Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?

14 Tháng Ba 20159:01 CH(Xem: 10291)

Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?
images (23)







Le Nguyen (Danlambao)
 
Trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt vào năm 1974 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa với quân xâm lược Trung Cộng, tính đến nay đã có 40 năm. Thế nhưng gương hy sinh Vị Quốc Vong Thân của người lính, người chỉ huy trực chiến với quân thù xâm lược Trung Cộng, những người vĩnh viễn nằm lại biển trời quê hương không về như mới xảy ra hôm qua hôm kia, vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và những diễn biến xoay quanh trận hải chiến do các cấp trách nhiệm liên quan kể lại, đã chạm đến trái tim của những người Việt Nam yêu nước ngày hôm nay.
Với hành động kiêu hùng từ chối rời chiến hạm, cùng chết với chiến hạm của người lính, người chỉ huy xem cái chết nhẹ tựa lông hồng đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hòa lẫn vào lời nói của các cấp chỉ huy Không Quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bất thành, cũng hào hùng đầy khí phách không kém do phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung, người bỏ bom dinh độc lập năm 75 kể lại: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng, đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh... cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...”(1)
Hải chiến Hoàng Sa khơi dậy một cái gì đó tận đáy sâu tâm hồn về người lính hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... bàng bạc đâu đó, rất bất khuất, kiêu hùng là niềm kiêu hãnh làm hãnh diện hai tiếng Viêt Nam nhưng cũng chính nó khơi lại nỗi xót xa, ngậm ngùi đến đắng lòng cho một cuộc hải chiến 14 năm sau. Đó là trận hải chiến Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 do binh chủng hải quân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam “anh hùng” tham chiến. 
Nhân 40 năm tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, xin tóm tắt câu chuyện về trận hải chiến Trường Sa nằm ngoài tư liệu, tài liệu hoặc có liên quan thì chỉ là tài liệu tuyệt mật thuộc bí mật quốc gia, cấm “phát tán” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung câu chuyện này đã được phổ biến trong một bài viết trước đây và chuyện hải chiến là bài học không bao giờ cũ của lòng yêu nước, của gương hy sinh qua mọi thời đại, mọi dấu mốc dựng nước, giữ nước, cứu nước, mở nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, ngay từ thuở tổ tiên nòi Việt mang gươm đi mở cõi:
“Câu chuyện kể là một câu chuyện có thật, với sự thật dần dần hé lộ do chính những người trực tiếp tham chiến, sống sót bị bắt làm tù binh kể lại. Câu chuyện thật đó là sự thật về trận hải chiến Trường Sa năm 1988 của thế kỷ trước. Một trận chiến không cân sức, quái đản kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh bởi những chiến sĩ tham gia chiến trận không được trang bị vũ khí, chỉ được học tập quán triệt chủ trương đường lối của đảng trước khi xung trận. 
Lập luận này nghe “quen quen” là phải “hết sức kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao hòa bình, tránh không để vụ việc diễn biến phức tạp...” và các chiến sĩ quân chủng hải quân của quân đội nhân dân “anh hùng” đã nghiêm chỉnh chấp hành, quyết tâm dùng sinh mạng với tay không, rất can trường dựng cờ tổ quốc bám, giữ biển đảo cho dù kẻ thù hung hãn được trang bị vũ khí tận răng, bắn giết chiến sĩ hải quân ta như bắn bia không nương tay. Điều đáng buồn là những anh hùng quân chủng hải quân Việt Nam trước khi chết vẫn cố hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông... chứ cương quyết không để mất đảo!”(2)
Có lẽ, các chiến sĩ hải quân bảo vệ Trường Sa ngã xuống, vĩnh viễn ở lại biển không về, trong họ ấp ủ lý tưởng trong sáng, lòng yêu nước vô bờ nhưng các anh không thể ngờ rằng, các anh đã bị lãnh đạo bán đứng cho các toan tính đen tối của họ và sự hy sinh của các anh đã bị người ta phản bội, không hề được nhắc tới. Ngay cả nhân dân ngưỡng mộ sự hy sinh cao cả của các anh, các thân nhân ruột thịt thương khóc các anh, các đồng đội may mắn sống sót thương nhớ làm lễ tưởng niệm vinh danh, tri ân các anh cũng bị ngăn cấm. Họ phải gạt nước mắt, nuốt ngược nước mắt vào trong, tưởng niệm trong lòng suốt mấy mươi năm qua, ngay cả bây giờ ở tại thời điểm này vẫn còn bị ngăn cấm. Tại sao đảng “bạc tình”không ghi công, lại sợ nhân dân vinh danh, tri ân các anh, còn là bí ẩn khó giải thích?
Thú thật, theo những thông tin do những người trong cuộc cung cấp thì biến cố Trường Sa năm 1988 không phải là trận hải chiến đúng nghĩa của hải chiến, bởi một bên tay không dựng cờ giữ đảo theo chỉ đạo của đảng “hết sức kềm chế, không để vụ việc diễn biến phức tạp...” Với bên kia kẻ địch thù được trang bị hỏa lực súng lớn, súng nhỏ lại manh động, hung hăng bắn giết như cướp biển thời trung cổ và các chiến sĩ quân chủng hải quân Việt Nam anh hùng trở thành những tấm bia thịt cho “hải tặc” Trung Cộng bắn giết chứ không đúng là một trận hải chiến đúng nghĩa như loa đài rêu rao theo kịch bản do đảng dàn dựng. 
Phải nói theo thói thường dù thua trận, nếu được trang bị vũ khí và không bị lãnh đạo, chỉ đạo quái đản, kỳ lạ bám giữ đảo bằng tay không, bằng nước bọt nài nỉ van xin lòng thương sót của kẻ thù. Chắc chắc các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt nam anh hùng không chết thảm, chết nhục nhả, chết tức tưởi, chết như các tử tội bị xử tử tập thể trừng mắt chờ những phát súng lạnh lùng cướp đi mạng sống giữa biển nước mênh mông. Thành thật mà nói, các chiến sĩ hải quân nhân dân cũng không đến đổi hèn nhát nếu có cơ hội đánh trả hoặc tiên hạ thủ vi cường như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa vào tàu địch, đã liệt oanh ngã xuống cho trận chiến đúng thật hải chiến ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974. 
Có thể, sự thật về biến cố Trường Sa dần phơi bày ra khác với tuyên truyền lừa mị của đảng, nhà nước cộng sản nên họ cố tình ngăn chận, cấm cản không cho người dân quan tâm đến biển đảo, muốn biết sự thật về trận hải chiến Trường Sa, muốn tiếp cận những nhân chứng sống. Những cá nhân trực tiếp tham dự trận hải chiến, những cá nhân đủ điều kiện phát ngôn đúng với sự thật lịch sử trận hải chiến Trường Sa. Bên cạnh những nhân chứng sống, sống sót trong biến cố Trường Sa, là trên thế giới mạng tin học còn có đoạn phim ngắn ghi lại bối cảnh“chiến công” của hải quân Trung Cộng tàn sát, bắn vào các bia thịt tội nghiệp của chiến sĩ hải quân Việt Nam được kẻ thù tung lên trình chiếu trên YouTube đã lột trần sự thật của trận hải chiến Trường Sa như đấm vào mồm đảng cộng sản nên đảng chỉ ú ớ không thành tiếng, phải tắt loa đài thông tin sai sự thật, phục vụ công tác tuyên truyền như đảng thường làm.
Dù thế nào đi nữa, dù các chiến sĩ Trường Sa bị phản bội, bị bán đứng, bị đảng cộng sản trói tay đưa đi làm bia thịt để cho Trung Cộng bắn giết nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không phủ nhận sự hy sinh bởi tình yêu quê hương của các anh là trong sáng, hào hùng. Sự hy sinh của các anh đáng được trân trọng, tri ân, ghi nhớ cho đến muôn đời sau. Nhưng đảng, nhà nước lưu manh cộng sản Việt Nam sợ sự thật, sợ một cách khó hiểu, không dám nhắc đến các anh, thậm chí ngăn cấm thân nhân, đồng đội, những người ngưỡng phục làm lễ tưởng niệm, vinh danh các anh?”(3)
Trên đây chỉ là một phần sự thật của trận hải chiến Trường Sa, đàng sau trận hải chiến Trường Sa chắc còn nhiều bí ẩn “gay cấn” của các hiệp ước, mật ước đã được nhiều thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ký kết với cộng sản Trung Quốc chưa được bạch hóa. Có thể các bí mật đó là lý do chính khiến cho lãnh đạo cộng sản ngăn cản thân nhân “liệt sĩ Trường Sa” và người dân ngưỡng mộ làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam, rất anh dũng với tay không hô vang: “Thà hy sinh chứ không để mất đảo... Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông chứ nhất quyết không để mất đảo...”
Khác biệt là các chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, rất “đặc biệt” trước khi chết vẫn hô to những lời lẽ rất “ấn tượng” thể hiện ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của họ và các chiến sĩ hải quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được như thế. Các anh chỉ thể hiện tình động đội, lòng yêu nước tự nhiên rất đời thường nhưng không làm mờ nhạt hình ảnh kiêu hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa, nằm lòng phương châm Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm. 
Đặc biệt, sự khác biệt lớn nhất giữa hai trận hải chiến năm 1974 và năm 1988 của thế kỷ trước, là sự phủ nhận với sự ghi nhận gương hy sinh của những chiến sĩ hải quân đối với tổ quốc của người dân nhớ ơn và của các lãnh đạo quốc gia đại diện nhân dân tri ân họ:
Đối với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, một chính phủ bị hệ thống tuyên truyền của đảng cộng sản ra rả chửi bới là “...ngụy quyền, tay sai bán nước, cầu vinh...” Qua vị nguyên thủ quốc gia, nguyên tổng thống Việt Nam Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã có nghĩa cử tri ân gởi đến các chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, với những lời tuy giản dị nhưng nói lên được lòng biết ơn đối với những chiến sĩ xả thân vì tổ quốc: “tôi gởi lời khen ngợi nồng nhiệt đến tất cả các chiến sĩ hải quân Việt Nam, đặc biệt đến những chiến sĩ hải quân đã tham gia chiến đấu chống lại bọn xâm lăng cộng sản ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tôi cũng xin chia buồn và bày tỏ niềm kính trọng vô cùng đối với những gia đình của các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
 
Tôi tin tưởng rằng lực lượng hải quân Việt Nam sẽ luôn luôn duy trì truyền thống dũng cảm và xả thân này.”(4)
Đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo đảng nhà nước đã không có hành động tri ân sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng tham gia hải chiến Trường Sa. Những người thừa hành đã chấp hành nghiệm chỉnh mệnh lệnh “hết sức kiềm chế”, không manh động làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai đảng, hai nhà nước, là đứng yên cho giặc thù nhắm bắn trong nhiệm vụ tay không giữ đảo. Không những thế lãnh đạo đảng, nhà nước còn ngăn cản, bắt bớ những ai tự phát làm lễ tưởng niệm các anh hùng của cuộc hải chiến Trường Sa. Thậm chí họ còn vu cho bất cứ ai tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ hải quân Trường Sa mà không có sự cho phép của họ, với những bịa đặt mơ hồ là nhận tiền của các thế lực thù địch - kích động, xúi dục phá hoại chính sách ngoại giao mềm dẻo đối thoại hòa bình trong tranh chấp Biển Đông của đảng và nhà nước “ta”?
Qua những gì lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản đối xử với những người lính hải quân, quân đội nhân dân làm theo lệnh trên giao trong trận hải chiến Trường Sa và những gì lãnh đạo chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đối xử với chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Hoàng Sa, không khó để cho chúng ta nhận ra sự khác biệt nhất định giữa vô luân và nhân văn của hai chế độ. Từ đó nhìn rộng ra hơn, nhìn sâu vào mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa với Hoa Kỳ và mối quan hệ ngoại giao của cộng sản Việt Nam với cộng sản Trung Quốc. Qua quan sát thực tiễn trong quá khứ ngay cả cho đến thời hiện tại và tiếp cận các văn kiện, chứng cứ trong các kho tài liệu thuộc loại bí mật lịch sử được bạch hóa của các bên liên quan, tham gia “trò chơi” chiến tranh Việt Nam, đã phơi ra trần trụi sự thật, đủ cơ sở để cho ra kết luận: Ai mới đích thực là ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 20238:59 CH(Xem: 5617)
Điều tra của Meta, công ty mẹ của Facebook, cho thấy tài khoản có tên Anh Tram nhắm vào cộng đồng nói tiếng Việt cũng đưa các link có cài đặt phần mềm gián điệp Predator. Tin cho biết ngoài phần mềm Predator, Tập đoàn của Pháp còn cung cấp nhiều phương tiện gián điệp gồm những hệ thống theo dõi rộng khắp trên Internet cho nhiều chế độ độc tài như Qatar, Congo, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất UAE), Pakistan. Các tác giả của điều tra vừa nêu lên án các cơ quan tình báo của Pháp và cho rằng họ không thể không biết thực tế những chế độ phi tự do mua trang thiết bị hiện đại như thế để theo dõi, đàn án và đôi khi bỏ tù ha...
29 Tháng Chín 20237:56 CH(Xem: 8855)
Ông Sơn tham gia nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội trong giai đoạn 2011-2018 để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt phá cây cổ thụ ở trung tâm thành phố, và một số vấn đề khác. Ông cũng có nêu quan điểm về tình hình xã hội Việt Nam trên trang cá nhân. Tuy nhiên, những người bạn của ông cho biết, ông Sơn không phải là cây viết có tiếng tăm và có tầm ảnh hưởng lên người khác. Do vậy, việc ông bị bắt giữ theo Điều 117 làm nhiều người bất ngờ. Ông bị bắt vào ngày 28/9/2022. Công an khám xét nhà và tịch thu một số tài liệu, sách vở cùng với máy tính của ông.
21 Tháng Chín 20238:20 CH(Xem: 6218)
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ hai bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam sau trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng của tổ chức phi lợi nhuận CHANGE bị bắt vào ngày 30/5 vừa qua với cáo buộc tội “Trốn thuế”. Đây cũng là nhà hoạt động môi trường thứ sáu tại Việt Nam bị bắt giữ trong vòng hơn hai năm qua. Năm người bị bắt trước đó đều bị cáo buộc tội “Trốn thuế”. Các tổ chức quốc tế đã lên án các vụ bắt giữ và kết án tù những nhà hoạt động này là có động cơ chính trị.
06 Tháng Chín 20237:23 CH(Xem: 8765)
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Vedant Patel, nói với báo giới tại cuộc họp thường kỳ rằng những tuyên bố chủ quyền mờ rộng và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ là nước công khai bác bỏ bản đồ mới của Trung Quốc công bố hôm 28/8; sau các nước gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ. Nepal cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng bản đồ ấn bản năm 2020. Ngay cả đại diện Nga ở Ấn Độ, ông Denis Alipov, cũng cho rằng cái gọi là “bản đồ chuẩn” của Trung Quốc không làm thay đổi gì trên thực tế.
28 Tháng Tám 20239:38 CH(Xem: 4673)
Vào tháng tư vừa qua, trong một cuộc gặp ở Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng bày tỏ mong muốn thắt chặt quan hệ song phương vào khi Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á nhằm chống lại một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán. Lúc đó, ông Antony Blinken bày tỏ hy vọng điều đó có thể xảy ra “trong những tuần và tháng tới”. Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm 2023 kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện và Washington nỗ lực nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội. Phía Việt Nam được nói tỏ ra thận trọng vì có nguy cơ khiến Trung Quốc và Nga nổi giận.
23 Tháng Tám 202310:35 CH(Xem: 4678)
Một toà án ở thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên phạt một người dùng Facebook 1 năm 6 tháng tù vì đăng trên Facebook cá nhân 3 bài viết có nội dung “xuyên tạc, phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam; xúc phạm, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 23/8. Bà Vũ Ngọc Sửu, 50 tuổi, đã bị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm Tòa án Nhân dân TP.HCM bác kháng cáo và tuyên y án 1 năm 6 tháng tù hôm 22/8 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, khi đăng trên Facebook cá nhân có tên “Vũ Ngọc”...
21 Tháng Tám 20239:57 CH(Xem: 7699)
Liệu cộng sản Việt Nam có mưu đồ gì đối với tôi trong thời gian tới? Họ có thể qua Mỹ để bắt cóc tôi giống như những trường hợp Trịnh Xuân Thanh tại Đức hay Thái Văn Đường, Trương Duy Nhất tại Thái Lan? Cũng có thể cộng sản Việt Nam sẽ dùng những thủ đoạn nào đó để ám hại sinh mạng chính trị của tôi tại đất nước Hoa Kỳ này chăng? Nên nhớ Hoa Kỳ không phải là vườn hoang cho chế độ công an trị độc tài cộng sản múa may. Tôi đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định với công an cộng sản Việt Nam từ bộ công an cho đến công an trại giam Nam Hà và công an tỉnh Thanh Hóa rằng TÔI VÔ TỘI và không chấp nhận bất cứ bản án nào...
09 Tháng Tám 20238:51 CH(Xem: 3480)
Ông Biden phát biểu tại sự kiện gây quỹ ở Maine vào ngày 28 tháng 7 rằng ông đã nhận được một cuộc gọi từ "người đứng đầu Việt Nam", người mà "rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20," nhắc đến kế hoạch tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm này sẽ được tổ chức tại New Delhi vào ngày 9 và 10 tháng 9. “Ông ấy muốn nâng tầm quan hệ với chúng tôi lên thành một đối tác chủ chốt, cùng với Nga và Trung Quốc,” ông Biden nói sau đó. Các nhà phân tích cho rằng nhà lãnh đạo này là Tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người mà tổng thống Mỹ đã có cuộc điện đàm hồi tháng 3.
08 Tháng Tám 20238:32 CH(Xem: 3737)
Nửa năm trước, tác giả (báo Đức) nhận được một bài nặc danh từ giới hành chính Hà Nội, trong đó cũng cho thấy một cuộc tranh giành quyền lực đằng sau cuộc đàn áp. Theo bài báo, người phụ nữ bị truy nã là tình nhân lâu năm của thủ tướng Phạm Minh Chính, người hy vọng lên kế nhiệm Tổng Bí Thư Đảng đang ốm yếu. Theo tin này, cuộc đàn áp bà Nhàn, người phụ nữ trốn sang Đức, là từ áp lực của những người không muốn ông Chính lên vị trí lãnh đạo đảng đầy quyền lực. Các mối quan hệ ngoại thương của người phụ nữ là một trụ cột quan trọng trong quyền lực của thủ tướng Phạm Minh Chính.
07 Tháng Tám 20238:34 CH(Xem: 5654)
Theo văn bản này, cơ quan trên giam giữ ông Vương trong vòng hai tháng nhưng không nêu rõ lý do. “Đó là văn bản duy nhất mà cho tới nay gia đình tôi nhận được từ chính quyền địa phương về việc liên quan đến Hoàng Văn Vương,” một người thân không muốn nêu danh tính của ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 07/8. “Đầu tháng năm, gia đình tôi nhận được cuộc gọi từ Trại tạm giam B5 của Công an tỉnh Đồng Nai, báo rằng Hoàng Văn Vương đang bị giam ở đây, và gia đình có thể đến để thăm nuôi,” người này nói.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...