Sinh Mệnh Tâm Lý và Thiết Giáo (tu dưỡng thắng nhân). Không vượt qua được Sinh Mệnh Tâm Lý & Tu Dưỡng Thắng Nhân thì cho dù có hiểu và sử dụng Duy Nhân Cương Thường và Duy Dân Cơ Năng cũng đi đến chỗ lầm lạc.

Nhận Diện Cơ Năng Hiến Pháp  (trong Duy Nhân Cương Thường)

I. Tổng Cương

Khi viết "Hiến pháp của Đại Việt gồm 3 phần: (a) Toàn pho Đại Việt Mô làm nguyên tắc…trừ phần quy định về lý luận kiến thiết và biện chứng" thì phải chăng LĐA muốn toàn pho Đại Việt Mô sẽ là “Hiến Pháp” của một nước Việt? Mà Đại Việt Mô gần như tất cả những gì LĐA đã đưa ra để dựng thuyết Duy Dân. Vậy Hiến Pháp của nước Việt nói khác đi là Hiến Pháp nước Việt "Duy Dân". Nếu có đảng Duy Dân thì họ sẽ nhận họ là Hiến Pháp, là quốc thể, là trường tồn, là độc tôn...thì khác gì cộng sản? Rồi nếu có các đảng chính trị với chủ trương khác có chấp nhận Hiến Pháp này không? Hay lại nội chiến? Và nếu không có đảng Duy Dân thì liệu thuyết Duy Dân có thể áp dụng? Nếu có một đảng Duy Dân mà không có đáy tầng Duy Dân, không có xã hội Duy Dân thì Hiến Pháp Duy Dân chỉ là một cơ chế chính quyền được đổi tên cho đẹp chứ chẳng có gì khác biệt so với cơ chế chính quyền khác trên thế giới.

Còn phần..."trừ phần quy định về lý luận kiến thiết và biện chứng" thì có thể thấy là hợp lý. Vì kiến thiết sẽ thay đổi theo điều kiện xã hội, tài chính quốc gia, xu hướng quốc dân và phần biện chứng có thể thay đổi tùy theo khả năng biện chứng của con người thời bấy giờ. Câu hỏi là có thực sự LĐA muốn toàn pho Đại Việt Mô nằm trong Hiến Pháp hay không?

Rồi đến "(b) Phần quy định thực tiễn của chế độ Duy Dân Cơ Năng". Đoạn này cho thấy tác giả (LĐA) xác định Hiến Pháp Việt là phần cuối của Duy Dân Cơ Năng. Vậy ai hiểu Duy Dân Cơ Năng? Cái nào thực tiễn? Cái nào không thực tiễn? Thực tiễn thì gọi là cơ năng (là bộ máy). Nếu là máy thì phải chạy, thì mới hữu dụng, đó là thực tiễn. Còn nếu không chạy thì máy làm ra để sét rỉ ư?  Vậy tất cả hoạt động (cơ năng) của Duy Dân phải dẫn đến Cơ Năng Hiến Pháp. Sự tìm hiểu cơ cấu của Cơ Năng Hiến Pháp sẽ giúp chúng ta hiểu những gì cần thực hiện để có Cơ Năng Hiến Pháp.

Đến phần "(c) Phần quy định thực tiễn của chế độ Duy Dân Cao Công". Trong khắp các tài liệu của LĐA không có phần nào nói đến "cao công" (có phân công mà thôi). Vậy thì chẳng lẽ LĐA mất trí nhớ để viết bậy? Ai là người sau, thêm thắt chỗ này? Mà Duy Dân Cao Công là cái gì?

II. Điển Cương

1. “Quốc thể:

a. Đại Việt thành lập Đại Nam Hải Liên Bang Thống Nhất.

b. Đại Việt kiến thiết và hành dụng Duy Dân chủ nghĩa tối cao."

Vậy thì nước Việt tương lai sẽ phải là Liên Bang Đại Nam Hải cho dù các nước Miên, Lào, Thái, Miến, Phi, Mã Lai …có tham dự hay không? Nếu chỉ là Việt không (cho dù chia 3 nước hay 3 miền) thì có gọi là Liên Bang hay không? Nếu là Liên Bang thì Hiến Pháp phải quy định nhiệm vụ của Liên Bang và Tiểu Bang (theo kiểu Mỹ). Cuối cùng vẫn là câu hỏi có phải từ LĐA viết ra hay do ai đó thêm từ ngữ?

LĐA đề cập đến Liên Bang nhưng phải hiểu nguồn gốc Liên Bang của LĐA phát xuất từ chủ nghĩa Duy Dân với nền tảng Tu Dưỡng Thắng Nhân và Sinh Mệnh Tâm Lý với khuôn khổ của Duy Dân Cương Thường (các tiểu bang cùng thực hiện  Duy Dân chủ nghĩa). Do đó Liên Bang "Duy Dân" khác với tất cả các thể chế Liên Bang của thế giới hiện giờ. Hình thức Liên bang hiện giờ là chú trọng quyền Ngoại Giao và Quốc Phòng. Liên Bang theo Duy Dân dựa trên Sinh Mệnh Tâm Lý và Tu Dưỡng Thắng Nhân. Đó là yếu tố tự giác cá nhân chứ không dựa trên số dân đông hay tài nguyên thiên nhiên v..v..

Trong phần (b) sử dụng "Duy Dân chủ nghĩa tối cao" có nghĩa các tiểu bang trong liên bang đều theo đuổi Duy Dân. Vậy thì Duy Dân có trước khi thành lập liên bang (từ dưới lên) hay có liên bang rồi mới thực hiện Duy Dân (từ trên xuống)?  Nếu có người hay Đảng, tổ chức địa phương không chấp nhận Duy Dân chủ nghĩa thì sao?

2. “Chính thể” chia ra bốn phần gồm "Giáp", "Ất", "Bính", "Đinh"…là tại sao?

Khi chia theo Giáp, Ất, Bính, Đinh... thì LĐA có ngụ ý gì? Tại sao LĐA không dùng I,II.II... hay A,B,C... hoặc 1,2,3…? Phải chăng theo lý số (Dịch lý, Độn Giáp) thì Giáp có thể ẩn (độn giáp) giấu hay thay đổi theo thời thì đó là những ai theo đuổi CHÍNH trị phải ý thức (Giáp: Chính Trị tổng cơ, Chính Trị phù-bật) cầm quyền là nhất thời và có lúc cần phải ẩn mặt, rút lui. Còn Ất (Hành Chính tổng cơ) là những cơ quan thường hằng, những công chức, người không chạy theo đảng, khuynh hướng chính trị mà chỉ lo duy trì guồng máy quốc gia chạy đều cho dù đảng hay khuynh hướng chính trị nào cầm quyền. Và Bính (Hành Chính phụ cơ) tuy là "phụ" nhưng lại là "chính": nền tảng của Công Dân Đoàn, Trung Tâm Hội Nghị các cấp Tỉnh, Huyện, Hạt, Xã. Nếu kẻ thù âm mưu tiêu diệt cơ cấu “chính” thì chế độ sẽ sụp đổ nhưng đối với Duy Dân thì chỉ cần cái "phụ" cơ tồn tại thì Duy Dân vẫn tồn tại. Và Đinh (chính trị nguyên cơ) tuy đứng sau cùng nhưng lại là then chốt nhắc nhở "nguyên cơ": Căn nguyên của Duy Dân: DÂN.

Trong phần "Giáp" (Chính Trị Nguyên Cơ) có (A) Tối Cao Quốc Thể, (B) Tối Cao Lập Pháp, (C) Phê Phán Công Đường (chính trị giám sát), (D) Chính Trị Phù Bật. Vậy có thể hiểu là ba (A,B,C) bộ phận này ngang hàng nhau giống như: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp (Tối Cao Pháp Viện) của Mỹ, tuy là chi tiết khác  nhiều so với cơ chế của Mỹ. Còn Chính Trị Phù Bật là để phục vụ Quốc Trưởng giống như các cơ quan dưới quyền của tổng thống Mỹ.

Trong phần "Ất" (Hành chính tổng cơ) có (A) Nghiên Cứu, (B) Chấp Hành, (C ) Khảo Hạch gồm Tư Pháp Viện (thừa hành, giải thích dẫn dụng pháp luật, dân luật, hình luật, Quân luật) và Kê Sát Viện (Giám sát cơ cấu chính quyền). Vậy các cơ quan thuộc hàng "Ất" phải dưới hàng "Giáp"(hàng dọc) vì chính trị chi phối hành chính. Hay “Ất” tuy nằm dưới nhưng lại cũng có vị thế nằm ngang hàng với “Giáp” vì có một số quyền mà các cơ quan bên “Giáp” không có – trái lại phải lệ thuộc vào các cơ quan bên “Ất” để thể hiện tính Đan Quyền mà LĐA muốn nhắm đến? Chưa kể sự lộn xộn giữa Chính và Trị mà tài liệu Cơ Năng Duy Dân cho rằng Hành Chính Tổng Cơ là Trị trong chính Chính Trị Tổng Cơ là Chính. Hay từ ngữ Chính và Trị ở trong Cơ Năng Duy Dân mang ý nghĩa hoàn toàn khác?

Những chi tiết ở đây trong Cơ Năng Hiến Pháp sẽ cho chúng ta cái nhìn về cấu trúc chính quyền của LĐA khác với những cấu trúc của Tây Phương và quan niệm "phân quyền" cũng như "cân bằng và kiểm soát" (check & balance) của Tây Phương đã được LĐA thay bằng "đan quyền" (sự đóng góp của Trung Tâm Hội Nghị và Công Dân Đoàn cùng các cơ quan bên Chính Trị lẫn Hành Chánh tạo thế đan quyền mà nếu không đan với nhau thì hệ thống sẽ trì trệ hoặc đổ vỡ) là yếu tố quyết định của chính thể "Duy Dân" và sự thực hiện "Bình Sản Kinh Tế".

Nếu không thực hiện được Thiết Giáo (tu dưỡng thắng nhân) và Sinh Mệnh Tâm Lý thì sẽ không có Công Dân Đoàn, Trung Tâm Hội Nghị, Cơ Năng Hiến Pháp và Bình Sản Kinh Tế sẽ không thể thực hiện. Bất cứ tổ chức, đảng, xu thế chính trị nào cũng có thể vay mượn "ngôn ngữ" của LĐA để mạo danh Duy Dân nhưng nếu gốc đã giả thì ngọn, hoa, trái... đều giả.

Giáp: Chính Trị Tổng Cơ

A. Tối Cao Quốc Thể

Điều 5: “Đại Việt Quốc Trưởng do Trung Tâm Hội Nghị công cử”. Vậy Trung Tâm Hội Nghị phải có trước? (vậy là khi nào?)

Điều 7: “Quốc Trưởng chịu trách nhiệm trước Trung Tâm Hội Nghị” (quốc hội hay toàn quốc có khác gì nhau?)

Vậy Trung Tâm Hội Nghị có thể truất phế Quốc Trưởng nếu không làm tròn nhiệm vụ hay vi phạm luật? Hay Phê Phán Công Đường và Kê Sát Viện có quyền lên tiếng để tạo áp lực nhằm thay thế vị Quốc Trưởng nếu vị Quốc Trưởng đã không làm tròn nhiệm vụ? Ai là người có quyền truất phế Quốc Trưởng mà trong Cơ Năng Hiến Pháp không ghi rõ? Và khi nào Quốc Trưởng có thể bị truất phế ngoài tội phản quốc?

Điều 9: “được phản bác quyết án của Trung Tâm Hội Nghị 3 lần”. Vậy sau 3 lần thì ai đúng, ai sai? Ba lần phản bác cho một năm hay cho một nhiệm kỳ 9 năm? Và sau khi 3 lần phản bác thì những lần sau đó, phải chăng Phê Phán Công Đường sẽ đứng ra giải quyết xung đột giữa Quốc Trưởng và Trung Tâm Hội Nghị?

Điều 10: “Được miễn truy tố trong nhiệm kỳ, trừ phạm phản quốc”. Vậy nếu vị Quốc Trưởng giết người thì không bị truy tố (tội phạm chính trị hay dân sự)? Phải chăng đây là điều cần phải loại bỏ hoặc phải ghi rõ hơn là miễn truy tố ngoại trừ làm ảnh hưởng đến sinh mạng, tài sản những người khác hoặc vi phạm nhân cách đạo đức dành cho một vị Quốc Trưởng hoặc lạm dụng chức quyền?

Điều 11: “Được đàn hạch (question) bởi Phê Phán Công Đường trước Trung Tâm Hội Nghị”. Như vậy nếu có xung đột (bất đồng ý kiến giữa Quốc Trưởng và Trung Tâm Hội Nghị) thì Phê Phán Công Đường sẽ thụ lý. Phải chăng phán quyết của Phê Phán Công Đường sau khi đàn hạch Quốc Trưởng trước sự quan sát của Trung Tâm Hội Nghị sẽ là quyết định sau cùng?

Điều 12: “Được đàn hạch bởi Kê Sát Viện trước tự mình (bản thân)” về pháp luật, tài chính và quan lại. Kê Sát Viện phụ trách với Trung Tâm Hội Nghị, không do Quốc Trưởng tuyển miễn. Như vậy Trung Tâm Hội Nghị có 2 cách đối phó với Quốc Trưởng qua điều 11 và 12.

Điều 17: “Được ân xá, đặc xá, hay chung quyết các án Tư Pháp, Kê Sát”. Phải chăng quyền này cần phải định nghĩa cho rõ ràng hơn để tránh tình trạng đặc xá hay ân xá người thân, người ủng hộ mình hoặc người hy sinh vi phạm luật pháp để làm lợi cho vị thế cầm quyền của Quốc Trưởng? Bất cứ quyền nào của vị Quốc Trưởng cần phải tránh xung đột quyền lợi (conflict of interest) cá nhân với vị thế cầm quyền. Khi nào quyền ân xá bị lạm dụng và phải xử lý ra sao nếu có sự lạm dụng đó từ vị Quốc Trưởng? Nếu vị Quốc Trưởng ân xá người mang tội diệt chủng hoặc người trong gia đình thì sao?

Điều 18: “Tuyển bổ các viện trưởng các viện, các bộ của tối cao quốc quyền trừ Lập Pháp, Nghiên Cứu, Kê Sát, và Tư Pháp được đề nghị tuyển bổ”

Quốc Trưởng đề nghị người cho bốn viện này để chọn người viện trưởng. Tuy nhiên, quốc trưởng có quyền lựa chọn nhân viên của Lập Pháp Viện. Đây là trở ngại mà sẽ bàn thảo ở phần Lập Pháp Viện.



          TCL

Tháng 11 năm 2019
   (Việt lịch 4898)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13703)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11145)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13408)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10692)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11912)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...