Đại diện các tổ chức xã hội dân sự đã trao thư ủng hộ Ukraine.

03 Tháng Ba 202211:35 CH(Xem: 3551)
ĐẠI DIỆN CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐÃ TRAO THƯ
ỦNG HỘ UKRAINE.


275064881_2343446709131339_4974067812801716301_n



Mạc Văn Trang




Sáng ngày 3/3/2022, tức nhằm ngày mồng một tháng Hai năm Nhâm Dần, Bà Đại biện ĐSQ Ukraine tại Hà Nội Nataliya Zhynkina đã xúc động nghẹn ngào trong câu nói đứt đoạn, bằng chính tiếng Việt, giọng Hà Nội pha chút phương ngữ Xla-vơ, đón tiếp Cụ Nguyễn Khắc Mai (90 tuổi), Nhà Nghiên cứu Văn Hóa và Giáo Sư Nguyễn Đình Cống (86 tuổi), Đại diện cho 6 Tổ chức Xã hội Dân sự, từ Nam ra Bắc, trao tận tay Người Phụ nữ có thẩm quyền nhất của Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Việt Nam bức thư ngỏ, gửi Chính phủ và Nhân dân Ukraine.
Cụ Nguyễn Khắc Mai quan tâm đến cuộc sống đầy hy sinh mất mát của người Dân thủ đô Kiev nói riêng và Nhân dân Ukraine nói chung dưới những cơn bão lửa suốt tuần qua, cả đêm lẫn ngày, của “hung thần Putin” đang trút cơn thịnh nộ xuống phụ nữ và trẻ em Ukraine. Kế đó, Cụ Mai trình bày vắn tắt nội dung Thư ngỏ và nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng bảo vệ Ukraine lúc này không chỉ là bảo vệ hòa bình, mà còn là bảo vệ một nền dân chủ non trẻ vừa mới thoát ra khỏi quá khứ độc tài. Là những người yêu chuộng tự do, chúng tôi luôn đứng bên cạnh nhân dân Ukraine để gìn giữ nền dân chủ của các bạn.”
Cả Cụ Cống lẫn Cụ Mai khẳng định với bà Đại biện: “Xin bà hãy nhớ rằng, luôn có những người bạn Việt Nam chia sẻ chung những giá trị độc lập và dân chủ mà đất nước Ukraine của bà đang đấu tranh để giữ lấy. Cầu chúc cho Ukraine sẽ được hòa bình, tự do và thịnh vượng!” Khỏi phải nói, Natalliya Zhinkina sau khi biết tuổi các Cụ đã đứng dậy, chắp hai tay kính cẩn nhận bức thư ngỏ với gần 200 chữa ký của người Việt trong mọi miền Đất Nước và từ khắp mọi châu lục… Bà Đại biện đặc biệt xúc động khi Nhà Nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai công bố Quỹ ủng hộ Nhân dân Ukraine chống Putin xâm lược.
Bà Đại biện cũng nhờ các Cụ chuyển đến tất cả các Tổ chức Dân sự cùng các thành viên, lời cám ơn tự đáy lòng của Chính phủ và người Dân Ukraine đang Kháng chiến chống quân xâm lược. Bà Đại biện cam kết, dù bất cứ điều gì xẩy ra, người Dân và Chính phủ Kiev kiên quyết bám trụ và kiên quyết chiến đấu để bảo vệ Nền Dân chủ Non trẻ và Nền Hòa bình thế giới đang bị đe dọa. Bước sang ngày thứ 8 Nga xâm lược Ukraine, bà Zhynkina cho biết, người dân trên khắp cả nước vẫn đang chống trả quyết liệt đội quân xâm lăng.
Bà Zhynkina cũng thông báo cho các Cụ, hiện nay, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra sau khi Nga bị cáo buộc ném bom vào dân thường tại Ukraine. Công tố viên chính của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang thu thập các bằng chứng về các cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng cáo buộc Moscow về tội ác chiến tranh, sau khi tiến hành các cuộc không khích nhằm vào thành phố Kharkiv, lớn thứ hai tại Ukraine, khiến dân thường thiệt mạng. Cuộc điều tra được tiến hành sau khi 38 quốc gia cùng nhau kêu gọi điều tra tình hình tại Ukraine.
Trước khi chia tay, bà Zhinkina thay mặt ĐSQ mời các Cụ và qua các Cụ mời tất cả thành viên của các Tổ chức Dân sự cũng như đại diện của những người Việt Nam yêu quý đất nước và con người Ukraine đang gian khổ kháng chiến trưa thứ Bảy tuần này (ngày…. ) đến dự buổi “Hội chợ Ukraina tại Hà Nội” sẽ được tổ chức vào lúc 12h ngay tại ĐSQ. Các Cụ xúc động nhận lời và hứa sẽ chuyển lời mời của ĐSQ đến tất cả mọi người. Buổi chia tay thật quyến luyến, nhất là khâu chụp ảnh kỷ niệm trong và trước khuôn viên ĐSQ. Do tuổi cao, các Cụ phải mang cả thuốc phòng chống Covid-19 đi theo, bị đánh rơi, đã được các đồng chí Công an lễ phép nhặt trả lại một cách chu đáo, trước khi gọi taxi tiễn các Cụ rời ĐSQ.
Thật là buổi hội ngộ quá đặc biệt!
==============================================================================

               THƯ ỦNG HỘ CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN UKRAINE

Kính gửi: Bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời của Ukraine tại Việt Nam


Chúng tôi, những công dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ký tên dưới đây, xin chia sẻ cùng bà và nhân dân Ukraine mọi gian khổ, hy sinh và thách thức mà đất nước bà đang phải gánh chịu trước cuộc xâm lược của Putin.
Là một đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh cho tới tận cuối thập niên 1980, người Việt Nam chúng tôi thấu hiểu cái giá mà Ukraine phải trả để giữ vững được chủ quyền và nền dân chủ của mình trước chủ nghĩa bá quyền Putin. Chúng tôi kiên quyết lên án hành vi xâm lược trắng trợn của Putin vào Ukraine và hoàn toàn ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân và chính phủ Ukraine.
Chúng tôi cũng hiểu rằng bảo vệ Ukraine lúc này không chỉ là bảo vệ hòa bình mà còn là bảo vệ một nền dân chủ non trẻ vừa mới thoát ra khỏi quá khứ độc tài. Là những người yêu chuộng tự do, chúng tôi luôn đứng bên cạnh nhân dân Ukraine để gìn giữ nền dân chủ và chủ quyền độc lập của các bạn.
Xin bà hãy biết rằng luôn có những người bạn Việt Nam chia sẻ chung những giá trị độc lập và dân chủ mà đất nước Ukraine của bà đang đấu tranh để giữ lấy. Cầu chúc cho Ukraine luôn được hòa bình, tự do và thịnh vượng.

ĐỒNG KÝ TÊN
CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ
1. Lập Quyền Dân. Đại diện: Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hoá
2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nguyên Ngọc, Nhà văn
3. Diễn Đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Nguyễn Quang A, TS Công nghệ thông tin
4. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: Nguyễn Đình Cống, GS Khoa học Xây dựng
5. Diễn Đàn Bauxite VN. Đại diện: Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý
6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội
CÁ NHÂN
1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
2. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An, Quảng Nam
3. Hoàng Dũng, PGSTS Ngôn ngữ học, Sài Gòn
4. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ CNTT, Hà Nội
5. Tương Lai, Giáo sư Xã hội học, Sài Gòn
6. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
7. Trần Thị Băng Thanh, PGS, TS Ngữ văn, Hà Nội
8. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris Pháp
9. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
10. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Autralia
11. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
12. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế phát triển, Saigon
13. Nguyễn Đình Ấm, Kỹ sư, Hà Nội
14. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Sài Gòn
15. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, TP HCM
16. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Sài Gòn
17. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà báo, Hà Nội
18. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên văn hoá, TP HCM
19. Lại Thị Ánh Hồng, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng Sài Gòn
20. Lê Phú Khải, Nhà báo, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
21. Phan Thành Thạo, Mục sư Tin Lành, Hà Nội
22. Phạm Thành Hưng, Nhà văn, Hà Nội
23. Nguyễn Ngọc Như
24. Hoàng Trường Thành, Kỹ sư, Bà Rịa Vũng Tàu
25. Nguyễn Văn Khánh, Nhà báo, Washington DC, USA
26. Nguyễn Viện, Nhà văn, Saigon
27. Trần Văn Huyền, nguyên Giảng viên Đại học Xây dựng, Hà Nội.
28. Trần Minh Tuấn, Kiến trúc sư, Hà Nội
29. Lưu Việt Anh, Kinh doanh tự do, Hà Nội
30. Đinh Văn Hương, Bác sĩ, Sài Gòn
31. Lê Văn Tầm, Cựu chiến binh chống Mỹ, Hưu trí, Vũng Tàu
32. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, viết văn, Đà Lạt
33. Lê Hoài Nguyên (Thái Kế Toại), Nhà thơ, Hà Nội
34. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế Nông ngiệp, TP HCM
35. Trần Vĩnh Tân, Giảng viên Mindfulness, Pháp
36. Phùng Ngọc Hoài, Thạc sĩ, cựu Giảng viên Đại học, Hà Nội
37. Nguyễn Lệ Uyên, viết văn, TP Thuận An, Bình Dương
38. Trần Kế Dũng, Astralia
39. Hà Oanh, nguyên Phóng viên báo Hà Nội Mới
40. Đinh Đại Lâm, Công nhân, Holland
41. Nguyễn Đức Tùng, Bác sĩ, Nhà thơ, Canada
42. Nguyễn Gia Lưu, Sài Gòn
43. Đặng Tiến, nguyên Giảng viên đại học, Nhà thơ, Thái Nguyên
44. Nguyễn Thế Hùng,TS Vật lý, Hà Nội
45. Phạm Đình An, Chuyên viên Khí tượng, Hà Nội
46. Sophia Nguyên Phương Zeller, CHLB Đức.
47. Dạ Thảo Phương, Nhà thơ, CHLB Đức
48. Nguyễn Vinh Huỳnh, Nhà thơ
49. Ba Nguyên, Sài Gòn
50. Nguyễn Văn Vy, PGS TS, Đại học Quốc gia Hà Nội.
51. Đỗ Thái Bình, Kỹ sư, Phó Chủ tịch Hội KHKT Tàu thủy VN
52. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
53. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Họa sĩ, Hà Nội
54. Nguyễn Phúc Ngữ, Nông dân, Quảng Nam
55. Phạm Kim Quy
56. Hòa Quang Ngọ, Tiến sỹ Kinh tế học, Sài Gòn
57. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Hà Nội
58. Trần Hậu, Hà Nội
59. Lê Văn Nhâm, Kỹ sư Xây dựng TPHCM
60. Vũ Hồng Ánh, Cellist, Sài Gòn
61. Đặng Văn Lập, KTS nghỉ hưu, Hà Nội
62. Phạm Duy Hiển, Kĩ sư nghỉ hưu, Dịch giả, Vũng Tàu
63. Nghiêm Sĩ Cường, Cử nhân Kinh tế, Hà Nội
64. Đỗ Huy Bắc, Buôn bán tranh, Sài Gòn
65. Nguyễn Phú Yên, Nhạc sĩ, Sài Gòn
66. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hà Nội
67. Vinh Anh , CCB, Hà Nội
68. Đỗ Duy , Chuyên gia Kĩ thuật công nghiệp, Bà Rịa Vũng Tàu
69. Lại Nguyên Ân, Nhà nghiên cứu văn học , Hà Nội
70. Phạm Thanh Nghiên, Blogger, cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn
71. Huỳnh Anh Tú, cựu Tù nhân chính trị, Sài Gòn
72. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội
73. Đoàn Bảo Châu, Nhà văn, Hà Nội
74. Lê Thị Vân, Dân oan, Hải Phòng
75. Phạm Vũ Cường, Hà Nội
76. Nguyễn Quang Minh, Kinh doanh, TP HCM
77. Nguyễn Tùng Cương, Kỹ sư cơ khí, Hải Phòng
78. Đồng Khánh Trường, Bình Tân, TP HCM
79. Trịnh Công Vương, Kỹ sư, TP Vũng Tàu
80. Hồ Minh Tâm, Kỹ sư Xây dựng, Nhà thơ, Quảng Bình
81. Trần Văn Huyền, Giảng viên Đại học Xây dựng HN, Hà Nội
82. Trần Minh Tuấn, Kiến trúc sư, Hà Nội
83. Lưu Việt Anh, Kinh doanh tự do, Hà Nội
84. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo độc lập, TP HCM
85. Lê Hạnh, CCB TP Hải Phòng
86. Nguyễn Trác Chi, Nghề nghiệp tự do, Sài Gòn
87. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
88. Võ Ngọc Ánh, Nhà báo, Washington, Hoa Kỳ
89. Võ Ngọc Lục, Kinh doanh, Nhà báo tự do, Daklak
90. Nguyễn Văn Minh, Kỹ sư Cơ khí, Hà Nội
91. Trần Văn Quyến,TS Kỹ thuật dệt, Hà Nội
92. Phạm Ngọc Thêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ An Ninh Nhất, TP HCM
93. Phạm Xuân Phụng, Hà Nam
94. Nguyễn Văn Đình, Kinh doanh điện tử, Nghệ An
95. Quang Do, Kỹ sư, Seattle, Washington, USA
96. Nguyễn Quang Minh, Nông dân, Bố Trạch, Quảng Bình
97. Hoàng Minh Tường, Nhà văn, Hà Nội
98. Nguyễn Thanh Hà, Kỹ sư Môi trường, Hà Nội
99. Đinh Xuân Kỷ, Hà Nội
100. Vũ Việt Thanh, Cán bộ hưu trí, Tuyên Quang
101. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada
102. Hà Huy Sơn, Luật sư, Hà Nội
103. Nguyễn Văn Lịch, Cựu binh, Đống Đa, Hà Nội
104. Nguyễn Hồng Tiến, Kỹ sư, Sài Gòn
105. Lê Xuân Thành, Kỹ sư, Nha Trang, Khánh Hòa
106. Bùi Đức Trung, Kỹ sư kinh tế, Đà Nẳng
107. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Saigon
108. Chu Trí Thành, CCB, Chuyên gia Tài chính, Nghệ An
109. Danielle Thiều Thị Tân, CCB , Sài Gòn
110. Lưu Thị Lý, Giáo viên, Hà Tĩnh
111. Phạm Thị Thu Hương, Kế toán, Cà Mau
112. Lê Hải, Nhà báo hưu trí, Đà Nẵng
113. Hoàng Diệu, Kinh doanh, Sài Gòn
114. Trần Thị Hồng Lan, Kế toán, Australia
115. Lê Đức Huỳnh, Hưu trí, Pleiku, Gia Lai
116. Nguyễn Văn Hiển, Giảng viên đại học, Hà Nội
117. Võ Thị Hoàng Nga, Kinh doanh, Nha Trang, Khánh Hòa
118. Nguyễn Trung Dũng, Hưu trí, TP HCM
119. Lê Xuân Hòa, Kỹ sư dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu
120. Nguyễn Thanh Bình, Economist, Manila
121. Lê Trọng Lân, Hoạ sĩ, Hà Nội
122. Phạm Minh Nhật, Kĩ sư Điện, Hải An, Hải Phòng
123. Thái Hạo, Nhà giáo, Nhà thơ, Thanh Hoá
124. Đàm Ngọc Tuyên, Nhà báo tự do, Quảng Ngãi
125. Nguyễn Tuấn Hiệp, Lao động tự do, TP Vinh, Nghệ An
126. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nhân viên ngân hàng, Hà Nội
127. Nguyễn Minh Tấn, Luật sư, TP HCM
128. Nguyễn Quang Đức, Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng
129. Lê Hồng Bội, Kỹ sư, Sài Gòn
130. Trịnh Vĩnh Thành, Nghề nghiệp tự do, Hà Nội
131. Hoàng Thị Vinh, nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ Ukraine, San Francisco, U S A
132. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
133. Đặng Doan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đắc Nông
134. Nguyễn Xuân Hoài, Cựu chiến binh, Sài Gòn
135. Kazufuku Nitta, Company CEO, Japan
136. Nhâm Phi Cường, Sài Gòn
137. Trần Quốc Túy, Kỹ sư hóa, hưu trí, Hà Nội
138. Nguyễn Thiết Thạch, Lao động tự do, TP HCM
139. Đậu Quang Dương, Giáo viên về hưu, Đồng Nai
140. Chu Anh Tuấn, Lao động tự do, Vũng Tàu
141. Đỗ Hưng Tuấn, Lao động tự do, Hà Nội
142. Nguyễn Liên Hương, La Ciotat, Pháp
143. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu
144. Lê Thọ, Kỹ sư, TP HCM
145. Lê Văn Dũng, Lao động tự do, Hà Nội
146. Trần Văn Hoàn, Kinh doanh vật liệu điện nước, Hưng Yên
147. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo hưu trí, Đà Nẵng
148. Nguyễn Mậu Liêm, Kỹ sư Điện tử viễn thông, Quảng Ngãi
149. Thu Phong, Nhà văn, Sài Gòn
150. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Gỉai phóng, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
151. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, Sài Gòn
152. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
153. Phạm Tư Thanh Thiện, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
154. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng
155. Hà Dương Tuấn, nguyên Chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp
156. Hoàng Bao, Giảng viên Đại hoc, Hà Nội
157. Van Tran, Hiệu trưởng Trung tâm Thế - Hệ Úc Châu
158. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp
159. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Dak Lăk
160. Phạm Văn Thuyết, Kỹ sư phần mềm, TP HCM
161. Trần Hải Hạc, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
162. Nguyễn Sĩ Thụy, Giáo viên nghỉ hưu, Huế
163. Uông Đình Mạnh, nghỉ hưu, Thụy sĩ
164. Đào Minh Châu, Tư vấn hành chính công và chính sách công, Hà Nội
165. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội
166. Nguyễn Hữu Thao, CCB, Kinh doanh, Sofia Bulgaria
167. Đỗ Tuyết Khanh, Thông dịch viên, Genève, Thụy sĩ
168. Phạm Phương Trung, Giảng viên Đại học, Huế
169. Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do, Hà Nội
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2022
Thay mặt các tổ chức và cá nhân đồng ký tên
Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hoá

- Nguồn hình từ bài chủ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Bảy 20235:58 CH(Xem: 3328)
Người đó thưa anh Ngọc là anh đã đăng trên Facebook những cái sản phẩm nào bán ma túy thì tôi và anh Ngọc phải lên (đồn công an) chứng minh cái Facebook đó là của tụi tôi và tụi tôi không có hề vi phạm pháp luật về việc buôn bán ma túy. Sau khi chứng minh xong vụ án đó (là chứng minh được ID Facebook là của chúng tôi) thì ngày hôm sau họ mời chúng tôi lên lần nữa và cũng không nói mời lên vì lý do gì hết. Họ chỉ nói là mời lên vì có liên quan đến vụ việc ngày hôm trước.”
15 Tháng Bảy 20235:04 CH(Xem: 4031)
Hoà thượng Thích Vĩnh Phước cho biết trong buổi làm việc, phía công an in ra những bài viết của ông trên Facebook về việc Uỷ ban Nhân dân huyện Xuyên Mộc ra lệnh bắt tháo dỡ những công trình xây dựng trong chùa Thiên Quang (xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và đài Đáp Lời Sông Núi (Hoa Kỳ) về việc có liên quan đến cơ sở tu hành này. Phía công an đòi ông xác nhận và vị hoà thượng cho biết ông cũng ký nhận những gì ông đã đăng trên trang Facebook cũ (Thích Vĩnh Phước- hiện nay đã bị Facebook khoá) cũng như việc ông trả lời phỏng vấn một số đài nước ngoài.
10 Tháng Bảy 202310:16 CH(Xem: 2281)
Đại diện ban tổ chức của cuộc biểu tình, ông Y Bion Mlo nói trong thông cáo: “Chúng tôi đề nghị Liên Hiệp quốc và các nước dân chủ trên thế giới gây áp lực lên Việt Nam để buộc họ tôn trọng nhân quyền của người Thượng bản địa ở Việt Nam. Hoa Kỳ không nên nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện trong việc tôn trọng quyền đất đai và tài sản của chúng tôi cũng như cho phép chúng tôi được tự do thực hành tôn giáo.”
30 Tháng Sáu 20239:25 CH(Xem: 2533)
Việt Nam đã yêu cầu các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới sử dụng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tự động phát hiện và xóa nội dung ‘độc hại’, yêu cầu mới nhất của chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt mạng xã hội, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 30/6. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook, YouTube, Google và TikTok phối hợp với các cơ quan chức năng để dỡ bỏ các nội dung được coi là ‘độc hại’, chẳng hạn như mang tính xúc phạm, sai sự thật và chống nhà nước. “Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành lệnh như vậy,” Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đưa tin từ buổi tổng kết giữa năm của Bộ Thông tin-Truyền thông...
29 Tháng Sáu 20238:29 CH(Xem: 4216)
Thư chung này đề cập đến việc lực lượng an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh, bắt giữ, thẩm vấn và đánh đập hai thành viên Y Si Eban và Y Khiu Niê của nhóm tôn giáo độc lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên khi hai người này trên đường đi dự Hội nghị về Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) tổ chức ở Bali (Indonesia) vào đầu tháng 11/2022. Theo đó, ông Y Khiu Niê bị an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào ngày 06/11 và trên đường về nhà ở huyện Krong Buk, ông bị an ninh tỉnh Đắk Lắk bắt giữ mà không có lệnh bắt của Viện Kiểm sát. Trong thời gian bị giam giữ trong trụ sở của Công an tỉnh...
29 Tháng Sáu 20238:28 CH(Xem: 4264)
Ông thuật lại lời của viên công an: “Tao không cần biết gì hết. Tại vì tao hận mày lâu lắm rồi. Mày là mấy người phản động, tuyên truyền tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc của người dân tộc bản địa cho người Khmer Krom hiểu biết. Mày là phản động đối với người Việt Nam.” Ông cho rằng mình bị đánh đập và tra khảo vì hoạt động của mình trong nhiều năm qua: “Tôi có đi phát sách Tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền của các dân tộc bản địa, Tuyên ngôn của Liên Hiệp quốc về quyền con người (Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền- PV).
28 Tháng Sáu 20238:03 CH(Xem: 2528)
Xem 'lực lượng cứu hộ' Tỉnh Lâm Đồng làm việc
19 Tháng Sáu 202311:07 CH(Xem: 4369)
Mọi người gặp mình dù không quen, cũng đều chào hỏi. Tôi mạnh dạn nói: “Tôi là người Việt Nam.” Khi biết tôi là người mới đến họ đều hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không. Những người đồng hương Việt Nam khi biết tin, mọi người đều chúc mừng và nói trường hợp của chúng tôi, gia đình chúng tôi đến được Hoa Kỳ như một phép lạ. Tiếng lành đồn xa, những người quen biết tôi trong nước cũng như tại Hoa Kỳ, không biết bằng cách nào đều biết thông tin tôi và gia đình đã đến được bến bờ tự do.”
11 Tháng Sáu 20235:52 CH(Xem: 2341)
Như tin đã loan, vào rạng sáng 11/6 có 40 người mặc áo rằn ri chia ra hai nhóm tấn công vào trụ sở công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm sáu cán bộ xã, công an tử vong. Một số trong nhóm người này sau đó ra ngã ba Ea Sim, Quốc lộ 27, chặn một ôtô bán tải rồi bắn chết một tài xế, theo bản tin của VnExpress bị xóa sau khi đăng tải không lâu. Theo AFP, vùng đất Tây Nguyên- nơi nhiều nhóm dân tộc thiểu số cư ngụ, là một khu vực nhạy cảm đối với chính phủ toàn trị Việt Nam. Đây là một điểm nóng với nhiều bất đồng trong nhiều vấn đề, gồm chuyện đất đai.
06 Tháng Sáu 20238:22 CH(Xem: 4517)
Chúng tôi, Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm phản đối tòa án CS Đắk Lắk đã ngồi xổm trên pháp luật để xử án bất công đối với ông Đặng Phước. Ông là một nhà giáo yêu nước, thương dân, thường xuyên chia sẻ những quan điểm nhằm xây dựng đất nước phát triển tốt đẹp hòa nhập thế giới phương Tây qua thể chế dân chủ, đa nguyên. Nhưng đáng tiếc với một thể chế độc tài và tham nhũng đã bác bỏ những quan điểm điểm đó và bắt giam ông , với một bản án nặng là 8 năm tù giam và 4 năm quản chế.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!