Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán

14 Tháng Sáu 201511:48 CH(Xem: 13712)
  • Tác giả :

Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán


2eeb06dc-512a-495d-904f-6d79edee1254

Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể tìm được nơi ở mới.



Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia

Theo thông báo của chính quyền huyện Lvea Em, tỉnh Kandal thì tất cả các hộ dân sinh sống trên thuyền bè, nhà nổi phải rời khỏi khu vực bến phà Aray Khsat chậm nhất là trước tối 22 tháng 6 tới đây.

Thông báo di dời tất cả các hộ hợp pháp và bất hợp pháp

Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc”.

Đó là lời của bà Nguyễn Thị Hường, ngoài 50 tuổi, nói với chúng tôi trong bộ quần áo nhuộm màu phèn. Cũng theo bà Hường, lý do mà chính quyền đưa ra là những hộ dân này sinh sống trên sông, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị.

Khu vực buộc di dời nằm trên dòng sông Mekong bên phần thuộc tỉnh Kandal, đối diện với Hoàng cung và nằm trong khu vực cảnh quan du lịch của thành phố Phnom Penh.

Riêng ông Bùi Văn Đức, đại diện hội Việt Kiều huyện Lvea Em, tỉnh Kandal, cũng là một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết thông báo của chính quyền địa phương nói rõ buộc các bè, chòi, nhà nổi phải di dời do cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông này khẳng định rằng, tất cả các hộ dân sống ở đây đều trình báo và có sự đồng ý của chính quyền địa phương và việc viện lý do người dân sinh sống bất hợp pháp để buộc di dời là hoàn toàn không hợp lý.

Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc

bà Nguyễn Thị Hường

Ông Đức bức xúc trình bày: “Mình sống ở đó trên mười mấy năm rồi. Còn nếu nói dân ở bất hợp pháp, ở bất hợp pháp sao mà anh ra sổ gia đình cho người ta, sổ vàng (sổ đăng ký thường trú) cho người ta, làm giấy cho người ta ở đàng hoàng? Rồi nói luôn bè bất hợp pháp, bất hợp pháp cái gì, kiểm (cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản) lại đóng đàng hoàng, kiểm lại đóng giấy, nuôi cá gì, cá gì. Nó đóng giấy, đưa giấy cho mình cầm đàng hoàng. Vậy người đó bất hợp pháp sao? Bất hợp pháp sao mà có giấy?

Đi đâu về đâu?

Phần lớn những hộ dân sinh sống trên các nhà nổi làm nghề đánh bắt cá và nuôi cá dưới nhà bè. Hiện tại, cá vừa mới thả giống và phải mất khoảng 5 tháng nữa mới có thể thu hoạch. Nếu buộc phải di dời ngay thì những người này buộc phải bán cá nhỏ và chịu thua lỗ. Tuy vậy, dù muốn, dù không thì vẫn không thể tiếp tục sống được nữa và dù chỉ còn mấy ngày nữa là phải tự di dời nhưng phần lớn họ vẫn chưa biết sẽ ở đâu.

Trước hoàn cảnh khó khăn của đồng bào, Ông Trương Tới, trưởng ấp Aray Khsat, bày tỏ: “Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu. Rời này thì không biết điểm, ai có thân thích hay quen ở đâu thì đi đó chứ đi đâu bây giờ, còn lên bờ thì ở đây hết đất ở rồi”.

Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu

Ông Trương Tới

Ông Tới còn cho biết thêm rằng chính quyền chỉ yêu cầu rời khỏi khúc sông này, còn những khu vực khác người ta không cấm nên người dân vẫn có quyền sinh sống. Tuy nhiên việc tìm nơi có điều kiện thích hợp để có thể dựng nhà bè và tiếp tục nuôi cá không phải là chuyện dễ.

Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA)

Những người Việt, hay nói đúng hơn là những người Campuchia gốc Việt này sống nhiều đời trên dòng sông Mekong với nghề nuôi cá trên bè là nghề cha truyền con nối. Ông Hồ Sáu tiếp xúc với chúng tôi trong ngôi nhà bè nhỏ, bấp bênh theo từng đợt sóng và người vợ đang nằm trên sàn vì cơn đau tim cho biết khi mở mắt chào đời ông đã thấy sông nước trên đất Campuchia, gia đình ông đã bốn đời sống trên sông nước và dù có đi đâu thì ông cũng không bỏ nghề nuôi cá vì ngoài nuôi cá ông không biết làm nghề gì nữa cả. Ông Sáu nói: “Thì đi kiếm chỗ khác ở nữa, đi về cồn hai(?)rồi xin người ta ở. Cũng ở dưới sông. Mình chưa từng ở trên bờ, mình quen ở dưới sông để nuôi cá”.

Dưới sông bị đuổi, trên bờ cũng chưa chắc được yên

Người sống trên sông lo sợ là thế, riêng những người Việt sống trên bờ cũng không thể thoát khỏi cảnh lo sợ bị đuổi mất kỳ lúc nào.

Sông Mekong, đoạn chảy qua Phnom Penh chia làm bốn nhánh, làng Aray Khsat nằm ở phía đông với hơn 300 hộ gia đình người Việt sinh sống. Người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá, phụ hồ và buôn bán hàng rong. Ở đây cũng có một ngôi nhà thờ Công giáo được nhiều người biết đến là “Nhà thờ Đức mẹ Mekong”. Tuy nhiên, anh Sang, một thanh niên mồ côi từ nhỏ và sống nhờ sự cứu giúp của nhà thờ cho biết trong tương lai hơn 300 nhà dân và cả nhà thờ này cũng sẽ bị giải tỏa. Anh Sang cho biết: “Mình cũng có nghe phong phanh là có đuổi, nhưng mà không biết là người ta quyết định đuổi ngày nào mà có nghe đuổi, tại vì nghe nói sau này chỗ này sát nhập vô thành phố, về thành phố. Cũng rầu, cũng lo, không biết người ta đuổi mình, người ta có lo chỗ cho mình ở hay không”.

Đi theo con đường dọc bờ sông, chúng tôi thấy hai ông bà cụ già yếu ngồi trên nhà sàn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông bà cho biết cả hai ông bà đều sinh ra tại Campuchia và đã trãi qua nhiều biến cố thăng trầm theo lịch sử của Campuchia. Khi được chúng tôi hỏi rằng, “nếu người ta đuổi không cho ở đây nữa thì ông bà sẽ đi đâu?” Họ cười đáp: “Người ta đuổi thì do nhà nước thôi. Không biết đâu đâu bây giờ. Không biết có còn sống tới đó để bị đuổi hay không nữa. Ai sao mình vậy chứ không biết sao nữa”.

Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch...Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ

Ông Sovanna Rith

Người Việt luôn là đề tài nóng ở Campuchia, nhiều đảng phái chính trị cho rằng người Việt nhập cư là một trong những chiêu bài thôn tính lãnh thổ, còn một số tổ chức xã hội dân sự như tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc thiểu số ở Campuchia (MIRO) thì cho rằng Việt Kiều Campuchia là nạn nhân của các quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Campuchia.

Ông Sovanna Rith, đại diện MIRO chia sẽ: “Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch. Riêng một số ít người có tiền, hoặc là thành viên của đảng phái chính trị có quyền lực nào đó thì họ có thể liên hệ để có được giấy tờ hợp sinh sống hợp pháp, còn tuyệt đại đa số là không có giấy tờ. Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ, buộc họ phải sống co cụm ở khu Chrey Thum (giáp với cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang), hồi đợt bầu cử đa đảng do Liên Hiệp Quốc tổ chức (năm 1993) người Việt cũng bị trục xuất nhưng một lần nữa Việt Nam không thừa nhận họ là người Việt”.

Không có chỗ ở ổn định, không có giấy tờ cư trú hợp pháp, rồi số phận những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Campuchia sẽ ra sao? Chúng tôi xin mượn câu trả lời của ông Tới, trưởng ấp Aray Khsat để kết thúc cho bài viết này: “Tương lai mấy đứa nhỏ, không biết sẽ ra sao nữa. Tôi nói chừng nữa, ngày sau không biết sẽ ra sao đây”.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Tám 20239:33 CH(Xem: 2437)
Bản cáo trạng dài 45 trang gồm 4 tội danh, cáo buộc vị cựu tổng thống thuộc đảng Cộng hòa âm mưu lừa gạt nước Mỹ bằng cách ngăn cản Quốc hội xác nhận chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden và tước bỏ quyền được bầu cử công bằng của cử tri. Tổng thống đương chức Trump đã đưa ra những tuyên bố gian lận mà ông biết là không đúng sự thật, gây áp lực cho các quan chức liên bang và tiểu bang - bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence - để thay đổi kết quả bầu cử và sau cùng là kích động một cuộc tấn công bạo lực vào Điện Capitol của Hoa Kỳ trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm phá hoại nền dân chủ Mỹ và bám...
01 Tháng Tám 20239:32 CH(Xem: 2496)
Cùng đưa tin về cuộc biểu tình hôm 1/8, tờ Philippine Star cũng nói rằng nhóm Makabansa lên án việc quân sự hóa ở Biển Tây Phillipines – tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam – và thúc giục Việt Nam ngừng các hoạt động đánh bắt cá dọc bờ biển của cụm đảo Kalayaan, mà Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa nơi có nhiều tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực. Những hình ảnh về buổi biểu tình được đăng tải trên trang mạng xã hội chính thức của tờ nhật báo tiếng Anh cho thấy một số thành viên của nhóm Makabansa còn xé những tấm giấy có in hình lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trong khi những người khác...
26 Tháng Bảy 20236:39 CH(Xem: 4051)
Sau khi chiếm được miền nam, bọn sát nhân này vẫn nhởn nhơ sống trong nước với sự bao che của đảng cộng sản, tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là đám SVHS tả khuynh này hoàn toàn không được chế độ cs trọng dụng, bọn chúng chỉ có thể làm báo, làm văn làng nhàng chứ còn những vị trí có ăn như xăng dầu, điện, nước là không có cửa. Sau khi thấm thía được sự đãi ngộ của đảng thì một số trong chúng phản kháng yếu ớt, và một số chọn cho mình phương cách ngậm miệng im lặng để sống còn mà anh em nhà HPNT là một tấm gương điển hình...
16 Tháng Bảy 20235:58 CH(Xem: 3394)
Người đó thưa anh Ngọc là anh đã đăng trên Facebook những cái sản phẩm nào bán ma túy thì tôi và anh Ngọc phải lên (đồn công an) chứng minh cái Facebook đó là của tụi tôi và tụi tôi không có hề vi phạm pháp luật về việc buôn bán ma túy. Sau khi chứng minh xong vụ án đó (là chứng minh được ID Facebook là của chúng tôi) thì ngày hôm sau họ mời chúng tôi lên lần nữa và cũng không nói mời lên vì lý do gì hết. Họ chỉ nói là mời lên vì có liên quan đến vụ việc ngày hôm trước.”
15 Tháng Bảy 20235:04 CH(Xem: 4167)
Hoà thượng Thích Vĩnh Phước cho biết trong buổi làm việc, phía công an in ra những bài viết của ông trên Facebook về việc Uỷ ban Nhân dân huyện Xuyên Mộc ra lệnh bắt tháo dỡ những công trình xây dựng trong chùa Thiên Quang (xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và đài Đáp Lời Sông Núi (Hoa Kỳ) về việc có liên quan đến cơ sở tu hành này. Phía công an đòi ông xác nhận và vị hoà thượng cho biết ông cũng ký nhận những gì ông đã đăng trên trang Facebook cũ (Thích Vĩnh Phước- hiện nay đã bị Facebook khoá) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn một số đài nước ngoài.
10 Tháng Bảy 202310:16 CH(Xem: 2319)
Đại diện ban tổ chức của cuộc biểu tình, ông Y Bion Mlo nói trong thông cáo: “Chúng tôi đề nghị Liên Hiệp quốc và các nước dân chủ trên thế giới gây áp lực lên Việt Nam để buộc họ tôn trọng nhân quyền của người Thượng bản địa ở Việt Nam. Hoa Kỳ không nên nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện trong việc tôn trọng quyền đất đai và tài sản của chúng tôi cũng như cho phép chúng tôi được tự do thực hành tôn giáo.”
30 Tháng Sáu 20239:25 CH(Xem: 2581)
Việt Nam đã yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động phát hiện và xóa nội dung ‘độc hại’, yêu cầu mới nhất của chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt mạng xã hội, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 30/6. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook, YouTube, Google và TikTok phối hợp với các cơ quan chức năng để dỡ bỏ các nội dung được coi là ‘độc hại’, chẳng hạn như mang tính xúc phạm, sai sự thật và chống nhà nước. “Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành lệnh như vậy,” Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đưa tin từ buổi tổng kết giữa năm của Bộ Thông tin-Truyền thông...
29 Tháng Sáu 20238:29 CH(Xem: 4328)
Thư chung này đề cập đến việc lực lượng an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh, bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập hai thành viên Y Si Eban và Y Khiu Niê của nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên khi hai người này trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) tổ chức ở Bali (Indonesia) vào đầu tháng 11/2022. Theo đó, ông Y Khiu Niê bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào ngày 06/11 và trên đường về nhà ở huyện Krong Buk, ông bị an ninh tỉnh Đắk Lắk bắt giữ mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát. Trong thời gian bị giam giữ trong trụ sở của Công an tỉnh...
29 Tháng Sáu 20238:28 CH(Xem: 4377)
Ông thuật lại lời của viên công an: “Tao không cần biết gì hết. Tại vì tao hận mày lâu lắm rồi. Mày là mấy người phản động, tuyên truyền tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc của người dân tộc bản địa cho người Khmer Krom hiểu biết. Mày là phản động đối với người Việt Nam.” Ông cho rằng mình bị đánh đập và tra khảo vì hoạt động của mình trong nhiều năm qua: “Tôi có đi phát sách Tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền của các dân tộc bản địa, Tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền con người (Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền- PV).
28 Tháng Sáu 20238:03 CH(Xem: 2567)
Xem 'lực lượng cứu hộ' Tỉnh Lâm Đồng làm việc
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...