Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia, nỗi lo cho Việt Nam

15 Tháng Mười 20219:58 CH(Xem: 3808)
Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ hải quân ở Campuchia,
nỗi lo cho Việt Nam

534d82f6-8d31-49a4-9921-5fcbe8f3fbe8



Sơn Hồng Đức
      RFA




Mỹ tiếp tục tố cáo căn cứ quân sự Ream

Ngày 13/10, trực tiếp đề cập Trung Quốc, Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, Campuchia - Chad Roedemeier - cho rằng: “Chúng tôi có những thông tin đáng tin cậy về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiếp tục xây dựng một công trình lớn tại Căn cứ Hải quân Ream" (1). Ông Chad Roedemeier cho rằng chính phủ Campuchia đã không hoàn toàn minh bạch về ý đồ, bản chất và quy mô của dự án nói trên, hay về vai trò của quân đội Trung Quốc trong dự án này, điều gây lo ngại về mục đích sử dụng căn cứ quân sự Ream. Ông Chad Roedemeier nhấn mạnh rằng bất cứ sự hiện diện nào của quân đội nước ngoài tại Ream cũng là vi phạm Hiến pháp của Campuchia và phá hoại an ninh khu vực.

Quan chức của Đại sứ quán Mỹ khẳng định rằng người dân Campuchia “có quyền được biết rõ hơn về dự án này và cần phải lên tiếng yêu cầu sự minh bạch về thỏa thuận quân sự này, bởi nó sẽ có những tác động lâu dài đối với đất nước.”

Trước đó, ngày 12/10, trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã công bố một số hình ảnh chụp từ vệ tinh của công ty công nghệ Maxar Technologies & Planet Labs cho thấy từ ngày 9-22/8/2021, đã có hai tòa nhà mới được xây dựng hướng về phía Bắc Căn cứ Hải quân Ream. Đây là những tòa nhà nằm cạnh hai công trình được xây dựng từ mùa xuân năm nay (2).

Vào cuối tháng 8/2021, một con đường mới đã bắt đầu được thi công từ cổng phía Tây Nam căn cứ Ream tới khu vực bờ biển có các công trình mới. Công trình này tiếp tục được thi công trong những ngày đầu tháng 10/2021. Trong tháng 8/2021, công việc dọn dẹp cũng được bắt đầu trên một lối đi kéo dài từ phía Tây Nam tới con đường mới, nằm ở phía sau một bệnh viện do Việt Nam tài trợ xây dựng.

Điều này cho thấy có khả năng một con đường thứ hai đang được làm để cắt ngang một khu vực rộng lớn mà Campuchia đã chuẩn bị và sau đó rào kín trong năm 2019, ngay trước thời điểm thông tin về việc Trung Quốc đạt thỏa thuận tiếp cận căn cứ này bị lan truyền. Cho đến nay, tất cả những gì được xây dựng trong khu vực này vẫn còn chưa rõ ràng.

Hình ảnh vệ tinh chụp cuối tháng 8 vừa qua cho thấy một con đường mới xây ở cửa phía đông nam căn cứ Ream. Hình: CSIS/Maxar Technologies and Planet Labs

Campuchia nói gì?

Ngày 14/10, chính phủ Campuchia đã bác bỏ tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh rằng Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động thi công tại Căn cứ Hải quân Ream ở phía Tây Nam Campuchia. Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan nhấn mạnh những cáo buộc của phía Mỹ là vô căn cứ và chỉ lặp lại những điều mà Thủ tướng Hun Sen trước đó đã nhiều lần chứng minh là thông tin giả mạo.

Ông Phay Siphan cho biết Campuchia hoàn toàn có đủ năng lực tự phát triển căn cứ Ream và sẽ không cho phép bất cứ quốc gia bên ngoài nào đặt các cơ sở quân sự trên chủ quyền lãnh thổ của mình. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh mọi quốc gia, trong đó có Mỹ, hỗ trợ việc xây dựng Căn cứ Hải quân Ream, và cũng hoan nghênh sự giúp đỡ của Trung Quốc.” (3)

Vì sao Mỹ lo ngại?

Căn cứ hải quân Ream đã trở thành tâm điểm căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Campuchia từ vài năm nay, sau khi báo Wall Street Journal hồi năm 2019 đưa tin về sự tồn tại một thỏa thuận bí mật, trong đó Campuchia đồng ý tiếp nhận các quân nhân Trung Quốc tại căn cứ vùng duyên hải này. Sau đó, việc Campuchia bất ngờ phá hủy những cơ sở hải quân do Mỹ hỗ trợ xây dựng đã gây khó chịu cho Washington cho dù Campuchia một mực khẳng định không thiên vị bất cứ quốc gia nào.

Hồi đầu tháng 6/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã bày tỏ quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia, đồng thời muốn chính quyền Phnom Penh giải thích về việc phá bỏ những cơ sở quân sự do Mỹ tài trợ tại Campuchia. Là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Campuchia trong nhiều năm qua, bà Sherman đã bày tỏ quan ngại và đưa ra đề nghị nói trên trong khuôn khổ cuộc gặp Thủ tướng Hun Sen hôm 1/6.

Lầu Năm góc hồi năm 2020 cho biết Washington quan ngại về những báo cáo cho rằng trụ sở chỉ huy chiến thuật của Hải quân Campuchia tại căn cứ Hải quân Ream đã bị phá dỡ và yêu cầu phía Campuchia giải thích về sự việc này. Trụ sở này chỉ dài khoảng 30 m và là nơi chứa một số tàu tuần tra nhỏ. Đến tháng 10/2020, Campuchia cho biết họ đã san bằng trụ sở này để phục vụ cải tạo mở rộng thêm và sẽ chuyển trụ sở đã bị phá dỡ đến vị trí khác, song phủ nhận những thông tin về sự liên quan của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau này Campuchia đã khẳng định Trung Quốc trực tiếp tham gia sửa chữa và cải tạo căn cứ này.

Kể từ năm 2019, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia được thiết kế nhằm mang lại một chỗ đứng vững chắc cho quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Hai căn cứ tạo ra mối lo ngại đều nằm dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Campuchia. Đầu tiên là căn cứ Hải quân Ream do Hải quân Hoàng gia Campuchia điều hành thuộc tỉnh Sihanoukville, có diện tích khoảng 76 hectares. Từ năm 2010, đây là nơi diễn ra các cuộc tập trận hải quân và huấn luyện chung hàng năm giữa Campuchia và Mỹ trong khuôn khổ chương trình Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT).

Căn cứ này đang được tu sửa lớn với nguồn kinh phí do Trung Quốc chi trả. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều tòa nhà nhỏ, một trong số đó được Mỹ tài trợ xây dựng từ năm 2012 và là trung tâm an ninh hàng hải. Hồi tháng 1/2020, Campuchia đã hỏi Mỹ liệu họ có trả tiền để nâng cấp tòa nhà hay không. Mỹ đồng ý, nhưng chỉ trong vài tháng, Campuchia đã thay đổi quyết định và nói rằng họ không cần sự giúp đỡ của Mỹ nữa. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ chi trả tiền nâng cấp. Đến tháng 9/2020, trung tâm an ninh hàng hải đã được di dời và tòa nhà bị phá bỏ.

Địa điểm thứ hai nằm xa hơn, trên bờ biển tại Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong. Năm 2008, một tập đoàn các công ty xây dựng Trung Quốc do Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) đứng đầu đã đàm phán hợp đồng 99 năm với Chính phủ Campuchia thuê 36.000 hectares (360 triệu m2) bất động sản đắc địa bên bờ biển tại Dara Sakor. Khu vực này chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia. Dự án khu công nghiệp, nhà ở và du lịch trị giá 3,8 tỷ USD bao gồm một cảng nước sâu và một đường băng sân bay dài 3,2 km có thể chứa hầu hết các loại máy bay quân sự. Kể từ đó, dự án này đã trở thành một trong những dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Hình minh hoạ: kỹ sư Trung Quốc đi qua hàng rào có chữ Trung Quốc bên cổng vào một công trình xây dựng đập do công ty China National Heavy Machinery Corporation thực hiện ở tỉnh Koh Kong, Campuchia, hôm 6/10/2021. AP

Ream và Dara Sakor hướng ra Vịnh Thái Lan, và các tàu chiến của Trung Quốc được triển khai ở đây sẽ chỉ mất một ngày để tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược mà phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Các nhà phân tích Trung Quốc từ lâu đã coi eo biển Malacca là nơi dễ tổn thương chiến lược. Sự hiện diện của tàu chiến gần đó để bảo vệ các tàu hàng Trung Quốc có thể giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh năng lượng của Bắc Kinh.

Việt Nam cần lên tiếng

Campuchia có vị trí địa chiến lược quan trọng khi nằm bên bờ Vịnh Thái Lan và cũng thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Sự hiện diện của một căn cứ quân sự ở Campuchia trên Vịnh Thái Lan sẽ tạo thêm điều kiện cho Hải quân Trung Quốc (PLAN) tiếp cận sườn phía Nam Biển Đông, đồng thời cải thiện khả năng ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào gần eo biển Malacca, nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc, với khoảng 80% lượng nhiên liệu nhập khẩu của nước này đi qua đó.

Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ không có giá trị gì trong việc thúc đẩy các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông do nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Nhưng nó sẽ gây ra áp lực đối với Việt Nam. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng Trung-Việt về các đảo đang tranh chấp, Bắc Kinh có thể gửi đi một thông điệp chiến lược bằng cách gửi tàu chiến và máy bay quân sự đến Campuchia như một lời cảnh báo đối với Hà Nội.

Sự hiện diện của PLA tại Campuchia cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào quan hệ song phương với Việt Nam. Mặc dù ông Hun Sen có quan hệ thân thiết với Trung Quốc nhưng ông luôn thận trọng vun đắp mối quan hệ chính trị thân tình với Hà Nội.

Việt Nam có mối quan hệ thân tình với Campuchia và ông Hun Sen. Mới đây, lãnh đạo ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã có cuộc gặp để thể hiện sự thân tình này. Sang năm, Campuchia cũng sẽ giữ chức vụ Chủ tịch ASEAN. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải thẳng thắn nói lên quan ngại của mình trước việc có khả năng Trung Quốc sẽ đặt một căn cứ quân sự tại Campuchia. Nhiều chuyên gia cho rằng, đường lối ngoại giao của Việt Nam đối với Lào và Campuchia vẫn mang tư tưởng cũ, luôn nhấn mạnh đến tình anh em, mà không thẳng thắn đưa ra các lợi ích và các đòi hỏi kèm theo. Cho đến nay, phân giới cắm mốc đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa thể hoàn tất vì một số lý do, mà trong đó có những sơ suất chủ quan từ phía Việt Nam.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 202110:34 CH(Xem: 4339)
Mới đây nhất, Giám đốc Sở Lao Động- Thương Binh & Xã Hội TPHCM Lê Minh Tấn vào ngày 18/10 tại tổ của Hội đồng Nhân dân Thành phố phát biểu “chưa có ai ở thành phố bị đói, hay thiếu mặc, lâm vào cảnh khốn khổ vì đại dịch.” Phát ngôn vừa nêu của ông Tấn đã bị phản đối mạnh mẽ, do đó trong ngày 20/10 ông Tấn đã phải đưa ra lời xin lỗi người dân. Qua đó, ông Tấn cho biết thêm đến thời điểm hiện nay, TPHCM đã giải quyết cho gần 10 triệu lượt người hưởng chính sách qua ba gói an sinh hỗ trợ cho những đối tượng bị tác động bởi dịch COVID-19.
30 Tháng Mười Một 20218:46 CH(Xem: 4757)
Thời gian trước đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát ngôn rằng, Vắc xin tốt nhất là vắc xin sớm nhất. Cho nên những Vắc xin của TQ sau này đang nhập khẩu vào Việt Nam đều là Vắc xin đểu giả nhất, nguy hiểm nhất, nó gây tới tử vong đến con người. Điều đó đã minh chứng cho thấy. Hôm nay Thanh Hoá, có 4 công nhân chết và hơn chục công nhân đang nằm bệnh viện sau khi tiêm vaccine Trung Quốc!
25 Tháng Mười Một 202110:19 CH(Xem: 5010)
Điều khó tránh là họ không hồi đáp trực tiếp câu hỏi nêu ra, chuyện chẳng có gì ngạc nhiên. Quả thật đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam chấp nhận tham gia đối thoại tương đối cởi mở với xã hội dân sự. Do đó tôi nghĩ điều quan trọng là chính quyền Việt Nam đã chính thức nghe các mối quan tâm của xã hội dân sự. Việc còn lại là chuyện của chúng tôi, tức Ban Tư vấn và Hội đồng Châu Âu gây sức ép với nhà cầm quyền Việt Nam để tiếp tục theo đuổi các mối quan tâm do xã hội dân sự đề xuất.
23 Tháng Mười Một 202111:33 CH(Xem: 9081)
Trong trường hợp này, những gì chúng ta thấy ở Serbia là một vụ việc nghiêm trọng mà công nhân Việt Nam đã hoàn toàn bị tước đoạt quyền của họ. Hộ chiếu của họ bị lấy mất, tiền công không được trả. Rõ ràng là trong một thời gian dài, các quyền xã hội của họ không được đảm bảo, và điều đó phụ thuộc vào tất cả chúng ta, các tổ chức phi chính phủ ở các quốc gia cụ thể, và cả chúng tôi ở Liên minh Châu Âu, phải đưa vấn đề này ra và chất vấn các nhà chức trách rằng điều gì đang xảy ra ở quốc gia của anh vậy? Và anh dự định làm gì với nó?
19 Tháng Mười Một 20219:16 CH(Xem: 4839)
Những vi phạm này được xác định là đã gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát, lãng phí tiền, tài sản Nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành y tế. Bà Tiến được xác định phải chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Y tế và Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Y tế nhiệm kỳ 2015 - 2020. Về mặt cá nhân, bà Tiến phải chịu trách nhiệm về những vi phạm...
18 Tháng Mười Một 202110:36 CH(Xem: 4098)
“Là người Mỹ, chúng ta không thể nào ngồi yên và ngó lơ những con người đang đấu tranh cho những quyền mà chúng ta trân trọng. ”Bà kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải làm sao để chế độ Hà Nội ‘không có năng lực tài chính để đàn áp người dân’.Về phần mình, dân biểu Tom Tiffany của địa hạt số 7, bang Wisconsin, khẳng định rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nên tuân theo nguyên tắc ‘quyền tự do tôn giáo là quyền bất khả xâm phạm được Tạo hóa ban cho chứ không phải đặc ân do chính quyền ban phát’.
11 Tháng Mười Một 202110:44 CH(Xem: 4174)
Hồi đầu tháng 6, Malaysia đã phải triển khai máy bay chiến đấu khi phát hiện 16 máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc bay gần không phận của Malaysia mà không thông báo trước. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah ngày 20/10 phải khẳng định: “Chừng nào Petronas còn làm việc tại Kasawari, chúng tôi có thể khẳng định Trung Quốc sẽ đến thăm khu vực đó thường xuyên hơn. Chúng tôi đã luôn luôn phản đối. Và cũng không thể đếm được số công hàm phản đối mà chúng tôi đã gửi đến Trung Quốc. Song, chúng tôi sẽ kiên định và tiếp tục phản đối thông qua...
10 Tháng Mười Một 202111:23 CH(Xem: 4503)
Các lãnh đạo nước Đức đang tìm mọi cách nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, nhưng không làm xáo trộn cuộc sống và xã hội của người dân, luôn quan tâm cũng như trách nhiệm hỗ trợ về tài chính cho người dân, họ không ngăn sông cấm, không hô hào theo kiểu chống dịch như chống giặc như mấy ông lãnh đạo xứ Đông lào nước ta, đám lãnh đạo CS chỉ biết chống dịch bằng mồm và tìm đủ mọi cách moi tiền của người dân Việt Nam chúng ta. Qua đây nhà cầm quyền csVN hãy học cách chống dịch Covid - 19 như cách nước dân chủ phương Tây.
09 Tháng Mười Một 202110:23 CH(Xem: 3923)
Thông cáo cho biết cuộc đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ lần thứ 25 bàn nhiều vấn đề nhân quyền gồm tự do biểu đạt, tự do tôn giáo-tín ngưỡng, pháp trị và cải cách luật pháp, hợp tác đa phương về nhân quyền, cũng như những trường hợp cá nhân được quan tâm. Bên cạnh đó đối thoại còn bàn đến quyền của những người trong tình huống bị thương tổn như những nhóm sắc tộc thiểu số, những người thuộc cộng đồng LGBT+, người khuyết tật. Cam kết thăng tiến việc tôn trọng nhân quyền của Mỹ là nền tảng của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ và là một yếu tố thiết yếu của chính sách...
06 Tháng Mười Một 202111:01 CH(Xem: 9757)
Tịnh Thất Bồng Lai là một cơ sở thờ tự tư nhân, họ tu tại gia, trong đó có thể có cả gia đình con cháu đồng tu, điều đó hoàn toàn không vi phạm pháp luật hiện hành của đảng cs. Nếu csVN dẹp bỏ Tịnh Thất này chỉ nói lên tại Việt Nam chỉ chuyên dùng luật rừng, chà đạp thô bạo nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Nguyễn Phương Hằng không có bất cứ một tư cách gì để nhục mạ và tấn công Tịnh Thất Bồng Lai bởi vì thị cũng chỉ là một công dân bình đẵng với mọi người, nay Ban Tôn Giáo csVN đu theo đít mụ ta để hít bã mía, đàn áp một cơ sở thờ tự tư nhân...
30 Tháng Tư 2024
Với sự ra đi “bất ngờ” của ông Vương Đình Huệ, đảng CSVN đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ trước tới nay. Những người thay thế ông Huệ và ông Thưởng chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm Bà Trương Thị Mai, 66 tuổi, quê Qủang Bình, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thủ tướng Phạm Minh Chính, 66 tuổi, quê Thanh Hóa và Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Tuy nhiên ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư để lãnh đạo Đảng khóa XIV càng mù mịt hơn, vì những người có điều kiện nhất đã bị loại.
29 Tháng Tư 2024
Trong trại, dù Kẻ Nằm Vùng có lời khuyên trước là không nên – nhưng tướng Trọng, thay vì mặc quần áo dân sự như mọi người tị nạn khác – tiếp tục diện bộ quân phục đại lễ với đầy đủ phụ tùng, dây biểu chương, huy chương, nón kết…đi vào nhà ăn tập thể. Tướng Trọng được 4 người đàn ông đang ngồi ăn, đứng dậy đón chào nghiêm chỉnh đúng tác phong thuộc cấp. Tuy nhiên ngay sau đó bị một số người, có khá nhiều phụ nữ chửi bới, ném thức ăn vào người, khiến ông tối tăm mặt mũi, được Kẻ Nằm Vùng kéo chạy ra ngoài nhưng rồi phải trốn vào một nhà cầu công cộng.
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...