Ngoại trưởng Mỹ sẽ động thổ tòa đại sứ mới, nêu vấn đề nhân quyền khi thăm Hà Nội

12 Tháng Tư 20236:55 CH(Xem: 2954)
  • Tác giả :

Ngoại trưởng Mỹ sẽ động thổ tòa đại sứ mới, nêu vấn đề nhân quyền khi thăm Hà Nội

221130-antony-blinken-jm-0942-fa0d30Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken - Hình NBC News






VOA





Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ động thổ công trình xây dựng tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội khi đến thăm thủ đô Việt Nam cuối tuần này và sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp mặt các lãnh đạo Việt Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Daniel Kritenbrink cho biết.

Ngoại trưởng Blinken đang tháp tùng Tổng thống Joe Biden tới Anh và Ireland trước khi tiếp tục với chuyến công du của riêng mình tới Việt Nam và Nhật Bản, từ ngày 14 đến 18, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.

Thông báo về chuyến thăm của ông Blinken, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/4 cho biết ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Hà Nội từ ngày 14 đến 16, theo lời mời của Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn.

“Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp các quan chức cấp cao ở Việt Nam để tiếp tục tạo đà sau cuộc điện đàm của Tổng thống (Joe) Biden với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng trước”, ông Kritenbrink, hiện đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ Mỹ tại Hà Nội hồi tháng 4/2021, nói hôm 10/4 khi thông báo với phóng viên về chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng Blinken.

Ông Kritenbrink, người tiếp quản chức đại sứ Mỹ ở Việt Nam sau ông Ted Osius và có người kế nhiệm là ông Marc Knapper, còn cho biết rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ tham gia động thổ khu phức hợp trụ sở mới của sứ quán ở Hà Nội.

“Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng chưa đầy 30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ và có đại sứ quán đầu tiên của chúng tôi ở Hà Nội năm 1995, chúng tôi giờ đây đang bắt tay vào xây dựng một biểu tượng mới tuyệt đẹp về cam kết của Hoa Kỳ đối với quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu dài của chúng tôi với Việt Nam”, ông Kritenbrink nói.

Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam còn cho biết Mỹ và các đối tác Việt Nam hôm 10/4 đã ký thỏa thuận về các điều kiện xây dựng tòa đại sứ mới để “biến dự án được mong đợi từ lâu thành hiện thực”.

Chính phủ Mỹ và Việt Nam hồi tháng 8/2021 đã ký thỏa thuận về địa điểm xây dựng đại sứ quán mới khi Phó Tổng thống Kamala Harris tới thăm Hà Nội và chứng kiến lễ ký kết. Theo đại sứ quán Mỹ, ngân sách dành cho dự án của phía Mỹ là khoảng 1,2 tỷ USD và khu đất được thuê 99 năm, nơi cơ quan ngoại giao mới của Hoa Kỳ sẽ được xây dựng, có diện tích 3,2ha.

Hiện tại đại sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới là ở Baghdad của Iraq, trên diện tích 104ha với khoản đầu tư 750 triệu USD vào năm 2012. Vào năm 2021, Mỹ cũng đã động thổ xây dựng tòa nhà phụ của đại sứ quán ở Bangkok, Thái Lan, với khoản đầu tư 625 triệu USD ngay sau khi công bố thỏa thuận xây đại sứ quán mới ở Hà Nội, cho thấy cam kết ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của ông Blinken sẽ diễn trong khi Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden xem Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực nơi Trung Quốc đang ngày càng bành trướng sức mạnh.

Mặc dù không tiết lộ ông Blinken sẽ gặp gỡ những lãnh đạo nào của Việt Nam cuối tuần này, nhưng ông Kritenbrink cho biết ngoại trưởng Mỹ sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á do Đảng Cộng sản cầm quyền, mà chính phủ Mỹ cùng các tổ chức quốc tế nhiều lần chỉ trích về hồ sơ nhân quyền chưa được tốt đẹp.

“Có một số vấn đề liên quan đến nhân quyền mà tôi tin rằng Ngoại trưởng (Blinken) sẽ nêu ra”, ông Kritenbrink nói. “Đánh giá công bằng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, ta thấy đó là bức tranh có các mảng sáng tối lẫn lộn, bao gồm một số tiến bộ quan trọng. Nhưng tôi nghĩ, cũng có một số quan ngại đánh kể về mặt tự do ngôn luận, đặc biệt là trên mạng, và một số vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo”.

Chính quyền Việt Nam hôm 12/4 kết án nhà hoạt động và blogger Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” mà các tổ chức nhân quyền lên án.

Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, do Ngoại trưởng Blinken công bố hôm 20/3, nêu lên các vi phạm về nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á cũng bị Mỹ đưa vào “Danh sách theo dõi đặc biệt” vì “vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo”. Việt Nam, tuy nhiên, đã phản bác các báo cáo của Mỹ, cho rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền và người dân có tự do tôn giáo ở trong nước.

Trả lời câu hỏi của Nike Ching, phóng viên VOA chuyên trách Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington, về việc liệu trường hợp của nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh sẽ được nêu khi ông Blinken đến thăm Việt Nam hay không, ông Kritenbrink đưa ra nhận xét rằng “đã có một xu hướng đáng lo ngại là quấy rối, bắt bớ và các bản án khắc nghiệt nhắm vào các công dân, nhà báo và nhà hoạt động ở Việt Nam chỉ vì họ thực thi quyền bày tổ quan điểm và ý kiến của mình”.

Từ kinh nghiệm của mình khi là đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Kritenbrink cho biết ông luôn nhấn mạnh rằng lợi ích của Hoa Kỳ là hỗ trợ sự phát triển cho “một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, nhưng tất nhiên chúng tôi tin rằng Việt Nam và tất cả các nước sẽ vững mạnh hơn, thịnh vượng hơn và an ninh hơn khi Việt Nam cũng đảm bảo các quyền cơ bản của công dân”.

Theo Báo Chính phủ, ông Blinken dự kiến sẽ trao đổi về tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và tự cường.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và quốc gia Đông Nam Á là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, với giá trị thương mại hai chiều lên đến hơn 100 tỷ USD hàng năm, theo ông Kritenbrink cho biết.

“Việt Nam hiện là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Kritenbrink nói, khi được phóng viên hỏi về việc liệu Việt Nam có được xem là sự thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc để sản xuất hàng hóa hay không.

Ông Kritenbrink cho biết Việt Nam là đối tác đáng tin cậy của Mỹ và hầu hết các công ty lớn nhất và quan trọng nhất của Mỹ đều đã có mặt tại Việt Nam.

“Tôi tin tưởng rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ đối tác của chúng tôi hơn nữa trong chuyến thăm quan trọng sắp tới của ông (đến Hà Nội),” ông Kritenbrink nói, và cho biết lý do hàng đầu cho chuyến thăm của ông Blinken là để đưa quan hệ đối tác Mỹ-Việt lên một tầm cao mới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 201511:19 SA(Xem: 14081)
Trong sách giáo khoa môn lịch sử, nhà nước CSVN đã cố tình xuyên tạc sự thật, làm cho các thế hệ sống dưới chế độ CS không biết, hay biết sai về mối quan hệ Việt-Trung trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Ngay cả những chiến công hào hùng của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đánh đuổi quân Tàu xâm lược, thì cách diễn giải cũng cố tình làm nhẹtham vọng Bắc Phương, để hướng sự suy nghĩ của giới trẻ sang một ngả có lợi cho kẻ thù. Vì vậy sự kiện TC thôn tính nước ta tuy đã quá lộ liễu, quá hiển nhiên nhưng nhiều thành phần dân chúng, nhất là giới trẻ vẫn chưa nhận ra tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
09 Tháng Tư 201510:48 SA(Xem: 14596)
Cũng trong lúc này chính quyền liên bang Xô Viết và các nước CS Đông Âu nơm nớp lo sợ tình hình chính trị u ám ở Ba Lan trước sự lớn mạnh và chính nghĩa của tổ chức “Công Đoàn Đoàn Kết”. Suốt thời gian này nhiều công nhân cũng đã nằm xuống, trên 10 ngàn người bị bắt và hơn 3.600 người phải chịu án tù, vật vã ngày đêm sau song cửa sắt nhà tù CS một cách oan ức. Đó là cái giá phải trả cho một nền dân chủ, là những viên gạch lót đường, những màu sắc đã xây dựng và tô điểm cho xã hội Ba Lan tươi đẹp như ngày hôm nay. Tháng 6.1989 Công Đoàn Đoàn Kết thắng lớn trong một cuộc bầu cử dân chủ và cùng với các đảng đối lập khác đứng ra thành lập chính phủ Liên Hiệp.
09 Tháng Tư 20158:29 SA(Xem: 15122)
Mưa bom bão đạn hiên ngang đứng- Nước mất,nhà tan vì Sao băng !
09 Tháng Tư 20158:23 SA(Xem: 16406)
"Muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia" . Cũng theo Nguyễn Sinh Hùng thì chủ đề của IPU-132 "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động là nội dung hết sức quan trọng, thiết thực đối với IPU và toàn nhân loại...". Theo như cách nói Nguyễn Sinh Hùng thì chắc là cứ đánh mục sư, bắt linh mục, bắt người yêu nước vào tù ...chính là "tôn trọng quyền con người" theo kiểu của đảng và cũng là "biến lời nói thành hành động"...Vì sao lại có thể kết luận như vậy? Đơn giản bởi vì...
09 Tháng Tư 20157:59 SA(Xem: 16984)
Theo báo này, bức tượng này của người Yuon (Việt) có màu trắng cao 8 mét, đặt gần bãi biển của đảo Koh Kong do người Việt xây dựng. Theo thông tin từ Ủy ban tôn giáo Cambodia thì bức tượng được cho là xây trái phép trên khu đất diện tích 5 ha, nên đã bị giới chức của chính quyền Hun sen đốt bỏ.
08 Tháng Tư 201510:06 CH(Xem: 19748)
Kỹ niệm 40 năm ngày "Giải Phóng Miền Nam" hãy xem lại tội ác của Bác và Đảng đã làm trên Quê Hương....
08 Tháng Tư 20159:36 CH(Xem: 17373)
“Nhìn lại lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước, chúng ta rất đỗi tự hào và hết sức trân trọng truyền thống quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai Đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ cách mạng tiền bối hai nước dày công vun đắp”. (*)
08 Tháng Tư 20159:28 CH(Xem: 13693)
“Việt Nam Cộng hòa không phải là ‘ngụy’ mà là thể chế tự do, dân chủ, biết lo cho đời sống nhân dân dẫu rằng còn nhiều khiếm khuyết cần thời gian sửa đổi. Chính họ là nạn nhân của chính sách ‘ngậm máu phun người’ của đảng cộng sản Việt Nam. Những người lính VNCH đã ngã xuống vì họ ngã cho chính nghĩa và tự do của nhân dân. Chính VNDCCH là ngụy đánh thuê cho Liên Xô, Trung cộng (lời ông cựu TBT Lê Duẫn)”. (Danlambao online ngày 24-4-2013)
08 Tháng Tư 201512:43 CH(Xem: 12902)
Theo hồ sơ vụ việc, Quang đã bị Phó công an xã Tắc Vân, Dương Trí Dũng bắn một phát súng vào má phải, gây thương tích 8%. Ông Dũng giải thích về hành động bắn của mình là do Quang dù đã bị còng tay nhưng vẫn nhoài người tới định tấn công ông bằng hai tay bị còng nên ông buộc phải bắn. Nghịch lý ở đây là ông Dũng khai đã cầm súng bằng tay phải, nhưng lại bắn được vào má phải của Quang trong tình huống đối diện trực diện như trên.
08 Tháng Tư 201512:05 CH(Xem: 20377)
…Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Đặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long…”
04 Tháng Năm 2024
Ở tầm của uỷ viên Trung ương Đảng, có thể lập sân sau để kinh tài. Có thể nói, đằng sau mỗi một quan chức là cả một bộ máy tham nhũng đồ sộ. Ví dụ như ông Vương Đình Huệ, ông lập hẳn sân sau cho em họ đứng tên; nuôi đệ tử ruột làm tay hòm chìa khóa, đảm nhận chức năng kết nối từ ông Huệ và chính quyền tỉnh, nhận dự án từ Trung ương rồi đẩy xuống tỉnh, sau đó trao dự án vào tay em họ ông Huệ. Không có đất nước nào mà mức độ tham nhũng kinh khủng như Việt Nam. Sau lưng mỗi quan lớn đều là một hoặc vài tập đoàn, chuyên rút ruột ngân sách. Điều này gây nguy hiểm cho nền kinh tế đất nước vô cùng. Mỗi ghế quan chức đều...
03 Tháng Năm 2024
Vào ngày 22-1-2018, ông ta bị kết án 13 năm tù. Ông Thăng bị xét xử vào ngày 14 và 15 tháng 12, 2020 vì liên quan đến một vụ bê bối tham nhũng khác và nhận 10 năm tù. Trường hợp của Thăng không phải là trường hợp cá biệt. Khoảng 20 cá nhân khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí và ngân hàng cũng bị kết án, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu tập đoàn dầu khí Petrovietnam, người bị bắt ở Đức và đưa về Việt Nam. Ông Thanh bị kết án tù chung thân. Sau đó, Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi là “Vũ Nhôm”, một ông trùm kinh doanh bị bắt ở Singapore. Ông Vũ Nhôm lãnh 17 năm tù.
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...