Biển Đông trước làn sóng đe doạ mới từ Trung Quốc

16 Tháng Chín 202010:01 CH(Xem: 4450)

                Biển Đông trước làn sóng đe doạ mới từ Trung Quốc

_108366268_gettyimages-1165650264QĐB: Duy trì chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh một mặt diễu võ dương oai, mặt khác xua đàn quân chó đói của mình tràn xuống cướp bóc nguồn thủy sản ngư trường Biển Đông, nước chịu thiệt hại trực tiếp chính là Việt Nam, thế nhưng với đường lối ngoại giao nhu nhược của mình Hà Nội vẫn im lặng để tiếp tục duy trì sự ổn định giả tạo nhằm cai trị người dân - Hình BBC



Trần Đại Thành
      RFA



Indonesia cứng rắn hơn khi bị Trung Quốc tiếp tục “xâm phạm” EEZ

Tình hình Biển Đông vốn đã "nóng" nay lại càng phức tạp hơn khi Indonesia mới đây đã có hành động cứng rắn: Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamia) quyết định bám đuổi và xua đuổi một tàu hải cảnh của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, đồng thời trao công hàm phản đối Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Jakarta.

Phát biểu ngày 15/9 của ông Aan Kurnia, Giám đốc Bakamia rằng Indonesia sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trong vùng biển gần một số đảo của nước này ở Biển Đông sau khi một tàu hải cảnh của Trung Quốc được phát hiện gần đó, gây nghi ngại về ý đồ của con tàu này. Theo ông Aan Kurnia, chiếc tàu của Trung Quốc đã tiến vào cùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia ở phía Bắc quần đảo Natuna ngày 12/9 và đến ngày 14/9 mới rời đi sau màn tranh cãi "qua sóng vô tuyến" và sau khi phía Indonesia khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng biển này. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cho biết Jakarta đã yêu cầu một lời giải thích từ phía Đại sứ quán Trung Quốc: “Chúng tôi đã nhắc lại với phía Đại sứ quán Trung Quốc rằng EEZ của Indonesia không chồng lấn với các vùng biển của Trung Quốc”.

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ngày 15/9 khẳng định rằng các quyền lợi của Trung Quốc trong vùng biển liên quan là rất rõ ràng: “Tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra bình thường trong vùng biển mà Bắc Kinh có quyền tài phán”. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định hai bên đã có liên lạc trao đổi về vụ việc vừa qua. Vụ việc xảy ra ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia và đây là động thái mới nhất nằm trong chuỗi các vụ việc tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc  đã tăng cường sự hiện diện và các cuộc tập trận tại một số khu vực tranh chấp trên tuyến hàng hải chiến lược này, vào đúng thời điểm các bên cũng có yêu sách khác đang tập trung xử lý dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19). Chuyên gia Ian Storey, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, nhận định: “Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khẳng định các yêu sách về quyền tài phán của mình với cái gọi là 'đường 9  đoạn' (đường lưỡi bò), sự hiện diện của các tàu tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna đã gia tăng. Do đó, việc này đã trở nên bình thường hơn đối với Trung Quốc, mặc dù rất không được Indonesia hoan nghênh”.

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, đánh giá rằng vụ việc là “một thách thức” đối với Indonesia. Ông nói: “Diễn biến mới nhất này chỉ đơn thuần làm nổi bật vấn đề dai dẳng mà Indonesia phải đối mặt là việc Trung Quốc từ chối ‘xuống thang’, nhượng bộ đối với các tuyên bố phi lý của họ ở Biển Đông dựa trên cái gọi là ‘đường lưỡi bò’ hay ‘đường chín đoạn’, vốn đã bị Toà quốc tế vô hiệu trong phán quyết năm 2016. Vì vậy, thay vì nói Trung Quốc ‘hung hăng hơn’, có lẽ sự mô tả chính xác hơn là Trung Quốc là ‘vẫn hung hăng’, mặc dù đã có giới hạn cuối cùng gần quần đảo Natuna”.

ASEAN có thể noi gương Indonesia?

Theo nhiều chuyên gia, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là “chuyện thường”, nên chưa biết liệu hành động của Indonesia có đủ sức răn đe đối với chính quyền Bắc Kinh trong tương lai hay không khi mà người Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay yêu sách lãnh thổ với cái gọi là "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn". Chuyên gia Storey nói rằng trong việc xua đuổi tàu Trung Quốc, Indonesia đã thể hiện sự “cứng rắn” về lập trường của mình đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bởi trước đây họ chỉ giám sát các tàu tuần duyên của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo ông, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng có tranh chấp về lãnh thổ và biển đảo sẽ có thể “làm tốt” hơn nữa thông qua “tấm gương” của Indonesia, để cho Bắc Kinh thấy rằng họ hoàn toàn bị bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử trong đường chín đoạn. Chuyên gia Storey nói: “Khi Toà trọng tài năm 2016 ra phán quyết, những ‘quyền lịch sử’ đó không phù hợp với luật pháp quốc tế”, .

Tuy nhiên, nhà phân tích Collin Koh cũng bày tỏ sự hoài nghi rằng liệu hành động của Indonesia có đủ “cứng” để răn đe Bắc Kinh trong tương lai hay không. Ông Koh cho rằng Indonesia cần “một chiến lược mạnh mẽ hơn” để tập hợp “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nhân tố bên ngoài khu vực có cùng chí hướng” để cùng lên án “các hành vi bá quyền” như vậy, mặc dù ông cảnh báo rằng điều này sẽ gây ra “rắc rối về mặt chính trị nếu bị hiểu sai như là chính sách ngăn chặn của Trung Quốc”. Một lựa chọn khác là đưa vấn đề ra trước các thể chế quốc tế, chẳng hạn như lên diễn đàn của Liên hợp quốc, mặc dù cách tiếp cận này cũng sẽ có những hạn chế tiềm ẩn.

Chuyên gia Koh cũng cho biết cần phải đầu tư nhiều hơn vào các lực lượng hàng hải của Indonesia và khả năng tuần tra ngoài khơi của họ để đảm bảo “sức mạnh được duy trì đầy đủ trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài quần đảo Natuna trước sự xâm phạm của Trung Quốc”.

Philippines “mập mờ”

Biển Đông vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh cãi tại các cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Philippines hồi tuần trước, trong đó Manila đã đưa ra những giọng điệu cứng rắn trước khi rút lại chúng mà không có lời giải thích nào. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết đất nước ông sẽ tuân thủ “mà không cần bất cứ sự thỏa hiệp nào” đối với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016 vốn đã vô hiệu hóa hầu hết các yêu sách dàn trải của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố này của ông Delfin Lorenzana được đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp của mình hôm 11/9, song đã bị rút lại ngay sau đó, và những bình luận gây tranh cãi cũng được dỡ bỏ theo.

Đài Loan đe dọa “đáp trả tương xứng”

Đài Loan mới đây cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay vào không phận của Đài Loan ở Biển Đông vào hôm 9 và 10/9 vừa qua trong khuôn khổ các cuộc tập trận mà Đài Bắc gọi là “một sự khiêu khích nghiêm trọng với hòn đảo tự trị này, đồng thời đặt ra một mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực”. Đài Loan nhấn mạnh những hành động như vậy của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang đe dọa toàn bộ khu vực, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế phản ứng với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 10/9 cho biết quân đội của họ nhận thức rõ các hành động của Trung Quốc và sẽ “đáp trả tương xứng”, song không đưa ra thêm chi tiết nào. Một số nhà bình luận trên hòn đảo này cũng gọi các cuộc tập trận của Trung Quốc là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng nhất với Đài Loan kể từ năm 1996, khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận và phóng tên lửa xuống vùng biển gần Đài Loan nhằm mục tiêu hăm dọa các cử tri Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp của hòn đảo này.

Việt Nam im lặng

Trái ngược với cách hành xử kiên quyết, mạnh mẽ của Indonesia, Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN năm nay dường như đang học theo “chính sách ngoại giao im lặng” từ Malaysia. Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết là từ tháng 8 tới nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã 10 lần xâm nhập trái phép vùng biển thuộc EEZ của Việt Nam, đe doạ trực tiếp Lô 06.1 đang khai thác của Việt Nam. Tuy nhiên, không thấy bất cứ sự lên tiếng nào của chính quyền Việt Nam. Và tất cả các báo chí chính thống Việt Nam cũng im tiếng. Dường như Trung Quốc đã thành công trong việc khiến cho các quốc gia ASEAN trực tiếp tham gia trong tranh chấp biển Đông như Việt Nam chấp nhận việc tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển thuộc EEZ của các nước là một chuyện bình thường. Trong cuộc nói chuyện tại Bộ Công An Việt Nam về tình hình thế giới và biển Đông hồi năm trước, ông Trần Việt Thái, vốn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao Việt Nam có phát biểu ám chỉ rằng phía Việt Nam đã “bình thường hoá” việc các tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam. Ông Trần Việt Thái còn tiết lộ là phía Việt Nam chỉ tập trung “không để xảy ra tình trạng mất an ninh nội địa như hồi năm 2014,” nhưng không thấy nói tới Việt Nam sẽ làm gì để ngăn chặn sự xâm phạm từ các tàu Trung Quốc.

Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm nay đã sắp hết, nhưng vẫn chưa thấy Việt Nam có sáng kiến gì đặc biệt để dẫn dắt ASEAN. Sang năm sẽ là nhiệm kỳ của Brunei - nước nhỏ nhất của ASEAN, có lẽ sẽ khó có những đột biến. Đặc biệt năm tiếp theo nữa sẽ là nhiệm kỳ của Campuchia - quốc gia vốn là đồng minh thân cận, luôn bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông. Chắc có lẽ vấn đề biển Đông sẽ khó có bước tiến triển mới, chưa nói là có thể thụt lùi. Điều này cần sự đoàn kết từ ASEAN và sự quyết đoán từ Chủ tịch ASEAN năm nay.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tám 20239:32 CH(Xem: 2473)
Cùng đưa tin về cuộc biểu tình hôm 1/8, tờ Philippine Star cũng nói rằng nhóm Makabansa lên án việc quân sự hóa ở Biển Tây Phillipines – tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam – và thúc giục Việt Nam ngừng các hoạt động đánh bắt cá dọc bờ biển của cụm đảo Kalayaan, mà Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa nơi có nhiều tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực. Những hình ảnh về buổi biểu tình được đăng tải trên trang mạng xã hội chính thức của tờ nhật báo tiếng Anh cho thấy một số thành viên của nhóm Makabansa còn xé những tấm giấy có in hình lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trong khi những người khác...
26 Tháng Bảy 20236:39 CH(Xem: 4010)
Sau khi chiếm được miền nam, bọn sát nhân này vẫn nhởn nhơ sống trong nước với sự bao che của đảng cộng sản, tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là đám SVHS tả khuynh này hoàn toàn không được chế độ cs trọng dụng, bọn chúng chỉ có thể làm báo, làm văn làng nhàng chứ còn những vị trí có ăn như xăng dầu, điện, nước là không có cửa. Sau khi thấm thía được sự đãi ngộ của đảng thì một số trong chúng phản kháng yếu ớt, và một số chọn cho mình phương cách ngậm miệng im lặng để sống còn mà anh em nhà HPNT là một tấm gương điển hình...
16 Tháng Bảy 20235:58 CH(Xem: 3374)
Người đó thưa anh Ngọc là anh đã đăng trên Facebook những cái sản phẩm nào bán ma túy thì tôi và anh Ngọc phải lên (đồn công an) chứng minh cái Facebook đó là của tụi tôi và tụi tôi không có hề vi phạm pháp luật về việc buôn bán ma túy. Sau khi chứng minh xong vụ án đó (là chứng minh được ID Facebook là của chúng tôi) thì ngày hôm sau họ mời chúng tôi lên lần nữa và cũng không nói mời lên vì lý do gì hết. Họ chỉ nói là mời lên vì có liên quan đến vụ việc ngày hôm trước.”
15 Tháng Bảy 20235:04 CH(Xem: 4109)
Hoà thượng Thích Vĩnh Phước cho biết trong buổi làm việc, phía công an in ra những bài viết của ông trên Facebook về việc Uỷ ban Nhân dân huyện Xuyên Mộc ra lệnh bắt tháo dỡ những công trình xây dựng trong chùa Thiên Quang (xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và đài Đáp Lời Sông Núi (Hoa Kỳ) về việc có liên quan đến cơ sở tu hành này. Phía công an đòi ông xác nhận và vị hoà thượng cho biết ông cũng ký nhận những gì ông đã đăng trên trang Facebook cũ (Thích Vĩnh Phước- hiện nay đã bị Facebook khoá) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn một số đài nước ngoài.
10 Tháng Bảy 202310:16 CH(Xem: 2308)
Đại diện ban tổ chức của cuộc biểu tình, ông Y Bion Mlo nói trong thông cáo: “Chúng tôi đề nghị Liên Hiệp quốc và các nước dân chủ trên thế giới gây áp lực lên Việt Nam để buộc họ tôn trọng nhân quyền của người Thượng bản địa ở Việt Nam. Hoa Kỳ không nên nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện trong việc tôn trọng quyền đất đai và tài sản của chúng tôi cũng như cho phép chúng tôi được tự do thực hành tôn giáo.”
30 Tháng Sáu 20239:25 CH(Xem: 2561)
Việt Nam đã yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động phát hiện và xóa nội dung ‘độc hại’, yêu cầu mới nhất của chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt mạng xã hội, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 30/6. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook, YouTube, Google và TikTok phối hợp với các cơ quan chức năng để dỡ bỏ các nội dung được coi là ‘độc hại’, chẳng hạn như mang tính xúc phạm, sai sự thật và chống nhà nước. “Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành lệnh như vậy,” Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đưa tin từ buổi tổng kết giữa năm của Bộ Thông tin-Truyền thông...
29 Tháng Sáu 20238:29 CH(Xem: 4287)
Thư chung này đề cập đến việc lực lượng an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh, bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập hai thành viên Y Si Eban và Y Khiu Niê của nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên khi hai người này trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) tổ chức ở Bali (Indonesia) vào đầu tháng 11/2022. Theo đó, ông Y Khiu Niê bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào ngày 06/11 và trên đường về nhà ở huyện Krong Buk, ông bị an ninh tỉnh Đắk Lắk bắt giữ mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát. Trong thời gian bị giam giữ trong trụ sở của Công an tỉnh...
29 Tháng Sáu 20238:28 CH(Xem: 4332)
Ông thuật lại lời của viên công an: “Tao không cần biết gì hết. Tại vì tao hận mày lâu lắm rồi. Mày là mấy người phản động, tuyên truyền tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc của người dân tộc bản địa cho người Khmer Krom hiểu biết. Mày là phản động đối với người Việt Nam.” Ông cho rằng mình bị đánh đập và tra khảo vì hoạt động của mình trong nhiều năm qua: “Tôi có đi phát sách Tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền của các dân tộc bản địa, Tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền con người (Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền- PV).
28 Tháng Sáu 20238:03 CH(Xem: 2551)
Xem 'lực lượng cứu hộ' Tỉnh Lâm Đồng làm việc
19 Tháng Sáu 202311:07 CH(Xem: 4415)
Mọi người gặp mình dù không quen, cũng đều chào hỏi. Tôi mạnh dạn nói: “Tôi là người Việt Nam.” Khi biết tôi là người mới đến họ đều hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không. Những người đồng hương Việt Nam khi biết tin, mọi người đều chúc mừng và nói trường hợp của chúng tôi, gia đình chúng tôi đến được Hoa Kỳ như một phép lạ. Tiếng lành đồn xa, những người quen biết tôi trong nước cũng như tại Hoa Kỳ, không biết bằng cách nào đều biết thông tin tôi và gia đình đã đến được bến bờ tự do.”
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...