Nguy cơ nguồn cá Biển Đông cạn kiệt bởi Trung Quốc

03 Tháng Chín 20209:35 CH(Xem: 6013)

              Nguy cơ nguồn cá Biển Đông cạn kiệt bởi Trung Quốc


952c597d-2557-4988-a6ab-f7b7ac4d72aaHình minh hoạ. Đội tàu cá của Trung Quốc tại cảng Đông Phương, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc hôm 18/6/2014 -
Reuters



Nguyễn Bá Toàn
        RFA


Đang xuất hiện một cuộc cạnh tranh mới ở Biển Đông, nơi các tàu đánh cá và tàu chiến ngày càng dựa vào thiết bị điện tử, vệ tinh và các chiến lược thời chiến để đưa ra yêu sách lãnh thổ và khai thác một trong những ngư trường “giàu có” nhất thế giới.

Căng thẳng gia tăng trên biển Đông đã khiến tình hình ảm đạm đối với 3,7 triệu ngư dân ở Biển Đông, đặc biệt là ngư dân Việt Nam. Khi sự cạnh tranh nguồn cá ngày càng khốc liệt, nguy cơ xung đột gây căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Các mối đe dọa ngày càng tăng và sản lượng khai thác giảm do đánh bắt quá mức khiến nhiều ngư dân phải bỏ nghề. Tuy nhiên, vẫn có những ngư dân quyết tâm ở lại và “chiến đấu” cho “lẽ sống” duy nhất của cộng đồng họ suốt nhiều thế hệ. Ông Nguyễn Quốc Chính, Trưởng đoàn Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho báo chí biết: “Ngày nay, chúng tôi phải ra khơi đánh cá, bảo vệ tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền đất nước - biển và hải đảo - để con em chúng tôi còn có thể câu cá ở đó”.

Hiện nay, để có thể đánh bắt quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ngư dân Việt Nam phải áp dụng chiến thuật dẫn đường của các tàu buôn trong Thế Chiến II, cùng với các thiết bị điện tử hiện đại để phát hiện các bãi cạn. Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Biển Đông thường xuyên bị tấn công, quấy rối hoặc bị cướp bóc. Các thuyền viên của một tàu đến từ đảo Lý Sơn cho biết họ đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm vào ngày 10/6 khi đang đánh bắt ngoài khơi Hoàng Sa.

Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI –Mỹ), cho biết: “Tần suất đụng độ giữa ngư dân và lực lượng chấp pháp tăng đều trong vài năm qua. Điều thực sự thay đổi thời hậu COVID-19 là chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc và sự nhạy cảm với chỉ trích của Bắc Kinh. Bắc Kinh tỏ ra không quan tâm đến việc hạ nhiệt tình tình”.

Tình trạng đối đầu này khiến Mỹ không thể ngồi yên. Tháng 7/2020, chính phủ Mỹ ký thỏa thuận giúp Việt Nam nâng cao năng lực quản lý và thực thi nghề cá. Sự can dự của Mỹ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Chủ nghĩa dân tộc lớn mạnh giúp các chính phủ tranh thủ kết hợp các đội tàu cá với các tàu quân sự hoặc tàu cảnh sát biển để đánh đuổi tàu nước ngoài. Một trong những chiến thuật chủ yếu hiện nay là “tàng hình”. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia thường tắt hệ thống nhận dạng tự động hoặc không lắp đặt hệ thống này do tàu quá cũ hoặc nhỏ. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ va chạm. Tuy nhiên, các vệ tinh có thể phát hiện ánh sáng của tàu hoặc kim loại của thân tàu. Điều này cho thấy thực tế số lượng tàu cá hoạt động trong khu vực tranh chấp lớn hơn nhiều so với số liệu thống kê chính thức.

Trong một bài viết của mình, Nguyễn Thế Phương từ Dự án Đại Sự ký Biển Đông cho biết: “Chúng tôi ghi nhận việc gia tăng hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Việt Nam đã phát hiện 6.000 vụ đánh bắt IUU trong vùng đặc quyền kinh tế của mình kể từ năm 2015. Các ước tính cho thấy đánh bắt IUU trên toàn cầu mang lại 23,5 tỷ USD mỗi năm và Trung Quốc là quốc gia sử dụng hình thức này nhiều nhất”.

Một trong những yếu tố cho phép tàu thuyền “vươn” khơi suốt nhiều tuần là sự trợ cấp của chính phủ. Theo Elsevier, năm 2018, Trung Quốc chi 7,2 tỷ USD trợ cấp đánh bắt cá, chiếm 21% tổng số trợ cấp toàn cầu, trong đó 5,8 tỷ USD là "có hại" vì nước này mở rộng công suất. Hơn một nửa số trợ cấp được sử dụng để cung cấp nhiên liệu giá rẻ. Tháng 7/2020, hàng trăm tàu cá Trung Quốc bị phát hiện ở vùng biển xung quanh một khu bảo tồn ngoài khơi quần đảo Galapagos, cách Trung Quốc 15.000 km, khiến Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo phải lên tiếng chỉ trích.

Tổ chức Giám sát đánh bắt cá toàn cầu và Viện Phát triển nước ngoài (ODI), đã sử dụng công nghệ tiên tiến và phân tích dữ liệu để cho thấy quy mô cũng như phạm vi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc đã được báo cáo thiếu sót so với thực tế. ODI phát hiện đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc có tới 16.966 tàu, cao gấp 5 lần so với các ước tính trước đó, trong khi đội tàu đánh bắt xa bờ của Mỹ chỉ gồm 300 tàu.

Năm 2017, Trung Quốc từng tuyên bố kế hoạch hoàn tất quy mô đội tàu đánh cá xa bờ với 3.000 tàu vào năm 2020, một phần trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của ngành ngư nghiệp. Miren Gutiérrez, tác giả chính của báo cáo ODI nói: “Chúng tôi bị sốc trước kết quả này, bởi chúng tôi chỉ dự đoán quy mô đội tàu Trung Quốc chỉ ở mức 4.000 hoặc 5.000 tàu”.

Nghiên cứu này, được tiến hành trong hơn 1 năm, đã phát hiện gần 1.000 tàu mang “cờ thuê” và ít nhất 183 tàu đã liên quan đến đánh bắt cá trái phép, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia hoạt động kém nhất trong chỉ số toàn cầu năm 2019.

Philip Chou, chuyên gia về đánh bắt cá xa bờ tại tổ chức bảo tồn sinh vật biển Oceana nói: “Để thay đổi điều này cần một sự minh bạch mang tính triệt để. Đến nay, các bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc chỉ ‘nói mà không làm’”. Chuyên gia Chou cho rằng, Trung Quốc cần phải công khai sản lượng đánh bắt, vị trí các đội tàu, chủ sở hữu các tàu cá và các thỏa thuận song phương hoặc thỏa thuận khu vực mà họ ký kết với các quốc gia ven biển thu nhập thấp. Tại Tây Phi, báo cáo hồi năm 2018 của Quỹ Vì công lý môi trường cho thấy, 90% các tàu mang cờ Ghana có liên quan đến Trung Quốc.

Theo cơ quan thủy sản Liên hợp quốc (LHQ), Trung Quốc chiếm tới 15% sản lượng đánh cắt cá của thế giới được báo cáo vào năm 2018, nhiều hơn gấp 2 lần sản lượng của nước xếp thứ 2 và thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch đồng nghĩa rằng thế giới sẽ không thể thực sự biết được con người đã đánh bắt bao nhiêu hải sản từ đại dương trong bối cảnh sinh vật biển đang suy giảm đáng báo động trong nửa thế kỷ qua.

Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận về trữ lượng cá của LHQ hồi năm 1996, nhưng chưa bao giờ phê chuẩn nó. Mercedes Rosello, Giám đốc Công ty Tư vấn pháp lý phi lợi nhuận House of Ocean giám sát hoạt động đánh bắt cá trái phép IUU cho biết, Trung Quốc là thành viên trong 7 tổ chức quản lý ngư nghiệp khu vực (RFMO), nhưng đội tàu đánh bắt xa bờ của họ hoạt động bên ngoài các khuôn khổ đó. Ông Rosello nói: “Khi bạn nhìn vào hàng nghìn tàu cá, các quy định và cơ chế được áp dụng theo quốc gia mà chúng mang cờ là vô số”.

Ở Biển Đông, tình trạng đánh bắt quá mức, ô nhiễm, tác động của biến đổi khí hậu và việc phá hủy các rạn san hô để xây dựng các tiền đồn quân sự đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên của các quốc gia xung quanh. Chuyên gia Greg Poling cho biết, không ai thực sự nhận thức được rằng các ngư trường đã cạn kiệt hoặc khi nào nguồn cá sẽ cạn kiệt. Hầu hết các đánh giá dựa trên sản lượng khai thác giảm. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS-Mỹ) ước tính trữ lượng cá ở Biển Đông có thể đã giảm 70-95% kể từ những năm 1950, với tỷ lệ đánh bắt giảm 66-75% trong 20 năm qua.

Theo CSIS, năm 2015, Biển Đông chiếm 12% sản lượng đánh bắt cá toàn cầu, nhưng hơn một nửa số tàu đánh cá trên thế giới hoạt động ở vùng biển này hoặc ở Biển Hoa Đông. Việc đánh bắt quá mức sẽ gây thiệt hại lâu dài cho nguồn thực phẩm và xuất khẩu quan trọng của các quốc gia liên quan. Ước tính, dân số Indonesia, Việt Nam và Philippines đều sẽ có thêm khoảng 150 triệu người trong 3 thập kỷ tới và thu nhập tăng ở Trung Quốc và Đông Nam Á đang khiến lượng thực phẩm tiêu thụ tăng vọt.

Sắp tới, ngư dân Việt Nam còn bị đe doạ hơn nữa, đặc biệt tại khu vực Vịnh Bắc Bộ. Điều này sẽ diễn ra bởi vì Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc vừa hết hiệu lực (ký ngày 25/12/2000 có hiệu lực vào 30/6/2004).

Sau 12 năm chính thức có hiệu lực, 3 năm tự động gia hạn và 01 năm thỏa thuận gia hạn của hai chính phủ, Hiệp định đã hoàn toàn kết thúc hiệu lực.

Theo đó, sau thời gian 30/6/2020, tàu cá, ngư dân Việt Nam sẽ không được phép tiến hành hoạt động đánh bắt sang phía Đông của đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ; ngược lại, tàu cá, ngư dân Trung Quốc cũng không được phép thực hiện hoạt động đánh bắt sang phía Tây của đường này. Đối với các tàu cá cố tình vi phạm, các lực lượng thực thi pháp luật của hai bên hoàn toàn có quyền áp dụng những biện pháp xử lý phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật của mỗi nước. Tuy nhiên, với chiến lược của Bắc Kinh nhằm phát triển ồ ạt, không kiểm soát, thậm chí cố gắng sử dụng các tàu cá để làm áp lực đối với các hoạt động khai thác của Việt Nam, đây sẽ thực sự là thách thức đối với Việt Nam thời gian tới để kiểm soát và ngăn chặn sự vi phạm từ các tàu cá Trung Quốc tại khu vực biển này.

Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn các hành vi vi phạm và bảo vệ được nguồn cá trên biển Đông, ông Steve Trent - Giám đốc điều hành Quỹ Vì công lý môi trường cho rằng, Mỹ, Nhật Bản và EU, vốn chiếm khoảng 70% thị trường thủy sản toàn cầu, cần phải chủ trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn đánh bắt cá IUU từ các tàu Trung Quốc vào chuỗi cung ứng quốc tế: “Nếu không có sự thay đổi cơ cấu từ phía Trung Quốc và trong hệ thống quản trị đại dương toàn cầu để đảm bảo Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp, trữ lượng cá của thế giới sẽ tiếp tục giảm mạnh”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 20248:52 CH(Xem: 716)
Chủ đề chính của hội nghị là Tự Do Tôn Giáo và Thông Minh Nhân Tạo, bao gồm những thử thách và cơ hội của mạng xã hội. Ngày 10 sẽ là phần thảo luận của các nhà ngoại giao thuộc Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin, gồm 43 quốc gia thành viên, với đóng góp của các chuyên gia quốc tế. Như mọi năm, hội nghị cấp bộ trưởng có sự tham gia của giới lãnh đạo trẻ, do 3 tổ chức điều hợp: BPSOS, Freedom House và Search for Common Ground. Cô Nguyễn Hải-Di, Phối Hợp Viên Truyền Thông của BPSOS, sẽ tham gia tư cách lãnh đạo trẻ và có phần phát biểu về Việt Nam.
30 Tháng Chín 20247:19 CH(Xem: 1320)
Tuy nhiên, tòa án cho biết thêm ông Y Quynh có 30 ngày để kháng cáo bản án, nhưng nếu chính phủ Thái Lan không có động thái nào được thực hiện trong vòng 90 ngày thì ông Y Quynh phải được trả tự do. Nhà hoạt động người Thượng mặc đồng phục tù màu nâu, tỏ ra bình tĩnh và được chuyển đến Trại tạm giam Bangkok. Luật sư Nadthasiri Bergman, người bào chữa cho nhà hoạt động vì quyền của người Thượng, cho hay ông Y Quynh đã thề sẽ chống án. "Chúng tôi thất vọng với phán quyết. Chúng tôi đang làm việc để kháng cáo", bà nói.
30 Tháng Chín 20247:18 CH(Xem: 760)
Trong bài phát biểu của mình trước Liên Hiệp Quốc, bà Penelope Faulkner đã nhắc đến cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2024. Tại kỳ kiểm điểm này, 133 quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 320 khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình nhân quyền. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 271 khuyến nghị (85%), trong số này 253 khuyến nghị được chấp nhận hoàn toàn và 18 khuyến nghị được chấp nhận một phần.
19 Tháng Chín 20248:05 CH(Xem: 809)
Hôm 18/9, hãng tin Reuters dẫn nhiều nguồn tin giấu tên cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp các đại diện của các hãng Google và Meta nhân chuyến đến Mỹ để dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York từ ngày 22 đến 23 tháng 9. Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên biết rõ về các cuộc gặp sắp tới của ông Tô Lâm cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp đại diện các hãng Google, Meta và sẽ dự một diễn đàn doanh nghiệp vào ngày 23/9 với các đại diện doanh nghiệp Mỹ.
16 Tháng Chín 20248:15 CH(Xem: 1456)
“Việc nhà cầm quyền bắt giam và khởi tố một công dân chỉ vì những hoạt động ôn hoà từ trước đây của anh ấy là một hành động tàn nhẫn, và đó không phải là cách hành xử của một chính thể văn minh vốn đã có các cam kết thúc đẩy nhân quyền với thế giới. Điều đó dẫn đến suy nghĩ nhà cầm quyền dường như đang thực hiện chiến dịch ‘hồi tố’ hòng triệt hạ những yếu tố bị họ đánh giá là nguy hại cho sự tồn vong của chế độ, đặc biệt là những người hoạt động tại Hà Nội.”
14 Tháng Chín 20246:24 CH(Xem: 1665)
Tại buổi họp hàng tháng ngày 12 vừa qua, Sở Di Trú của Bộ Nội An và Văn Phòng Dân Số, Tị Nạn và Di Dân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cập nhật một thống kê về tình hình tái cư trú người tị nạn. Số nhân viên phỏng vấn nạn nhân của Sở Di Trú đã tăng từ năm 176 năm 2020 lên 482 năm 2024. Họ đã thực hiện 109 chuyến công tác đến trên 65 quốc gia để phỏng vấn người tị nạn. Trong 11 tháng trầm qua, họ đã phỏng vấn 146.000 người tị nạn, so với 95.003 người trong 12 tháng trước đó. Để tăng năng suất, Sở Di Trú chuyển tiếp sang hình thức phỏng trực tuyến.
13 Tháng Chín 20247:47 CH(Xem: 1091)
Theo hãng tin Reuters, cuộc điều tra đối với hơn 3.000 xe VinFast diễn ra sau khi có cáo buộc trong 14 báo cáo của những người lái xe VinFast VF8 đời 2023 và 2024 rằng hệ thống này "gặp khó khăn trong việc phát hiện làn đường trên đường, cung cấp thông tin lái không đúng cách và người lái xe khó có thể giành lại quyền điều khiển", NHTSA cho biết trong một tuyên bố. Văn phòng Điều tra Khiếm khuyết của NHTSA cho biết, cuộc đánh giá sơ bộ sẽ đánh giá phạm vi, tần suất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề tiềm ẩn và tìm cách xác định xem có lỗi liên quan đến an toàn nào tồn tại trong các xe liên quan hay không.
11 Tháng Chín 20247:14 CH(Xem: 1599)
Đại diện thường trực của Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Geneva, phát biểu tại phiên họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). “EU kêu gọi Việt Nam đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và lập hội cơ bản được bảo vệ để xã hội dân sự có thể tự do tham gia vào mọi khía cạnh phát triển”, Đại sứ Knudsen nhấn mạnh tại phiên thảo luận chung. “EU kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bị cầm tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa và đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho tất cả mọi người”.
11 Tháng Chín 20247:14 CH(Xem: 1157)
Trên trang web dangdoan.org, những lời giới thiệu của trang đề cập đến các quyền con người cơ bản, đồng thời kêu gọi đa đảng chính trị. Trang chủ của trang web này cũng viết: “hiểm họa, hay kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân chính là cộng sản”. Những người lập trang web này kêu gội lập đảng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam và lấy tên là Đảng Lạc Hồng và mời công dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước cùng tham gia. Hai người lập web này là ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và ông Hoàng Tùng Thiện – Trưởng Ban Kiểm soát của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
05 Tháng Chín 20247:20 CH(Xem: 1779)
Số tiền này cũng sẽ cung cấp các gói thực phẩm, hỗ trợ tìm kiếm và đoàn tụ gia đình, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và việc làm, và vận chuyển đến các điểm đến tiếp theo ở quốc gia quê hương của một cá nhân. Các quốc gia bao gồm Việt Nam, Albania, Bangladesh, Ethiopia, Ghana, Ấn Độ, Iraq, Jamaica, Nigeria, Pakistan, và Zimbabwe. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 19.000 người di cư đến Anh bằng cách vượt eo biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ, số liệu của Bộ Nội vụ đưa ra đến tháng 6 cho thấy có hơn 3.000 người Việt Nam đã đi theo con đường này, đứng thứ ba trong số các sắc dân.
10 Tháng Mười 2024
Chính sách đối ngoại của Việt Nam thường được Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đề ra và thêm nữa đã được đưa vào Sách trắng Quốc phòng năm 2019. Văn bản này viết rằng “tùy diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp ....với các quốc gia khác.” Quan trọng hơn, chính sách ngoại giao không liên minh, liên kết của Việt Nam đã tỏ ra rất hữu ích cho quốc gia này và các nhà lãnh đạo Việt Nam là các bậc thầy về nghệ thuật giữ thế cân bằng 'đu dây'.
09 Tháng Mười 2024
Nhưng điếm yếu nhất của chế độ độc tài đảng trị độc đảng chính là do chỉ có một đảng phái cai trị dẫn đến lạm quyền, kèm theo đó là không có tự do ngôn luận – hệ thống báo chí tư nhân – và quan trọng hơn hết là người dân bị cấm cái quyền dân chủ của mình, họ không được nói, được chỉ trích những di hại, bằng chứng về những sai lầm của bộ máy đảng trị và có thể bị bắt bất cứ lúc nào bằng các điều luật phản nhân quyền, phi dân chủ như 72, 258, 331… mà bộ máy cai trị đặt ra để kềm tỏa người dân!. Đó chính là một đảng phái độc tài, cực đoan và ngụy dân chủ!
09 Tháng Mười 2024
Nhưng đài báo nhà nước thì cho dân “ăn” bơ sữa thường xuyên, nhất là khi lên tiếng tố cáo chính quyền “ngụy” Sài Gòn. Họ gọi đó là bọn tay sai của đế quốc Mỹ, cam phận ăn “bơ thừa sữa cặn” để áp bức bóc lột đồng bào miền Nam, gây chiến tranh chia cắt đất nước. Theo cán bộ hồi đó giải thích, cũng như đọc trên báo Nhân Dân, ăn “bơ thừa sữa cặn” là ăn thứ người ta đổ đi, ăn hèn ăn nhục, bám đít đứa khác, chả khác gì con chó ăn sít. Thà đói khổ mà làm người cách mạng, còn hơn sống kiếp “bơ thừa sữa cặn”. Nghe giải thích vậy, tự dưng thấy không thèm bơ sữa nữa. Đói cũng vinh quang. Thèm cũng tự hào.
08 Tháng Mười 2024
Họ vẫn tiếp tục tung tin giả để ủng hộ ông Trump cho kỳ bầu cử này. Họ không đủ can đảm để vượt lên đảng tính. Họ dùng cảm tính để đánh giá sự thật thay vì dùng tri thức để đánh giá sự thật. Đó chính là lý do tại sao, đến giờ phút này, họ vẫn tiếp tục tung tin giả để ủng hộ “thần tượng Trump” của họ. Họ hoàn toàn không hề nghĩ rằng họ đã bị lợi dụng như chính cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lòng yêu nước của Việt tộc từ năm 1930 đến năm 1975.
07 Tháng Mười 2024
Đối với một số cán bộ lãnh đạo các cấp, đi làm việc nước cũng có nghĩa là xách cặp đi họp, chu toàn bổn phận…. Việc làm thường xuyên này đã tạo ra cho họ hai trạng thái tâm lý rất tế nhị, đó là an tâm và ngụy tín (mal foi/ tin giả, đức tin xấu). An tâm là thái độ nhân danh để hành động, do đã có tập thể bảo kê mà mình tin là sáng suốt lãnh đạo chịu trách nhiệm hết cả; còn ngụy tín là thái độ tự lừa dối chính họ mà họ không hay biết. Nghĩa là khởi đầu họ tin là thật một điều gì đó biết là không thật, nhưng cứ đóng kịch mãi rồi quên mất mình giả vờ, đóng kịch, cuối cùng tin thật vào những điều mình giả vờ, đóng kịch, cho đến khi tỉnh ngộ mới nhận ra được.
04 Tháng Mười 2024
Tuy ông Phúc đã không còn quyền lực, nhưng chắc chắn, tiền tham nhũng ông không ăn một mình. Đặc biệt, ông Trương Hòa Bình – Phó Thủ tướng Thường trực dưới thời ông Phúc làm Thủ tướng, không thể không liên quan đến những sai phạm của cấp trên. Trong chế độ này, khi phải ký những văn bản có nguy cơ dính đến sai phạm, thì cấp trưởng thường hay đẩy cho cấp phó, buộc họ phải ký. Nếu bứt “dây” Nguyễn Xuân Phúc, thì sẽ động đến cả khu rừng. Lúc đó, không những ông Trương Hòa Bình, mà có thể cả ông Trương Tấn Sang cũng nhảy vào gỡ rối. Trong khi đó, ông Trương Tấn Sang rất có ảnh hưởng đến nhóm Hà Tĩnh. Vì thế...
02 Tháng Mười 2024
Tôi xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án kinh đào Phù Nam Techo là gì? Dự án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
01 Tháng Mười 2024
Tô Lâm còn hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.” Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nhìn về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ thì Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. Vì vậy, chừng nào đảng CSVN còn từ chối...
30 Tháng Chín 2024
Nếu bà Kamala Harris đắc cử, chiến thắng cuộc đua, trở thành Tổng Thống thứ 47, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ trong lịch sử lập quốc 248 năm – một đất nước thành lập từ di dân vào thế kỷ 18 – với 46 đời tổng thống trước toàn là đàn ông. Đúng ra, nếu không vì hệ thống bầu cử lạ lùng, lỗi thời (Gerrymandering) - tính phiếu đại cử tri (Electoral voter) của mỗi tiểu bang – thay vì tính số phiếu phổ thông của cử tri đi bầu (individual vote) thì năm 2016 bà Hllary Clinton đã trở thành nữ Tổng Thống đầu tiên của Mỹ do nhiều hơn ông Donald Trump khoảng 3 triệu phiếu cử tri.
30 Tháng Chín 2024
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má thì lệ tuôn, tay thì sờ ví xem còn đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột. Tiếng khóc trước màn hình VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đã nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn thì phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu.