Phil Robertson: Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ

13 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 7142)
  • Tác giả :
Phil Robertson: Nhân quyền tại Việt Nam
ngày càng tồi tệ

8828ab72-8bf5-40d4-8bc4-0f3fb5c85674
Ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền khu vực Á Châu, trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 12 tháng 7 năm 2016.
 

Chân Như, phóng viên RFA


Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ là nhận xét của ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền khu vực Á Châu, khi ông có mặt trong cuộc phỏng vấn tại thủ đô Washington vào hôm 12 tháng 7.
Chân Như: Rất vui được gặp lại ông hôm nay tại trụ sở của RFA. Trước hết, ông có những thông tin gì mới về tình hình nhân quyền tại Việt Nam không thưa ông, đặc biệt là sau chuyến công du Việt Nam của vị tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi?
Chúng tôi thấy thêm nhiều người bị đánh, trong nhiều trường hợp, những côn đồ, theo chúng tôi nghĩ, có quan hệ với chính quyền ra tay hành hung những nhà hoạt động dân chủ.
- Ông Phil Robertson
Phil Robertson: Theo tôi, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Barack Obama rất đặc biệt, nhưng để nói nó có ảnh hưởng, giúp gì được cho nhân quyền tại Việt Nam thì chúng tôi thấy rất ít. Anh cũng biết ông ta đã được tự do đọc diễn văn, nói những gì ông ta muốn nói, nhưng sau đó ông ta cũng đã không làm gì khác được khi những người khách ông ta mời đến nói chuyện riêng đã không đến được bởi sự cản trở của công an.
Chúng tôi cũng thấy được sự quyết định quá nhanh chóng của chính quyền Hoa Kỳ khi họ đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí trong khi Hoa Kỳ đã không có một sự ép buộc gì với chính quyền Việt Nam về nhân quyền, một cơ hội tốt như thế đã bị bỏ mất, tôi cảm thấy thất vọng. Tôi biết là đã có rất nhiều chỉ trích ngay từ những nhà tranh đấu trong Việt Nam rằng chuyến đi vừa rồi của ông ta không giúp được gì cho tình hình nhân quyền được sáng sủa hơn. Và chính hành động này của Hoa Kỳ đã tạo cho Việt Nam hiểu chệch hướng về nhân quyền.
Chúng tôi rất lo ngại vì tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, không có tốt hơn. Chúng tôi thấy thêm nhiều người bị đánh, trong nhiều trường hợp, những côn đồ, theo chúng tôi nghĩ, có quan hệ với chính quyền ra tay hành hung những nhà hoạt động dân chủ. Điều này làm chúng tôi rất lo ngại vì nó có vẻ như là một chiến dịch mới, vô kỷ luật được chính quyền hậu thuẫn nhắm tới những nhà hoạt động dân chủ.
Chân Như: Ông vừa nhắc đến những côn đồ được chính quyền hậu thuẫn ra tay đàn áp người dân, ông có theo dõi và biết về vụ việc của anh Lã Việt Dũng vừa mới đây bị hành hung phải nhập viện hay không?
Phil Robertson: Đây là một trường hợp điển hình, khi chúng ta thấy anh Dũng đã có buổi sinh hoạt với bạn bè và bị hành hung một cách tàn nhẫn bởi những kẻ vô danh tánh trên đường về. Không ai chịu trách nhiệm về việc này… Ai cũng biết những côn đồ này có quan hệ với chính quyền nhưng lại không có bằng chứng. Anh ta có thể đến trình báo với công an, nhưng rồi công an sẽ hỏi vậy anh muốn chúng tôi làm gì?
philweb.jpg
Ông Phil Robertson nhận xét: Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ. RFA
Trong khi theo chúng tôi hiểu thì công an biết rõ ràng sự việc, và đây là cách đối phó mới của chính quyền với những nhà hoạt động dân chủ. Kiểu chính quyền nói: “Các anh muốn biểu tình? Tôi sẽ cho các anh trả giá bằng sự đàn áp, đánh đập” và chúng ta không làm gì được. Đây là cách chính quyền cố tình phớt lờ để đàn áp chính người dân của họ.
Chúng tôi rất lo ngại những sự việc này và chúng tôi đang hối thúc chính phủ Hoa Kỳ và các chính phủ khác trên thế giới phải nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam và cho họ biết rằng chính quyền cần phải có cuộc điều tra thật sự về những trường hợp như thế này, bắt buộc hung thủ phải lãnh trách nhiệm. Nếu cứ để những trường hợp hành hung này diễn ra hàng tháng, biến Việt Nam thành một đất nước vô pháp luật, là một đất nước không đáng được nhận những lời tung hô mà mà họ đạt được về kinh tế và chính trị bởi những nước trên thế giới.
Chân Như: Theo ông thì trong bản báo cáo về nhân quyền tới đây, đâu là những vấn đề quan trọng ông sẽ đưa vào trong bản báo cho Việt Nam?
Phil Robertson: Chúng tôi vẫn tiếp tục buộc chính phủ Việt Nam phải nhìn nhận những điều luật như điều 79, điều 88, điều 258 trong bộ luật hình sự của quốc gia là những quy định mà người dân biết chính phủ đem ra sử dụng nó nhiều lần để cản trở người dân được quyền tụ họp, quyền biểu tình, nói lên những gì họ muốn nói.
Họ lại tiếp tục chỉnh sửa và tìm cách đưa thêm nhiều luật lệ để áp tải người dân. Ai cũng biết đây không phải là một quá trình làm việc dân chủ. 
- Ông Phil Robertson
Chúng tôi đã thấy một chính quyền mà liên tục tạo thêm luật lệ để sẵn trong túi họ hầu mang ra để trị dân khi họ cần đến để nhằm hạn chế quyền của người dân. Nhưng giờ đây chúng ta lại thấy cách làm khác, đó là hành hung và hăm dọa, trước đó chỉ là hăm dọa hoặc quấy nhiễu bằng cách công an ở nơi đó mời người dân đi “café” để nói chuyện hoặc áp lực lên công ty họ đang làm việc, áp lực lên chủ nhà, áp lực ngay đến những người thân của họ trong gia đình để hầu buộc người đó từ bỏ con đường đấu tranh. Giờ thì chúng ta lại thấy cách mới của chính phủ đó là hành hung, hoặc ném chất dơ bẩn vào nhà của họ hoặc kích động một nhóm những cựu quân nhân đến gào thét trước cửa nhà họ kiểu sử dụng luật giang hồ để cản trở các nhà dân chủ trong khi những nhà đấu tranh này chỉ muốn nói lên những điều tốt muốn đất nước được tốt đẹp hơn thôi.
Chân Như: Câu hỏi cuối tôi muốn hỏi ông đó là ông nhận định sao về việc chính phủ Việt nam hoãn thi hành bộ luật hình sự 2015, mà đáng ra phải đưa vào xử dụng từ đầu tháng 7 này?
Phil Robertson: Theo tôi, họ lại tiếp tục chỉnh sửa và tìm cách đưa thêm nhiều luật lệ để áp tải người dân. Ai cũng biết đây không phải là một quá trình làm việc dân chủ. Chúng ta đã thấy một số người dân tự ứng cử vào quốc hội và đơn nộp của họ bị loại nên chúng ta có thể hiểu những người trong quốc hội Việt Nam chỉ là để làm màu, để chính phủ Việt Nam có cớ khi đưa ra bằng chứng với Liên Hiệp Quốc rằng họ cũng có dân chủ. Thật sự đây là luật do đảng và cho đảng và trước giờ chưa có gì thay đổi. Họ cũng vừa mới có cuộc bầu cử và loại một số người nhưng đó chỉ là để cho quốc tế thấy họ có dân chủ thôi.
Chân Như: Xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc chia sẻ này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20247:34 CH(Xem: 2999)
Bước sang phần giới thiệu tác phẩm tâm huyết bằng Anh Ngữ “I must live”, linh mục chia xẻ tâm tình với đồng hương về thân phận bi thương thống khổ cùng cực của mình và bạn bè trong suốt nhiều năm dài trong ngục tù CS. Những kinh nghiệm cùng khổ của bản thân trong những giờ phút thập tử nhất sinh, những ước muốn đấu tranh cho chính nghĩa, cho quê hương dân tộc đã hun đúc nghị lực sức mạnh để LM vùng dậy dành lây cuộc sống để tiếp tục kiên trì thực hiện hoài bảo ước vọng của minh, và kết quả là sự ra đời của của tác phẩm tâm huyết của LM “Tôi phải sống” bằng Việt Ngữ. “Tôi phải sống” được người Việt trên thê giới yêu thương...
16 Tháng Hai 20248:02 CH(Xem: 3094)
Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn. Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai. Ông Hưng bị công an phường 2 đang tuần tra, phát hiện và bị đưa về đồn công an. Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
14 Tháng Hai 20244:59 CH(Xem: 3541)
“Power Machines chấm dứt hợp đồng trước vì cho rằng PVN vi phạm nghĩa vụ, như vậy Power Machines cho rằng PVN có lỗi. Tuy nhiên, theo nguồn tin đáng tin cậy, Power Machines khởi đầu vụ kiện với vị thế yếu, nhưng dường như PVN không tận dụng lợi thế để đưa ra những lập luận mạnh chống lại, nên không thành công. Trong thời gian xét xử, PVN bổ sung một luật sư rất giỏi, nhưng đã quá muộn để thay đổi tình thế.” Về nghĩa vụ đền bù cho công ty của Nga, theo luật sư này, nếu Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam không tự nguyện thi hành án và thanh toán tiền, thì "khả năng bị kê biên tài sản ở nước ngoài sẽ rất cao."
08 Tháng Hai 20249:31 CH(Xem: 3117)
Là một trang tin tranh đấu bất vụ lợi, ngoài việc được một số đông bạn đọc hưởng ứng, đón xem, chúng tôi còn có một số tác giả nhiệt tình gửi bài đến để lan tỏa thông tin cùng bạn đọc, trong đó có một số tác giả trong nước đã không nề hà hiểm nguy gửi bài khi nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ và nguy cơ có thể bị bắt giữ nếu chúng tìm ra!. Chúng tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến các tác giả, các trang mạng liên thông trên Website, Facebook, Youtube và bạn đọc khắp nơi trên thế giới đã quan tâm, cổ vũ và chia sẻ bài viết trên trang nhà.
26 Tháng Giêng 20249:58 CH(Xem: 4097)
“Nay Y Blang đã nói ra sự thật có bằng chứng, từ cái giấy mời đến giấy triệu tập, hình ảnh video của công an tỉnh Phú Yên đến đàn áp sách nhiễu, bắt bớ, tịch thu xe máy, phạt tiền. Đều có bằng chứng cả chứ không phải là vu khống chính quyền, vu khống công an tỉnh Phú Yên.” Ông Aga nói nhóm tôn giáo do ông sáng lập hoạt động tôn giáo thuần tuý "không có phản động, không chống phá nhà nước, không có ý thành lập nhà nước riêng," và "Chúng tôi chỉ muốn được bày tỏ niềm tin tôn giáo của mình, để thờ phượng Chúa và theo tôn giáo phù hợp với mình, và làm theo đúng luật pháp của chính quyền Nhà nước Việt Nam mà thôi.”
25 Tháng Giêng 20248:04 CH(Xem: 3812)
Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại đó cho biết lượng kiều hối về địa phương này trong năm 2023 ước đạt gần chín tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức kiều hối cao nhất của TP HCM từ trước đến nay. Mức này được cho biết cao gần gấp ba lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại thành phố này. Lượng kiều hối tại TP HCM suốt các năm qua chiếm khoảng 55-60% tổng lượng kiều hối của cả nước.
11 Tháng Giêng 20247:00 CH(Xem: 3762)
Cảnh sát quốc gia Ireland, tức Gardaí, bắt đầu tiến hành điều tra về buôn người sau khi 14 di dân không giấy tờ bị phát hiện ra trong một xe container đông lạnh trên chiếc phà vừa cập cảng Rosslare vào sáng ngày 8/1, theo Irish Times. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Anh cho biết họ được cảnh sát sở tại thông báo có 3 người nghi là công dân Việt trong số những người này và đang phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để xác minh danh tính, theo ghi nhận của Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam hôm 11/1. Đại sứ quán đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ireland cũng như Cảnh sát Dublin đề nghị cung cấp thông tin cũng như để đảm bảo các di dân lậu này được đối xử nhân đạo và đúng pháp luật, vẫn theo Vietnam Plus.
06 Tháng Giêng 20244:42 CH(Xem: 6104)
Khi bị Washington đưa vào danh sách SWL vào tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này là “thiếu khách quan”, nói thêm rằng “chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”. Ngay hôm 4/1, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia
05 Tháng Giêng 20245:25 CH(Xem: 3755)
HĐLTVN là một tổ chức tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, gồm các lãnh đạo của nhiều tôn giáo khác nhau ở trong nước như Công giáo, Tin Lành, Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý... Tổ chức này không được Nhà nước công nhận. Trong kháng thư, HĐLTVN đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc có các biện pháp chế tài Nhà nước Việt Nam về những vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống về nhân quyền và tự do tôn giáo. Tổ chức này thúc giục Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC)...
01 Tháng Giêng 20247:41 CH(Xem: 6109)
Chị đã hỏi công an khu vực thì người này đưa chìa khoá nhà cho chị, nói là anh Bách gửi lại. Công an cũng trả lời miệng với chị rằng anh Bách được “mời” đi làm việc tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-CA Hà Nội tại số 89 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy nhiên, khi chị Liễu đến địa chỉ này hỏi thì được trực ban trả lời là “cơ quan đang nghỉ lễ “, không làm việc. Chị Liễu lại gọi về cho công an khu vực và sau nhiều lần gạn hỏi, viên công an này buộc phải trả lời chị rằng “hôm đó” chỉ có lệnh khám xét chứ không có lệnh khởi tố bắt bớ gì cả. Không có lệnh khởi tố vụ án hay lệnh khởi tố bị can, không có lệnh bắt tạm giam mà ba ngày nay không được thả....
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...