Nhân Quyền-Tù Nhân Chính Trị-Tù Nhân Lương Tâm

15 Tháng Năm 202310:18 CH(Xem: 348)

               Nhân Quyền-Tù Nhân Chính Trị-Tù Nhân Lương Tâm


bo-cong-an-1

Trần Công Lân




Từ khi con người có ý niệm dân chủ thì quan niệm về nhân quyền phát sinh. Khác biệt về văn hóa, tôn giáo khiến nhân quyền được hiểu khác nhau tùy địa phương cho đến khi có sự xuất hiện của cơ quan Liên Hiệp Quốc (tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền 1948). Nhưng các nước cộng sản đã đặt nhân quyền dưới quy định của chủ nghĩa Duy Vật và ý nghĩa nhân quyền đã bị xuyên tạc bởi tầng lớp cai trị hơn là nguyện vọng của người dân.

Trong khi các nước dân chủ Tây phương áp dụng nguyên tắc nhân quyền trong phạm vi quốc gia, các nước nhược tiểu thì nhân quyền là một đòi hỏi quá đáng. Khi kinh tế toàn cầu phát triển thì trật tự thế giới vẫn chưa ổn định. Và khi con người không có nhân quyền để sống trong xã hội dân chủ hay độc tài thì tranh đấu vẫn còn tiếp diễn. Trở ngại cho người dân tại các nước độc tài, kém phát triển là thiếu lãnh đạo. Người dân chỉ phản ứng khi quyền lợi, đời sống bị va chạm bởi áp bức và họ không ý thức đó là quyền lợi chính trị.

Khi đứng lên phản kháng về áp bức, bất công trong đời sống người dân bị chính quyền bắt giam. Họ là tù nhân lương tâm.

Khi người dân ý thức bất công xã hội gây ra do sự cai trị độc tài, độc đoán và đứng lên đòi hỏi dân chủ vì chỉ có thay đổi chính trị mới dẫn đến thay đổi xã hội, luật pháp, kinh tế.... Họ bị chính quyền bắt giam. Đó là tù nhân chính trị.

Cả hai đều chưa ý thức được nhân quyền là quyền căn bản của mọi người dân sống trong một xã hội mà luật pháp của xã hội bắt buộc phải tôn trọng. Nhưng họ không quyết định được đấu tranh nhân quyền sẽ dẫn đến thay đổi chính trị hay thay đổi chính trị sẽ dẫn đến nhân quyền được tôn trọng. Vì hiến pháp quy định quyền của người dân mà hiến pháp lại do đảng độc tài thực hiện thì đấu tranh nhân quyền là đấu tranh để thay đổi hiến pháp hay đòi chính quyền thực hiện "nhân quyền" đã được hiến pháp quy định? Vì đảng (chế độ) độc tài định nghĩa nhân quyền khác với tiêu chuẩn thế giới tuy rằng chế độ độc tài vẫn tham dự các sinh hoạt quốc tế.

Một khi người dân lên tiếng nói và bị chính quyền đàn áp tức là quyền lợi của họ trong xã hội đã bị tầng lớp cai trị bóc lột và bịt miệng người dân.

Trong cuộc sống bình thường, con người (người dân) ít để ý đến "quyền làm người" (nhân quyền) vì nền giáo dục không đặt nặng vào việc xây dựng con người mà chỉ đào tạo con người sống có kiến thức chuyên môn và làm việc cho xã hội. Chỉ đến khi bị chà đạp, áp bức, bất công thì con người mới phản kháng (lương tâm). Nhưng để ý thức về nhân quyền thì đòi hỏi kiến thức lý luận, tổ chức để tranh đấu trên đường dài. Nhưng quy định về nhân quyền thì có nhiều kẽ hở vì bạo quyền có thể định nghĩa khác với tiêu chuẩn quốc tế vì chính quyền độc tài cũng là hiến pháp và luật pháp. Công lý hay công bằng xã hội tại các nước độc tài, độc đảng nếu không bị gian lận về người (thi hành luật) thì cũng bị gian lận về chữ nghĩa (luật pháp). Do đó để những đòi hỏi tranh đấu về tù nhân lương tâm, nhân quyền cuối cùng phải đi đến chính trị. Nói đến chính trị là nói đến giáo dục. Nhưng làm sao có thể giáo dục quần chúng trong một xã hội độc tài áp bức?

I .Quá khứ đấu tranh

Kể từ khi cộng sản chiếm miền Nam 1975 và đặt toàn quốc dưới sự cai trị độc đảng thì sự phản kháng của người dân luôn luôn xảy ra. Nhưng vì tin tức và giao thông bị ngăn chận, kiểm soát mỗi khi có biến động nên người dân không biết những gì đã xảy ra và các nhóm phản kháng bị dập tắt mau lẹ. Tuy bề ngoài cộng sản luôn tuyên truyền về chủ nghĩa duy vật của Marx nhưng đó chỉ là một lý thuyết rỗng được dựng lên bởi cộng sản quốc tế Nga-Hoa. Tham vọng chính trị của cộng sản VN khác Nga-Hoa (là muốn chống Tây phương). Cộng sản VN chỉ muốn cai trị dân để bóc lột như một đảng cướp. Những tranh chấp được gọi là thân Nga hay thân Tàu (Trung Cộng) chỉ là bề ngoài của phe nhóm trong nội bộ cộng sản VN cần sự che chở của đàn anh để tiếp tục có vũ khí đàn áp dân chúng để tồn tại. Mỗi mùa đại hội đảng là cơ hội để dàn xếp ai sẽ tiếp tục lãnh đạo và được đàn anh chấp thuận. Thay đổi lãnh đạo VN xem ra có vẻ dân chủ nhưng thực chất chỉ là màn kịch khi các ứng viên đã được chọn sẵn và dân (bị ép buộc) đi bầu dù ít hay nhiều cũng chẳng thay đổi giá trị của chế độ độc tài.

Nguy hiểm hơn nữa là kể từ khi đổi mới 1996, cộng sản VN ngày càng nghiêng về phía Trung Cộng nhất là sau khi Trần Đại Quang chết vì bệnh lạ sau khi đi họp với Trung Cộng. Cuộc xâm lăng thầm lặng của Trung Cộng vào VN ngày càng tăng tuy trên bề mặt thỉnh thoảng cộng sản VN cũng lên tiếng phản đối với quốc tế nhưng dân Tàu vẫn tràn sang VN mở dịch vụ, thương mại, mua đất lũng đoạn kinh tế, môi sinh ... và nhà nước cộng sản VN im lặng. Do đó không thấy làm lạ khi các nhà đấu tranh nhân quyền, lương tâm hay chính trị vẫn bị đàn áp cho dù kinh tế VN có thay đổi bao nhiêu bởi sự đầu tư từ bên ngoài cũng không thay đổi áp lực chính trị của cộng sản VN đối với người dân. Ngay cả các sinh hoạt xã hội dân sự (NGO) cũng không ngăn cản được sự băng hoại xã hội tại VN.

Trung Cộng đã thay đổi chính sách sau cuộc chiến 1978 với VN. Thay vì chiếm VN thì Trung Cộng sẽ áp lực, mua chuộc, lũng đoạn chính trị VN qua đảng cộng sản VN như chúng ta đang thấy.

- Cộng sản VN vẫn cai trị VN nhưng mọi hành động đều theo sát những gì Trung Cộng muốn. Các đập nước trên sông Cửu Long tại Lào là lưỡi dao kề cổ cộng sản VN: chận nước sông là vựa lúa miền Nam sẽ biến mất.

- Dân Trung Hoa tràn sang VN, miền Bắc nhiều nhất, mạnh nhất, rõ rệt nhất. Dân Bắc chạy vào Nam. Dân Nam chạy ra nước ngoài.

- Các đặc khu âm thầm xuất hiện đẩy dân Việt ra khỏi những khu vực kinh tế hay yếu điểm quân sự.

- Quân đội VN vẫn tân trang vũ khí nhưng không phải để chống Trung Quốc vì đó là tiền VN bỏ ra nhưng sau này sẽ trở thành sở hữu của Trung Cộng khi có chiến tranh vì đảng cộng sản VN sẽ theo lệnh Trung Cộng. Cứ nhìn vào những chuyến đi Trung Cộng của chủ tịch đảng cộng sản VN thì biết cộng sản VN lệ thuộc Trung Cộng ra sao. Nhất là cái chết của Trần Đại Quang 2018 cho thấy Trung Cộng kiểm soát VN như thế nào.

- Trung Cộng vẫn để VN làm ăn kinh tế với thế giới vì đó là nguồn tiền cho đảng cộng sản VN tham nhũng thay vì Trung Cộng phải bỏ ra để hối lộ cộng sản VN. Đôi bên cùng có lợi. Chưa kể là hàng Trung Cộng đưa sang VN để lấy thương hiệu "làm tại VN" (Made in VN).

- Phương thức đàn áp chống đối của cộng sản VN đi sát với những gì Trung Cộng áp dụng trong nước.

Biết như vậy để ý thức cuộc đấu tranh của những tù nhân chính trị, nhân quyền, lương tâm sẽ gặp trở ngại như thế nào.

II .Tù nhân lương lâm

Con người có giá trị hay không là ở lương tâm chứ không phải bề ngoài hay bằng cấp. Có lương tâm là biết suy nghĩ Phải -Trái, Thiện-Ác. Và đó là sự khác biệt giữa con người cộng sản (ác) và chống cộng sản (thiện). Vì cộng sản dùng bạo lực để chiếm chính quyền và người dân không có phương tiện để chống đối đành chịu đựng sống dưới chế độ độc tài. Một số người sẽ theo đuôi với cộng sản để làm ăn, đa số còn lại chịu đựng, bịt tai, nhắm mắt sống qua ngày. Nhưng lương tâm vẫn còn tồn tại trong một thiểu số nào đó. Khi sự áp bức của cộng sản tới một mức độ họ không còn chịu đựng nổi thì sự phản kháng bộc phát. Họ bị nhà nước bắt giam. Chúng ta có những người tù nhân lương tâm.

Tù nhân lương tâm có thể là những người hoàn toàn lớn lên dưới sự cai trị độc tài của cộng sản, có thể họ không biết gì về chế độ dân chủ Tây phương hay sống như thế nào là tự do, dân chủ nhưng từ chính trong tâm họ đã phát sinh Nhân tính (tình người). Và khi thấy nhà nước, công an, viên chức chính quyền áp bức người dân bất kể luật lệ, nhiệm vụ mà chính kẻ áp bức tuyên truyền hàng ngày thì lương tâm thúc đẩy họ phải lên tiếng, hành động cho dù biết hay không biết hậu quả sẽ như thế nào.

Dĩ nhiên nhà nước sẽ thẳng tay trừng trị vì họ biết những người có lương tâm như vậy chỉ là thiểu số nhưng nếu không dập tắt thì sự phản kháng sẽ lan rộng, gây bất ổn xã hội là điều cộng sản lo sợ nhất cho chế độ độc tài. Cô lập loại người này theo thời gian sẽ chận hiểm họa đe dọa sự cai trị của cộng sản vì cộng sản biết họ không có ý thức chính trị (lý thuyết) dễ có thể trở thành mối nguy hiểm lâu dài cho chế độ. Đã có những tù nhân lương tâm bị đẩy ra nước ngoài. Lương tâm của họ vẫn còn đó nhưng họ sẽ làm gì để giúp những người còn lương tâm trong nước?

Tù nhân lương tâm là những người chiến sĩ đơn độc. Họ đứng lên vì không thể chấp nhận sự đàn áp của chính quyền đối với một số người dân. Nhưng chính họ và những nạn nhân cũng bị nhà nước cô lập vì công an bao vây, báo chí chỉ là tay chân của nhà nước sẽ không phổ biến tiếng nói của họ. Hàng xóm, thân nhân của họ bị đe dọa. Và đám đông còn lại ngó lơ vì chỉ muốn an phận sống qua ngày. Thiếu lãnh đạo và bị cô lập thì không có cuộc đấu tranh nào có thể tồn tại.

III .Nhân quyền

Những người đấu tranh cho nhân quyền tại VN đều hiểu bản chất của chế độ cộng sản là giả dối. Ngay cả hiến pháp của nhà nước cộng sản cũng chỉ là trò hề che mắt thế giới. Nhưng vì không thể chống chế độ cộng sản bằng võ trang nên họ chọn con đường thách thức với bạo quyền qua tiếng nói. Dù biết rằng họ không thể thắng khi cả hệ thống chính quyền, tòa án, báo chí, công an... đều do đảng quyết định trong bóng tối thì cuộc đấu tranh của họ chỉ cố đem ra trước ánh sáng dư luận những gian dối của chế độ độc tài và ghi nhận tội ác của cộng sản trước lịch sử dân tộc.

Những người đấu tranh cho nhân quyền không hy vọng gì cộng sản sẽ thay đổi hiến pháp hay nhân quyền vì nếu người dân có nhân quyền có nghĩa là chế độ sẽ mất quyền lực cai trị. Chọn con đường nhân quyền thì ít nhất họ cũng có lý luận, suy nghĩ nhưng vì sao từng cá nhân đấu tranh xuất hiện là bị cô lập, cuộc xử án họ cũng xảy ra rất nhanh và gọn. Cuối cùng là tù đày hay bị trục xuất ra khỏi nước. Cuộc đấu tranh của họ hầu như chỉ là cá nhân vì không thể lan rộng hay ảnh hưởng tới quần chúng. Tuy vậy vẫn có người tiếp nối nhưng họ có học được bài học của người đi trước hay không? Kết quả rõ ràng nhất là thế giới tiếp tục ghi nhận VN là nước vi phạm nhân quyền cao nhất. Nhưng rồi thế giới vẫn giao thương với VN và chế độ cộng sản vẫn tồn tại.

Vậy cựu tù nhân đấu tranh cho nhân quyền khi ra khỏi nước sẽ làm gì để giúp những người đã và đang đấu tranh cho nhân quyền trong nước? Chúng ta, người Việt hải ngoại, đã hiểu gì nhân quyền (của quốc gia đang cư ngụ) và làm như thế nào để sử dụng "nhân quyền" trong cuộc chiến chống độc tài cộng sản?

Mặt trận nhân quyền không thể đứng đơn độc. Nhân quyền cần liên kết với các tổ chức chính trị để phối hợp trong cuộc chiến đem lại tự do, dân chủ cho VN. Vậy thì các tù nhân chính trị đã làm gì?

IV .Tù nhân chính trị

Đã là tù nhân chính trị tất nhiên họ đã có ý thức chính trị về độc tài cộng sản và không cộng sản. Nhưng khi chọn đấu tranh chính trị họ tất hiểu rằng con đường đó có rất ít hy vọng thành công mà có nhiều cơ hội vào tù. Cũng như tù nhân lương tâm hay nhân quyền, họ không thể ngồi yên trước sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản. Sự xuất hiện của họ chỉ là cái gai trước mắt chế độ cần phải dẹp bỏ. Họ cũng chấp nhận làm vật đổi chác giữa chế độ cộng sản và thế giới để có chút cải thiện cho đời sống người dân. Nhưng rồi họ cũng chung số phận tù đày và cuối cùng bị đưa ra nước ngoài. Cuộc đấu tranh bị cắt đứt liên lạc với quần chúng thì sẽ không còn đe dọa chế độ nữa.

Vậy cuộc đấu tranh chính trị trong nước sẽ như thế nào khi cá nhân đấu tranh bị cô lập với đám đông? Họ có tổ chức, lãnh đạo hay không? Hay cũng chỉ vì lương tâm thúc bách nên phải hành động?  Đấu tranh chống chế độ độc tài cộng sản không phải trò chơi cút bắt của trẻ con. Nếu họ biết rằng chủ trương của cộng sản là "giết lầm còn hơn bỏ sót" và lịch sử đã cho thấy khi cộng sản nhận diện những ai nguy hiểm cho sự tồn vong của chúng thì với bất cứ giá nào phải loại bỏ chứ không có chuyện tha lầm hay đưa đi nước ngoài (bài học của Trotsky cần phải ghi nhớ bởi những người muốn chống cộng).

Đã đi vào lãnh vực chính trị thì tầm nhìn, suy nghĩ, lý luận của họ phải hơn những người đấu tranh vì nhân quyền hay lương tâm. Vậy thì từ khi còn trong nước họ đã suy nghĩ như thế nào và ngày nay, ở hải ngoại, họ đã suy nghĩ những gì?

Tất cả đều có kinh nghiệm với chế độ và con người cộng sản. Có thể họ chưa nắm vững về sinh hoạt dân chủ nhưng đó là con đường phải đi qua để có thể giúp đỡ những thế hệ sau tiếp nối cuộc đấu tranh của họ vì đó là bản chất của con người "Sống".

Vì sao họ chưa ngồi lại với nhau? Vì lương tâm? Vì nhân quyền? Hay khác biệt chính kiến? Hay tôn giáo?

V .Tôn giáo

Tìm hiểu các tôn giáo, chúng ta đều thấy sự kêu gọi đời sống đạo đức, giúp đỡ người khác, sống lương thiện…. Nói chung là làm điều tốt cho bản thân và xã hội. Nhưng nhìn vào thực tế của thời đại khi tôn giáo đã thành lập ít nhất 2000 năm trước thì giáo điều trở thành sáo ngữ vì chẳng còn ai sống theo lời dạy của vị sáng lập. Nếu có thì họ đã không xuất hiện trong đời thường. Mà đã xuất hiện trong đời thường thì đa số là đồ giả. Nhưng vì con người sống cần có niềm tin cho nên những kẻ rao bán niềm tin vẫn sống thịnh vượng.

Đặc biệt là tại các nước nghèo, thiếu thốn đủ thứ vật chất thì món ăn tinh thần là niềm tin càng đắt giá. Các tôn giáo đã phát triển mạnh tại các nước nghèo, độc tài là điều không tránh được. Cộng sản tuy ban đầu chống tôn giáo kịch liệt nhưng sau khi đổi mới thì cộng sản thấy rằng "tự do" tôn giáo có lợi cho sự cai trị nếu dân chúng và tôn giáo không chống lại sự độc tôn của đảng cộng sản. Tuy nhiên sự kiểm soát của đảng đôi khi gây xung đột với tín đồ vì cộng sản vẫn e ngại sự tu tập, truyền đạo sẽ dẫn đến âm mưu chống chế độ.

Niềm tin và sự kiểm soát quần chúng dẫn đến xung đột giữa giáo hội và chính quyền. Tại Trung Hoa và VN thì tôn giáo vẫn còn hoạt động cho tới khi nhà nước cảm thấy bất an thì ngăn cấm. Giáo dân chống đối cũng giống như các nhà đấu tranh vì lương tâm, nhân quyền hay chính trị nhưng họ có lãnh đạo, tổ chức. Đó là  điều chính quyền e ngại nhất.

Nhưng như chúng ta thấy khi Công Giáo biểu tình thì các tôn giáo khác im lặng. Khi Phật Giáo biểu tình thì cũng vậy. Vì mạnh ai nấy lo nên nhà nước có cơ hội dẹp từng nhóm. Vì lý do nào đó mà không có sự kết hợp thì chỉ có người trong cuộc mới trả lời nổi.

Nếu quốc gia, dân tộc là một thì cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ phải đồng nhất. Nếu vì tôn giáo (hay đức tin) mà chia rẽ trong công cuộc chống bạo quyền độc tài thì đó không còn là tôn giáo mà là tà giáo (cult).

Có thể nào con người tu dưỡng để có Nhân chủ và xây dựng dân chủ mà không đi qua tôn giáo?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2024
Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
24 Tháng Tư 2024
Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
23 Tháng Tư 2024
Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
22 Tháng Tư 2024
Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
21 Tháng Tư 2024
Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
17 Tháng Tư 2024
Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
17 Tháng Tư 2024
ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
12 Tháng Tư 2024
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
11 Tháng Tư 2024
Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
10 Tháng Tư 2024
Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!