Cơ hội học hành của trẻ em vùng núi

12 Tháng Năm 201511:26 SA(Xem: 4820)
  • Tác giả :

Cơ hội học hành của trẻ em vùng núi

Hải Ninh, phóng viên RFA

tải xuống (2)

aa60795e-5c88-4cc3-af68-4c3740c4e39f
    Một bé gái ở huyện Ba Vì, ngoại ô Hà Nội chụp hôm 16/9/2014
     AFP photo


    Trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số ở vùng núi thường chịu thiệt thòi hơn chúng bạn ở miền đồng bằng. Giáo dục cũng vậy. Đặc biệt là các em gái, chuyện học hành của các em chỉ là thứ yếu.

    Chị Hịp, 26 tuổi, phải bỏ học sau khi kết thúc năm lớp 9 vì cha mẹ không đủ tiền đóng học phí cho con. Chị Hịp là người dân tộc Dao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Gia đình chị Hịp có tất cả sáu anh chị em, hai người con trai và bốn người con gái. Tất cả bốn người con không có ai học quá lớp 9. Thậm chí một người chị của Hịp chỉ được học đến lớp 5.

    Chị Hịp kể lại:

    Lúc đấy em cũng muốn đi học nhưng mà gia đình cũng khó khăn và anh trai cũng đang đi học. Gia đình nói không cho con đi học được nữa, thì em học đến lớp chín thì em nghỉ. Lúc em học lớp 9 thì anh trai đang học đại học, thì bố mẹ nói không nuôi được nhiều con đi học, chỉ nuôi được một đứa thôi thì cố gắng. Anh trai em bây giờ làm chủ tịch ở xã.

    Chị Hịp cho biết chị rất thích học hành. Chị Hịp nhớ lại:

    Em đi học thì em không nghỉ học đâu, lúc đi học thì em cố gắng, em không nghỉ học tí nào.

    Hịp cho biết sau khi nghỉ học, Hịp ở nhà giúp bố mẹ làm nương kiếm tiền nuôi người anh lớn đi học đại học ở “miền xuôi”. Đến năm 21 tuổi, chị lấy chồng và năm nay 26 tuổi thì chị đã bồng bế hai con.

    Số phận của chị Hịp cũng giống như hai người chị em gái của mình và vô số phụ nữ trẻ thuộc các dân tộc miền núi ở Việt Nam. Họ thường không được học hành đến nơi đến chốn hoặc thường phải nhường cho trưởng nam và những người con trai trong gia đình cơ hội được tiến thân trên con đường học vấn.

    Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hồi tháng 9 năm 2014 đưa ra báo cáo, trong đó cho thấy ở Việt Nam có tất cả hơn 1,1 triệu trẻ em từ 4 tới 14 tuổi chưa từng đi học, đã bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học. Phó giáo sư - tiến sĩ Lê Khánh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết phần lớn trong số hơn 1,1 triệu trẻ em này là những em thuộc các thành phần nghèo khó, sống ở các khu vực vùng xa xôi, hẻo lánh, là trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, trẻ phải lao động hay trẻ em di cư. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học khá cao. Trong số đó, dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất là hơn 23%.

    image
    Một nhà báo Nhật Bản (P) chụp hình hai bé trai Hmong hôm 27/5/2011. AFP photo

    Hiện chưa có con số cụ thể về tỷ lệ các em gái dân tộc thiểu số nghỉ học hoặc chưa bao giờ đến trường là bao nhiêu tuy nhiên cô giáo Oanh, từng dạy học 20 năm nay ở Hà Giang, cho biết so với các em nam, các em nữ nghỉ học nhiều hơn. Theo cô Oanh, phần lớn các em gái bỏ học khi ở độ tuổi cập kê, tức là tầm 13-14 tuổi. Cô Oanh nói:

    Đến cấp hai thì đa phần các em nữ nghỉ nhiều nhưng ở tiểu học thì nó cũng ngang ngang nhau thôi. Cũng có em thì không thích đi học nhưng cũng có em thì “đúp” nhiều, các em học không nhận thức được thì em ấy chán. Hoặc là gia đình nữa, phụ thuộc vào gia đình. Gia đình nào có điều kiện thì tạo điều kiện cho các em học tốt hơn. Còn có những em gia đình neo đơn, neo người, gia đình hoàn cảnh khó khăn thì các em phải nghỉ nhiều. Cơ bản là lên cấp hai thì nữ nghỉ nhiều hơn nam. Đến năm 15 tuổi là các em đã ở nhà, không muốn đi học rồi.

    Theo thống kê của UNICEF, chỉ có hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành bậc tiểu học so với 86% của trẻ em người Kinh. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% còn tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là gần 82%.

    Nghèo đói và hủ tục

    Tiến sĩ Nguyễn Tư Phong, một chuyên gia về giáo dục Việt Nam, nhận định, nghèo đói và hủ tục là các nguyên nhân chính cản trở việc các em thuộc dân tộc thiểu số được đến trường. Điều này lại ảnh hưởng tới các em nữ nhiều hơn các em nam. Phần lớn các em nữ ngay cả trong lúc đi học đã phải giúp gia đình trong công việc nội trợ, thậm chí là cả làm nương.

    Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, những người thuộc dân tộc thiểu số thường sinh sống ở miền núi, và họ là những người được hưởng lợi ít nhất từ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm trở lại đây. Tỷ lệ nghèo ở các cộng đồng dân tộc thiểu số theo con số vẫn ở mức gần 50% so với mức 8,5% của người Kinh. Vì chi phí giáo dục cao, nên gần một phần ba số hộ gia đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một lớp, trong khi tỷ lệ này ở các gia đình người Kinh là 16%.

    Một phụ huynh tại dân tộc thiểu số Hà Lăng ở Kon Tum, cho biết:

    Bây giờ gia đình nào cũng muốn cho con được đến trường đi học nhưng có vấn đề là không còn như trước. Bây giờ tự túc hết cho nên nhiều địa phương, không giống anh em người Kinh, rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi bề. Chính vì lý do đó, nên các em nhỏ không được đến trường vì từ sách vở rồi đóng tiền cho nhà trường và này khác nên anh em địa phương không có đủ điều kiện cho con đến trường được.

    Và vì thế, những cô gái như chị Hịp ở đầu bài viết là những người chịu thiệt thòi nhất. Cô giáo Oanh nói:

    Các em gái ở nhà, các em phải lao động nhiều, nên là nhiều khi phải nghỉ học đi cắt cỏ, rồi ở nhà trông em, rồi đến mùa nương rẫy thì các em phải nghỉ học thất thường đi giúp đỡ bố mẹ. Con trai thì vẫn phải làm nhưng mà được ưu tiên phần nào. Các em nữ thì phải ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm nương. Bởi vì người ta thường đi làm từ 8-9 giờ đến khoảng 3-4 giờ mới về. Họ ăn cơm trưa ngay ở trên nương lên các em nữ phải trông em cho bố mẹ. Rồi đến mùa nương rẫy, các em lớp 4, lớp 5 lại phải đi cắt cỏ bò, cỏ trâu, đi phụ bố mẹ làm nương rẫy.

    Ngoài việc nghỉ học để phụ giúp gia đình, một nguyên nhân khác khiến các em nữ không được đi học hành nữa là nạn tảo hôn. VTV dẫn một khảo sát hồi đầu năm nay trong 10 xã ở tỉnh Lào Cao cho thấy, có tới 100 cặp tảo hôn, chiếm đến hơn 63% dân số ở đây. Riêng ở Bắc Hà, Lào Can, nạn tảo hôn xảy ra ở 15 trên tổng số 21 xã, thị trấn. Độ tuổi kết hôn của người dân tộc ở đây là từ 14 tới 17 tuổi. Thậm chí, có trường hợp các em nữ đang học lớp 5, khoảng 13 tuổi, cũng đã bỏ học đi lấy chồng.

    Cô giáo Oanh cho hay:

    Vùng nông thôn cũng có tảo hôn nhưng còn ít hơn vùng cao. Vùng cao Hà Giang này nhiều lắm, nói chung các em tảo hôn chưa đến tuổi đăng ký cũng nhiều. Đến vận động [đi học] là trốn không đi học nữa, đến cấp hai là người ta phải vận động như thế đấy, vận động nhiều. Vì những người đó là lao động chính trong gia đình rồi, một là ở nhà làm, hai là con gái lấy chồng. Có khi ngoài 30 họ đã có mấy đứa con rồi ấy.

    Hiện có nhiều tổ chức phi chính phủ giúp đỡ những phụ nữ như chị Hịp học nghề. Chị Hịp cũng từng được một tổ chức như vậy cử đi học nghề khách sạn ở Hà Nội. Hiện chị đã học xong tuy nhiên dự án của tổ chức trên đã hết ngân sách, nên chị Hịp nói trong lúc chờ đợi, chị lại đi làm nương tiếp.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    24 Tháng Tư 2024
    Bộ phim Kẻ Nằm Vùng hay Cảm tình Viên (The Sympathizer) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Nguyễn Thanh Việt, được sản xuất bởi A24 và Rhombus Media, đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook, với sự hiện diện của 2 tài tử nổi danh trong cộng đồng người Việt hải ngoại là bà Kiều Chinh, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đã bắt đầu công chiếu tập 1 trên HBO từ ngày 14 tháng 4 năm 2024. Phim chiếu gần 10 ngày rồi nhưng không thấy giới phê bình văn học, nghệ thuật hải ngoại có bài nào nhận xét, đánh giá tập 1 và 2. Những cây đa, cây đề nổi tiếng trong làng báo, truyền thông hải ngoại thường viết bài bình luận tác phẩm văn chương, phim ảnh… hoàn toàn im lặng.
    24 Tháng Tư 2024
    Vốn là đảng cướp nên tìm một người có khả năng, vừa khôn ngoan vừa hiểm độc để có thể nắm đầu trùm công an là người ngăn chặn mọi chống đối từ bên trong cũng như bên ngoài thì không dễ kiếm. Đại diện trong Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Đại hội đảng là chiến trường thanh lọc, sắp xếp hàng ngũ trung ương, địa phương và chính trị bộ là giai đoạn cuối cùng để chọn lãnh đạo tương lai. Đừng coi thường tiến trình "dân chủ" của CSVN đi từ trên xuống dưới. Vì mục tiêu của đảng là cầm quyền. Mọi đe dọa quyền lực đảng có nghĩa đảng sẽ bị tiêu diệt. Để tìm lãnh đạo có khả năng đó đòi hỏi Khôn và Ác. Từ trên...
    23 Tháng Tư 2024
    Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”. Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch: “Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến...
    22 Tháng Tư 2024
    Điều đáng chú ý là Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cả hai lần gặp hai vị lãnh đạo công nghệ này đều mời họ xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, khác với Samsung, cả hai công ty này đều không sở hữu nhà máy sản xuất sản phẩm cho chính họ. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi là lãnh đạo Hà Nội có thực sự hiểu đối tác mình đang nói chuyện? Ai cũng thấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để nhận được đầu tư lớn hơn về công nghệ nói riêng và kinh tế nói chung
    21 Tháng Tư 2024
    Cũng đáng chú ý là chuyến thăm Trung Hoa của ông Huệ đã xẩy ra chưa đầy một tháng, sau khi Đảng CSVN cách chức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngày 20/03/2024. Ông Thưởng, 54 tuổi từng được coi là ngôi sao sáng trong 4 Lãnh đạo hàng đầu, và là người có nhiều triển vọng thay ông Nguyễn Phú Trọng. Ông bị cách chức vì “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Tham nhũng cũng có vai trò trong vụ mất chức của ông Thưởng. Vì vậy, chuyến đi Bắc Kinh của ông Vương Đình Huệ càng được củng cố cho vị trí chính trị của ông trong tương lai, vì chính ông đã bảo đảm với Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo...
    17 Tháng Tư 2024
    Ở tấm thứ nhất, hình một viên cảnh sát mặc bộ quần áo màu kem, nón kết cũng màu kem là điều hoàn toàn sai. Đồng phục của cảnh sát VNCH là áo trắng, quần xám, áo 2 túi, nút áo trên gần sát cổ, không hở cổ hoặc phanh ngực, bên trên túi phải có bảng tên, tay áo trái có huy hiệu cảnh sát. Nón kết cũng trên trắng, viền xám ở dưới. Huy hiệu có dòng chữ Tổ Quốc, Công Minh, Liêm Chính khác với huy hiệu của quân đội là Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Cái chào tay của người trong hình cũng sai không đúng quân phong, quân kỷ. Khi chào, lòng bàn tay phải úp xuống, ngón cái hơi quặp lại, 4 ngón còn lại duỗi thẳng khép vào nhau, cánh tay...
    17 Tháng Tư 2024
    ngoại giao của nước VNcs tùy theo từng thời điểm, có thể khi công bố Sách Trắng Quốc Phòng năm 2009 thì TQ chưa có những hành vi manh động hung hăng như hôm nay, thế nhưng khi công bố lần thứ hai năm 2019 khi TQ gia tăng cường độ lấn chiếm thì chủ trương của Việt Nam vẫn không thay đổi, điều đó đặt ra một câu hỏi là liệu nhà cầm quyền csVN vẫn chấp nhận không thay đổi đường lối quốc phòng trong khi chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa nhằm đổi lấy một nền hòa bình nhu nhược, yếu ớt, và sự độc lập đang bị chỉ trích khi dân chúng nhìn thấy giới lãnh đạo TQ xem đảng csVN như thủ hạ của mình...
    12 Tháng Tư 2024
    Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đã gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.” Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đã áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng...
    11 Tháng Tư 2024
    Suy nghĩ gần giống như Phan Châu Thành, Minh Tâm Lê: Hy vọng sắp tới, khi ngắm tượng, nhân dân Nghệ An sẽ khơi dậy được sự tự hào truyền thống, không còn ‘xin gạo cứu đói khi giáp hạt’, không còn chứng kiến những thảm cảnh đau lòng như con em chui vào container” để sang lao động ở Anh, ở châu Âu, không còn cảnh leo hàng rào ở biên giới Mexico - Mỹ để thế lực thù địch, phản động bôi nhọ. Tin tưởng vào một ngày mai tươi mới
    10 Tháng Tư 2024
    Chủ trương “đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài” là một chính sách từ thập niên 80 nhưng đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhận: “Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách “đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai “thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ”!