Làm Sao Có Thể Kiểm Soát Tối Cao Pháp Viện
Nguồn hình Internet
Trần Công Lân
Đối với những ai đang mơ viết một "hiến pháp" cho VN không cộng sản hãy dừng tay để đọc mẫu tin này:
https://www.yahoo.com/news/
Chuyện cảnh sát quá tay làm chết người là thường tình vì cảnh sát cũng chỉ là người mà thôi.
Nhưng chuyện các ông bà Thẩm Phán Tối Cao, ngồi đó suốt đời mà phán như vậy là thế nào? Người dân bầu Quốc Hội và Tổng Thống để chọn các ngài và vị thế đó mà quý vị quyết định như vậy thì đâu là nhân đạo?
Luật pháp nếu chỉ là trắng-đen thì thà mua cái máy ATM thay vì nhả tiền (hay phát gạo) thì đưa ra một bản án. Như vậy đỡ tốn tiền nuôi các ông tòa, nhà tù tạm giam, tiền thế chân cho tội phạm… khỏi chờ ngày xét xử lâu lắc. Nhất là không có chuyện ông tòa thiên vị vì tội phạm thuộc hạng con nhà giàu, quen biết hay dân da trắng; tội nặng, phạt nhẹ; còn da đen thì tội nhẹ, phạt nặng.
Luật theo các đại học Tây Phương là thuộc về Nghệ Thuật (art). Mà nghệ thuật, hay hoặc dở, tốt hay xấu là do con người chứ không như khoa học, kỹ thuật là lý tắc (logic) không phân biệt tình cảm, xúc động.
Mà nghệ thuật thì không phải ai cũng học xong đại học (thi bằng luật) và làm được. Học giỏi chưa chắc đã có "giáo dục", hiểu được nghệ thuật: Vẽ đẹp, hát hay, phán xét hợp lý…. Nghệ thuật không có đúng-sai như khoa học, kỹ thuật mà là hợp lòng (ý) người.
Nhưng tâm ý con người như thế nào?
"Tâm viên, ý mã". Ý kiến con người có thể thay đổi bất chợt. Trong khi Hiến Pháp, luật pháp là chữ viết xuống không thể thay đổi trong chốc lát được.
Cộng sản dùng tòa án Nhân Dân nhưng do đảng đạo diễn nên mất giá trị. Nếu thực sự là nhân dân xử án với sự trợ giúp pháp luật của các nhà chuyên môn thì kẻ tội phạm sẽ bị xử tại chỗ gây tội ác. Gia đình, thân nhân của nạn nhân sẽ quyết định hình phạt.
Bạn có gì phản đối?
Không có chuyện nhà tù, cai tù tốn tiền của xã hội. Sẽ không có chuyện luật sư cãi đổi trắng thay đen hay ông tòa phán quyết không công bằng. Nhân dân (địa phương) quyết định bản án, đúng hay sai, phạm nhân nếu tái phạm thì cộng đồng chịu trách nhiệm. Còn nếu gửi đi nơi khác mà cộng đồng nơi đó tẩy chay thì kẻ phạm pháp sẽ không còn đất sống. Đó mới thực bản án suốt đời mà phạm nhân phải suy nghĩ kỹ trước khi phạm pháp.
Các ông bà thích viết Hiến Pháp có hiểu rằng đời người chỉ có 100 năm, các ông bà sống đến 60 mới biết chút đỉnh để gọi là nói chuyện pháp luật. Mà Hiến Pháp là bộ luật căn bản của xã hội, quốc gia để con người sống chung với nhau. Thế hệ sau có chịu nổi điều luật của 100 năm trước hay không?
Thí dụ như chuyện súng (second amendment). Các nhà sáng lập nghĩ dân có súng để tự bảo vệ khi đất rộng mà chính quyền ở xa, cơ chế chính quyền chưa vững chắc, nền độc lập, dân chủ (báo chí, toà án, quốc hội, quân đội…) phải nương nhờ vào ý thức của dân để chống độc tài (chuyện săn bắn là giải trí, không kể vào đây). Nhưng khi nền dân chủ vững mạnh thì chuyện cầm súng chống chính quyền có vẻ vô lý. Chẳng lẽ quân đội, báo chí, hệ thống tòa án đều bị mua chuộc hết hay sao? Và nếu vậy thì các nhóm "nhân dân tự vệ" (militia) sẽ làm được gì khi đối đầu với quân đội? Thế kỷ 21 không phải như thế kỷ 17 để "giành độc lập". Nếu đấu tranh nơi nghị trường đã không đủ thuyết phục để theo nẻo chánh thì súng đạn có ích gì với đám đông mê muội?
Trở lại với các ông bà Tối Cao Pháp Viện, có ai bảo đảm các ông bà này không thiên vị, sai lầm hay phán quyết không được đẹp (vì nghệ thuật) thì có cách gì sửa được không?
Lý Đông A (LĐA) có nói đến "đan quyền" như một hình thức can thiệp để kiểm soát hay sửa đổi sai lầm nếu có nhưng LĐA không nói chi tiết làm như thế nào.
Đại cương theo cách nhìn của LĐA thì có 3 bộ phận từ dân bầu ra, kiểm soát lẫn nhau theo vòng tròn A đến B đến C rồi trở lại A. Nếu 2/1 thì coi như thắng. Nhưng căn bản của xã hội Duy Dân theo LĐA thì vẫn là giáo dục con người theo Sinh Mệnh Tâm Lý, Thiết Giáo và Duy Nhân Cương Thường. Vậy nếu con người có giáo dục, có ý thức (qua tu dưỡng) thì đâu có chuyện làm bậy và như vậy "đan quyền" trong hệ thống chính quyền dân chủ chỉ là phụ.
Đó là chưa kể LĐA còn đưa ra Cơ Năng Hiến Pháp, một loại Hiến Pháp cần điều chỉnh theo thời gian đã định (schedule maintenance) cho phù hợp thời thế, lòng người.
Nhưng khổ nỗi, con người vốn thay đổi xấu nhiều hơn tốt. Một khi xã hội bắt đầu thịnh vượng, yên ổn (như Mỹ sau 1945) thì dân bắt đầu hư hỏng trong cuộc sống, giáo dục và sau vài thế hệ là vứt đi (như hiện xã hội Mỹ nay). Khi bản chất con người suy thoái thì sửa từ đâu khi bản thân sai lầm mà không biết là sai trong khi Hiến Pháp vẫn cho phép cầm súng, biểu tình đòi tự do "ngôn luận" nhưng thiếu lý luận, tự tụ họp mà bất kể đến an ninh của người khác. Khi Tổng Thống xúi giục bạo động và khen đó là người tốt. Khi cảnh sát bắt người phạm pháp và Thống Đốc ra lệnh thả vì lý do không đáng tội?
Nếu người Mỹ gốc Việt không tìm ra lời giải đáp thì xin vui lòng quên chuyện một Hiến Pháp cho VN tương lai.
TCL
(Việt lịch 4899)