Nói Về Hướng Thượng

24 Tháng Tư 202111:28 CH(Xem: 4480)

                                           Nói Về Hướng Thượng


binh-minh-daolyson-2                                                                 Hình Internet



Trần Công Lân




    Khái niệm “hướng thượng” trong triết học phương Đông thiên về ý nghĩa “trở nên tốt lành hơn” (向上); bởi chữ thượng (上) ngoài nghĩa thông thường là “đi lên, ở phía trên”, còn có nghĩa là “tốt nhất, tốt hơn” (Ví dụ: thượng sách) – nghĩa này lại thường dùng trong triết học và Phật học.

Nếu dịch sang Anh ngữ, “Hướng thượng” có thể miễn cưỡng dịch là “upwardness”. Tuy nhiên, danh từ này nặng về mô tả một hướng di chuyển, kiểu như “moving up” hoặc “upward mobility” – được dùng trong triết học hiện đại của Hoa Kỳ (như Ph.D. Jennifer M. Morton của City College of New York). Cho nên, Jennifer M. Morton hay dùng chữ “the ethics of upward mobility”.

Nhưng cũng có người hiểu đúng khái niệm “hướng thượng” ở góc độ tinh thần, như Trish Summerfield (b. 1968, New Zealand). Trong tác phẩm “Positive Thinking”, bà ấy viết:

Suy nghĩ hướng thượng: Là những suy nghĩ dựa trên nền tảng các giá trị, các phẩm chất của cá nhân hay của nhân loại như sự bình an, lòng nhân ái, sự hợp tác v.v. Đó là những suy nghĩ có liên quan đến việc nhận thức ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, hay những sự việc diễn ra xung quanh ta. Suy nghĩ hướng thượng không chỉ liên quan đến những vấn đề hiện thực trước mắt mà còn liên quan đến kết quả của các hành động. Suy nghĩ hướng thượng giúp chúng ta có một tầm nhìn xa, không mang tính vị kỷ mà hướng đến lợi ích của tất cả mọi người. Chúng ta có thể tập trung một cách có ý thức các suy nghĩ này và làm cho chúng trỗi dậy trong tâm trí mình. Các suy nghĩ hướng thượng được tích lũy dần dần qua việc tìm hiểu về đời sống tinh thần, suy nghĩ về ý nghĩa của sự vật và quan sát các hành vi của chúng ta. Suy nghĩ hướng thượng mang lại cho chúng ta một cảm giác tốt đẹp và một cuộc sống tràn đầy năng lượng.”[1]

Còn Lý Đông A (LĐA) viết như thế nào về hướng thượng?

“Hướng thượng” dùng trong tài liệu Lý tiên sinh chỉ một quá trình vận động đi tới tiền tiến, diễn tả một xu hướng tiến hóa của sinh mệnh trở nên văn minh hơn; ngược lại với kiểu cách mạng làm cho văn minh của chúng ta thoái bộ. “Hướng thượng” trong chủ nghĩa Duy Dân là một trong 3 mặt của hai tầng: Cách mạng và Sáng tạo – đây cũng là một điểm đặc trưng trong lý luận Duy Dân. Thường thì người ta hàm ý Cách Mạng là làm cho tốt hơn, nhưng thực tế cho thấy có cả kiểu “Cách mạng giật lùi” (chữ này LĐA đã dùng) như tình trạng miền Nam VN rơi vào tay CS sau 1975; do đó, cách mạng của Duy Dân cần phải hướng thượng; sáng tạo cũng vậy. 

 

 Hướng thượng theo LĐA cũng bao hàm một phạm vi rộng hơn Cách Mạng và Sáng Tạo, hướng thượng được xem là một nguyên tắc trong tầm nhìn và suy nghĩ của con người.

Tóm lại, hướng thượng cần hiểu theo nghĩa những cái gì ở hiện tại/thực trạng phát triển theo xu hướng tốt đẹp hơn. Hướng thượng của Duy Dân không có trạng thái “có thể” hoặc thoái bộ giật lùi.

Hướng thượng chắc chắn không phải hướng về Thượng đế vì chẳng ai biết Thượng đế ở đâu và hướng về. Ngay chính Thượng đế chắc cũng không muốn thiên hạ biết mình ở đâu vì chúng sinh sẽ kéo về quay rầy, phiền lắm.

Vậy hướng thượng là hướng về đâu? Là đi lên, thêm một nấc nữa. Đối với kẻ nhà giàu muốn giàu thêm. Đối với kẻ có vợ lại muốn có vợ...nhỏ, đào nhí. Đối với kẻ có con lại muốn có thêm, cho vui, mà chẳng biết có nuôi nấng dạy dỗ chúng ra gì hay không.

Cứ coi hướng thượng là hướng đi lên, tốt hơn vì nếu xấu hơn chỉ là đi đến hủy diệt.

Có bao nhiêu ngả đi lên tốt hơn? Đi về đâu? Làm thế nào để tốt hơn trong cơn hỗn loạn của xã hội, khi cách mạng bùng nổ?

Hướng thượng không phải chỉ nói suông. Hướng thượng chỉ đề cập trong tôn giáo và triết học.

Trong tôn giáo thì bán cái cho Chúa, Phật và vị giảng sư tha hồ nói hươu, vẽ vượn về một thiên đàng hay niết bàn mà chính ông ta chưa hề biết tới.

Trong triết học thì đó phải là sự suy nghĩ sâu xa, thấu đáo của một thời gian dài suy ngẫm, lựa lọc dựa trên đạo đức, cương thường.

Nhưng trong chính trị, chiến tranh, các nhà lãnh đạo không có thì giờ để "hướng thượng". Họ dùng thủ đoạn, chiến thuật, chiến lược để đạt kết quả.

Và khi phương tiện đã không hướng thượng thì làm sao cứu cánh sẽ hướng thượng?

Trường hợp của tư bản và cộng sản.

Trong xã hội tư bản, hướng thượng là con đường tiến lên giàu sang, phú quý; tuổi trẻ được giáo dục để thực hiện giấc mơ (American dream) cá nhân. Đúng hay sai, lương thiện hay bất lương không được nhắc tới miễn là làm giàu, có danh tiếng là coi như thành công trong xã hội; còn chuyện tội ác, tù đày, luân lý, đạo đức không quan trọng. Vì vậy học đường Mỹ không có triết học mà chỉ có cố vấn (counselor) để khuyên bảo mỗi khi tuổi trẻ lạc đường: cha mẹ nói thì không nghe nhưng lại nghe theo cố vấn vì đó là con đường cuối cùng trước khi vào tù vì phạm pháp hay sa ngã vào trụy lạc. Vợ chồng xung đột cũng đưa ra cố vấn (counselor) trước khi quyết định ly dị. Ly dị để hy vọng hướng thượng? Hay suốt đời "gà trống nuôi con"? Hay sa ngã vào tay những kẻ dùng tình gạt tiền? Trong khi các nhà chính trị trong mỗi mùa tranh cử có cả trăm "chiến lược gia" (strategist) tham dự "bàn đề": làm sao thắng cử. Như vậy, một khi đắc cử thì các chính sách trên mọi lãnh vực sẽ tùy theo chiến lược gia nào có kế hoạch phù hợp với tầm nhìn của vị lãnh đạo. Bởi vậy nếu cứ tin các tổng thống Mỹ sẽ hành động trước sau như một mà lầm to (nhất là mặt đối ngoại, nhân quyền). Đó cũng là lý do vì sao Mỹ không dựa vào triết học mà chỉ chú trọng đến làm giàu (kinh tế) và sức mạnh (quân sự)

Trong xã hội cộng sản, nhà nước và đảng sau khi mượn danh nghĩa "công- nông" để cướp chính quyền thì sau 70 năm thất bại nay chuyển sang "tư bản đỏ": chấp nhận giới thương gia vào đảng để làm giàu cho đảng. Triết học mà cộng sản sử dụng chỉ là chiêu bài mà thực chất là độc tài, độc đảng biến con người thành công cụ để làm giàu, chiếm đoạt tài nguyên mà hiện nay Nga, Trung Cộng vẫn còn theo đuổi.

Hướng thượng như vậy được hiểu như là tìm cách "ngồi trên đầu cổ nhân dân" để bóc lột dưới danh nghĩa: tự do làm giàu (cá nhân) hay xây dựng tổ quốc giàu đẹp (xã hội).

Cả hai con đường đó kêu gọi nhân loại chạy theo nhưng lại để quên con người vì trên con đường đi tìm "cứu cánh" họ đã hủy diệt con người qua "phương tiện". Các nhà lãnh đạo thường kêu gọi cứu cánh biện minh cho phương tiện nhưng lại quên nói rằng phương tiện xác định cứu cánh.

Nếu nói rằng vì giấc mơ giàu, đẹp mà một người phải làm 2, 3 công việc quên lập gia đình, hay có gia đình mà quên vợ con. Hay vì làm giàu nên có một căn nhà thì phải có thêm căn thứ hai để cho mướn, làm giàu. Muốn làm giàu phải làm thương mại; chuyện xả rác, ô nhiễm môi sinh để mặc ai lo. Ai nghèo đói là số phận, ráng chịu. Chính quyền phải giúp dân làm giàu (tư bản) hay nắm chính quyền để làm giàu (độc tài, cộng sản) và phân phát vật chất cho người dân nếu người dân chịu sống như con thú trong trại chăn nuôi (đừng đòi hỏi nhân quyền, tự do báo chí, ngôn luận...).

Đó là hướng thượng như chúng ta đang thấy.

Vậy khi LĐA nói đến hướng thượng thì phải hiểu đó là Tu Dưỡng Thắng Nhân, là Sinh Mệnh Tâm Lý, là Duy Nhân Cương Thường, là Cơ Năng Hiến Pháp, là Bình Sản Kinh Tế.  Đó là một vòng tròn khép kín: không có Tu Dưỡng thì không hiểu Sinh Mệnh tâm lý và không có ABC để đi tới Cơ Năng Hiến Pháp và cuối cùng là Bình Sản kinh tế (BSKT). Nếu kinh tế (tài nguyên thiên nhiên) không được phân phối hay sử dụng đồng đều thì sẽ đưa đến hủy diệt môi trường và nhân loại tiêu vong. Chỉ có BSKT mới khiến con người chấp nhận tu dưỡng. Như vậy làm sao khởi sự từ đầu?  Quả trứng hay con gà?

Đó cũng là sự khác biệt giữa triết học và tôn giáo. Triết học thì con người phải chủ động, tỉnh thức. Tôn giáo thì con người phó mặc cho kẻ hướng dẫn và thường là đi xuống vũng lầy.

Hướng thượng chỉ dành cho người có lý tưởng, có tâm tu dưỡng, muốn đóng góp cho xã hội. Vì nếu hướng thượng chỉ là cho bản thân thì đó chỉ là sự ích kỷ. Mà nếu sự hướng thượng không có tung-hợp thì chơi với ai?

Hướng thượng còn là mục tiêu chung để xã hội, dân tộc, quốc gia cùng đoàn kết xây dựng mục tiêu chung. Và mục đích của sự hướng thượng là trách nhiệm của giới lãnh đạo.

Cái gì trước, cái gì sau? Đó cũng là thử thách để tìm hiểu lãnh đạo. Đặt ưu tiên sai sẽ cản trở sự phát triển chung. Vì có tính triết học, nó cũng thử thách sự lý luận và đạo đức, cương thường của các nhà lãnh đạo.

Thử đi, các bạn: "hãy tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa". Lời kêu gọi 1975 của nhà nước CSVN nay đi về đâu?

Giấc mộng làm giàu của nước Mỹ đưa con người đi vào không gian vô tận để tìm cái gì? Khi trái đất đang bị tàn phá môi sinh? Làm giàu thì phải có vũ khí để bảo vệ của cải, còn người nghèo thì có gì để giữ? Nhưng khi người nghèo đói bỏ nước đi tìm miếng ăn thì nhà giàu không chứa chấp. Nhưng nếu người nghèo chết hết thì lấy ai phục vụ nhà giàu?

Đã có những nền văn minh cổ chỉ vì hướng thượng không đúng mà tiêu vong. Những nền văn minh đó cũng có khoa học, tôn giáo, luật pháp (và có lẽ cả Hiến Pháp) nhưng chắc chắn thiếu một minh triết để soi đường.

Ngày nay chúng ta đã thấy các tôn giáo bắt đầu suy tàn khi chính nội bộ của các tôn giáo cho thấy các nhà lãnh đạo tinh thần đã không có Tu Dưỡng bản thân và các tín đồ ngày càng trở nên quá khích. Lời dạy của đấng sáng lập chỉ được dùng như là lời mời gọi gia nhập một thế giới cuồng tín mà quyền lợi bản thân trong cuộc sống hàng ngày là chính yếu. Các từ ngữ nhân quyền, dân chủ, tự do, thương yêu... chỉ là nhãn hiệu gắn lên khi bạn có cùng giá trị như họ.

Hướng thượng là đi theo hướng họ chỉ định.

Đó là vì sao LĐA đòi hỏi con người phải tu dưỡng để làm chủ bản thân: Nhân chủ rồi mới nói chuyện dân chủ khi đã thông qua Cương Thường. Rồi khi đó Hiến Pháp sẽ đến mà không cần phải có các luật gia gạo cội có mặt. Vì các luật gia chỉ dùng ngôn ngữ để biện luận mà ngôn ngữ thì có giới hạn của nó. Người xưa nói được ý thì quên lời nhưng ngày nay tư bản và cộng sản như nhau: mượn lời để ngụy tạo, xuyên tạc ý nghĩa.

Vô Ngôn?


         TCL

Tháng 12 năm 2020
  (Việt lịch 4899)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 8805)
Phần nhiều người ta nghĩ tình trạng hiện nay là do cái “nghiệp” của dân tộc này, người Việt mình ác quá, ngày xưa gây nhiều nợ máu nên giờ phải chịu như thế, lý do nghe cũng hợp lý. Nhưng, rồi tôi nghĩ, không lẽ dân tộc mình cứ ngồi im để chờ trả cho hết “nghiệp” mà không biết là khi nào? Và tôi chọn tạo ra “nhân” mới, chí ít là thái độ dám sống, dám thể hiện ngay thẳng theo tiếng nói lương tâm mình?
07 Tháng Giêng 20176:30 CH(Xem: 11084)
Bên cạnh đó, chế độ và đảng CSVN càng ngày càng công khai, táo tợn để lộ rõ bản chất nô lệ, bán nước, độc tài, gian manh, hung ác, nham hiểm hơn bao giờ. Việc TBT Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại hội nghị công an toàn quốc thứ 72 ngày 26.12.2016 đã nói rõ ràng “Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải là những người hết lòng trung thành với Đảng, chỉ biết“ còn Đảng, còn mình”.
07 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 10670)
Người viết muốn thưa với những người dân yêu chuộng tự do dân chủ một điều là chúng ta coi chừng đi vào vết xe cũ của quá khứ. Xin nói tổng quát là đừng thụ động phản ứng mà phải chủ động tấn công chế độ, đừng ủy thác mà phải nhận lãnh trách nhiệm với đất nước thì lúc đó chúng ta mới may có cơ hội thay đổi được đất nước theo ý nguyện của người dân.
06 Tháng Giêng 20177:00 CH(Xem: 10647)
Có may mắn khá nhỏ nhoi là bọn Việt Cộng giả danh dân chủ nằm vùng này cứ hể thấy cờ Vàng hay bốn chữ Việt Nam Cộng Hòa thì hơi bị nhột nên có đôi khi bị lộ mặt yêu tinh của mình. Tuy nhiên, bọn Việt Cộng giả danh dân chủ sau này thì khôn hơn, cứ bơ mặt tung hô nên ngày càng khó đoán....
05 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 10209)
Có lẽ con người bắt đầu trở nên tàn ác khi thiếu kiến thức và cảm xúc về thiên nhiên. Một khi có thể lạnh lùng hủy hoại môi trường có nghĩa là không còn biết rung động với cái đẹp. Một khi có thể nhẫn tâm hành hạ hay tàn sát loài vật cũng có nghĩa không còn ý niệm về lòng nhân. Từ đó, người ta sẽ thản nhiên xử ác với đồng loại mình bởi đã trơ lì mọi cảm xúc. Dân đánh chết con hải cẩu hay công an đánh chết người, suy cho cùng đều giống nhau về bản chất là đã bị thui chột cảm xúc của một con người văn minh và vì thế, họ hành xử hoàn toàn theo bản năng của phần “con” trong mình.
03 Tháng Giêng 20177:00 CH(Xem: 15351)
hắn chủ trương dứt khoát phải đi theo con đường cộng sản chủ nghĩa và cũng chính hắn thú nhận rằng hắn cũng không biết con đường đó nằm ở đâu, đi một trăm năm nữa chưa biết có tới không! Một người đứng đầu quốc gia mà như vậy thì không thần kinh, hoang tưởng thì chỉ có thể là duy ý chí, có điều sự duy ý chí của y của hắn đã biến dạng theo hai con đường....
03 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 9776)
Một hệ thống chính trị tha hoá và kém năng lực sẽ dẫn tới các hậu quả có thể theo hai hướng khác nhau : a) Nếu xã hội và con người Việt Nam đã hoàn toàn mất khả năng đề kháng thì hệ thống chính trị này sẽ tiếp tục tồn tại và sự tha hoá của nó đã và sẽ kéo theo sự tha hoá của toàn bộ xã hội, và ngược trở lại sự tha hoá của toàn bộ xã hội sẽ đảm bảo cho sự tồn tại cho đảng cầm quyền đã bị tha hoá. b) Nếu xã hội và con người Việt Nam còn đủ sức đề kháng nhất định thì họ sẽ không chấp nhận một mô hình chính trị đi ngược với các quy luật bình thường, và khiến cho cuộc sống của họ trở nên tồi tệ....
01 Tháng Giêng 20177:15 CH(Xem: 9261)
Điểm đáng chú ý nhất là Quốc Hội Việt Nam không phải là một nơi lập pháp tối cao như các quốc gia khác mà đó chỉ là một công cụ dân chủ mị dân, tất cả các quyết sách tối cao đều do Bộ Chính Trị đảng csVN đề ra và Quốc Hội chỉ có một việc bàn tới bàn lui và bấm nút đồng thuận...
31 Tháng Mười Hai 20166:30 CH(Xem: 8695)
Nguyễn Phú Trọng, TBT, đảng csVN một lão già được người dân đặt cho biệt hiệu Lú nhưng y hoàn toàn không Lú một chút nào, ngoài khuôn mặt làm ra vẻ đạo mạo đạo đức y chính là một kẻ tham quyền cố vị, đã sửa luật Lao Động và cho phép mình cầm quyền thêm một nhiệm kỳ sau khi hất Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ máy...
31 Tháng Mười Hai 20166:15 CH(Xem: 10522)
« Đảng hôm nay tiếp tục tha hóa về phẩm chất, trí tuệ và năng lực; tổ chức của đảng ngày càng bất cập trước sự phát triển, trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước nói chung và của đảng nói riêng; năng lực lãnh đạo của đảng ngày càng mờ nhạt vì bế tắc về quan điểm đường lối; hệ quả là đảng đang rơi tiếp trong xu thế từ một đảng lãnh đạo xuống thành một lực lượng chính trị độc quyền...
29 Tháng Mười Hai 20166:00 CH(Xem: 9587)
Đây là điều đã khiến cho nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam không che giấu sự thất vọng của mình : Tổng thống Mỹ Obama, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5/2016, một mặt vừa phát biểu rằng sẽ tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam, mặt khác đã không thể làm gì trước những vi phạm nhân quyền thô bạo diễn ra ngay trong chính những ngày ông có mặt tại Việt Nam. Sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế hay văn hoá, nghịch lý thay, lại là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của chế độ chính trị độc tài ở Việt Nam. Đây là điều gây thất vọng và gây bi quan một cách sâu sắc...
28 Tháng Mười Hai 20167:00 CH(Xem: 8378)
cái được gọi là đảng cộng sản Việt Nam, chính phủ nước chxhcnVN chỉ là cái mà họ có được từ bạo lực, dùng vũ lực cướp chính quyền và dựng lên một đất nước duy ý chí không phù hợp cũng như nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của người dân, đó cũng là mô hình chung của các quốc gia đi theo con đường cộng sản chủ nghĩa...
23 Tháng Mười Hai 20166:00 CH(Xem: 8391)
“Họ ngại cái tư nhân hóa, vì họ muốn không có sự chống đỡ của những người rất là bảo thủ theo chủ nghĩa Mác hay cái gì đấy. Họ bèn vẽ ra cái chữ cổ phần hóa. Họ làm như vậy để qua mặt được các ông kia. Nhưng hệ quả thì không lường được, vì cách làm như thế không triệt để, không giống ai cả. Về cơ bản mình tán thành ý kiến của anh Thuyết, mình muốn đi sâu vào bề sâu của nó, cái đằng sau của nó, là nó không chỉ phản ánh hoàn toàn ý thức hệ còn sót lại, nhưng thực sự đằng sau đó không có ý thức hệ gì cả, mà hoàn toàn là quyền lực.”
21 Tháng Mười Hai 20169:34 CH(Xem: 9226)
nghe người dân trong nước nói về hiện tình xã hội
19 Tháng Mười Hai 20166:45 CH(Xem: 9337)
Khi mà họ vẫn tiếp tục hàng năm tưng bừng ăn mừng chiến thắng, vẫn chưa có bất cứ một hành động cụ thể nào để hòa giải hòa hợp dân tộc ngoài những lời chót lưỡi đầu môi; khi mà họ vẫn khăng khăng không chịu cất lên một lời xin lỗi về tất cả những sai lầm, tội ác đã qua; khi mà họ vẫn tiếp tục ca ngợi chủ nghĩa Mác Lênin, đi theo cái mô hình quái gở “kinh tế thị trường định hướng XHCN” còn về chính trị thì kiên quyết bảo vệ vai trò độc đảng của đảng cộng sản đến cùng…thì họ chẳng hề thay đổi gì cả....
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...