Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán

14 Tháng Sáu 201511:48 CH(Xem: 12992)
  • Tác giả :

Xóm nổi người Việt ở tỉnh Kandal, Campuchia bị giải tán


2eeb06dc-512a-495d-904f-6d79edee1254

Hơn 40 hộ gia đình người Việt sống trên nhà nổi ở Campuchia hết sức lo lắng vì bị chính quyền địa phương buộc di rời gấp, trong khi chưa thể tìm được nơi ở mới.



Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia

Theo thông báo của chính quyền huyện Lvea Em, tỉnh Kandal thì tất cả các hộ dân sinh sống trên thuyền bè, nhà nổi phải rời khỏi khu vực bến phà Aray Khsat chậm nhất là trước tối 22 tháng 6 tới đây.

Thông báo di dời tất cả các hộ hợp pháp và bất hợp pháp

Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc”.

Đó là lời của bà Nguyễn Thị Hường, ngoài 50 tuổi, nói với chúng tôi trong bộ quần áo nhuộm màu phèn. Cũng theo bà Hường, lý do mà chính quyền đưa ra là những hộ dân này sinh sống trên sông, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị.

Khu vực buộc di dời nằm trên dòng sông Mekong bên phần thuộc tỉnh Kandal, đối diện với Hoàng cung và nằm trong khu vực cảnh quan du lịch của thành phố Phnom Penh.

Riêng ông Bùi Văn Đức, đại diện hội Việt Kiều huyện Lvea Em, tỉnh Kandal, cũng là một người dân sinh sống tại khu vực này cho biết thông báo của chính quyền địa phương nói rõ buộc các bè, chòi, nhà nổi phải di dời do cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, ông này khẳng định rằng, tất cả các hộ dân sống ở đây đều trình báo và có sự đồng ý của chính quyền địa phương và việc viện lý do người dân sinh sống bất hợp pháp để buộc di dời là hoàn toàn không hợp lý.

Người ta biểu bè này phải đi, nó xuống bè dán giấy (thông báo) hết rồi. Nếu mà mình không đi, tới ngày hẹn mà không đi thì nó sẽ lại, chặt dây bè thả đi. Dân tình hiện giờ đang lo âu, nghèo khổ không có tiền bạc

bà Nguyễn Thị Hường

Ông Đức bức xúc trình bày: “Mình sống ở đó trên mười mấy năm rồi. Còn nếu nói dân ở bất hợp pháp, ở bất hợp pháp sao mà anh ra sổ gia đình cho người ta, sổ vàng (sổ đăng ký thường trú) cho người ta, làm giấy cho người ta ở đàng hoàng? Rồi nói luôn bè bất hợp pháp, bất hợp pháp cái gì, kiểm (cơ quan quản lý nguồn lợi thủy sản) lại đóng đàng hoàng, kiểm lại đóng giấy, nuôi cá gì, cá gì. Nó đóng giấy, đưa giấy cho mình cầm đàng hoàng. Vậy người đó bất hợp pháp sao? Bất hợp pháp sao mà có giấy?

Đi đâu về đâu?

Phần lớn những hộ dân sinh sống trên các nhà nổi làm nghề đánh bắt cá và nuôi cá dưới nhà bè. Hiện tại, cá vừa mới thả giống và phải mất khoảng 5 tháng nữa mới có thể thu hoạch. Nếu buộc phải di dời ngay thì những người này buộc phải bán cá nhỏ và chịu thua lỗ. Tuy vậy, dù muốn, dù không thì vẫn không thể tiếp tục sống được nữa và dù chỉ còn mấy ngày nữa là phải tự di dời nhưng phần lớn họ vẫn chưa biết sẽ ở đâu.

Trước hoàn cảnh khó khăn của đồng bào, Ông Trương Tới, trưởng ấp Aray Khsat, bày tỏ: “Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu. Rời này thì không biết điểm, ai có thân thích hay quen ở đâu thì đi đó chứ đi đâu bây giờ, còn lên bờ thì ở đây hết đất ở rồi”.

Lại báo liền, trong giấy để một tuần thôi, có một tuần thôi, (sau đó người ta sẽ) chặt dây bè hay người ta phá bè gì đó thì ráng mà chịu

Ông Trương Tới

Ông Tới còn cho biết thêm rằng chính quyền chỉ yêu cầu rời khỏi khúc sông này, còn những khu vực khác người ta không cấm nên người dân vẫn có quyền sinh sống. Tuy nhiên việc tìm nơi có điều kiện thích hợp để có thể dựng nhà bè và tiếp tục nuôi cá không phải là chuyện dễ.

Nhiều gia đình không có khả năng cất 1 căn nhà nổi thì đành gom góp tất cả sông trên một chiếc ghe (Photo Sơn Trung RFA)

Những người Việt, hay nói đúng hơn là những người Campuchia gốc Việt này sống nhiều đời trên dòng sông Mekong với nghề nuôi cá trên bè là nghề cha truyền con nối. Ông Hồ Sáu tiếp xúc với chúng tôi trong ngôi nhà bè nhỏ, bấp bênh theo từng đợt sóng và người vợ đang nằm trên sàn vì cơn đau tim cho biết khi mở mắt chào đời ông đã thấy sông nước trên đất Campuchia, gia đình ông đã bốn đời sống trên sông nước và dù có đi đâu thì ông cũng không bỏ nghề nuôi cá vì ngoài nuôi cá ông không biết làm nghề gì nữa cả. Ông Sáu nói: “Thì đi kiếm chỗ khác ở nữa, đi về cồn hai(?)rồi xin người ta ở. Cũng ở dưới sông. Mình chưa từng ở trên bờ, mình quen ở dưới sông để nuôi cá”.

Dưới sông bị đuổi, trên bờ cũng chưa chắc được yên

Người sống trên sông lo sợ là thế, riêng những người Việt sống trên bờ cũng không thể thoát khỏi cảnh lo sợ bị đuổi mất kỳ lúc nào.

Sông Mekong, đoạn chảy qua Phnom Penh chia làm bốn nhánh, làng Aray Khsat nằm ở phía đông với hơn 300 hộ gia đình người Việt sinh sống. Người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá, phụ hồ và buôn bán hàng rong. Ở đây cũng có một ngôi nhà thờ Công giáo được nhiều người biết đến là “Nhà thờ Đức mẹ Mekong”. Tuy nhiên, anh Sang, một thanh niên mồ côi từ nhỏ và sống nhờ sự cứu giúp của nhà thờ cho biết trong tương lai hơn 300 nhà dân và cả nhà thờ này cũng sẽ bị giải tỏa. Anh Sang cho biết: “Mình cũng có nghe phong phanh là có đuổi, nhưng mà không biết là người ta quyết định đuổi ngày nào mà có nghe đuổi, tại vì nghe nói sau này chỗ này sát nhập vô thành phố, về thành phố. Cũng rầu, cũng lo, không biết người ta đuổi mình, người ta có lo chỗ cho mình ở hay không”.

Đi theo con đường dọc bờ sông, chúng tôi thấy hai ông bà cụ già yếu ngồi trên nhà sàn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông bà cho biết cả hai ông bà đều sinh ra tại Campuchia và đã trãi qua nhiều biến cố thăng trầm theo lịch sử của Campuchia. Khi được chúng tôi hỏi rằng, “nếu người ta đuổi không cho ở đây nữa thì ông bà sẽ đi đâu?” Họ cười đáp: “Người ta đuổi thì do nhà nước thôi. Không biết đâu đâu bây giờ. Không biết có còn sống tới đó để bị đuổi hay không nữa. Ai sao mình vậy chứ không biết sao nữa”.

Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch...Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ

Ông Sovanna Rith

Người Việt luôn là đề tài nóng ở Campuchia, nhiều đảng phái chính trị cho rằng người Việt nhập cư là một trong những chiêu bài thôn tính lãnh thổ, còn một số tổ chức xã hội dân sự như tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc thiểu số ở Campuchia (MIRO) thì cho rằng Việt Kiều Campuchia là nạn nhân của các quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Campuchia.

Ông Sovanna Rith, đại diện MIRO chia sẽ: “Họ là những nạn nhân chính trị giữa Việt Nam và Campuchia. Ở Campuchia, họ không được sống hợp pháp theo luật quốc tịch. Riêng một số ít người có tiền, hoặc là thành viên của đảng phái chính trị có quyền lực nào đó thì họ có thể liên hệ để có được giấy tờ hợp sinh sống hợp pháp, còn tuyệt đại đa số là không có giấy tờ. Còn về phía Việt Nam, chúng ta đã thấy trong quá khứ, dưới thời Khmer Đỏ, người Việt đã bị trục xuất về nước, nhưng Việt Nam không thừa nhận họ, buộc họ phải sống co cụm ở khu Chrey Thum (giáp với cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang), hồi đợt bầu cử đa đảng do Liên Hiệp Quốc tổ chức (năm 1993) người Việt cũng bị trục xuất nhưng một lần nữa Việt Nam không thừa nhận họ là người Việt”.

Không có chỗ ở ổn định, không có giấy tờ cư trú hợp pháp, rồi số phận những thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Campuchia sẽ ra sao? Chúng tôi xin mượn câu trả lời của ông Tới, trưởng ấp Aray Khsat để kết thúc cho bài viết này: “Tương lai mấy đứa nhỏ, không biết sẽ ra sao nữa. Tôi nói chừng nữa, ngày sau không biết sẽ ra sao đây”.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Một 20237:58 CH(Xem: 1529)
Tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted do Chính phủ Đan Mạch chiếm cổ phần chi phối quyết định tạm dừng toàn bộ kế hoạch đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Mạng Vietnam Finance loan tin ngày 21/11 dẫn nguồn từ Orsted Việt Nam về kế hoạch không nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các công tác khảo sát đánh giá tài nguyên biển cho Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam; cũng như sẽ không tiến hành bất cứ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ngoài khơi chung của hai bên. Orsted sẽ không gia hạn biên bản ghi nhớ với đối tác Việt Nam.
17 Tháng Mười Một 20239:37 CH(Xem: 2053)
“Chúng tôi tổ chức biểu tình để phản đối sự hiện diện của ông Võ Văn Thưởng với tư cách là Chủ tịch nước và phái đoàn của họ bởi vì chính họ là những kẻ cầm quyền đã đưa dân tộc đến chỗ n ghèo nàn, lạc hậu và nền đạo đức bị suy đồi. Họ đã nhốt khoảng 243 nhà bất đồng chính kiến và đấu tranh cho dân chủ, đã đẩy những nhà đấu tranh kiên cường này đến chỗ suy sụp tinh thần, dân oan tìm kiếm câu trả lời của bên chính phủ cộng sản đã cướp đoạt đất đai, cũng như các hình thức tra tấn và bắt bớ người dân với những tội rất bất công.”
14 Tháng Mười Một 20239:21 CH(Xem: 2861)
Là người tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền, tất nhiên tôi rất mong muốn những bài viết của mình đến với bạn đọc trong nước. Nhưng: Tôi hoàn toàn không đồng ý cách sử dụng những bài viết của tôi hoặc các tác giả tranh đấu khác để đánh bóng tên tuổi (trường hợp các Youtuber) hoặc kiếm tiền, hoặc xin tài trợ. Bởi một lẽ bất hợp lý là chúng tôi tranh đấu, viết bài, trả phí trang tin nhưng hoạt động vô vụ lợi thì những ai sử dụng bài viết của tôi để kiếm tiền là một việc làm không lương thiện.
10 Tháng Mười Một 20238:55 CH(Xem: 4779)
Riêng Đài ĐLSN thì khi sử dụng trái phép bài viết của tôi đều không hề đăng nguồn từ đâu, do đó họ đã đánh lận con đen để khác giả của họ cứ ngỡ rằng những bài viết của tôi là viết cho họ. Đó là hành vi không lương thiện. Không phải cứ khoác cái danh xưng tranh đấu là có quyền tự tiện đánh cắp sản phẩm của người khác để kêu gọi quảng cáo, tài trợ, bởi vì chưa thành công mà đã như thế thì khi có chính quyền trong tay thì có lẽ họ sẽ xây dựng nên một đất nước vô pháp không thua kém gì cộng sản.
13 Tháng Mười 20238:40 CH(Xem: 6616)
FIDH và VCHR từ Pháp đưa ra trong văn bản đệ trình mọi chi tiết về việc Việt Nam không thực hiện những khuyến nghị chính yếu mà Hà Nội chấp nhận tại kỳ UPR hồi năm 2019. Đó là những vi phạm thuộc các lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, xã hội dân sự; phê chuẩn một số thỏa ước quốc tế nhân quyền; xử án công bằng và tư pháp; án tử hình; bảo vệ quyền tự do biểu đạt (gồm cả trên mạng); quyền tự do hội họp ôn hòa, quyền lập hội, và quyền tự do tín ngưỡng- tôn giáo. Tài liệu của PEN cũng nêu ra những vi phạm quyền tự do biểu đạt, quyền văn hóa, quyền riêng tư, quy trình tố tụng, và tình trạng bắt giữ tùy tiện.
10 Tháng Mười 20239:00 CH(Xem: 5916)
Những người bị phía Việt Nam hack bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ - Dân biểu Michael McCaul, Thượng nghị sĩ Chris Murphy – thành viên của Ủy ban Đối ngoại và chủ tịch tiểu ban về Trung Đông. Ngoài ra còn có các chuyên gia về Châu Á tại các trung tâm tư vấn ở Washington bao gồm CSIS và các nhà báo của CNN bao gồm Jim Scuitoo cùng hai phóng viên thường trú ở Châu Á. Cuộc tấn công được thực hiện vào khi Mỹ và Việt Nam đang đàm phán nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Hai nước vừa ký kết thỏa thuận nâng cấp này nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam...
10 Tháng Mười 20238:59 CH(Xem: 4635)
Điều tra của Meta, công ty mẹ của Facebook, cho thấy tài khoản có tên Anh Tram nhắm vào cộng đồng nói tiếng Việt cũng đưa các link có cài đặt phần mềm gián điệp Predator. Tin cho biết ngoài phần mềm Predator, Tập đoàn của Pháp còn cung cấp nhiều phương tiện gián điệp gồm những hệ thống theo dõi rộng khắp trên Internet cho nhiều chế độ độc tài như Qatar, Congo, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất UAE), Pakistan. Các tác giả của điều tra vừa nêu lên án các cơ quan tình báo của Pháp và cho rằng họ không thể không biết thực tế những chế độ phi tự do mua trang thiết bị hiện đại như thế để theo dõi, đàn án và đôi khi bỏ tù ha...
29 Tháng Chín 20237:56 CH(Xem: 5553)
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ. Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.
21 Tháng Chín 20238:20 CH(Xem: 4478)
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Đây cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là có động cơ chính trị.
06 Tháng Chín 20237:23 CH(Xem: 7900)
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Vedant Patel, nói với báo giới tại cuộc họp thường kỳ rằng những tuyên bố chủ quyền mờ rộng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ là nước công khai bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc công bố hôm 28/8; sau các nước gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ. Nepal cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng bản đồ ấn bản năm 2020. Ngay cả đại diện Nga ở Ấn Độ, ông Denis Alipov, cũng cho rằng cái gọi là “bản đồ chuẩn” của Trung Quốc không làm thay đổi gì trên thực tế.
30 Tháng Mười Một 2023
Song đó chưa phải là điểm đáng chú ý nhất. Góp ý của hai ông tướng quân đội, khi đó cùng là ĐBQH, mới đáng bận tâm. Tướng Sùng Thìn Cò (Phó Tư lệnh Quân khu 2), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh (UB QPAN) Quốc hội khóa 14, nhắc ông Tô Lâm rằng: Lực lượng công an đã quá đông. Mỗi tỉnh ít nhất cũng có 3.000, tỉnh to thì 4.000 công an chính quy. Đông như thế mà còn thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ khả năng để chúng ta nắm tình hình, xử lý tình hình?
29 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, thỉnh thoảng tôi cũng (kiên nhẫn) đọc các bài viết của ông Liêm đăng trên Danchimviet.infos, Tiếng Dân...nhưng càng đọc càng không hiểu ông Liêm muốn nói gì, nếu không muốn nói là những bài viết của ông Liêm...rỗng tuếch. Ông Liêm thường viết dài, dùng những từ ngữ cao siêu, khó hiểu, trích dẫn lời nói hoặc các đoạn văn từ tác phẩm của các triết gia như Friedrich Nietzsche, Sigmund Freud, George Wilhelm Hegel, Bertran Russel... để trang điểm cho bài viết của mình. Nếu chỉ có thế, chẳng có gi đáng nói. Chuyện đáng nói là càng ngày ông Liêm càng đi quá xa, vượt hẳn sự hiểu biết, lòng tự trọng của mình. Đó là chuyện ông...
27 Tháng Mười Một 2023
Tuy các cơ quan NGO quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International hay cả Liên Hiệp Quốc đều lên tiếng và quan ngại, nhưng CSVN vẫn luôn biện minh hàm hồ cả vú lập miệng em, rằng tất cả mọi nạn nhân đều vi phạm luật hình sự, đã qua một quá trình xét xử đúng quy trình, bị kết án. Việt Nam theo họ là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và hệ thống pháp luật riêng, quốc tế phải tôn trọng. Hệ thống tòa án này bất công đến mức độ, lời chửi đổng của TNLT Nguyễn Văn Túc, trước tòa…”Địt mẹ tòa” trở thành một lời hiệu triệu của toàn dân hầu lật đổ độc tài CSVN và xây dựng một nền dân chủ pháp trị nghiêm chỉnh hơn.
27 Tháng Mười Một 2023
Nợ trái phiếu phát sinh trong 9 tháng đầu năm vào khoảng 167.983 tỷ, cộng với 419.000 tỷ nợ trái phiếu từ 2022, tổng khoảng 586.983 tỷ đồng. Nhưng trong số đó, 176.000 tỷ đồng nợ trái phiếu, tương đương 30% tổng giá trị trái phiếu BĐS, liên quan đến 69 doanh nghiệp BĐS, đã quá hạn trả nợ lãi theo cam kết (2).Về mặt kỹ thuật, tất cả những công ty này đã phá sản. Thuật ngữ "tái cơ cấu" chỉ là cách đánh tráo khái niệm, còn bản chất nợ không trả được là phá sản. Với tình trạng thị trường đóng băng như hiện tại, núi hàng tồn kho cần đến cả thế kỷ để tiêu thụ thì đến năm 2024, 329.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn bằng cách nào?
27 Tháng Mười Một 2023
Vế phần Việt Nam, tin quốc phòng cho biết: “Số Quân tại ngũ là 482.000 người. Dự bị 5.040.000 người. Ngân sách 5.3 tỷ US Dollars.” Việt Nam mua vũ khí và chiến cụ từ Nga, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Do Thái và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Việt Nam không thể nào so với Trung Quốc. Nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979 thì bài học thất bại chua xót của Đặng Tiểu Bình năm ấy hẳn đã được lãnh đạo Trung Quốc đương thời Tập Cận Bỉnh nhớ nằm lòng. Đó là lý do tại sao Việt Nam đã tăng ngân sách Quốc phòng và mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
25 Tháng Mười Một 2023
Trên đời này không ai bỗng dưng nổi điên lên đem tiền của mình đi dâng cho thiên hạ, tất cả đều có mục đích, Phương Hằng muốn dùng tiền của mình để khiển bà Doan phải làm gì đó, Chu Ngọc Anh nhận tiền của Việt Á để làm cái gì đó, Đỗ Thị Nhàn nhận tiền của Vạn Thịnh Phát để cho qua một cái gì đó, Lê Đức Thúy ngậm hàng chục triệu đô là để cho công ty bên Úc làm cái gì đó thì ai cũng biết. Thành ra nghe thằng trưởng ban Chuyên Láo TƯ Nguyễn Văn Yên khua môi múa mép chỉ thấy buồn cười, sao hắn không bốc phét rằng đảng viên đảng csVN toàn là những người trong sạch, ai đưa thì nhận, chứ không có xin, không có đòi...
22 Tháng Mười Một 2023
Trước đây, những kẻ di dân miền bắc vào nam lập nghiệp thường ghi ơn bác hồ của chúng nó trong lòng. Thậm chí cho dù không có họ hàng, cha căng, chú kiết gì với tên hồ nhưng lại có những tên bake 2 nút (1975 cộng lại) lại tưng bừng tổ chức ăn mừng ngày sinh nhật của hắn 19/5, thậm chí có tên chủ doanh nghiệp nhỏ còn đặt hẳn 10-20 bàn ăn nhậu om xòm, và cho đó là nhớ ơn đến bác của chúng nó. Cho dù thằng bác đó là một tên Tội Phạm Diệt Chủng người dân của mình khi đã gây ra cuộc chiến tranh giết chết và làm thương tật hơn 1 triệu người và áp đặt lên một chế độ độc tài, phi dân chủ và toàn trị hôm nay.
20 Tháng Mười Một 2023
Trái lại, Việt Nam là một cựu quốc với lịch sử gần 5000 năm. Lịch sử có chiều dài của dân tộc kết tinh thành một nền văn hóa thâm thúy căn cứ trên phong tục địa phương, sự du nhập Tam Giáo bao gồm Phật, Khổng và Lão cùng với ảnh hưởng của chế độ thuộc địa Pháp, Công Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành và những tôn giáo mới bản địa như Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, sự công nhận nền văn hóa truyền thống dân tộc như là một tiêu chuẩn quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam là cần thiết.
20 Tháng Mười Một 2023
Như thế thì họa may thế giới mới công nhận VN có nền KTTT đúng nghĩa. Chứ còn một mặt cứ đi van xin thế giới công nhận, một mặt cứ ra rả tuyên truyền là ‘định hướng XHCN’ thì có mà mơ, bởi vì công nhận chúng mày có nền KTTT xong thì cái lợi ích giảm thuế chỉ nuôi sống băng đảng vô loài cầm quyền để chúng nó dẫn dắt toàn dân VN đến cái thiên đường XHCN thì có là ác mộng của loài người tiến bộ, bởi vì cái thiên đường đó nó chỉ là nơi làm giàu, thụ hưởng của bọn cầm quyền, chứ còn người dân thì cứ mãi mãi đói nghèo lạc hậu! Ai không tin thì cứ nhìn qua Cuba, Bắc Hàn, Venezuele, T+ những nước xây dựng XHCN trước Việt Nam thì sẽ rõ.
16 Tháng Mười Một 2023
Tuy nhiên, Tổng Bí thư đảng CSVN vẫn giáo điều biện bạch rằng: “Sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác-Lênin: Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.” Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co: “Nhưng dù sao thất bại của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản.