Biển Đông trước làn sóng đe doạ mới từ Trung Quốc

16 Tháng Chín 202010:01 CH(Xem: 5998)

                Biển Đông trước làn sóng đe doạ mới từ Trung Quốc

_108366268_gettyimages-1165650264QĐB: Duy trì chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh một mặt diễu võ dương oai, mặt khác xua đàn quân chó đói của mình tràn xuống cướp bóc nguồn thủy sản ngư trường Biển Đông, nước chịu thiệt hại trực tiếp chính là Việt Nam, thế nhưng với đường lối ngoại giao nhu nhược của mình Hà Nội vẫn im lặng để tiếp tục duy trì sự ổn định giả tạo nhằm cai trị người dân - Hình BBC



Trần Đại Thành
      RFA



Indonesia cứng rắn hơn khi bị Trung Quốc tiếp tục “xâm phạm” EEZ

Tình hình Biển Đông vốn đã "nóng" nay lại càng phức tạp hơn khi Indonesia mới đây đã có hành động cứng rắn: Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamia) quyết định bám đuổi và xua đuổi một tàu hải cảnh của Trung Quốc gần quần đảo Natuna, đồng thời trao công hàm phản đối Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Jakarta.

Phát biểu ngày 15/9 của ông Aan Kurnia, Giám đốc Bakamia rằng Indonesia sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trong vùng biển gần một số đảo của nước này ở Biển Đông sau khi một tàu hải cảnh của Trung Quốc được phát hiện gần đó, gây nghi ngại về ý đồ của con tàu này. Theo ông Aan Kurnia, chiếc tàu của Trung Quốc đã tiến vào cùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia ở phía Bắc quần đảo Natuna ngày 12/9 và đến ngày 14/9 mới rời đi sau màn tranh cãi "qua sóng vô tuyến" và sau khi phía Indonesia khẳng định quyền chủ quyền đối với vùng biển này. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah cho biết Jakarta đã yêu cầu một lời giải thích từ phía Đại sứ quán Trung Quốc: “Chúng tôi đã nhắc lại với phía Đại sứ quán Trung Quốc rằng EEZ của Indonesia không chồng lấn với các vùng biển của Trung Quốc”.

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ngày 15/9 khẳng định rằng các quyền lợi của Trung Quốc trong vùng biển liên quan là rất rõ ràng: “Tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra bình thường trong vùng biển mà Bắc Kinh có quyền tài phán”. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định hai bên đã có liên lạc trao đổi về vụ việc vừa qua. Vụ việc xảy ra ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia và đây là động thái mới nhất nằm trong chuỗi các vụ việc tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc  đã tăng cường sự hiện diện và các cuộc tập trận tại một số khu vực tranh chấp trên tuyến hàng hải chiến lược này, vào đúng thời điểm các bên cũng có yêu sách khác đang tập trung xử lý dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19). Chuyên gia Ian Storey, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, nhận định: “Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khẳng định các yêu sách về quyền tài phán của mình với cái gọi là 'đường 9  đoạn' (đường lưỡi bò), sự hiện diện của các tàu tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna đã gia tăng. Do đó, việc này đã trở nên bình thường hơn đối với Trung Quốc, mặc dù rất không được Indonesia hoan nghênh”.

Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, đánh giá rằng vụ việc là “một thách thức” đối với Indonesia. Ông nói: “Diễn biến mới nhất này chỉ đơn thuần làm nổi bật vấn đề dai dẳng mà Indonesia phải đối mặt là việc Trung Quốc từ chối ‘xuống thang’, nhượng bộ đối với các tuyên bố phi lý của họ ở Biển Đông dựa trên cái gọi là ‘đường lưỡi bò’ hay ‘đường chín đoạn’, vốn đã bị Toà quốc tế vô hiệu trong phán quyết năm 2016. Vì vậy, thay vì nói Trung Quốc ‘hung hăng hơn’, có lẽ sự mô tả chính xác hơn là Trung Quốc là ‘vẫn hung hăng’, mặc dù đã có giới hạn cuối cùng gần quần đảo Natuna”.

ASEAN có thể noi gương Indonesia?

Theo nhiều chuyên gia, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là “chuyện thường”, nên chưa biết liệu hành động của Indonesia có đủ sức răn đe đối với chính quyền Bắc Kinh trong tương lai hay không khi mà người Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay yêu sách lãnh thổ với cái gọi là "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn". Chuyên gia Storey nói rằng trong việc xua đuổi tàu Trung Quốc, Indonesia đã thể hiện sự “cứng rắn” về lập trường của mình đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bởi trước đây họ chỉ giám sát các tàu tuần duyên của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo ông, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng có tranh chấp về lãnh thổ và biển đảo sẽ có thể “làm tốt” hơn nữa thông qua “tấm gương” của Indonesia, để cho Bắc Kinh thấy rằng họ hoàn toàn bị bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử trong đường chín đoạn. Chuyên gia Storey nói: “Khi Toà trọng tài năm 2016 ra phán quyết, những ‘quyền lịch sử’ đó không phù hợp với luật pháp quốc tế”, .

Tuy nhiên, nhà phân tích Collin Koh cũng bày tỏ sự hoài nghi rằng liệu hành động của Indonesia có đủ “cứng” để răn đe Bắc Kinh trong tương lai hay không. Ông Koh cho rằng Indonesia cần “một chiến lược mạnh mẽ hơn” để tập hợp “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nhân tố bên ngoài khu vực có cùng chí hướng” để cùng lên án “các hành vi bá quyền” như vậy, mặc dù ông cảnh báo rằng điều này sẽ gây ra “rắc rối về mặt chính trị nếu bị hiểu sai như là chính sách ngăn chặn của Trung Quốc”. Một lựa chọn khác là đưa vấn đề ra trước các thể chế quốc tế, chẳng hạn như lên diễn đàn của Liên hợp quốc, mặc dù cách tiếp cận này cũng sẽ có những hạn chế tiềm ẩn.

Chuyên gia Koh cũng cho biết cần phải đầu tư nhiều hơn vào các lực lượng hàng hải của Indonesia và khả năng tuần tra ngoài khơi của họ để đảm bảo “sức mạnh được duy trì đầy đủ trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài quần đảo Natuna trước sự xâm phạm của Trung Quốc”.

Philippines “mập mờ”

Biển Đông vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh cãi tại các cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Philippines hồi tuần trước, trong đó Manila đã đưa ra những giọng điệu cứng rắn trước khi rút lại chúng mà không có lời giải thích nào. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết đất nước ông sẽ tuân thủ “mà không cần bất cứ sự thỏa hiệp nào” đối với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016 vốn đã vô hiệu hóa hầu hết các yêu sách dàn trải của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuyên bố này của ông Delfin Lorenzana được đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp của mình hôm 11/9, song đã bị rút lại ngay sau đó, và những bình luận gây tranh cãi cũng được dỡ bỏ theo.

Đài Loan đe dọa “đáp trả tương xứng”

Đài Loan mới đây cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay vào không phận của Đài Loan ở Biển Đông vào hôm 9 và 10/9 vừa qua trong khuôn khổ các cuộc tập trận mà Đài Bắc gọi là “một sự khiêu khích nghiêm trọng với hòn đảo tự trị này, đồng thời đặt ra một mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực”. Đài Loan nhấn mạnh những hành động như vậy của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang đe dọa toàn bộ khu vực, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế phản ứng với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 10/9 cho biết quân đội của họ nhận thức rõ các hành động của Trung Quốc và sẽ “đáp trả tương xứng”, song không đưa ra thêm chi tiết nào. Một số nhà bình luận trên hòn đảo này cũng gọi các cuộc tập trận của Trung Quốc là mối đe dọa quân sự nghiêm trọng nhất với Đài Loan kể từ năm 1996, khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận và phóng tên lửa xuống vùng biển gần Đài Loan nhằm mục tiêu hăm dọa các cử tri Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp của hòn đảo này.

Việt Nam im lặng

Trái ngược với cách hành xử kiên quyết, mạnh mẽ của Indonesia, Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN năm nay dường như đang học theo “chính sách ngoại giao im lặng” từ Malaysia. Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết là từ tháng 8 tới nay, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã 10 lần xâm nhập trái phép vùng biển thuộc EEZ của Việt Nam, đe doạ trực tiếp Lô 06.1 đang khai thác của Việt Nam. Tuy nhiên, không thấy bất cứ sự lên tiếng nào của chính quyền Việt Nam. Và tất cả các báo chí chính thống Việt Nam cũng im tiếng. Dường như Trung Quốc đã thành công trong việc khiến cho các quốc gia ASEAN trực tiếp tham gia trong tranh chấp biển Đông như Việt Nam chấp nhận việc tàu Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển thuộc EEZ của các nước là một chuyện bình thường. Trong cuộc nói chuyện tại Bộ Công An Việt Nam về tình hình thế giới và biển Đông hồi năm trước, ông Trần Việt Thái, vốn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao Việt Nam có phát biểu ám chỉ rằng phía Việt Nam đã “bình thường hoá” việc các tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam. Ông Trần Việt Thái còn tiết lộ là phía Việt Nam chỉ tập trung “không để xảy ra tình trạng mất an ninh nội địa như hồi năm 2014,” nhưng không thấy nói tới Việt Nam sẽ làm gì để ngăn chặn sự xâm phạm từ các tàu Trung Quốc.

Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm nay đã sắp hết, nhưng vẫn chưa thấy Việt Nam có sáng kiến gì đặc biệt để dẫn dắt ASEAN. Sang năm sẽ là nhiệm kỳ của Brunei - nước nhỏ nhất của ASEAN, có lẽ sẽ khó có những đột biến. Đặc biệt năm tiếp theo nữa sẽ là nhiệm kỳ của Campuchia - quốc gia vốn là đồng minh thân cận, luôn bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại biển Đông. Chắc có lẽ vấn đề biển Đông sẽ khó có bước tiến triển mới, chưa nói là có thể thụt lùi. Điều này cần sự đoàn kết từ ASEAN và sự quyết đoán từ Chủ tịch ASEAN năm nay.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 20248:52 CH(Xem: 350)
Chủ đề chính của hội nghị là Tự Do Tôn Giáo và Thông Minh Nhân Tạo, bao gồm những thử thách và cơ hội của mạng xã hội. Ngày 10 sẽ là phần thảo luận của các nhà ngoại giao thuộc Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin, gồm 43 quốc gia thành viên, với đóng góp của các chuyên gia quốc tế. Như mọi năm, hội nghị cấp bộ trưởng có sự tham gia của giới lãnh đạo trẻ, do 3 tổ chức điều hợp: BPSOS, Freedom House và Search for Common Ground. Cô Nguyễn Hải-Di, Phối Hợp Viên Truyền Thông của BPSOS, sẽ tham gia tư cách lãnh đạo trẻ và có phần phát biểu về Việt Nam.
30 Tháng Chín 20247:19 CH(Xem: 617)
Tuy nhiên, tòa án cho biết thêm ông Y Quynh có 30 ngày để kháng cáo bản án, nhưng nếu chính phủ Thái Lan không có động thái nào được thực hiện trong vòng 90 ngày thì ông Y Quynh phải được trả tự do. Nhà hoạt động người Thượng mặc đồng phục tù màu nâu, tỏ ra bình tĩnh và được chuyển đến Trại tạm giam Bangkok. Luật sư Nadthasiri Bergman, người bào chữa cho nhà hoạt động vì quyền của người Thượng, cho hay ông Y Quynh đã thề sẽ chống án. "Chúng tôi thất vọng với phán quyết. Chúng tôi đang làm việc để kháng cáo", bà nói.
30 Tháng Chín 20247:18 CH(Xem: 393)
Trong bài phát biểu của mình trước Liên Hiệp Quốc, bà Penelope Faulkner đã nhắc đến cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2024. Tại kỳ kiểm điểm này, 133 quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 320 khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình nhân quyền. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 271 khuyến nghị (85%), trong số này 253 khuyến nghị được chấp nhận hoàn toàn và 18 khuyến nghị được chấp nhận một phần.
19 Tháng Chín 20248:05 CH(Xem: 591)
Hôm 18/9, hãng tin Reuters dẫn nhiều nguồn tin giấu tên cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp các đại diện của các hãng Google và Meta nhân chuyến đến Mỹ để dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York từ ngày 22 đến 23 tháng 9. Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên biết rõ về các cuộc gặp sắp tới của ông Tô Lâm cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp đại diện các hãng Google, Meta và sẽ dự một diễn đàn doanh nghiệp vào ngày 23/9 với các đại diện doanh nghiệp Mỹ.
16 Tháng Chín 20248:15 CH(Xem: 1127)
“Việc nhà cầm quyền bắt giam và khởi tố một công dân chỉ vì những hoạt động ôn hoà từ trước đây của anh ấy là một hành động tàn nhẫn, và đó không phải là cách hành xử của một chính thể văn minh vốn đã có các cam kết thúc đẩy nhân quyền với thế giới. Điều đó dẫn đến suy nghĩ nhà cầm quyền dường như đang thực hiện chiến dịch ‘hồi tố’ hòng triệt hạ những yếu tố bị họ đánh giá là nguy hại cho sự tồn vong của chế độ, đặc biệt là những người hoạt động tại Hà Nội.”
14 Tháng Chín 20246:24 CH(Xem: 1207)
Tại buổi họp hàng tháng ngày 12 vừa qua, Sở Di Trú của Bộ Nội An và Văn Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cập nhật một thống kê về tình hình tái cư trú người tị nạn. Số nhân viên phỏng vấn nạn nhân của Sở Di Trú đã tăng từ năm 176 năm 2020 lên 482 năm 2024. Họ đã thực hiện 109 chuyến công tác đến trên 65 quốc gia để phỏng vấn người tị nạn. Trong 11 tháng trầm qua, họ đã phỏng vấn 146.000 người tị nạn, so với 95.003 người trong 12 tháng trước đó. Để tăng năng suất, Sở Di Trú chuyển tiếp sang hình thức phỏng trực tuyến.
13 Tháng Chín 20247:47 CH(Xem: 857)
Theo hãng tin Reuters, cuộc điều tra đối với hơn 3.000 xe VinFast diễn ra sau khi có cáo buộc trong 14 báo cáo của những người lái xe VinFast VF8 đời 2023 và 2024 rằng hệ thống này "gặp khó khăn trong việc phát hiện làn đường trên đường, cung cấp thông tin lái không đúng cách và người lái xe khó có thể giành lại quyền điều khiển", NHTSA cho biết trong một tuyên bố. Văn phòng Điều tra Khiếm khuyết của NHTSA cho biết, cuộc đánh giá sơ bộ sẽ đánh giá phạm vi, tần suất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề tiềm ẩn và tìm cách xác định xem có lỗi liên quan đến an toàn nào tồn tại trong các xe liên quan hay không.
11 Tháng Chín 20247:14 CH(Xem: 1265)
Đại diện thường trực của Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Geneva, phát biểu tại phiên họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). “EU kêu gọi Việt Nam đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và lập hội cơ bản được bảo vệ để xã hội dân sự có thể tự do tham gia vào mọi khía cạnh phát triển”, Đại sứ Knudsen nhấn mạnh tại phiên thảo luận chung. “EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bị cầm tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả mọi người”.
11 Tháng Chín 20247:14 CH(Xem: 932)
Trên trang web dangdoan.org, những lời giới thiệu của trang đề cập đến các quyền con người cơ bản, đồng thời kêu gọi đa đảng chính trị. Trang chủ của trang web này cũng viết: “hiểm họa, hay kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân chính là cộng sản”. Những người lập trang web này kêu gội lập đảng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam và lấy tên là Đảng Lạc Hồng và mời công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước cùng tham gia. Hai người lập web này là ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và ông Hoàng Tùng Thiện – Trưởng Ban Kiểm soát của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
05 Tháng Chín 20247:20 CH(Xem: 1481)
Số tiền này cũng sẽ cung cấp các gói thực phẩm, hỗ trợ tìm kiếm và đoàn tụ gia đình, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và việc làm, và vận chuyển đến các điểm đến tiếp theo ở quốc gia quê hương của một cá nhân. Các quốc gia bao gồm Việt Nam, Albania, Bangladesh, Ethiopia, Ghana, Ấn Độ, Iraq, Jamaica, Nigeria, Pakistan, và Zimbabwe. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 19.000 người di cư đến Anh bằng cách vượt eo biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ, số liệu của Bộ Nội vụ đưa ra đến tháng 6 cho thấy có hơn 3.000 người Việt Nam đã đi theo con đường này, đứng thứ ba trong số các sắc dân.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.
24 Tháng Chín 2024
Đó chính là những gì mà chúng ta, những người tranh đấu cho dân chủ nước Việt Nam cần phải làm, và người dân VN cũng nên nhớ rằng tự do không hề miễn phí, các quốc gia dân chủ văn minh ngày nay cũng đã trải qua những khoảng thời gian âm ỉ và thực hiện cách mạng, họ cũng đã phải trả giá rất đắt mới giành được thắng lợi về cho nhân dân, do đó sẽ không có một thứ dân chủ nào tự nhiên trên trời rơi xuống cho đất nước VN, mà điều đó sẽ đến khi chính người dân tự đứng lên giành lấy.
21 Tháng Chín 2024
Nhưng biết đâu đấy, chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, như từng áp dụng với rất nhiều đương sự, nào là xét có thành tích (không thành tích thì làm sao lên tới ủy viên trung ương), nhân thân tốt, cha mẹ này nọ, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân ngoan từ nhỏ, từng học đèn đom đóm, từng đi buôn chổi đót, v.v… lại được nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý cho có. Biết đâu tiền vàng nó nhận nhiều thế, nó không xài một mình mà phân phối đầy đủ, nó khai ra thì chết cả lũ…
20 Tháng Chín 2024
Thì Việt Nam, một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, giữ chính sách quốc phòng bốn không mà lại có thể hoang tưởng giữ được an ninh cho chính mình chăng? Hay không phải đó chính là miếng mồi ngon và dễ ăn cho những tham vọng lãnh thổ vô độ từ Trung Cộng? Duy trì một chính sách quốc phòng không hề có lợi ích gì cho Việt Nam, nhưng lại rất có lợi ích cho Trung Cộng, quốc gia láng giềng luôn luôn thèm khát lãnh thổ Việt Nam như đã từng thể hiện từ hàng nghìn năm qua. Rõ ràng, đó là một chính sách quốc phòng phản động không hơn, không kém.
20 Tháng Chín 2024
Các lực lượng nhà nước này thực thi chiến lược quyên góp theo kiểu vừa vận động, vừa ép buộc. Cho nên nguồn thu quỹ tăng rất nhanh. Thậm chí nhiều trường học cũng ép học sinh bỏ tiền ăn sáng để quyên góp. Hình ảnh các em học sinh tiểu học, chưa đầy 10 tuổi đã phải xếp hàng bỏ tiền ăn sáng vào thùng quyên góp được chia sẻ suốt những ngày qua khiến cho cộng đồng mạng dậy sóng. Chẳng hiểu sao trẻ em mà họ cũng không tha… Chỉ có điều, thu vào tấp nập là vậy, nhưng chi ra liệu được bao nhiêu, chi đi đâu và dùng có đúng không mới là vấn đề!