Mỹ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo

06 Tháng Giêng 20244:42 CH(Xem: 10854)
  • Tác giả :

Mỹ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt
về tự do tôn giáo


4D4B9BBF-D1C8-4D83-8A33-6DC0A5B5CE94Hình VOA

VOA



Ngoại trưởng Mỹ hôm 4/1 tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo, dù chính quyền Việt Nam trong hai năm qua cố gắng vận động để thoát khỏi danh sách này.

Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Anthony Blinken có thể khiến Việt Nam tiến gần hơn đến một danh sách đen khác nghiêm trọng hơn là Quốc gia Quan tâm Đặc biệt (CPC), dù hai nước vừa thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9. Ngoài ra, tuyên bố này cũng đánh dấu sự thất bại của Hà Nội trong việc vận động ngoại giao tại Washington.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ, đề nghị họ cho ý kiến về tuyên bố trên của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, nhưng chưa được phản hồi.

Hồi tháng 10/2023, đích thân Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, người phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ, đã dẫn đầu phái đoàn sang Hoa Kỳ làm việc 9 ngày, trong đó có gặp gỡ quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm vận động để bộ này đưa Việt Nam ra khỏi “danh sách theo dõi đặc biệt – SWL”, theo Cổng thông tin Bộ Nội vụ.

Khi trao đổi với Đại sứ Hòa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper hồi đầu tháng 12/2023, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cho biết ông đã “đề nghị” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo và nói rằng ông có chuyến đi “thành công” đến Mỹ.

Chuyến đi vận động của ông Thắng diễn ra sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, khi ấy hai bên ra tuyên bố chung, “khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế”.

Khi bị Washington đưa vào danh sách SWL vào tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này là “thiếu khách quan”, nói thêm rằng “chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”.

Ngay hôm 4/1, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia Quan tâm Đặc biệt - CPC.

Chủ tịch USCIRF Abraham Cooper và Phó Chủ tịch Frederick Davie cho biết trong một thông cáo: “Mặc dù Việt Nam bị đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt, nhưng USCIRF tin chắc rằng Việt Nam nên bị chỉ định là CPC dựa trên báo cáo của chính Bộ Ngoại giao về các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo của chính phủ”.

“USCIRF chính thức yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lời giải trình chi tiết về lý do tại sao các khuyến nghị chính sách của chúng tôi không được thực hiện đầy đủ”.

Danh sách SWL dành cho các quốc gia mà chính phủ tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhưng chưa đến ngưỡng CPC, theo Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank Wolf, được Quốc Hội thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16/12/2016. Còn danh sách CPC dành cho các quốc gia có vi phạm “có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng”.

Trong Báo cáo thường niên năm 2023, USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA). Trong suốt hơn 15 năm qua, USCIRF liên tục đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Hoa Kỳ đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vào năm 2007.

Ngoại trưởng Mỹ hôm 4/1 tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo, dù chính quyền Việt Nam trong hai năm qua cố gắng vận động để thoát khỏi danh sách này.

Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Anthony Blinken có thể khiến Việt Nam tiến gần hơn đến một danh sách đen khác nghiêm trọng hơn là Quốc gia Quan tâm Đặc biệt (CPC), dù hai nước vừa thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9. Ngoài ra, tuyên bố này cũng đánh dấu sự thất bại của Hà Nội trong việc vận động ngoại giao tại Washington.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ, đề nghị họ cho ý kiến về tuyên bố trên của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, nhưng chưa được phản hồi.

Hồi tháng 10/2023, đích thân Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, người phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ, đã dẫn đầu phái đoàn sang Hoa Kỳ làm việc 9 ngày, trong đó có gặp gỡ quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm vận động để bộ này đưa Việt Nam ra khỏi “danh sách theo dõi đặc biệt – SWL”, theo Cổng thông tin Bộ Nội vụ.

Khi trao đổi với Đại sứ Hòa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper hồi đầu tháng 12/2023, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cho biết ông đã “đề nghị” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam ra khỏi “Danh sách theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo và nói rằng ông có chuyến đi “thành công” đến Mỹ.

Chuyến đi vận động của ông Thắng diễn ra sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, khi ấy hai bên ra tuyên bố chung, “khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế”.

Khi bị Washington đưa vào danh sách SWL vào tháng 12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách này là “thiếu khách quan”, nói thêm rằng “chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân”.

Ngay hôm 4/1, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), cơ quan do Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập năm 1998 có nhiệm vụ tham vấn độc lập cho cả Hành pháp lẫn Lập pháp, bày tỏ thất vọng vì Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt - SWL, mà không đưa Việt Nam vào Danh sách Quốc gia Quan tâm Đặc biệt - CPC.

Chủ tịch USCIRF Abraham Cooper và Phó Chủ tịch Frederick Davie cho biết trong một thông cáo: “Mặc dù Việt Nam bị đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt, nhưng USCIRF tin chắc rằng Việt Nam nên bị chỉ định là CPC dựa trên báo cáo của chính Bộ Ngoại giao về các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo của chính phủ”.

“USCIRF chính thức yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra lời giải trình chi tiết về lý do tại sao các khuyến nghị chính sách của chúng tôi không được thực hiện đầy đủ”.

Danh sách SWL dành cho các quốc gia mà chính phủ tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhưng chưa đến ngưỡng CPC, theo Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank Wolf, được Quốc Hội thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16/12/2016. Còn danh sách CPC dành cho các quốc gia có vi phạm “có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng”.

Trong Báo cáo thường niên năm 2023, USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA). Trong suốt hơn 15 năm qua, USCIRF liên tục đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Hoa Kỳ đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vào năm 2007.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Tám 20245:21 CH(Xem: 2221)
Trong đơn, báo cáo viên độc lập của Liên hiệp quốc không đề cập đến các dữ kiện liên quan đến ông Y Quynh Bdap do ông Saul đã trao đổi riêng với các nhà chức trách của Việt Nam và Thái Lan vào tháng 4 và tháng 6 năm nay. Nhà hoạt động nhân quyền người Thượng Y Quynh B Dap, người sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ của Việt Nam và đang bị tòa án xét xử. Tổ chức phi chính phủ chuyên báo cáo tình hình nhân quyền của người sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên của ông bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố sau sự kiện ngày 11/6/2023 ở Đắk Lắk, riêng ông bị tòa án...
31 Tháng Tám 20245:20 CH(Xem: 1554)
Điều tra của công an được báo Nhà nước trích đăng cáo buộc ông Hoàng đã liên hệ với tổ chức của ông Đào Minh Quân vào năm 2019 qua mạng xã hội Facebook. Ông Hoàng đã viết đơn xin gia nhập tổ chức này và được chấp nhận. Điều tra của công an xác định ông Hoàng đã sử dụng mạng xã hội đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung cổ súy chủ trương, đường lối của tổ chức và bác bỏ chế độ cộng sản. Theo báo của Bộ Công an, ông Hoàng đã nhiều lần bị các giới chức mời làm việc để răn đe bỏ tổ chức của ông Quân nhưng ông Hoàng không nghe.
29 Tháng Tám 20248:54 CH(Xem: 2163)
Sư Minh Đạo và cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi của mình nổi tiếng trong thời gian vừa qua sau khi ông bị kỷ luật và phải quỳ sám hối vì có bài giảng bày tỏ ngưỡng mộ với con đường tu tập theo 13 hạnh đầu đà của sư Thích Minh Tuệ. Ông sau đó gửi văn bản cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin hoàn tục nhưng vẫn đắp y phấn tảo giống hành giả Minh Tuệ và tiếp tục nuôi dạy các trẻ em mồ côi. Báo Công Thương hôm 28/8 cho hay, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân thị xã Phú Mỹ; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh yêu cầu thẩm tra tính pháp lý nuôi trẻ tại Tu viện Minh Đạo.
29 Tháng Tám 20248:52 CH(Xem: 2459)
“Một số người bị bắt giữ đã bị tra tấn, bị đối xử tàn tệ hoặc bị trừng phạt bằng hình thức tạm giam, bao gồm cả việc ép cung. Một người bị tạm giữ là ông Y Bum Bya đã chết khi đang bị tạm giữ vào ngày 8/3/2024 sau khi bị tra tấn” – các chuyên gia Liên Hiệp Quốc viết trong thông cáo báo chí. Theo các chuyên gia LHQ, khoảng 100 người bị kết án trong phiên tòa với các cáo buộc khủng bố rộng khắp trong một phiên tòa xét xử nhiều người cùng lúc và là phiên tòa di động không đảm bảo các tiêu chuẩn về phiên tòa công bằng của quốc tế.
20 Tháng Tám 20249:20 CH(Xem: 2113)
Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của ông Y Quynh cho phóng viên của RFA biết rằng, viên cảnh sát Thái Lan trực tiếp bắt giữ bị cáo nói trong phiên điều trần hôm 19/8 khẳng định "không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt Y Quynh vì có lệnh bắt giữ ông." Bà Bergman cũng cho hay, do nhà hoạt động người Thượng không có giấy tờ tùy thân khiến ông phải chịu thêm cáo buộc “lưu trú quá hạn” và phiên toà xử về việc này diễn ra vào ngày 20/8. Đại diện của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10) trực thuộc Bộ Công an Việt Nam có mặt với tư cách là nhân chứng của công tố viên đã nói với tòa rằng...
19 Tháng Tám 20249:29 CH(Xem: 2706)
Trong 7 năm hoạt động, tổ chức MSFJ đã nộp cho LHQ gần 200 bản báo cáo đàn áp tôn giáo diễn ra ở Tây Nguyên, và đã góp thông tin cho tất cả các cuộc rà soát định kỳ của LHQ đối với Việt Nam, kể cả 2 cuộc Kiểm Định Định Kỳ Phổ Quát (Universal Periodic Review, UPR) năm 2019 và 2024. “Giới chức LHQ biết rõ Ông Y Quynh Bdap và MSFJ chủ trương hoạt động ôn hoà và lý do duy nhất để bị Bộ Công An chỉ định khủng bố là do đã giúp LHQ và quốc tế nhìn thấu tình trạng đàn áp tôn giáo ở Tây Nguyên mà nhà nước Viêt Nam muốn che giấu,” Ts. Thắng giải thích. “Đó là hành vi đe doạ, trả thù nhằm bưng bít thông tin về vi phạm nhân quyền.”
19 Tháng Tám 20249:27 CH(Xem: 1691)
Bộ Ngoại giao Anh vừa cập nhật khuyến cáo du hành đối với công dân của mình tới Việt Nam sau khi có thông tin về việc du khách bị ngăn không được rời khỏi quốc gia Đông Nam Á và bị tịch thu hộ chiếu, theo truyền thông Anh. Báo Mirror và Wocester News cho biết rằng Bộ Ngoại giao Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lệnh ‘cấm xuất cảnh’ ảnh hưởng đến công dân Anh ở nước ngoài đồng thời cập nhật lời khuyên về du hành cho những người hay đến Việt Nam. Theo tờ báo này, một xu hướng đáng lo ngại là du khách không thể rời khỏi đất nước và bị tịch thu hộ chiếu đã thúc đẩy chính phủ ban hàng các hướng dẫn mới.
15 Tháng Tám 20247:55 CH(Xem: 1124)
Cả ba nguồn đều không muốn nêu danh vì lúc đó chuyến đi chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên cả ba cho biết cụ thể ông Tô Lâm có kế hoạch đến Trung Quốc vào ngày 18/8. Trong hai ngày sau đó ông Tô Lâm sẽ hội kiến TBT, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, rồi có những cuộc gặp với những quan chức Trung Quốc khác. Cả Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đều không trả lời yêu cầu bình luận về tin vừa nêu mà Reuters gửi đến.
14 Tháng Tám 20249:00 CH(Xem: 2243)
Một đoàn công tác của Bộ Công an Việt Nam, trong đó có giám đốc công an tỉnh Gia Lai, vào ngày 14/3/2024, đã đến những khu dân cư tập trung đông người Thượng tị nạn ở phía bắc Bangkok và được cảnh sát Thái Lan cũng như nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tháp tùng, bức thư mô tả. Thư dẫn lời những người tị nạn cho biết thêm rằng phái đoàn này đã “thẩm vấn và gây áp lực buộc họ trở về Việt Nam”. Phái đoàn Việt Nam tố cáo nhóm người tị nạn đã rời khỏi Việt Nam bất hợp pháp, nhưng hứa sẽ khoan hồng và hỗ trợ cho việc hồi hương, đồng thời đe dọa sẽ bắt giữ và sẽ áp dụng các hành vi xử lý khác nếu họ từ chối...
13 Tháng Tám 20249:17 CH(Xem: 2272)
1/Cấm ly hôn không có lỗi. 2/Cấm hoàn toàn việc phá thai, không có ngoại lệ! 3/Hạn chế các loại hình tránh thai… 4/Giảm thuế cho các công ty và những người có thu nhập cao (1%) 5/Áp thuế cao hơn cho tầng trung lưu . 6/Loại bỏ các công đoàn và các tổ chức bảo vệ người lao động. 7/Tăng tuổi nghỉ hưu. 8/Cắt giảm an sinh xã hội SSI 9/Cắt Medicare 10/Chấm dứt Obamacare. 11/Tăng giá thuốc. 12/Dẹp bỏ Bộ Giáo dục. 13/Dùng tiền thuế cho các trường tư nhân, trường đạo. 14/Đưa Kitô giáo vào dạy ở các trường học công… 15/Dẹp bỏ free và giảm giá lunch ở trường học.
09 Tháng Mười 2024
Nhưng điếm yếu nhất của chế độ độc tài đảng trị độc đảng chính là do chỉ có một đảng phái cai trị dẫn đến lạm quyền, kèm theo đó là không có tự do ngôn luận – hệ thống báo chí tư nhân – và quan trọng hơn hết là người dân bị cấm cái quyền dân chủ của mình, họ không được nói, được chỉ trích những di hại, bằng chứng về những sai lầm của bộ máy đảng trị và có thể bị bắt bất cứ lúc nào bằng các điều luật phản nhân quyền, phi dân chủ như 72, 258, 331… mà bộ máy cai trị đặt ra để kềm tỏa người dân!. Đó chính là một đảng phái độc tài, cực đoan và ngụy dân chủ!
09 Tháng Mười 2024
Nhưng đài báo nhà nước thì cho dân “ăn” bơ sữa thường xuyên, nhất là khi lên tiếng tố cáo chính quyền “ngụy” Sài Gòn. Họ gọi đó là bọn tay sai của đế quốc Mỹ, cam phận ăn “bơ thừa sữa cặn” để áp bức bóc lột đồng bào miền Nam, gây chiến tranh chia cắt đất nước. Theo cán bộ hồi đó giải thích, cũng như đọc trên báo Nhân Dân, ăn “bơ thừa sữa cặn” là ăn thứ người ta đổ đi, ăn hèn ăn nhục, bám đít đứa khác, chả khác gì con chó ăn sít. Thà đói khổ mà làm người cách mạng, còn hơn sống kiếp “bơ thừa sữa cặn”. Nghe giải thích vậy, tự dưng thấy không thèm bơ sữa nữa. Đói cũng vinh quang. Thèm cũng tự hào.
08 Tháng Mười 2024
Họ vẫn tiếp tục tung tin giả để ủng hộ ông Trump cho kỳ bầu cử này. Họ không đủ can đảm để vượt lên đảng tính. Họ dùng cảm tính để đánh giá sự thật thay vì dùng tri thức để đánh giá sự thật. Đó chính là lý do tại sao, đến giờ phút này, họ vẫn tiếp tục tung tin giả để ủng hộ “thần tượng Trump” của họ. Họ hoàn toàn không hề nghĩ rằng họ đã bị lợi dụng như chính cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lòng yêu nước của Việt tộc từ năm 1930 đến năm 1975.
07 Tháng Mười 2024
Đối với một số cán bộ lãnh đạo các cấp, đi làm việc nước cũng có nghĩa là xách cặp đi họp, chu toàn bổn phận…. Việc làm thường xuyên này đã tạo ra cho họ hai trạng thái tâm lý rất tế nhị, đó là an tâm và ngụy tín (mal foi/ tin giả, đức tin xấu). An tâm là thái độ nhân danh để hành động, do đã có tập thể bảo kê mà mình tin là sáng suốt lãnh đạo chịu trách nhiệm hết cả; còn ngụy tín là thái độ tự lừa dối chính họ mà họ không hay biết. Nghĩa là khởi đầu họ tin là thật một điều gì đó biết là không thật, nhưng cứ đóng kịch mãi rồi quên mất mình giả vờ, đóng kịch, cuối cùng tin thật vào những điều mình giả vờ, đóng kịch, cho đến khi tỉnh ngộ mới nhận ra được.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.
28 Tháng Chín 2024
Nhìn danh sách những nhân vật hiện diện dẫn đầu đoàn đi dự bao gồm Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Trọng Nghĩa, Phan Văn Giang, Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, Tô Ân Xô… tất cả đều là tướng Công an và Quân đội, người ta thấy được một điều khá rõ nét. Đó là Đoàn đại biểu Việt Nam đi dự Đại hội đồng Liên Hiệp quốc mang đậm tính chất nhà nước Việt Nam hiện tại: Ở đó, chủ yếu là tướng tá Công an và quân đội, là đặc trưng của hệ thống chính trị kiểu nhà tù ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng là một đặc trưng, mang đậm “Bản sắc Tô Lâm” hiện nay.