Chính trị vùng miền Việt Nam là bắt buộc vì lịch sử Việt Nam như thế

22 Tháng Tư 202110:41 CH(Xem: 9123)

                            Chính trị vùng miền Việt Nam là bắt buộc
                                       vì lịch sử Việt Nam như thế


_98271814_gettyimages-507044788
                           "Lãnh đạo phải là người bắc có ní luận và ma mãnh trốn lính"





Jackhammer Nguyễn

    Báo Tiếng Dân




Chính trị vùng miền

Kể từ khi đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu (1986) diễn ra, người Việt hay nói đến sự phân bố quyền lực của đảng cầm quyền nhiều hơn. Lý do là vì, mặc dù nền chính trị ấy vẫn kín như bưng (bây giờ vẫn vậy), các thông tin, tên tuổi nhóm cầm quyền được công bố ngày càng nhiều.

Cứ mỗi lần diễn ra đại hội đảng cầm quyền, người ta lại bàn nhau chuyện bao nhiêu người Nam, Trung, Bắc có mặt trong Tứ trụ, Bộ Chính trị, Chính phủ. Đại hội đảng lần thứ 13 vừa kết thúc đầu tháng 2/2021 cũng không ngoại lệ, thậm chí việc bàn tán vùng miền còn sôi động hơn, kéo dài hơn.

Sau khi danh sách Tứ trụ và Bộ Chính trị bị rò rỉ, người ta phát hiện ra rằng, thiếu người Nam bộ trong danh sách của hai bộ phận quyền lực nhất là Tứ trụ và Bộ Chính trị. Và thế là dấy lên nhiều chỉ trích.

Không rõ có phải do những chỉ trích này hay không mà người ta thấy có những thay đổi nhỏ sau khi đại hội đảng kết thúc, trong đó có việc chọn ông Nguyễn Trọng Nghĩa, một viên tướng người miền Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đồng thời ông Võ Văn Thưởng, một nhân vật miền Nam khác, người tiền nhiệm của ông Nghĩa, được công bố ở vị trí số năm trong danh sách Bộ Chính trị.

Theo ông Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Singapore thì cơ cấu vùng miền đã được điều chỉnh cân bằng hơn sau đại hội 13.

Việc bàn tán về vùng miền này trong chính trị Việt Nam, thoạt đầu chỉ là những tin đồn trong nhà ngoài ngõ, nhưng trong vài năm trở lại đây, đôi khi báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam cũng có đề cập đến, theo hai hướng, hoặc là kiểu “dĩ hòa vi quý”, hoặc là phủ định với lý do rằng thì là Đảng lúc nào cũng chọn nhân tài, bất cứ là ở vùng nào.

Trên thông tin không chính thống, cũng có nhiều người Việt cho rằng, Việt Nam là một, không nên làm chính trị theo kiểu vùng miền. Nhưng thật ra chính trị vùng miền không phải là độc quyền của những người cộng sản.

Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đã từng có những chỉ trích cho rằng bộ phận cầm quyền của chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm gồm nhiều người gốc Huế (gia đình của tổng thống), hay gốc Bắc di cư. Những chỉ trích này cũng được các tuyên truyền viên của du kích cộng sản người miền Nam sử dụng để chống lại chính quyền.

Trong thời gian cai trị của triều Nguyễn, thực thể chính trị đầu tiên cai trị khá lâu trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (thực thể thứ hai là Đảng Cộng sản), các viên chức được chọn theo chế độ khoa cử, tuy nhiên các bà hậu phi (Nhà Nguyễn không lập Hoàng hậu, trừ trường hợp vợ vua Gia Long và vợ vua Bảo Đại) là người miền Nam, nơi Vua Gia Long được sự ủng hộ mạnh mẽ trong tiến trình khôi phục lại vương quyền. Ai dám nói rằng các bà hoàng hậu và người thân, đồng hương của họ không có ảnh hưởng gì trong những quyết định chính trị của nhà vua?

Lịch sử quốc gia đa dạng

Đa số người nói tiếng Việt trên thế giới quan niệm lịch sử quốc gia của mình như sau: Bắt nguồn từ vùng đồng bằng sông Hồng, Nam tiến rồi đạt đến lãnh thổ “thống nhất” như ngày nay. Các sách giáo khoa lịch sử, kể cả của những người cộng sản đều được biên soạn theo kiểu như vậy.

Trên thực tế, hình hài quốc gia Việt Nam như ngày nay chỉ bắt đầu từ năm 1802, khi Vua Gia Long lên cầm quyền (có người nói chính triều Tây Sơn thống nhất quốc gia, nhưng thật ra trong những năm bình yên nhất của triều đại ngắn ngủi này vùng Qui Nhơn và Gia Định nằm dưới tay hai người anh em của vua Quang Trung, không hoàn toàn phủ phục chính quyền trung ương, thậm chí có lúc đánh nhau).

Vào thế kỷ thứ hai sau Thiên chúa, khi vùng sông Hồng vẫn nằm dưới sự thống trị của Trung Hoa, cả dải đất miền Trung là quốc gia Champa, cả miền Nam là vương quốc Phù Nam, văn hóa chính trị và dân cư của ba vùng rất khác biệt nhau.

Nhà nước Champa suy tàn vào năm 1471, sau cuộc chinh phạt từ miền Bắc của Vua Lê Thánh Tôn, Chiêm Thành tồn tại đến cuối thế kỷ 18. Miền Nam Việt Nam chính thức rơi vào tay các viên quan cai trị nói tiếng Việt, kể từ đó.

Trên các vùng đất miền Trung và miền Nam được người từ miền Bắc tới chinh phục, là những cộng đồng dân cư pha trộn rất phức tạp kéo dài hàng trăm năm. Ông Hồ Trung Tú, một nhà báo ở Đà Nẵng từng công bố một công trình về ngôn ngữ mang tên “Có 500 năm như thế”. Trong sách này, ông đưa ra nhiều minh chứng cho thấy tiếng Việt tại miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn bởi ngôn ngữ Chăm. Tương tự như vậy, người ta có thể dễ dàng tìm thấy ảnh hưởng của tiếng Khmer lên tiếng Việt miền Nam.

Việc soạn sách lịch sử theo kiểu Văn minh sông Hồng là chủ đạo, là bất công và không đúng. Khuynh hướng bắt đầu quan tâm đến lịch sử riêng ở miền Trung và miền Nam đã bắt đầu dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa (một nhà nghiên cứu theo khuynh hướng đó là ông Bình Nguyên Lộc).

Thời Việt Nam Cộng sản cũng có khuynh hướng đó, khi gần đây họ công bố bộ sử 10 cuốn, trong đó các quyển đầu tiên nói về vương quốc Champa khá kỹ và chi tiết. Bộ sách này do các ông Phan Huy Lê, Lương Ninh, Hà Văn Tấn chủ biên, trong đó ông Lương Ninh là một chuyên gia về tiếng Phạn và văn minh Ấn Độ, viết phần về Champa. Một nhà nghiên cứu sử học xác nhận với tôi rằng, bộ sách này bị dừng lại sau một lần tranh cãi với các nhân vật tuyên giáo ở Việt Nam, không được biên soạn tiếp, và chấm dứt luôn sự tồn tại của nó. Một bộ sách mới 15 quyển được ra đời vào năm 2017, không có gì mới.

Với một lịch sử chiến tranh phân liệt kéo dài, cùng đặc điểm địa lý chia cắt vùng miền rất rõ ràng, cư dân các vùng đất khác nhau, dù nói cùng một thứ tiếng, có thể hiểu nhau dễ dàng, nhưng do có nguồn gốc lịch sử khác nhau, sự khác biệt giữa ba miền Bắc – Trung – Nam khá lớn. Trong huyết quản người miền Trung Việt Nam, có rất nhiều giọt máu Chiêm Thành, còn người Nam Bộ thì mang nhiều gene từ người Khmer.

Như vậy, có thể kết luận rằng tính vùng miền của chính trị Việt Nam không phải nên có, mà là bắt buộc phải có, nhất là trong tình hình độc đảng cai trị như hiện nay, không có bầu cử, một địa phương nắm thế chính trị mạnh dễ dàng chèn ép các địa phương khác.

Người ta có thể lấy cơ cấu trung ương đảng, một loại quốc hội De Facto để nói rằng, sự cân bằng địa phương được tôn trọng, nhưng với cơ cấu luân chuyển cán bộ, những người trong Bộ Chính trị vẫn có thể gài người vào các địa phương yếu thế hơn.

Và lịch sử cũng phải được viết lại với sự tôn trọng nguồn gốc bản xứ của cư dân, những nền tảng văn hóa, chính trị mà mỗi vùng, mỗi miền đã trải qua.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 20151:37 CH(Xem: 13701)
Năm năm nữa, không chỉ là tượng Phật Thích Ca, mà có thể sẽ có rất nhiều cái nhất nữa được ra đời trên đất nước này, cùng với danh sách những cái “nhất” mà người dân Việt Nam vẫn nghe thấy hàng ngày. Từ tô hủ tíu lớn nhất, cái bánh chưng lớn nhất… cho đến tháp truyền hình cao nhất, tượng đài lớn nhất… Người Việt đang bước vào thời kỳ chạy đua niềm vui với cái “nhất”. Cuộc đời trần tục hầm hập phả hơi nóng của cái “nhất” từ miếng ăn đến tận linh hồn tín ngưỡng, khiến mọi thứ phải là “nhất”: người ta chen nhau giật lá bùa, giật cái ấn, cướp cái phết… đến vật vã để mình được là “nhất”.
14 Tháng Ba 20158:25 SA(Xem: 11144)
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.
13 Tháng Ba 20154:57 CH(Xem: 13407)
bức ảnh nói lên điều gì ?
12 Tháng Ba 20151:13 CH(Xem: 10690)
Du lịch tâm linh, trò lừa rẻ tiền
11 Tháng Ba 201510:08 CH(Xem: 11903)
Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng?
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...